5+ Bài văn kể về Bác Hồ Chí Minh (điểm cao)
Bài văn kể về Bác Hồ Chí Minh hay nhất, ngắn gọn với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
- Bài văn kể về Bác Hồ Chí Minh (mẫu 1)
- Dàn ý Bài văn kể về Bác Hồ Chí Minh
- Bài văn kể về Bác Hồ Chí Minh (mẫu 2)
- Bài văn kể về Bác Hồ Chí Minh (mẫu 3)
- Bài văn kể về Bác Hồ Chí Minh (mẫu 4)
- Bài văn kể về Bác Hồ Chí Minh (mẫu 5)
- Bài văn kể về Bác Hồ Chí Minh (mẫu 6)
- Bài văn kể về Bác Hồ Chí Minh (mẫu 7)
- Bài văn kể về Bác Hồ Chí Minh (mẫu 8)
- Bài văn kể về Bác Hồ Chí Minh (mẫu 9)
- Bài văn kể về Bác Hồ Chí Minh (các mẫu khác)
5+ Bài văn kể về Bác Hồ Chí Minh (điểm cao)
Bài văn kể về Bác Hồ Chí Minh - mẫu 1
Bản Tuyên ngôn Độc lập (1945) có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với dân tộc Việt Nam. Bản Tuyên ngôn được viết bởi Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.
Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam mới.
Sự ra đời của bản Tuyên ngôn Độc lập có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Mốc thời gian đầu tiên phải kể đến là vào ngày 4 tháng 5 năm 1945, Bác Hồ rời Pác Bó về Tân Trào. Giữa tháng năm, Người đã yêu cầu trung úy Giôn, báo vụ của OSS (Cơ quan phục vụ chiến lược Mỹ) điện về Côn Minh, đề nghị thả dù cho Người cuốn Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kì.
Đến ngày 22 tháng 8 năm 1945, Bác rời Tân Trào về Hà Nội. Tối 25 tháng 8 năm 1945, Người vào nội thành, ở tầng 2 tại căn nhà số 48 Hàng Ngang. Sáng 26 tháng 8 năm 1945, Bác đã cho triệu tập một cuộc họp Thường vụ Trung ương Đảng, để bàn về các vấn đề như chủ trương đối nội, đối ngoại trong tình hình mới; công bố danh sách các thành viên Chính phủ lâm thời; chuẩn bị ra Tuyên ngôn Độc lập, tổ chức mít tinh lớn ở Hà Nội để Chính phủ lâm thời ra mắt toàn thể nhân dân.
Vào ngày 27 tháng 8 năm 1945, Người tiếp các bộ trưởng mới tham gia Chính phủ đưa ra đề nghị Chính phủ ra mắt quốc dân, đọc Tuyên ngôn Độc lập mà Người đã chuẩn bị. Bác đưa ra bản thảo và đề nghị các thành viên phải xét duyệt kĩ vì không chỉ đọc cho đồng bào cả nước nghe mà còn độc cho Chính phủ Pháp và nhân dân Pháp, các nước đồng minh nghe.
Trong hai ngày 28 và 29 tháng 8 năm 1945, Bác đến làm việc tại 12 Ngô Quyền (trụ sở chính của Chính phủ lâm thời) và dành phần lớn thời gian để soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. Buổi tối tại căn nhà số 48 Hàng Ngang, Bác đã tự đánh máy bản Tuyên ngôn Độc lập trên một cái bàn tròn.
Vào ngày 30 tháng 8 năm 1945, Bác cho mời các đồng chí đến để trao đổi, đóng góp ý kiến cho bản Tuyên ngôn độc lập. Bác đọc cho mọi người nghe, hỏi ý kiến của từng người. Đến ngày 31 tháng 8, Bác đã bổ sung một số ý vào bản Tuyên ngôn. Bản Tuyên ngôn Độc lập chính thức được hoàn thiện.
Đúng 14 giờ ngày mùng 2 tháng 9 năm 1945, tại quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Có thể khẳng định rằng, Tuyên ngôn Độc lập là văn kiện lịch sử tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới về việc chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta, đánh dấu kỉ nguyên độc lập, tự do của nước Việt Nam mới. Quá trình viết Tuyên ngôn Độc lập đã cho thấy sự chuẩn bị kĩ lưỡng cũng như trí tuệ và tầm nhìn của một vị lãnh tụ - Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Dàn ý Bài văn kể về Bác Hồ Chí Minh
1. Mở bài
- Giới thiệu nhân vật và sự kiện liên quan đến nhân vật: Bác Hồ.
2. Thân bài
- Thuật lại quá trình diễn biến của sự việc theo trình tự (thời gian, không gian…).
- Chỉ ra mối liên quan giữa sự việc với nhân vật lịch sử, kết hợp kể chuyện với miêu tả.
- Ý nghĩa của sự việc được kể lại: Những bài học giá trị mà Bác Hồ muốn gửi gắm…
3. Kết bài
- Khẳng định ý nghĩa của sự việc, nêu cảm nhận của người viết đối với nhân vật: Bác Hồ.
Bài văn kể về Bác Hồ Chí Minh - mẫu 2
Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Cuộc đời của Người đã cống hiến cho đất nước và nhân dân. Có rất nhiều sự việc liên quan đến Bác đã được kể lại.
Sự việc dưới đây xảy ra trước khi Bác Hồ quyết định ra đi tim đường cứu nước. Hồi ấy, ở Sài Gòn, Bác Hồ có một người bạn tên là Lê. Một hôm, Bác Hồ hỏi bác Lê:
- Anh có yêu nước không?
Bác Lê trả lời:
- Có chứ!
- Anh có thể giữ bí mật không?
- Có!
- Tôi muốn đi ra nước ngoài xem Pháp và các nước khác họ làm như thế nào. Sau đó, trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng đi một mình cũng mạo hiểm. Anh có muốn đi với tôi không?
Bác Lê sửng sốt:
- Nhưng chúng ta lấy đâu ra tiền mà đi?
- Đây, tiền đây!
Vừa nói. Bác Hồ vừa giơ hai tay ra và tiếp:
- Chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi. Anh đi với tôi chứ?
…
Và sau đó, vào ngày 5 tháng 6 năm 1911, từ Bến Nhà Rồng, chỉ có người thanh niên tên Nguyễn Tất Thành (sau đổi thành Văn Ba ) lên đường sang Pháp. Bác đã xin làm nghề phụ bếp trên chiếc tàu buôn Đô đốc Latouche-Tréville.
Chủ tịch Hồ Chí Minh làm tấm gương của sự dám nghĩ, dám làm. Bác đã ấp ủ ý định và quyết tâm thực hiện, điều đó cũng xuất phát từ chính tấm lòng yêu nước, thương dân sâu nặng.
Như vậy, Bác chính là tấm gương sáng người để mỗi người học tập theo. Mỗi câu chuyện về Bác đều ý nghĩa và đáng trân trọng.
Bài văn kể về Bác Hồ Chí Minh - mẫu 3
Hồ Chí Minh (19.5.1890 - 2.9.1969) là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam.
Những câu chuyện kể về Bác khá nhiều. Qua mỗi câu chuyện, người đọc, người nghe lại thấy được những phẩm chất tốt đẹp của Bác. Truyện kể rằng trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, có một đồng chí cán bộ Trung đoàn thường hay quát mắng chiến sĩ. Đồng chí này đã từng làm giao thông, bảo vệ Bác đi ra nước ngoài trước Cách mạng tháng Tám.
Nghe nhân dân phản ảnh về đồng chí, một hôm, Bác cho gọi lên Việt Bắc. Bác dặn trạm đón tiếp, dù đồng chí này có đến sớm, cũng giữa trưa mới cho đồng chí ấy vào gặp Bác. Trời mùa hè, nắng chang chang, đi bộ đúng giờ ngọ nên đồng chí Trung đoàn vã cả mồ hôi, người như bốc lửa. Đến nơi, Bác đã chờ sẵn. Trên bàn đặt hai cốc nước, một cốc nước sôi có ý chừng vừa như mới rót, bốc hơi nghi ngút, còn cốc kia là nước lạnh.
Sau khi chào hỏi xong, Bác chỉ vào cốc nước nóng nói:
- Chú uống đi.
Đồng chí cán bộ kêu lên:
- Trời! Nắng thế này mà Bác lại cho nước nóng làm sao cháu uống được.
Bác mỉm cười:
- À ra thế. Thế chú thích uống nước nguội, mát không?
- Dạ có ạ!
Bác nghiêm nét mặt nói:
- Nước nóng, cả chú và tôi đều không uống được. Khi chú nóng, cả chiến sĩ của chú và cả tôi cũng không tiếp thu được. Hòa nhã, điềm đạm cũng giống như cốc nước nguội dễ uống, dễ tiếp thu hơn.
Đồng chí cán bộ nghe đến đây, hiểu được lời Bác muốn nói và hứa rằng sẽ sửa chữa.
Câu chuyện gửi gắm bài học về cách ứng xử. Có thể thấy, Bác Hồ là một nhân cách lớn để mỗi người noi gương.
Bài văn kể về Bác Hồ Chí Minh - mẫu 4
Bác Hồ là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Người không chỉ tìm ra con đường cứu nước cũng như lãnh đạo nhân dân đấu tranh để giành lại độc lập cho đất nước.
Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam mới.
Sự ra đời của bản Tuyên ngôn Độc lập có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Mốc thời gian đầu tiên phải kể đến là vào ngày 4 tháng 5 năm 1945, Bác Hồ rời Pác Bó về Tân Trào. Giữa tháng năm, Người đã yêu cầu trung úy Giôn, báo vụ của OSS (Cơ quan phục vụ chiến lược Mỹ) điện về Côn Minh, đề nghị thả dù cho Người cuốn Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kì.
Đến ngày 22 tháng 8 năm 1945, Bác rời Tân Trào về Hà Nội. Tối 25 tháng 8 năm 1945, Người vào nội thành, ở tầng 2 tại căn nhà số 48 Hàng Ngang. Sáng 26 tháng 8 năm 1945, Bác đã cho triệu tập một cuộc họp Thường vụ Trung ương Đảng, để bàn về các vấn đề như chủ trương đối nội, đối ngoại trong tình hình mới; công bố danh sách các thành viên Chính phủ lâm thời; chuẩn bị ra Tuyên ngôn Độc lập, tổ chức mít tinh lớn ở Hà Nội để Chính phủ lâm thời ra mắt toàn thể nhân dân.
Vào ngày 27 tháng 8 năm 1945, Người tiếp các bộ trưởng mới tham gia Chính phủ đưa ra đề nghị Chính phủ ra mắt quốc dân, đọc Tuyên ngôn Độc lập mà Người đã chuẩn bị. Bác đưa ra bản thảo và đề nghị các thành viên phải xét duyệt kĩ vì không chỉ đọc cho đồng bào cả nước nghe mà còn độc cho Chính phủ Pháp và nhân dân Pháp, các nước đồng minh nghe.
Trong hai ngày 28 và 29 tháng 8 năm 1945, Bác đến làm việc tại 12 Ngô Quyền (trụ sở chính của Chính phủ lâm thời) và dành phần lớn thời gian để soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. Buổi tối tại căn nhà số 48 Hàng Ngang, Bác đã tự đánh máy bản Tuyên ngôn Độc lập trên một cái bàn tròn.
Vào ngày 30 tháng 8 năm 1945, Bác cho mời các đồng chí đến để trao đổi, đóng góp ý kiến cho bản Tuyên ngôn độc lập. Bác đọc cho mọi người nghe, hỏi ý kiến của từng người. Đến ngày 31 tháng 8, Bác đã bổ sung một số ý vào bản Tuyên ngôn. Bản Tuyên ngôn Độc lập chính thức được hoàn thiện.
Đúng 14 giờ ngày mùng 2 tháng 9 năm 1945, tại quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Có thể khẳng định rằng, Tuyên ngôn Độc lập là văn kiện lịch sử tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới về việc chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta, đánh dấu kỉ nguyên độc lập, tự do của nước Việt Nam mới. Quá trình viết Tuyên ngôn Độc lập đã cho thấy sự chuẩn bị kĩ lưỡng cũng như trí tuệ và tầm nhìn của một vị lãnh tụ - Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bài văn kể về Bác Hồ Chí Minh - mẫu 5
Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Cuộc đời của người là một tấm gương sáng ngời cho mỗi người dân Việt Nam noi theo. Và những câu chuyện về Người cũng luôn để lại bài học giá trị cho chúng ta.
Truyện kể rằng trong những năm tháng sống ở Việt Bắc, mỗi lần đi công tác, Bác đều có hai đồng chí đi cùng. Sợ Bác mệt, hai đồng chí đã bày tỏ ý muốn mang ba lô giúp Bác. Nhưng Bác không đồng ý. Bác nói:
- Đi đường rừng, leo núi ai mà chẳng mệt, tập trung đồ vật cho một người mang đi thì người đó càng chóng mệt. Cứ phân đều ra cho cả ba người.
Hai đồng chí đành làm theo lời Bác, đem chia vật dụng vào ba chiếc ba lô. Bác hỏi lại:
- Các chú đã chia đều rồi chứ?
Hai đồng chí trả lời:
- Thưa Bác, rồi ạ!
Sau đó, cả ba cùng lên đường. Qua một chặng, lúc nghỉ, Bác đến chỗ các đồng chí và xách chiếc ba lô lên. Bác hỏi:
- Tại sao ba lô của các chú nặng mà của Bác lại nhẹ?
Bác liền mở ra xem thì thấy bên trong ba lô của mình chỉ có chăn màn.
Bác tỏ ra không hài lòng, rồi nói:
- Chỉ có lao động thật sự mới đem lại hạnh phúc cho con người.
Sau đó, Bác lại yêu cầu hai đồng chí chia đều vật dụng vào ba chiếc ba lô mới chịu tiếp tục lên đường.
Câu chuyện nhỏ nhưng để lại bài học lớn. Có thể thấy, Bác là một người yêu lao động. Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ những việc lớn như cứu nước đến việc nhỏ như trồng cây trong vườn. Việc gì có thể tự làm, Bác đều tự mình hoàn thành. Cách sống của Bác giúp cho mỗi người nhận ra giá trị của lao động, cũng như có ý thức tự giác học tập và làm việc hơn.
Quả thật, những câu chuyện về cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh thật ý nghĩa. Từ đó, chúng ta luôn nhận ra được nhiều bài học bổ ích cho bản thân.
Bài văn kể về Bác Hồ Chí Minh - mẫu 6
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người vô cùng kính trọng và sâu sắc trong lòng tôi. Ông là một trong những nhân vật vĩ đại và tầm cỡ của Việt Nam và thế giới. Tôi xem ông như một nguồn cảm hứng và tấm gương để học hỏi và lấy làm gương trong cuộc sống hàng ngày.
Bác Hồ đã dành suốt ba mươi năm cuộc đời để hành trình xuyên qua nhiều nước ngoài, tìm kiếm con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam. Đó là một hành trình đầy khó khăn và hiểm nguy, nhưng bằng lòng quyết tâm và sự hy sinh cao cả, ông đã thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình. Ông không chỉ giúp dân tộc ta đánh bại thực dân Pháp, mà còn giúp giành lại độc lập cho đất nước. Hơn nữa, Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương về đạo đức và phẩm hạnh cao đẹp. Ông luôn dẫn dắt theo tinh thần trung thực, tôn trọng lẽ phải, và yêu thương con người. Ông sống một cuộc đời khiêm tốn, tận tâm với nhân dân, và luôn đặt lợi ích của đất nước và nhân dân lên trên hết.
Vinh dự lớn lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh là việc được UNESCO vinh danh bằng danh hiệu "Anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hóa thế giới". Điều này chứng tỏ sự tôn trọng và thừa nhận của cộng đồng quốc tế đối với ông và công lao của ông trong việc bảo vệ và phát triển nhân loại. Em luôn quyết tâm học tập và hành xử theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ. Em biết rằng việc phấn đấu để trở thành một công dân tốt, trung thực, yêu thương con người và đóng góp cho cộng đồng là cách tốt nhất để tỏ lòng kính trọng và tri ân đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà lãnh đạo vĩ đại khác của dân tộc Việt Nam.
Bài văn kể về Bác Hồ Chí Minh - mẫu 7
Bác Hồ là người cha già của dân tộc Việt Nam, một người lãnh tụ được cả thế giới kính trọng và mến mộ. Mặc dù khi em ra đời thì Bác đã mất nhiều năm, nhưng thông qua những bức ảnh của Bác và những câu chuyện về Bác, thì em biết, Bác là người hiền từ thế nào. Bác có một mái tóc bạc với bộ râu trắng xóa. Đôi mắt của Bác lúc nào cũng ánh lên sự tinh tường nhưng cũng rất ấm áp. Cả cuộc đời Bác chưa từng có một suy nghĩ riêng cho bản thân mình. Dân tộc được độc lập, nhân dân được ấm no có lẽ là niềm hạnh phúc lớn nhất của cuộc đời Bác. Cho dù Bác đã ra đi mãi mãi nhưng trong lòng mỗi người dân Việt Nam luôn dành một vị trí đặc biệt cho Bác, vị cha già kính yêu của dân tộc.
Có rất nhiều bức ảnh về Bác được gìn giữ cho đến ngày nay. Đó là bức ảnh Bác đang tập trung làm việc. Trên bàn là một quyển vở cũ. Bác đang viết điều gì đó lên quyển vở ấy vì vậy mà đầu Bác hơi cúi xuống. Bác mặc trên người bộ quần áo kaki đã cũ. Đó chính là bộ quần áo mà Bác thường mặc khi còn sống. Dường như Bác chỉ tập trung vào những gì đang viết mà không hề để ý đến khung cảnh xung quanh. Bác là vậy, lúc nào cũng hết mình cho công việc, cho sự nghiệp cách mạng. Dưới chân Bác đi một đôi dép cao su màu đen. Đây cũng là đôi dép đồng hành cùng với Bác trên biết bao chặng đường.
Đó cũng có thể là bức ảnh Bác bế một em bé trên tay và nở một nụ cười rất tươi. Chỉ một bức ảnh đã làm toát lên vẻ hiền từ của Bác, nụ cười của Bác hệt như những ông Tiên trong truyện cổ tích. Bác có vầng trán rộng và cao. Bà em bảo, nếu có trán cao như Bác Hồ thì sẽ là người thông minh. Tóc và râu của Bác thì bạc phơ hết cả. Đôi mắt Bác đen và sáng lắm, hệt như là viên ngọc quý giá nhất. Được lớn lên trong hòa bình, em biết ơn Bác lắm
Càng ngắm nhìn bức ảnh về Bác em càng cảm thấy Bác gần gũi hơn. Em yêu và biết ơn Bác Hồ rất nhiều vì nhờ có Bác em mới được đến trường như ngày hôm nay.
Bài văn kể về Bác Hồ Chí Minh - mẫu 8
Bác Hồ thật sự là một vị lãnh tụ vĩ đại và anh hùng của nhân dân Việt Nam. Ông đã dẫn dắt dân tộc qua bao gian khổ và khó khăn trong cuộc chiến tranh cứu nước, giúp đất nước Việt Nam đánh bại thực dân và giành lại độc lập. Với tư cách là một lãnh tụ cách mạng, Bác Hồ đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh của mình đối với dân và đất nước.
Bác Hồ cũng là người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức mà ông dẫn đường và chỉ lối cho dân tộc đang đấu tranh để phá bỏ xích xiềng của thực dân, phong kiến, và giành quyền sống tự do. Sứ mệnh cách mạng của Bác Hồ thực sự vĩ đại như một ngọn núi cao và biển rộng, nhưng ông đã sống một cuộc sống vô cùng giản dị và trong sáng.
Sự tôn trọng và biết ơn của thế giới đối với Bác Hồ được thể hiện qua việc ông được Hội đồng Hòa bình Thế giới trao tặng danh hiệu Chiến sĩ Hòa bình và danh nhân văn hóa của nhân loại. Điều này là một sự công nhận rõ ràng về vai trò quan trọng và đóng góp của Bác Hồ cho hòa bình và văn hóa thế giới.
Chúng ta, những người trẻ thế hệ nay, cần học hỏi và làm theo gương của Bác Hồ. Ông đã để lại cho chúng ta một tấm gương về lòng yêu nước, tình thần tự trọng, và cuộc sống đoan chính. Chúng ta nên nắm vững những giá trị đạo đức và lý tưởng mà ông đã đề cao, để xây dựng một xã hội đoàn kết, phát triển và hòa bình, tiếp tục xây dựng và bảo vệ đất nước.
Bài văn kể về Bác Hồ Chí Minh - mẫu 9
Hồ Chí Minh, được người Việt Nam yêu quý gọi là "Bác Hồ," là một biểu tượng của lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết. Anh là người anh hùng mà bạn thần tượng, và trong cuộc đời Người, có nhiều điều để chúng ta học hỏi và ngưỡng mộ. Bác Hồ là một vị lãnh tụ xuất sắc, thiên tài của Đảng và nhân dân Việt Nam. Anh là người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, và danh nhân văn hóa thế giới. Bác Hồ đã hiến trọn cuộc đời mình cho độc lập, tự do, và hạnh phúc của nhân dân. Từ cách ăn mặc đến phong tục, Bác luôn sống giản dị và chia sẻ với đồng bào.
Bác Hồ đã tìm ra con đường cách mạng vô sản và lập nên Đảng Cộng sản Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Người, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết thành một khối mạnh, gắn kết tinh thần toàn dân tộc, và thực hiện thành công cách mạng tháng Tám năm 1945. Cuộc cách mạng này đã lật đổ chế độ thực dân, phong kiến và lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, là nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.
Bác Hồ và Đảng đã xây dựng đường lối "vừa kháng chiến vừa kiến quốc," đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Bác Hồ đã thống nhất Tổ quốc và hoàn thành sự nghiệp cách mạng dân tộc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Bác Hồ luôn coi trọng tình yêu quê hương, lòng đoàn kết, và sự cống hiến cho xã hội. Triết lý sống của Người là yêu nước, thương dân, và tránh những việc gì có thể hại đến nhân dân.
Cuộc đời và công lao của Bác Hồ để lại một di sản vĩ đại cho đất nước Việt Nam và thế giới. Bác Hồ dạy chúng ta về tình yêu quê hương, lòng đoàn kết, và sự cống hiến. Hãy học tập và nắm vững những giá trị này để tiếp tục xây dựng một tương lai tươi sáng cho đất nước và nhân loại, và để thực hiện lý tưởng của Bác Hồ.
Bài văn kể về Bác Hồ Chí Minh - mẫu 10
Hồ Chí Minh, với danh xưng Bác Hồ, thật sự là một biểu tượng vĩ đại của dân tộc Việt Nam và một nhân vật có tầm ảnh hưởng toàn cầu. Hồ Chí Minh là người lãnh đạo cuộc Cách mạng tháng 8 năm 1945, mở đường cho việc thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cuộc Cách mạng này đã chấm dứt thời kỳ thực dân Pháp, đồng thời bắt đầu một giai đoạn mới trong lịch sử Việt Nam.
Bác Hồ đã lãnh đạo quân đội và nhân dân Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống thực dân Pháp (1946-1954) và đế quốc Mỹ (1955-1975). Cuộc chiến chống Mỹ đã kết thúc bằng thắng lợi tại cuộc Tết Mậu Thân năm 1968 và thống nhất đất nước. Bác Hồ hiến trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng dân tộc. Người đã hy sinh vô số thời gian, sức khỏe và tinh thần để đấu tranh cho độc lập, tự do và sự phát triển của Việt Nam và dân tộc Việt Nam. Sự cống hiến không biên giới của Người đã khiến Người trở thành một biểu tượng của lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết.
Bất kể dấu vết của Bác Hồ không chỉ dừng lại ở Việt Nam, mà còn lan tỏa ra toàn cầu. Người trở thành một biểu tượng của cuộc chiến tranh chống thực dân và áp đặt của Mỹ. Tầm ảnh hưởng của Người đối với phong trào giải phóng dân tộc và hòa bình trên thế giới không thể phủ nhận. Cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh đã để lại một di sản vĩ đại cho Việt Nam và thế giới. Bác Hồ đã dạy chúng ta về tình yêu quê hương, lòng đoàn kết, và sự cống hiến cho xã hội. Thế hệ trẻ nên học tập và nắm vững những giá trị này để tiếp tục xây dựng một tương lai tươi sáng cho đất nước và nhân loại.
Mục lục Văn mẫu | Văn hay 9 theo từng phần:
- Mục lục Văn thuyết minh
- Mục lục Văn tự sự
- Mục lục Văn nghị luận xã hội
- Mục lục Văn nghị luận văn học Tập 1
- Mục lục Văn nghị luận văn học Tập 2
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Tuyển tập những bài văn hay | văn mẫu lớp 9 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Văn mẫu lớp 9 và Những bài văn hay lớp 9 đạt điểm cao.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Lớp 9 Kết nối tri thức
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT
- Lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST
- Lớp 9 Cánh diều
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều