Hình ảnh người bà trong bài thơ Đò Lèn (hay, ngắn gọn)
Đề bài: Phân tích hình ảnh người bà trong bài thơ Đò Lèn của Nguyễn Duy
Hình ảnh người bà trong bài thơ Đò Lèn (hay, ngắn gọn)
Tình cảm gia đình luôn là một thứ tình cảm thiêng liêng nhất, vì chỉ có gia đình mới là người bên ta dù cho khó khăn hay sung sướng mà thôi. Có biết bao nhiêu thứ tình cảm đi qua đời một con người như tình bạn, tình yêu, tình bằng hữu… nhưng duy nhất chỉ có tình cảm gia đình là bền vững nhất. Trong tình cảm lớn ấy chúng ta không chỉ biết đến công cha nghĩa mẹ mà còn biết đến sự yêu thương chăm sóc của bà. Người bà đã biết bao nhiêu lần trở thành đề tài văn học tiêu biểu trong những bài thơ bài văn nói về bà ấy có thẻ nhắc đến hình tượng người bà trong bài thơ Đò Lèn của Nguyễn Duy. Qua tác phẩm này ta thấy những vẻ đẹp của người bà hiện lên một cách rõ ràng và nó tiêu biểu cho hình tượng những người bà trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Trước hết người bà còn hiện lên với vẻ đẹp của một người yêu thương cháu hết mực. bà tham gia những lễ đền lễ chúa chính vì thế mà tác giả Nguyễn Duy ngay từ bé đã quen với những nơi như chùa Trần, Phật Tổ:
"Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá
níu váy bà đi chợ Bình Lâm
bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật
và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần
Hay đó chính là tín ngưỡng tôn đạo Phật mà nhân dân ta. Qua những vần thơ kể về tuổi thơ của Nguyễn Duy ta thấy được hình ảnh người bà ấy có cái tâm thật tĩnh và hướng thiện. Vì chỉ có hướng thiện thì bà mới hay đi chùa như thế. Và cũng chính vì hay đi chùa cho nên Nguyễn Duy mới có những trò chơi gắn liền với hình ảnh chùa chiền đến vậy. Lớn lên bên bà nên Nguyễn Duy cũng sớm quen cái mùi hương trầm. đó là nhưng hương thơm tạo nên không khí thiêng liêng kính cẩn của chùa phật.
Không những thế người bà ấy còn là một người rất thương yêu cháu mình, bà đi đâu thì nhà thơ cũng theo tới đó:
"Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị
chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng
mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm
điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng"
Nhà thơ không chỉ quen với hương trầm huệ trắng mà còn quen cả những bóng cô đồng lảo đảo hát chầu văn. Và hình ảnh rất đồi giản dị mà gợi lên tất cả những gì của đơn sơ nghèo mà đời sống tâm hồn thì phong phú đó là hình ảnh tác giả đi chân đất đi chợ đền Sòng với bà.
Hình tượng người bà còn hiện lên thật hay qua những công việc của bà. đó chính là sự khổ cực và đức hi sinh cao cả của bà trong những năm tháng kháng chiến chống mỹ đầy ác liệt. Bà chọn cho mình công việc cả ngày cả đêm. Đó không chỉ là một công việc mà đó là rất nhiều công việc. Qua những công việc đó ta thấy được sự cơ cực của người bà. Sáng ra bà mò cua xúc tép, rồi đi gánh chè xanh Ba Trại. Tối đến bà lại đi Quán Cháo, Đồng Giao. Đó chính là những nét đẹp hi sinh vất vả đẹp đẽ của bà:
"Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế
bà mò cua xúc tép ở đồng Quan
bà đi gánh chè xanh Ba Trại
Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn
Tôi trong suốt giữa hai bờ hư – thực
giữa bà tôi và tiên phật, thánh thần
cái năm đói củ dong riềng luộc sượng
cứ nghe thơm mùi huệ trắng hương trầm"
Và chính vì thế mà trong mắt nhà thơ bà hiện lên không khác gì với những thánh thần kia cả. Bà đẹp cái vẻ đẹp hiền hậu, nhân hậu, lương thiện và giàu đức hi sinh giống như những ông Phật Tổ kia ban phước cho đời thì bà chính là ngươi ban phước mang niềm hạnh phúc đến cho cuộc đời của cháu.
Hình tượng người bà hiện lên với sự kiên cường của những bà mẹ Việt Nam anh hùng:
"Bom Mỹ dội, nhà bà tôi bay mất
đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền
thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết
bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn"
Dù cho biết bao nhiêu bom đạn rơi xuống, nhà của bà mất, đời sống tâm linh của bà cũng bay tuốt nhưng mà vẫn không lùi bước. Bà vẫn kiên cường chống lại thứ vu khí hủy diệt kia bằng cách sống theo một nghề khác. Cuộc sống nghèo khổ và đau thương không làm cho bà mệt mỏi và ngã quỵ mà còn khiến cho bà kiên cường hơn. Bà đi bán trứng để tiếp tục cuộc sống của mình. và đến khi mất đi rồi bà vẫn còn ở tâm trí người cháu Nguyễn Duy cậu bé hồn nhiên hồi nào.
Có thể nói hình tượng người bà trong bài thơ Đò Lèn đại diện cho những vẻ đẹp của người mẹ anh hùng Việt Nam. Những người mẹ đó tuy đã già nhưng vẫn rất kiên cường chống lại bom đạn và sự tàn ác của kẻ thù. Bà không ngại khó khăn để mang đến một cuộc sống cho cháu, để những người cháu ấy lớn lên và cầm vững tay súng để bảo vệ chủ quyền cho đất nước cũng như để giữ yên nấm cỏ khô kia khỏi bom đạn chiến tranh.
Xem thêm các bài văn mẫu lớp 12 Ôn thi THPT Quốc gia khác:
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều