Bài văn Phân tích nhân vật Mị (hay, ngắn gọn)
Đề bài: Phân tích nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ
Bài văn Phân tích nhân vật Mị (hay, ngắn gọn)
Bài giảng: Vợ chồng A Phủ - Cô Thúy Nhàn (Giáo viên VietJack)
Tô Hoài không phải nhà văn xuất sắc nhất trong việc phân tích, miêu tả tâm lí nhân vật. Nhưng không thể phủ nhận trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ Tô Hoài đã thực sự làm người đọc kinh ngạc với biệt tài phân tích, miêu tả tâm lí nhân vật tài tình, qua nhân vật Mị. Dưới ngòi bút của ông, từng lớp lang tâm lí của nhân vật chính đã được lật mở, đồng thời ta cũng thấy được sức sống tiềm tàng, mãnh liệt trong người con gái này.
Cuộc đời Mị trước khi về nhà thống lí Pá Tra là một cuộc đời khác hẳn, dù phải lao động vất vả, nhưng trên gương mặt, trái tim của người con gái ấy vẫn ngập đầy sức sống và niềm yêu cuộc sống. Ấy nhưng khi bị bắt về làm dâu gạt nợ, cuộc đời cô đã bước vào những năm tháng đau đớn, tăm tối nhất trong cuộc đời. “Sáng hôm sau, Mị mới biết mình đang ngồi trong nhà thống lí Pá Tra. Họ nhốt Mị vào buồng. Ngoài vách kia, tiếng nhạc sinh tiền cúng ma đương rập rờn nhảy múa”. Con người ta thường khi được gả vào nhà giàu có thì hạnh phúc, sung sướng, nhưng Mị thì ngược lại hoàn toàn. Cô phải chịu cuộc sống đày đọa, phải làm việc cật lực, còn hơn cả một con trâu, con ngựa trong nhà, cô đã thực biến thành nô lệ của gia đình thống lí Pá Tra.
Ngày vào nhà thống lí Mị vẫn mang trong mình khát vọng sống mãnh liệt, cô muốn ăn lá ngón mà chết ngay chứ không muốn sống thêm một chút nào nữa. Mặc dù hành động, suy nghĩ có cực đoan nhưng cho thấy trong cô không chấp nhận cuộc sống nô lệ, bị áp chế cả về thể xác và tin h thần. Nhưng vì thương cha mà cô đã vứt nắm lá ngón đi, đè nén nối thống khổ của bản thân, hi sinh cuộc sống của mình vì người thân. Sau đó cuộc sống của Mị thực sự chìm vào bóng tối, ngày lại ngày cô không còn nghĩ đến cái chết nữa, ngay cả khi sau này cha cô đã qua đời. Mị nghĩ rằng bản thân mình cũng chỉ như con trâu con ngựa, trong nhà thống lí, thậm chí không bằng, vì chúng còn có lúc được nghit ngơi, còn Mị làm việc quần quật từ sáng đến tối, từ năm này qua năm khác. Nhưng cô không tìm cách thoát đi, vì đã bị cúng trình mà. Sự ngu muội, mê tín đã khiến mị “ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi”. Nơi ở của Mị cũng như một nhà tù giam hãm con người: “căn buồng âm u, kín mít, có một chiếc cửa sổ, một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng”.
Tưởng chừng như con người ấy đã mất đi hoàn toàn niềm tin vào cuộc sống, nhưng trong đêm tình mùa xuân đó, trong lòng cô bỗng trỗi dậy khao khát tự do, yêu đương mãnh liệt. Trong không khí mùa xuân trăm hoa đua sắc, nảy nở, cùng với cái cay nồng của của rượu thấm dần vào tâm trạng chai sạn của Mị, bất chợt tiếng sáo hiện lên đầy hữu ý. Tiếng sáo từ xa, rồi đến gần, rồi chập chờn trong đầu Mị không rời đi. Lúc bấy giờ, thân xác Mị là của thực tại, nhưng tâm đã bay về phương quá khứ, cô sống lại những cảnh tượng của ngày xưa. Trái tim lạnh giá, bị phong kín kia tưởng như không cách nào tỉnh lại thì nay lại hồi sinh một cách mạnh mẽ. Khát vọng trong Mị bùng cháy vô cùng mãnh liệt, khát vọng ấy được khởi lên từ trong nhân tính của cô. Tiếng sáo cũng chính là nhân tố chính khiến cô nổi loạn, khiến Mị quyết định di chơi.
Nhưng ở đây có một điểm rất đặc biệt, ngay khi Mị muốn đi, thì trong lòng có chút lưỡng lự. Bởi nhà thống lí không cho con dâu đi chơi, A Sử luôn bắt Mị ở nhà, năm nào cũng vậy. Giữa họ không có tình cảm, mà Mị chỉ như một nô lệ của hắn. Nhưng khi tình yêu khát vọng trỗi dạy, tù hãm cũng không thể ngăn cản bước chân của Mị. Cô quyết định vùng dậy “khêu đèn sáng, cuốn lại tóc, mặc váy hoa vắt ở vách” và chuẩn bị cuộc nổi loạn của mình. Nhưng ngay lúc tưởng như cuộc nổi loạn thành công thì Mị lại bị chặn đứng, bị A Sử trói đứng vào cột bằng chính những sợi tóc của mình. Mị bật khóc, những giọt nước mắt lăn dài trên má, cho thấy nỗi tủi thân, ấm ức. Và dù A Sử có trói được thân xác cô, thì vĩnh viễn cũng không ràng buộc được thể xác của cô đang phiêu diêu ở một miền đất khác, với những cuộc trời, đám chời ngày trước… Ý thức về cuộc sống, khát vọng tự do đã trở về trong Mị.
Sau đêm tình mùa xuân, Mị lại chìm trong chuỗi những ngày sống mà như đã chết. Chỉ cho đến đêm đó, khi cô nhìn thấy A Phủ bị trói đứng và giọt nước mắt lăn dài trong hõm má của anh. Họ, những con người đều có cùng chung một cảnh ngộ, là nộ lệ gạt nợ của thông lí. Những đêm đầu, Mị vẫn ra gần chỗ A Phủ đốt lửa, hong tay, cô dửng dửng: “Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi. Mị vẫn trở dậy, vẫn sưởi, chỉ biết còn ở với ngọn lửa”. Cô không động tâm bởi tâm hốn vốn đã bị phong kín sau đêm tình mùa xuân ấy. Dù được sưởi ấm bằng đống lửa to, nhưng cô vẫn cảm thấy lạnh, bởi sâu trong tâm khảm cô vẫn là nỗi cô đơn, là khoảng trống lớn trong lòng không thể lấp đầy. Cho đến khi “Ngọn lửa vừa bập bùng sáng lên, Mị lén mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” của A Phủ, lúc bấy giờ Mị mới chợt như bừng tỉnh. Dòng nước mắt đó đã trỗi dạy trog Mị tình yêu thương với những người cùng cảnh ngộ. cô nhớ trước đây mình cũng bị trói đứng, cũng khóc, tuyệt vọng nhưng không có một ai lau đi giọt nước mắt tủi hận của cô. Trong cô đã trỗi dậy niềm yêu cuộc sống, và cô tự hỏi vì sao người này phải chết, rồi tự nhận xét về hoàn cảnh của mình: “Ta là phận đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ cần biết đợi ngày mà rũ xuống ở đây thôi… Người kia việc gì phải chết”. Để rồi cô có quyết định táo bạo, tháo dây trói giải cứu A Phủ.
Rõ ràng, trong hành động của mình Mị đã có suy nghĩ kĩ, cũng nghĩ đến hậu quả mà mình sẽ phải gánh chịu. Nhưng lúc đấy tình yêu thương con người bùng lên, cô bình tĩnh, can đảm cắt dây trói giải cứu cho A Phủ. A Phủ đực giải thoát, Mị vẫn đứng lại trong bóng tối, bởi Mị vẫn sợ những hình phạt mà mình phải gánh chịu. Nhưng khi thấy những bước chân lảo đảo của A Phủ chạy đến vùng đất tự do, cô mới chợt bừng tỉnh, mới có quyết định thứ hai là chạy theo A Phủ. Cùng một lúc Mị giải cứu cho người khác và giải cứu cho chính mình. Hành động tuy bất ngờ mà vô cùng hợp lí. Điều đó càng chứng tỏ hơn nữa sức sống tiềm tang mãnh liệt trong Mĩ. Đêm đó ngọn lửa, khát khao tự do đã được xúc tác và bùng cháy mãnh liệt.
Đọc Vợ chồng A Phủ, ta càng thấy rõ hơn cái sức sống tiềm tàng trong một con người. Tưởng chừng như đã bị rút cạn kiệt niềm yêu sống nhưng chỉ cần đúng lúc, đúng thời điểm niềm khát khao sống đó sẽ bùng phát thành hành động quyết liệt. Cái hay cái hấp dẫn của chuyện cũng chính là ở điểm đó. Ẩn đằng sau sức sống tiềm tàng của nhân vật còn là tấm lòng nhân đạo sâu sắc của Tô Hoài dành cho những thân phận nghèo khổ, bất hạnh.
Xem thêm các bài văn mẫu lớp 12 Ôn thi THPT Quốc gia khác:
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều