10+ Dàn ý nhân vật Phương Định (hay, ngắn gọn)



Tổng hợp Dàn ý nhân vật Phương Định trong truyện Những ngôi sao xa xôi hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

10+ Dàn ý nhân vật Phương Định (hay, ngắn gọn)

Quảng cáo

Bài giảng: Những ngôi sao xa xôi - Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)

Dàn ý nhân vật Phương Định trong truyện Những ngôi sao xa xôi - mẫu 1

I. Mở bài

- Giới thiệu truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi là tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê nhà văn nữ chuyên viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ nơi tuyến đường Trường Sơn trong những năm chống Mĩ

- Phương Định là hình tượng tiêu biểu của thế hệ trẻ thời kì kháng chiến chống Mỹ

II. Thân bài

1. Nêu khái quát chung

- Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Những ngôi sao xa xôi sáng tác vào những năm 1970 trong thời kì kháng chiến chống Mỹ vô cùng gian khổ, ác liệt

- Truyện viết về cuộc sống, chiến đấu của ba nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn

Quảng cáo

- Nêu rõ thực tế, thanh niên miền Bắc lúc bấy giờ khí thế sôi nổi vì miền Nam “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước- Mà lòng phơi phới dậy tương lai”

- Phương Định là nhân vật chính xưng tôi kể chuyện, cô cũng là người có nét đẹp tiêu biểu của thế hệ trẻ anh hùng nhưng cũng mang những nét đẹp riêng của con người đời thường

2. Phân tích nhân vật Phương Định

- Vẻ đẹp của Phương Định thể hiện qua lý tưởng cách mạng, lòng yêu nước thiết tha (từ biệt gia đình, quê hương để vào chiến trường, bất chấp mọi gian khổ, hiểm nguy)

- Phẩm chất của thế hệ trẻ trong thời kháng chiến chống Mỹ ngời sáng trong cô: dũng cảm, gan dạ, kiên cường

    + Cô vào chiến trường ba năm, sống ở cao điểm giữa vùng trọng tuyến trên tuyếnđường Trường Sơn

    + Công việc nguy hiểm: chạy trên cao điểm ban ngày, hết trận bom phải ra đo hố bom, đếm bom chưa nỏ và nếu cần thì phá bom

Quảng cáo

- Vẻ đẹp của tinh thần lạc quan thể hiện rõ qua cái nhìn của Phương Định về công việc, chiến tranh và cái chết

- Có tinh thần trách nhiệm với công việc: nhận nhiệm vụ phá bom nguy hiểm như một việc làm quen thuộc hàng ngày, hành động chuẩn xác, thuần thục

→ Sự khốc liệt của chiến tranh đã tôi luyện tâm hồn nhạy cảm yếu đuối của cô trở nên bản lĩnh kiên cường của người anh hùng cách mạng

- Vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, mơ mộng

    + Phương Định nhạy cảm, mơ mộng, hay lãng mạn: có thời học sinh hồn nhiên vô tư, hay nhớ tới những kỉ niệm tuổi thơ, luôn tìm được điều thú vị trong cuộc sống, công việc

    + Hồn nhiên, yêu đời: thích hát,say sưa tận hưởng cơn mưa đá một cách hồn nhiên

    + Giàu tình cảm: luôn nhớ về quê hương, yêu quý, gắn bó với đồng đội

Quảng cáo

3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật

- Nhân vật được xây dựng qua điểm nhìn, ngôn ngữ, nghệ thuật miêu tả tâm lý và tính cách nhân vật sâu sắc

    + Ngôn ngữ trần thuật phù hợp, ngôn ngữ nhân vật trẻ trung, tự nhiên, giàu nữ tính

    + Thế giới tâm hồn phong phú, trong sáng

4. Suy nghĩ về thế hệ trẻ thời chống Mỹ

- Là thế hệ chịu nhiều đau thương, gian khổ, hy sinh

- Là thế hệ anh hùng sẵn sàng ra đi không tiếc thân mình

- Thế hệ trẻ trung: trẻ tuổi, giàu nhiệt huyết, yêu cuộc đời

III. Kết bài

- Tác giả xây dựng hình ảnh nhân vật Phương Định chân thực, sinh động, đẹp cả trong lý tưởng ý chí lẫn tình cảm, phẩm chất

- Người đọc cùng lúc thấy được phẩm chất anh hùng và thế giới nội tâm phong phú của Phương Định

- Là hình ảnh tiêu biểu của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mỹ

Dàn ý nhân vật Phương Định trong truyện Những ngôi sao xa xôi - mẫu 2

1, Mở bài

- Giới thiệu truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của tác giả Lê Minh Khuê: truyện ca ngợi tinh thần dũng cảm của thế hệ trẻ trong những ngày kháng chiến chống Mỹ, đặc biệt là sự hi sinh thầm lặng của các cô gái thanh niên xung phong.

- Giới thiệu về nhân vật: Truyện nói về một tổ đội nữ trinh sát gồm ba cô gái trẻ, trong đó có Phương Định - một nữ chiến sĩ thanh niên xung phong thông minh, xinh đẹp, gan dạ.

2, Thân bài

a, Hoàn cảnh sống và chiến đấu của nhân vật

- Xuất thân: là con gái Hà Nội, tham gia thanh niên xung phong năm mười bảy tuổi.

- Cô cùng hai người trong tổ trinh sát sống trong hang, luôn theo dõi tình hình trên cao điểm.

- Công việc: đo khối lượng đất phải lấp vào hố bom, đếm và phá bom chưa nổ, bom nổ chậm ⇒ công việc nguy hiểm.

b, Tính cách, tâm hồn của Phương Định

- Cô gái hồn nhiên, mơ mộng, thích hát, giàu tình cảm

   + Hồn nhiên, hay hát, hay cười một mình:

   + Tự tin, cá tính: hay ngắm mình trong gương, tự đánh giá mình là một cô gái khá, có hai bím tóc dài đẹp, cổ cao kiêu hãnh, mắt dài, “có cái nhìn sao mà xa xăm”; làm ngơ trước sự trêu đùa, yêu mến của các anh chiến sĩ nhưng thực lòng luôn ngưỡng mộ các anh.

   + Cô có nhiều ước mơ, muốn sống nhiệt huyết, cống hiến. Cô hay nhớ về quê hương Hà thành, nhớ mẹ, mong ngóng tin quê nhà.

- Mối quan hệ, tình cảm với đồng nghiệp:

   + Yêu mến, quan tâm tất cả những người bạn, người anh em cùng sống và chiến đấu với mình: miêu tả chị Nho, chị Thao, anh đại đội trưởng, cậu bạn liên lạc… một cách trìu mến, ghi nhớ tính cách, đặc điểm của họ.

   + Phương Định thấu hiểu và tôn trọng hai bạn đồng đội: quan tâm chăm sóc nhau, tranh nhau đi lên cao điểm, không cãi lời chỉ huy của chị Thao, lo lắng khi hai người lên cao điểm lâu chưa về.

c, Sự gan dạ, chất anh hùng của nhân vật

- Nghiêm túc trong công việc: được giao việc gì cũng hoàn thành, luôn chú ý quan sát máy bay địch.

- Tinh thần dũng cảm: bình tĩnh, đàng hoàng bước tới quả bom chứ không đi khom, đào đất quanh bom có lúc lưỡi xẻng chạm trúng vào quả bom cũng không sợ. Đó là sự tôi luyện từ những năm tháng ở chiến trường.

- Trên người có vô số vết thương, bị thương chưa khép miệng nhưng quyết không nằm trong quân y, vẫn chạy trên cao điểm phá bom.

⇒ Coi cái chết rất nhẹ, dù bị thương, bị vùi trong đất, mệt lả nhưng vẫn đùa vui trong gian khổ, coi công việc của mình cũng có cái thú vị riêng.

d, Nghệ thuật

- Ngôi kể thứ nhất, nhân vật xưng tôi: câu chuyện chân thực giàu cảm xúc, những suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật được chú ý diễn tả.

- Xây dựng nhân vật hay hồi tưởng, cho thấy nỗi nhớ quê hương, nhớ những ngày mới ra chiến trường của nhân vật

- Ngôn ngữ đối thoại ngắn gọn, mang tính mệnh lệnh. Nghệ thuật chọn lọc hình ảnh miêu tả đắt giá: lột tả được vẻ đẹp con người trước chiến trường khốc liệt.

3, Kết bài

- Tác giả xây dựng và miêu tả tâm lý nhân vật sinh động, tái hiện hình ảnh nữ thanh niên xung phong trẻ trung, nhiệt huyết, gan dạ, kiên cường.

- Ca ngợi người con gái Việt Nam, ví như những ngôi sao xa xôi tỏa sáng.

Dàn ý nhân vật Phương Định trong truyện Những ngôi sao xa xôi - mẫu 3

I. Mở bài: 

- Giới thiệu về nhân vật Phương Định

II. Thân bài: Phân tích về nhân vật Trương Định

1. Giới thiệu tác phẩm Những ngôi sao xa xôi:

- Tác phẩm nói về 3 cô thanh niên xung phong

- Nhiệm vụ của các cô là phá bom trong thời kỳ chống Mỹ

- Dù công việc của họ rất khó khăn nguy hiểm nhưng họ vẫn lạc quan và yêu đời

- Nêu cao tình thần đồng đội và yêu nước

2. Nhân vật Phương Định trong truyện:

a. Trước khi đi làm nhiệm vụ:

- Cô là một cô gái thành phố nhưng mong muốn mặc quân phục vì cho đó là bộ đồ đẹp nhất

- Cô thuộc rất nhiều bài hát và hay hát

- Cô rất hay mơ mộng và nghĩ vẩn vơ

b. Khi vào quân ngũ:

- Cô làm quen với quân ngũ và và sự căng thẳng hằng ngày

- Cô cho rằng mỗi ngày là một thử thách

- Cô làm công việc của mình một cách thuần thục và nhanh chóng, nhanh gọn

- Cô không quan tâm đến tính mạng của mình, chỉ nghĩ đến có gỡ được bom không

c. Tình cảm của cô đối với đồng đội:

- Cô yêu thương Nho

- Dành tình cảm quý mến và tôn trọng chị Thao

- Còn chăm sóc đồng đội rất nhiệt tình và chu đáo

- Cô thích mưa và trở nên trẻ con khi gặp mưa

- Một người sống tình cảm

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Phương Định

- Một cô gái lạc quan yêu đời và yêu nước

- Có tâm hồn trong trắng, hồn nhiên

Dàn ý nhân vật Phương Định trong truyện Những ngôi sao xa xôi - mẫu 4

I. Mở bài: Giới thiệu về nhân vật Phương Định

Lê Minh Khuê là một nhà thơ nổi tiếng về các tác phẩm ngắn, các tác phẩm của bà luôn mang một vẻ tươi sáng, một niềm mong ước tươi đẹp. các tác phẩm tiêu biểu của Lê Minh khuê như: Cao điểm mùa hạ, Đoạn kết, Một chiều xa thành phố, Tôi đã không quên, Bi kịch nhỏ, Trong làn gió heo may, Màu xanh man trá, Những dòng sông, buổi chiều, cơn mưa, Một mình qua đường, Những ngôi sao, Trái đất, dòng, Nhiệt đới gió mùa,…. Trong những tác phẩm của bà, có một tác phẩm tôi rất thích đó là Những ngôi sao xa xôi, và nhân vật Trương Định là một hình tượng của cả truyện.

II. Thân bài : Phân tích về nhân vật Trương Định

1. Giới thiệu tác phẩm Những ngôi sao xa xôi:

Tác phẩm nói về 3 cô thanh niên xung phong

Nhiệm vụ của các cô là phá bom trong thời kỳ chống Mỹ

Dù công việc của họ rất khó khăn nguy hiểm nhưng họ vẫn lạc quan và yêu đời

Nêu cao tình thần đồng đội và yêu nước

2. Nhân vật Phương Định trong truyện:

a. Trước khi đi làm nhiệm vụ:

Cô là một cô gái thành phố nhưng mong muốn mặc quân phục vì cho đó là bộ đồ đẹp nhất

Cô thuộc rất nhiều bài hát và hay hát

Cô rất hay mơ mộng và nghĩ vẩn vơ

b. Khi vào quân ngũ:

Cô làm quen với quân ngũ và và sự căng thẳng hằng ngày

Cô cho rằng mỗi ngày là một thử thách

Cô làm công việc của mình một cách thuần thục và nhanh chóng, nhanh gọn

Cô không quan tâm đến tính mạng của mình, chỉ nghĩ đến có gỡ được bom không

c. Tình cảm của cô đối với đồng đội:

Cô yêu thương Nho

Dành tình cảm quý mến và tôn trọng chị Thao

Còn chăm sóc đồng đội rất nhiệt tình và chu đáo

Cô thích mưa và trở nên trẻ con khi gặp mưa

Một người sống tình cảm

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Phương Định

Một cô gái lạc quan yêu đời và yêu nước

Có tâm hồn trong trắng, hồn nhiên

Dàn ý nhân vật Phương Định trong truyện Những ngôi sao xa xôi - mẫu 5

1. Mở bài

Truyện ngắn “Ngôi sao xa xôi” của tác giả Lê Minh Khuê ngợi ca tinh thần dũng cảm của các cô gái thanh niên xung phong, của thế hệ trẻ trong những ngày mưa bom bão đạn.

Cô gái Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” đó là một nữ chiến sĩ thanh niên xung phong xinh đẹp, trong sáng, giàu tình cảm và dũng cảm, ngoan cường.

2. Thân bài

* Hoàn cảnh sống và chiến đấu

Xuất thân là con gái Hà Nội, Phương Định tham gia thanh niên xung phong sống giữa khói bụi Trường Sơn và bom đạn. Công việc của chị là đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom nổ. Công việc hết sức nguy hiểm.

* Giữa chiến trường khói lửa, chị vẫn hồn nhiên, ngây thơ, trẻ con đôi khi nhạy cảm, mơ mộng, thích hát.

Chị vẫn hay nhớ về những kỉ niệm bên mẹ trong căn gác nhỏ,nhớ về thành phố tuổi thơ

Là cô gái yêu đời, hồn nhiên, giàu cá tính, hay hát hay cười một mình, hay ngắm mình trong gương. Tự đánh giá mình là một cô gái khá, có hai bím tóc dài, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Mắt dài, màu nâu hay nheo lại như chói nắng và được các anh chiến sĩ nhận xét là “có cái nhìn sao mà xa xăm”.

Chị có cái điệu đà của một cô gái Hà Nội nhưng đáng yêu, hồn nhiên và chân thực. Điểm xinh xắn và điệu đà được cánh pháo thủ và lái xe quan tâm, khi đó chị cảm thấy ấm lòng và tự tin hơn.

* Bản chất anh hùng, nghiêm túc trong công việc, tinh thần dũng cảm, luôn có thần chết rình rập.

Phương Định là một cô gái có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc.

Tinh thần dũng cảm trong cuộc phá bom đầy nguy hiểm, chị dũng cảm, bình tĩnh tiến đến quả bom, đàng hoàng mà bước tới cùng xới xẻ đào đất, có lúc lưỡi xẻng chạm trúng vào quả bom. Đó là cuộc sống thường nhật của họ.

Có những lúc chị nghĩ đến cái chết nhưng chỉ “Mờ nhạt”, mục đích hoàn thành nhiệm vụ luôn được chị đặt lên trên.

=> Ấy vậy mà Phương Định vẫn đùa vui trong gian khổ, coi thường thương tích, coi rằng công việc của mình cũng có cái thú vị riêng.

* Tình cảm gắn bó với đồng chí, đồng đội.

Yêu mến đồng đội, quan tâm, tôn trọng tất cả những người bạn, người anh em cùng sống và chiến đấu với mình.

Phương Định miêu tả chị Nho và chị Thao đầy trìu mến, khi miêu tả các anh bộ đội, khi Phương Định chăm sóc chị Nho.

Lo lắng, sốt ruột khi đồng đội lên cao điểm chưa về.

3. Kết bài

Ngòi bút miêu tả tâm lý nhân vật sinh động, tác giả đã làm hiện lên cô nữ thanh niên xung phong vô cùng đáng yêu, trẻ trung và đầy nhiệt huyết, hào hùng.

Ca ngợi những người con gái Việt Nam anh hùng là những ngôi sao xa xôi mãi lung linh, tỏa sáng.

Dàn ý nhân vật Phương Định trong truyện Những ngôi sao xa xôi - mẫu 6

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Lê Minh Khuê, tác phẩm Những ngôi sao xa xôi và nhân vật Phương Định.

Lưu ý: học sinh được tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân.

2. Thân bài

a. Hoàn cảnh sống và chiến đấu

Ba cô gái Thao, Phương Định, Nho làm ở tổ trinh sát mặt đường.

Họ sống trên một cao điểm giữa vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn, nơi tập trung bom đạn nguy hiểm.

Công việc nguy hiểm phải chạy trên cao điểm cả ngày, phơi mình giữa vùng trọng điểm bắn phá của máy bay địch, sau mỗi trận bom phải đo khối lượng đất đá, đánh dấu bom chưa nổ, phá bom.

→ Công việc, hoàn cảnh sống nguy hiểm đòi hỏi sự gan dạ, bình tĩnh.

b. Nhân vật Phương Định

Phương Định là cô gái Hà Nội vào chiến trường 3 năm, hay hoài niệm về quê hương, mẹ, mái trường…, hồn nhiên mơ mộng với nhiều nét tính cách thể hiện rất rõ ràng: thích hát, thuộc nhiều bài hát, say sưa tận hưởng cơn mưa hồn nhiên như chưa hề nghe thấy tiếng bom đạn nổ → cô gái thanh niên xung phong còn trẻ, phải xa nhà, xa mái trường đi chiến đấu.

Phẩm chất cao đẹp: tinh thần trách nhiệm cao với công việc, không sợ cái chết. Dũng cảm, gan dạ, sẵn sàng nhận nhiệm vụ, dám đối mặt với cái chết mà không nao núng dù nhiều lần họ bị bom vùi và làm bị thương.

Vẻ đẹp tâm hồn: là cô gái trẻ dễ vui, mơ mộng nhưng cũng trầm tư sâu lắng; nữ tính thích làm đẹp cho cuộc sống ở chiến trường khói lửa, bình tĩnh, chủ động, lạc quan luôn nghĩ về tương lai.

Phương Định còn là cô gái nhạy cảm, duyên dáng nhưng không biểu lộ tình cảm, tỏ ra kín đáo trước đám đông, tưởng như kiêu kì nhưng lại tạo nên một sức hút tự nhiên.

→ Qua hành động và dòng suy tư của nhân vật tác giả Lê Minh Khuê cho người đọc thấy được thế giới nội tâm phong phú cùng phẩm chất anh hùng của nhân vật.

3. Kết bài

Khái quát lại ba nhân vật đồng thời nêu lên giá trị nội dung, ý nghĩa của tác phẩm.

Dàn ý nhân vật Phương Định trong truyện Những ngôi sao xa xôi - mẫu 7

1. Mở bài:

Giới thiệu truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi".

Nêu nhận xét khái quát về hình ảnh nhân vật Phương Định.

2. Thân bài:

a, Xuất thân và ngoại hình:

Vẻ ngoài "khá".

Hay hồi tưởng về những kỉ niệm hồi còn ở thành phố.

=> Tạo động lực để người con gái tiếp tục chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

b, Hoàn cảnh sống và chiến đấu:

- Thời kì kháng chiến chống Mỹ gian khổ.

- Ở cùng với hai cô gái nữa trong một cái hang dưới chân cao điểm, trên tuyến đường Trường Sơn lịch sử -> Hoàn cảnh khó khăn, có thể gặp nguy bất cứ lúc nào.

- Làm nhiệm vụ nguy hiểm:

Canh bom nổ, đo khối lượng đất đá, phát hiện bom, phá bom, đánh dấu bom chưa nổ,...

Chạy trên cao điểm cả ngày lẫn đêm.

=> Vượt lên trên hoàn cảnh để tỏa sáng với những phẩm chất tốt đẹp.

c, Vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật:

* Vẻ đẹp thời đại:

Tinh thần yêu nước sâu sắc.

Sự dũng cảm, kiên cường.

Tinh thần trách nhiệm với công việc.

Tình đồng đội gắn bó, thân thiết.

* Vẻ đẹp riêng của nhân vật:

Sự lạc quan, yêu đời.

Ý thức rõ về vẻ đẹp của bản thân.

Mộng mơ, hay nhớ về những kỉ niệm khi còn ở thành phố.

d, Đánh giá:

Miêu tả nhân vật một cách chân thực, gần gũi.

Tỏa sáng với đầy đủ những vẻ đẹp đáng quý.

Đại diện cho thế hệ trẻ thời chống Mỹ.

3. Kết bài:

Khẳng định lại cảm xúc, suy nghĩ về nhân vật Phương Định.

Liên hệ mở rộng.

Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện Những ngôi sao xa xôi - mẫu 1

"Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường
Ðể cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương
Cho đoàn xe kịp giờ ra trận
Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa
Ðánh lạc hướng thù. Hứng lấy luồng bom..."

Đó là những lời thơ trong bài hát "Khoảng trời hố bom" của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ. Trong chiến tranh, không chỉ các chàng trai mà cũng có rất nhiều người con gái xung phong ra trận, hòa vào dòng người chiến đấu vì Tổ quốc. Những người con gái ấy đã đi vào những trang văn của nhà văn Lê Minh Khuê. Nhân vật chính của truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" - Phương Định là đại diện cho hình ảnh những cô gái phá bom, mở đường phi thường trong kháng chiến chống Mỹ.

Nhắc đến Lê Minh Khuê là nhắc đến một cây bút nữ tài hoa, nồng hậu chuyên viết truyện ngắn. Trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ vĩ đại của dân tộc, bà thấu hiểu cuộc sống và chiến đấu của những con người trên tuyến đường Trường Sơn. "Những ngôi sao xa xôi" được viết năm 1971 giữa lúc cuộc kháng chiến đang diễn ra ác liệt. Truyện là bức tranh chân thực, sinh động về những cô trinh sát mặt đường trẻ trung, yêu đời, nữ tính mà gan dạ, kiên cường, yêu Tổ quốc thiết tha.

Nhân vật Phương Định là nhân vật chính, xưng "tôi" trong tác phẩm. Cô là một trong ba thành viên của tổ trinh sát mặt đường. Về lai lịch, Phương Định vốn là một cô gái Hà Nội vô tư, nhạy cảm, mộng mơ. Cô từng trải qua tháng ngày học sinh êm đềm, sống bên mẹ trong một căn phòng nhỏ gác hai tại một con phố thanh bình. Khi xa Hà Nội, cô vẫn cất giữ những hình ảnh ấy trong tim. Kỉ niệm vừa là khát vọng xây dựng, bảo vệ quê hương tươi đẹp vừa là liều thuốc tinh thần, ủi an cô trên chiến trường.

Phương Định sống và chiến đấu trong một hoàn cảnh vô cùng khó khăn, gian khổ. Nơi đó là dưới chân cao điểm, giữa một vùng trọng điểm của tuyến đường Trường Sơn. Vết tích kinh hoàng của chiến tranh đã khiến mảnh đất này mang bộ mặt đầy đau thương, tưởng như không còn sự sống: "Đường bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn. Hai bên đường không có lá xanh. Chỉ có những thân cây bị tước khô cháy. Những cây nhiều rễ nằm lăn lóc. Những tảng đá to. Một vài cái thùng xăng hoặc thành ô tô méo mó, han gỉ nằm trong đất.". Lúc nào cũng vậy, "đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần". Từ âm thanh đến không khí đều gợi lên sự ngột ngạt cùng cực. Chiến tranh mang khuôn mặt của Tử thần, lúc nào cũng chờ đợi để tước đi hơi thở của con người. Công việc của Phương Định được miêu tả cụ thể với giọng điệu bình tĩnh, nhẹ nhàng mà thực chất lại vô cùng nguy hiểm "Việc của chúng tôi là ngồi đây. Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Người ta gọi chúng tôi là tổ trinh sát mặt đường." Cô tự hào về công việc của mình lắm, rằng cái tên ấy gợi lên khát khao chiến thắng, sức mạnh anh hùng. Nhiệm vụ của cô gian khổ, đòi hỏi sự nhạy bén, mưu trí, bình tĩnh. "tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nổ...". Quả thực, mọi thứ vô cùng khắc nghiệt nhưng lại càng tô đậm tình yêu nước, sự quả cảm của cô gái đôi mươi này.

Nhà thơ Xuân Quỳnh từng ví những người con gái nơi trận địa với những bông hoa dọc chiến hào, dẫu mềm mại, tươi xinh nhưng cũng mạnh mẽ, kiên cường. Phương Định chính là một bông hoa như thế. Cô có vẻ ngoài xinh xắn, trẻ trung với "Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn." Đặc biệt, cô còn có đôi mắt "dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng.". Đôi mắt ấy được các anh lái xe nhận xét là có cái nhìn sao mà xa xăm. Có lẽ đôi mắt là cửa sổ tâm hồn nên ánh nhìn xa xăm cũng phần nào hé lộ tính cách sâu sắc, hay suy tư của cô. Ngoài ra, Phương Định còn mang nét kiêu kì rất con gái, sự duyên dáng, thích làm điệu, ý thức được giá trị bản thân. Cô tự nhận xét mình là một cô gái khá, thích ngắm mình trong gương. Chẳng phải tự nhiên mà các anh pháo thủ và lái xe hay hỏi thăm, gửi cho cô những lá thư đường dài dù có thể gặp nhau hằng ngày. Cô vui vẻ, tự hào nhưng chưa để trái tim mình rung động với một ai. Phương Địnhmang chiều sâu tâm hồn của một cô gái Hà Nội tinh tế, sang trọng, đằm thắm, đáng yêu.

Không chỉ có vẻ ngoài ấn tượng, Phương Định còn mang những vẻ đẹp phẩm chất và tâm hồn tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng thời chống Mỹ. Đầu tiên, cô nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, xung phong vào chiến trường xa xôi, bỏ lại sau lưng khoảng trời yên bình của tuổi thơ. Cô hiểu rằng để Hà Nội - trái tim của Tổ quốc và cũng là mái nhà yêu thương của mình được yên ấm thì bản thân phải cống hiến, hi sinh cho sự bình yên vĩ đại ấy. Tình yêu nước ấy thiết tha, giản dị mà thiết thực hệt như những lời thơ của Xuân Quỳnh:

"Dẫu cha ông yêu thành phố ngày xưa
Từ thuở: "Thăng Long phi chiến địa"
Dẫu cháu con sau này bao thế hệ
Yêu thủ đô qua lớp lớp lâu đài
Không bằng ta yêu Hà Nội hôm nay
Trong lửa đạn những ngày chống Mỹ"

Tình yêu thuần khiết, cháy bỏng còn tôi luyện cho Phương Định những nét đẹp phẩm chất khác. Cô nói về công việc của mình khô khốc, nhẹ tựa lông hồng: "Việc nào cũng có cái thú của nó. Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nổ...". Những câu nói này thể hiện thái độ không ngại hi sinh, không nao núng trước khó khăn. Cũng như những người đồng đội của mình, cô vô cùng gan góc, anh dũng. Chiến tranh gây ra cho cô một vết thương ở đùi nhưng cô không vào viện quân y. Cô phá bom mà không cần sự giúp đỡ của đơn vị. "Chúng tôi bị bom vùi luôn" - Phương Định đã nói thế, cho thấy không biết bao nhiêu lần họ đã gặp phải tai nạn nhưng bom đạn cũng không thể đánh tan ý chí kiên cường.

Sự can trường, dũng cảm, mưu trí, bình tĩnh cùng tinh thần trách nhiệm của cô được nhà văn miêu tả rõ nhất ở lần phá bom. "Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng!". Lời văn sắc lạnh đến rợn người, tạo cho người đọc cảm giác hồi hộp. Dù đã làm công việc này nhiều, cô vẫn thấy thần kinh căng thẳng. Giây phút kích nổ quả bom rất gay cấn. "Như thế là đã hai mươi phút qua. Tôi cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đào, châm ngòi. Dây mìn dài, cong, mềm. Tôi khoả đất rồi chạy lại chỗ ẩn nấp của mình.", "Tôi nép người vào bức tường đất, nhìn đồng hồ. Không có gió. Tim tôi cũng đập không rõ. Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi tiếng động chung là chiếc kim đồng hồ." Lúc ấy, cô thoáng nghĩ tới cái chết, mờ nhạt và xa xăm. Điều duy nhất Phương Định quan tâm là “liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng.” Có thể thấy, cô đặt nhiệm vụ cao hơn cả tính mạng. Đến đây, ta càng thấm thía sự tàn bạo của chiến tranh bao nhiêu thì càng cảm phục tinh thần trách nhiệm, lòng quả cảm vô song của Phương Định bấy nhiêu.

Cuộc sống nơi trận địa còn vun đắp cho Phương Định một phẩm chất tốt đẹp khác: tình đồng chí, đồng đội sâu nặng. Cô cảm phục các anh bộ đội có ngôi sao trên mũ. Chiến tranh tàn nhẫn vô cùng, người đồng đội kề sát bên ta hôm nay, ngày mai có thể chỉ còn là hình bóng mờ ảo tồn tại trong kí ức. Có những người lướt qua đời nhau, ngắn ngủi mà diệu kì cứ như huyền thoại. Vì thế, Phương Định thường lo lắng mỗi khi đồng đội đi làm nhiệm vụ: “Những gì đã qua , những gì sắp tới ... không đáng kể nữa . Có gì lí thú đâu , nếu các bạn tôi không quay về ?". Cô cũng tận tâm chăm sóc khi đồng đội bị thương. Khi chăm sóc Nho, cô rất tận tình rửa vết thương, tiêm thuốc. Chi tiết này còn cho thấy sự năng động, nhanh nhẹn, chu đáo, hiền hậu, hòa động ở Phương Định.

Cuối cùng, nhân vật Phương Định hiện lên gần gũi, cao đẹp với chúng ta hơn bao giờ hết bởi vẻ đẹp tâm hồn nhạy cảm, hồn nhiên, mơ mộng, yêu đời. Khi ta được lao động, được phấn đấu hy sinh cho lý tưởng lớn lao trong tâm hồn mình thì trái tim ta không thể nào khô héoSống giữa núi rừng, gian khổ là thế nhưng bom đạn không thể làm lung lay niềm vui sống. Phương Định say sưa hát. Cô gái đôi mươi gửi vào bài Ca-chiu-sa, khúc dân ca Ý, câu quan họ,.. biết bao tình yêu, bao khát khao hòa bình. Trận mưa đá xuất hiện ở cuối đoạn trích đã làm sống dậy trong Phương Định nỗi nhớ về gia đình, thành phố, tuổi thơ. Cô nhung nhớ bóng hình người mẹ, cái cửa sổ ngôi nhà, ánh đèn điện, những ngôi sao trên vòm trời cổ tích, hoa trong công viên,,… “Những niềm vui con trẻ của tôi lại nở tung ra, say sưa, tràn đầy”. Kí ức là kỉ niệm, đồng thời cũng là động lực để cô bước tiếp. Tất cả vừa rõ ràng lại vừa mờ ảo. Lê Minh Khuê gọi nỗi nhớ này là nỗi nhớ “tượng trưng”. Thành phố tươi sáng không hiện lên với mục đích nhấn mạnh cái gian khổ mà đó là cái đich đến tượng trưng, cái lý tưởng để những người lính sẵn sàng hi sinh. Con người không ngại gian nguy bởi họ có trong tim hình ảnh đất nước hôm qua thanh bình, còn ngày mai, chắc chắn, sẽ độc lập và tươi sáng.

Như vậy, nhân vật Phương Định là đại diện cho vẻ đẹp của lớp trẻ Việt Nam thời kì chống Mĩ với với rất nhiều phẩm chất cao đẹp: có lòng yêu nước thiết tha, tinh thần trách nhiệm cao cả, sự dũng cảm vô song, rất thông minh và nhạy bén. Không chỉ vậy, Phương Định còn rất trẻ trung, yêu đời, hồn nhiên, mơ mộng, giàu tình cảm, khao khát hạnh phúc, tin tưởng vào tương lai.

Về đặc sắc nghệ thuật, nhà văn đã sử dụng nghệ thuật trần thuật ở ngôi thứ nhất với người kể chuyện là nhân vật chính từ đó tạo được sự tin tưởng, gần gũi với người đọc và khiến câu chuyện thêm khách quan, chân thực. Nghệ thuật xây dựng và miêu tả tâm lí nhân vật rất tinh tế, các câu văn được ngắt nhịp đặc biệt, ngôn ngữ và giọng điệu tự nhiên, đậm tính khẩu ngữ cũng góp phần làm nên thành công cho hình tượng Phương Định.

Thế hệ những con người như Phương Định đã viết nên những trang sử hào hùng cho đất nước. Sức trẻ, lòng yêu nước, khát vọng của họ thật tuyệt vời. Những cô gái, những chàng trai ấy đã trở thành huyền thoại, sống mãi trong lòng người dân. Nền hòa bình ta có hôm nay là điều đáng quý nên ta mãi mãi không được phép quên sự hi sinh của thế hệ ấy ghi dấu trên từng tấc đất, nẻo đường:

“Những đoàn người hành quân qua đó

Đã trở về nhà máy, nông trường

Trong bàn tay người Thanh niên xung phong

Làm đường ấy - vết chai cũng mất

(....)

Những đứa trẻ thì chưa hề bước

Trên con đường ấy bao giờ...

Không còn ai có thể nhận ra

Dấu vết của con đường đó nữa

Nhưng từ đáy lòng ta - ta vẫn nhớ

Rằng gần, xa đâu đó có con đường

Khi những con đường chính bị bom

Nó đã mở giữa rừng sâu

Trong những ngày chống Mỹ”

Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện Những ngôi sao xa xôi - mẫu 2

Lê Minh Khuê là nhà văn nữ chuyên viết truyện ngắn. Trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc, ngòi bút của bà trong chiến tranh luôn hướng về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ trên tuyến đường Trường Sơn. “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê là một trong những tác phẩm tiêu biểu của bà viết về cuộc đời chiến đấu của bộ đội trinh sát mặt đường trên tuyến đường chiến lược Trường Sơn trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước.

Những cô gái phá bom trên mặt đường gồm ba thanh niên xung phong: Nho, Phương Định, Thao. Họ ở trong một cái hang dưới chân núi. Tại đây, máy bay Mỹ bắn phá ác liệt. Con đường bị “đất trắng đỏ lẫn vào”. Dường như sự sống đã bị hủy hoại: Hai bên đường “không còn màu xanh của lá”, “thân cây xơ xác, khô héo”. Có nhiều thương tích vì bom đạn địch: rễ cây bật gốc, đá lớn rơi vãi, một vài bình xăng hay thành xe bị móp, hoen gỉ nằm la liệt dưới đất.

Công việc của họ vô cùng nguy hiểm và gian khổ. Khi bom nổ tiến hành đo khối lượng đất lấp hố bom, đếm bom chưa nổ, tiến hành hủy bom. Họ đã đánh cược mạng sống với bom mọi lúc. Cái chết “ẩn mình trong ruột bom”. Trong khi các đơn vị thanh niên xung phong “có khi làm thâu đêm”, bộ đội trinh sát “chạy cả ngày” dưới cái nắng nóng trên 30 độ. Từ trên đỉnh núi trở về hang, nhìn chỉ thấy “hai con mắt long lanh, khi cười “ nhe răng khểnh” và khuôn mặt “ nhem nhuốc”.

Cả ba người họ đều đáng yêu và đáng ngưỡng mộ. Nhưng Phương Định là cô gái để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng chúng tôi. Phương Định, người con gái Hà Nội “hai bím dày, hơi mềm, cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa huệ”. Đôi mắt của Định được các tài xế cho là “có cái nhìn xa xăm”. Nhiều xạ thủ, lái xe thường “hỏi thăm” hoặc “viết thư” cho Định. Cô tỏ ra kiêu kỳ, ngang tàng khi tiếp xúc với các anh lính “tài giỏi” nào đó, nhưng trong thâm tâm, “người đẹp nhất, thông minh nhất, dũng cảm nhất chính là người khoác trên mình bộ quân phục cài sao trên mũ”. .

Phương Định là một cô gái rất hồn nhiên, yêu đời, giàu cá tính. Khi tôi còn nhỏ, tôi đã từng hát. Cô có thể ngồi vắt vẻo trên bậu cửa sổ căn phòng nhỏ xíu của mình “hát thật to”.

Nhưng trong cảnh bom đạn ác liệt, cái chết cận kề, Định càng hát. Hành khúc, dân ca Quan họ, Hồng quân Liên Xô ca khúc Cachiusa, dân ca Ý… Định vẫn biết cách chế lời khiến Thao vẫn “mê mẩn”, chép vào vở. Định hát trong những lúc “lặng lẽ” khi máy bay kẻ thù bay rụt rè, bão lửa sắp lên đến đỉnh điểm. Tôi định hát để động viên Nho, Thao và chính tôi. Hát khi “máy bay hú, bom nổ; nổ trên cao điểm, cách hang này chừng 300 m”. Tiếng hát trong không khí ngột ngạt: “Khói bốc lên che cửa hang”. Đúng là “bài ca vượt bom” của những cô gái trong đội mở đường, những người “ham làm nên chuyện anh hùng”.

Trong kháng chiến chống Mỹ. Ở hai miền Nam Bắc của Tổ quốc, có hàng nghìn, hàng triệu thanh niên đã anh dũng, mưu trí chiến đấu “Đánh cho Mỹ cút”, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tiền tuyến vẫy gọi, hàng vạn cô gái mang tinh thần Bà Trưng, Bà Triệu xung phong ra tiền tuyến. Con đường chiến lược Trường Sơn huyền thoại được làm nên bằng máu, mồ hôi và những câu chuyện phi thường của những người con gái Việt Nam anh hùng.

“Những ngôi sao xa xôi” ghi lại chân thực những chiến công thầm lặng của tổ trinh sát mặt đường. Tâm điểm là trong cơn mưa bom lửa. Giọng Định lại vang lên: “Anh, một quả bom trên đồi. Nho, một quả dưới lòng đường. Thao, một quả dưới chân hầm rượu cũ”. Khung cảnh chiến trường trở nên “lặng đi cảm xúc”. Cảnh tan hoang: cây cối cong queo, đất nóng, khói đen cuộn lên: Phương Định dũng cảm, bình tĩnh tiến lại gần quả bom.

Quả bom có hai hình tròn màu vàng nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu chôn xuống đất. Cái chết đang chờ đợi, bom đạn nóng bỏng. Cô đang định dùng xẻng đào đất thì lưỡi xẻng đụng phải quả bom. Đôi khi cô cảm thấy mình quá chậm chạp! Hai mươi phút đã trôi qua. Thao huýt sáo. Quyết tâm cẩn thận vào cái hố mà Định đã đào, đốt cháy con đường mìn. Cô nhảy xuống đất và nhanh chóng chạy về chỗ ẩn nấp của mình… Tiếng huýt sáo của Thao lại vang lên. Quả bom phát nổ. Ba tiếng nổ nữa theo sau. Mảnh bom xé toạc không trung, mặt đất rơi xuống. Định chóng mặt, đau ngực, mắt cay xè không mở được. Mồ hôi thấm vào môi, cát lạo xạo trong miệng. Nguy hiểm, căng thẳng không kể xiết.

Thao bị vấp, sẹo, dù bay trên lưng, em cười “răng trắng, mắt to…”. Nho bị thương. Bom nổ, hầm sập. Thảo và Định phải bới đất nhặt Nho. Máu tuôn ra, thấm xuống đất. Thảo nghẹn ngào. Đi rửa vết thương cho Nho, tiêm thuốc, pha sữa cho Nho… Rồi Thảo lại giục: “Hát đi Phương Định, thích bài nào nhất, hát đi!”. Đó là cuộc sống chiến đấu hàng ngày của họ.

Mỗi ngày tổ trinh sát mặt đường phá bom năm lần, bên nào ít ba lần. Phương Định nói: “Tôi đã từng nghĩ đến cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể…”.

Đoạn miêu tả cảnh phá bom ở đoạn cao trào là đoạn hay nhất của truyện “Những ngôi sao xa xôi”. Lê Minh Khuê đã sử dụng bút pháp hiện thực chặt chẽ để tái hiện cảnh phá bom vô cùng nguy hiểm, dựng nên một tượng đài về khí phách anh hùng của đội trinh sát mặt đường. Cô Thao, cô Nhỏ, Phương Định sáng ngời trong khói lửa. Những chiến công thầm lặng của họ là bất tử cùng năm tháng và lòng người. Tổ quốc và nhân dân không bao giờ quên các anh hùng liệt sĩ Đồng Lộc, những nữ anh hùng trên con đường chiến lược Trường Sơn:

… “Đất nước tôi nhân hậu

Có nước trời chữa vết thương đau

Tôi nằm trong lòng đất sâu

Giống như bầu trời đã nghỉ ngơi trong trái đất

Đêm và đêm, tâm hồn tôi tỏa sáng

Những vì sao lấp lánh…”

(“Hố bom thiên đường” – Lâm Thị Mỹ Dạ)

Phương Định, cô gái Hà Nội xinh đẹp, dũng cảm trong lửa đạn, giàu tình yêu thương đồng đội. Cô cũng thích nét duyên dáng như cô thôn nữ xưa nhìn xuống giếng làng vừa cười vừa vuốt tóc. Định “thích” soi mắt mình trong gương. Cô tự hào về đôi “dài, nâu hay nhăn nheo” của mình. Tâm hồn của Định thật trong sáng và mộng mơ, cô đã đặt cả trái tim mình vào bài hát; hát trong bom đạn. Định – một trái tim đầy tình yêu. Sau mỗi trận đánh ác liệt, Thao hát, Nho tắm suối. Còn với Định, “niềm vui trẻ thơ… ” khi nhặt những hạt mưa đá trên đỉnh núi.

Và hình bóng của mẹ, khung cửa sổ, những ngôi sao lớn trên bầu trời thành phố, chiếc xe chở kem đầy ắp, con đường nhựa về đêm, mái vòm nhà hát… tất cả những điều đó “quyến rũ như sóng. “Trong trái tim người con gái một thời bom đạn, ánh mắt của Định, Nho, Thao, của hàng ngàn cô gái thanh niên xung phong trên các điểm cao, trọng điểm của đường chiến lược Trường Sơn, của các anh”. Những trái tim đỏ thắm của các cô gái Việt Nam anh hùng là những “ngôi sao xa xôi” mãi mãi lung linh, tỏa sáng.

Truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê đã làm sống lại trong lòng chúng ta hình ảnh đẹp đẽ và những chiến công phi thường của đội trinh sát mặt đường Đinh, Nho, Thao. Hàng nghìn nữ thanh niên xung phong thời chống Mỹ. Chiến công thầm lặng của Phương Định và đồng đội là khúc ca hào hùng.

Chiến tranh đã qua rồi. Sau ba mươi năm, đọc truyện Những ngôi sao xa xôi, ta như được sống lại những năm tháng hào hùng của đất nước. Phương Định gần xa vẫn sáng ngời lòng ta ngưỡng mộ.

Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện Những ngôi sao xa xôi - mẫu 3

Cô gái miền quê ra đi cứu nước

Mái tóc xanh xanh tuổi trăng tròn

Bàn tay em phá đá mở đường

Gian khó phải lùi nhường em tiến bước...

Cứ mỗi lần lời bài hát "Cô gái mở đường" do cố nhạc sĩ Xuân Giao sáng tác cất lên là trong tâm trí tôi lại hiện lên hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong trong truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" (1971) của nhà văn Lê Minh Khuê. Dưới cái nhìn chân thực, sắc lạnh về hiện thực khốc liệt của chiến tranh, Lê Minh Khuê đã gây nhiều ám ảnh trong lòng người đọc về hoàn cảnh sống và chiến đấu của những cô gái thanh niên xung phong làm công tác phá bom trên tuyến đường Trường Sơn vào những năm tháng kháng Mĩ ác liệt của lịch sử dân tộc. Trong ba nhân vật Thao, Nho, Phương Định, nhân vật gây ấn tượng đậm nét trong tôi nhất là Phương Định. Đó là một cô gái trẻ trung, năng động, giàu mộng ước, tình cảm và luôn dũng cảm, mạnh mẽ, lạc quan trong cuộc sống và chiến đấu.

Nhân vật Phương Định có một vai trò quan trọng trong câu chuyện. Cô là một trong ba thành viên của tổ trinh sát mặt đường, là nhân vật chính và là nhân vật xưng "tôi" đứng ra kể lại toàn bộ câu chuyện. Vì thế, câu chuyện hiện lên một cách chân thực, khách quan, đồng thời làm cho mạch chuyện phát triển tự nhiên dưới lăng kính cảm xúc của nhân vật chính – người trực tiếp tham gia câu chuyện. Cho nên, thế giới nội tâm của các nhân vật nói chung và của nhân vật Phương Định nói riêng hiện lên một cách sinh động, phong phú, đầy nữ tính. Đây cũng là điều làm nên sự thành công trong nghệ thuật trần thuật và miêu tả tâm lí nhân vật của thiên truyện ngắn này.

Trước hết, Phương Định hiện lên là một cô gái có vẻ đẹp hài hòa cả về hình thức bên ngoài và tâm hồn bên trong. Cũng như biết bao các cô gái mới lớn, Phương Định rất nhạy cảm và luôn quan tâm tới vẻ đẹp hình thức của mình. Cô tự nhận xét, đánh giá về bản thân: "Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dầy, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn...". Đặc biệt cô luôn thích ngắm mình trong gương, nhất là ngắm đôi mắt. "Nó dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng" và được các anh lái xe khen "Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!. Đó là vẻ đẹp đầy nữ tính, mang chiều sâu tâm hồn của một cô gái trẻ. Thậm chí cô còn luôn cảm thấy vui sướng và tự hào vì biết mình được nhiều anh lính để mắt tới, muốn bắt chuyện, làm quen, tán tỉnh nhưng cô chưa dành tình cảm đặc biệt sâu đậm cho một ai hết. Tuy rất nhạy cảm nhưng cô thường tỏ ra kín đáo trước mắt mọi người, ít biểu lộ ra bên ngoài, khiến mọi người tưởng cô rất kiêu kì: "Khi bọn con gái xúm nhau đối đáp với một anh bộ đội nói giỏi nào đấy , tôi thường đứng ra xa, khoanh tay lại trước ngực và nhìn đi nơi khác, môi mím chặt. Nhưng chẳng qua tôi điệu thế thôi. Thực tình trong suy nghĩ của tôi, những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ"... Qủa là một cô gái có cá tính, phong cách riêng, duyên dáng, điệu đà, kín đáo!.

Chưa dừng lại ở đó, để làm nổi bật lên Chủ nghĩa anh hùng cách mạng thời kháng Mĩ, Lê Minh Khuê đã khắc họa lên phẩm chất dũng cảm, mạnh mẽ, can trường trong cuộc chiến đấu của nhân vật Phương Định. Nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc, cô đã vác ba lô xung vào lửa đạn nơi chiến trường ác liệt xa xôi. Cô bỏ lại sau lưng tất cả những trang sách của tuổi học trò, cuộc sống bình yên, vô tư bên mẹ và cả những kỉ niệm ngọt ngào, trong sáng của tuổi trăng tròn. Cuộc sống nơi chiến trường khắc nghiệt luôn phải đối diện với nhiều thử thách, cam go, đã hình thành trong cô sự quả cảm, dũng mãnh khác thường, không sợ hi sinh nơi hòn tên mũi đạn của kẻ thù, với công việc phá bom mở đường.

Lê Minh Khuê đã lia ống kính quay chậm chậm vào một lần phá bom của Phương Định, tái hiện thật chân thực, tinh tế cảnh tượng kinh khủng đó. Mặc dù đã rất nhiều lần phá bom, nhưng với Phương Định mỗi lần làm công việc này vẫn là một thử thách với thần kinh cho đến từng cảm giác: "Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm chậm quá. Nhanh lên một tí ! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng." . Lời văn như dao nhọn, sắc lạnh đến rợn người, khiến người đọc như cảm giác đang trực tiếp trải nghiệm tham gia công việc phá bom cùng với nhân vật vậy!.

Tiếp đó là những giây phút chuẩn bị kích nổ trái bom: "Tôi cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống cái hố đã đào, châm ngòi. Dây mìn dài, cong, mềm. Tôi khỏa đất rồi chạy lại chỗ ẩn nấp của mình...". Những giây phút đợi chờ tiếng nổ của quả bom thật căng thẳng, "tim tôi cũng đập không rõ", thậm chí cô còn nghĩ tới cái chết, nhưng đó là cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Cái chính lúc này là "bom có nổ không?. Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? [...] nhưng quả bom nổ. Một thứ tiếng kì quái, đến vang óc. Ngực tôi nhói, mắt cay xè... mùi thuốc bom buồn nôn... Mảnh bom xé không khí, lao và rít vô hình trên đầu"... Qủa là một cuộc chiến đấu không cân sức, nguy hiểm đầy ngoạn mục nhưng cô gái đã mạnh mẽ vượt qua. Đến đây, người đọc càng cảm nhận thấy sự tàn ác khốc liệt của chiến tranh bao nhiêu thì lại càng cảm phục tinh thần trách nhiệm trong công việc, lòng quả cảm vô song, sẵn sàng hi sinh vì tổ quốc, vì hòa bình của những cô gái thanh niên xung phong phá bom mở đường đến bấy nhiêu. Qua đó, chúng ta mới thấy hết được ý thức, trách nhiệm công dân cao độ của những con người anh hùng sả thân vì kháng chiến, cách mạng:

"Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình

(Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc)

Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi tổ quốc."

Mặc dù trong thời kì kháng chiến, văn học luôn được đặt dưới sự chỉ đạo của Đảng, coi "văn học nghệ thuật là một mặt trận, anh chị em ta là những người chiến sĩ trên mặt trận ấy", cùng đặc điểm mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn huyền ảo nhưng Lê Minh Khuê đã vượt ra những khuôn khổ, qui định mực thước để hướng tới xây dựng những nhân vật anh hùng gần gũi hơn với cuộc sống đời thường. Vì thế, nhân vật Phương Định, một mặt hiện lên với tư cách là người chiến sĩ anh hùng trong chiến trận nhưng mặt khác cô lại mang trong mình một trái tim ấm nóng tình yêu thương với một tâm hồn trong sáng, mơ mộng, lạc quan và rất giàu tình cảm trong cuộc sống.

Cũng như hai người đồng đội trong tổ trinh sát của mình, Phương Định rất yêu quí những người trong tổ và cả đơn vị của mình. Cô dành tình cảm và niềm cảm phục cho các anh bộ đội, chiến sĩ có ngôi sao trên mũ; cô lo lắng cho sự an nguy của đồng đội khi đợi mãi mà chưa thấy về; cô chăm sóc, vỗ về Nho khi Nho bị thương như một người thân yêu ruột thịt trong gia đình: "Tôi phủi áo, căng mắt nhìn qua khói và chạy theo chị Thao... Chị Thao vấp ngã. Tôi đỡ chị... Tôi moi đất, bế Nho đặt lên đùi mình..". "Tôi rửa cho Nho bằng nước đun sôi trên bếp than. Bông băng trắng... Tôi tiêm cho Nho...". Đến đây, người đọc đã nhận ra một Phương Định hay làm dáng, điệu đà, kiêu kì đã nhường chỗ cho một Phương Định khác xuất hiện: năng động, nhanh nhẹn và rất chu đáo, luôn sống hòa đồng với mọi người xung quanh. Đó là vẻ rất nhân bản trong một tâm hồn trong sáng, hiền hậu.

Tuy đã bước chân vào chiến trường ba năm, nhưng Phương Định vẫn giữ được những nét đẹp nguyên sơ trong sở thích của chính mình. Cô hay mơ mộng và thích hát: "Tôi mê hát. Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát. Lời tôi bịa lộn xộn và ngớ ngẩn đến tôi cũng ngạc nhiên, đôi khi bò ra mà cười một mình". Thậm chí, sở thích âm nhạc của cô cũng rất sang, thể hiện một con người có khiếu âm nhạc với một tâm hồn phong phú: "Tôi thích nhiều bài. Những bài hành khúc bộ đội hay hát trên những ngả đường mặt trận. Tôi thích dân ca quan họ mềm mại, dịu dàng. Thích Ca – chiu – sa của Hồng quân Liên Xô. Thích ngồi bó gối mơ màng: Về đây khi mái tóc còn xanh xanh... Đó là dân ca Ý trữ tình giàu có, phải lấy giọng thật trầm. Thích nhiều"...Người đọc chợt nhận ra, những bài hát mà Phương Định thích là những bài hát chứa đựng những lí tưởng, khát vọng cao đẹp về quê hương, đất nước, về tình yêu, tuổi trẻ, về cuộc sống hòa bình, yên ả... Điều đó, cho thấy một Phương Định giàu lí tưởng, ước mơ, khát vọng thật cao đẹp.

Nhưng hình ảnh gây ấn tượng nhất trong lòng người đọc khi nói tới Phương Định là cảnh tượng cô bất ngờ gặp cơn mưa đá ở cuối đoạn trích. "Tôi chạy vào, bỏ trên bàn tay đang xòe ra của Nho mấy viên đá nhỏ. Lại chạy ra, vui thích cuống cuồng". Để rồi sau những niềm vui con trẻ "say sưa, tràn đầy" là những nỗi nhớ da diết về người mẹ, cái cửa sổ ngôi nhà, những ngôi sao to trên bầu trời thành phố, là cây, là cái vòm nhà hát hoặc bà bán kem đẩy những chiếc xe chở đầy kem... Tất cả như vừa thực, vừa hư, cứ xoáy sâu vào trong tâm trí của Phương Định. Và tất cả điều đó đã trở thành hành trang trong tâm hồn, giúp cô có thể vượt qua sự tàn khốc của hiện thực chiến tranh, đốt lên trong lòng cô gái Phương Định niềm tin yêu cuộc sống. Đó là những nét đẹp tâm hồn đầy nhân bản đáng quí, đáng trân trọng.

Từ hình tượng nhân vật Phương Định, người đọc thấy được tài năng miêu tả khắc họa sinh động, chân thực tâm lí nhân vật của Lê Minh Khuê. Tuy vẫn nằm trong những đặc điểm, khuynh hướng chung của văn học cách mạng 1954-1975 nhưng nhờ biết đào sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật mà truyện của Lê Minh Khuê nói chung và hình tượng nhân vật Phương Định trong "Những ngôi sao xa xôi" nói riêng vẫn tạo được sự hấp dẫn, độc đáo đến lạ thường.

Tóm lại, qua hình tượng nhân vật Phương Định, người đọc thấy được những nét đẹp đẽ, duyên dáng, đáng yêu của Phương Định trong câu chuyện. Đồng thời ta cũng thấy được những nét đẹp chung về tâm hồn và phẩm chất anh hùng của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Ta đọc ở đây một tinh thần, trách nhiệm của những người con anh hùng dân tộc thật mạnh mẽ, hào hùng:

Xẻ dọc trường Sơn đi cứu nước

Mà lòng phơi phới dậy tương lai.

Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện Những ngôi sao xa xôi - mẫu 4

Lê Minh Khuê thuộc lớp nhà văn trẻ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Các tác phẩm của Lê Minh Khuê luôn thể hiện tinh thần lạc quan, vẻ đẹp con người trong cuộc sống và chiến đấu thầm lặng nhưng cũng không kém phần khốc liệt trong thời kỳ chiến tranh gian khổ. Cô biểu đạt tinh thần ấy vô cùng tinh tế qua giọng văn nhẹ nhàng, đằm thắm và đầy nữ tính. Một trong các tác phẩm tiêu biểu của Lê Minh Khuê là truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi", trong đó nhân vật Phương Định đã thể hiện sâu sắc và rõ nét nhất tinh thần lạc quan, yêu đời nhưng không kém phần gan dạ của những cô thanh niên xung phong trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ khốc liệt.

Phương Định là cô gái trẻ người Hà Nội, cô có một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, đầy mộng mơ va cũng từng có một thời học sinh hồn nhiên, vô tư. Khi ra chiến trường chiến đấu bảo vệ tổ quốc, cô hay nhớ về kỷ niệm đã qua lúc còn ở Hà Nội. Kỷ niệm tươi đẹp luôn sống lại trong cô ngay giữa chiến trường ác liệt. Chỉ một cơn mưa đá vụt qua là kỷ niệm lại thức dậy trong cô. Nó vừa là khao khát, vừa là liều thuốc tinh thần động viên cô nơi tuyến lửa. Để xây dựng nên nhân vật Phương Định, có lẽ nhà văn Lê Minh Khuê đã tìm hiểu rất kỹ và cũng rất am hiểu tâm lí tuổi trẻ bởi tính cách Phương Định được soi chiếu ở nhiều góc độ và trong nhiều trạng thái khác nhau. Có thể nói, ở Phương Định mang vẻ đẹp của lớp thanh niên yêu nước thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đó là tinh thần nhiệt huyết, sôi nổi, dũng cảm và sẵn sàng hi sinh vì lý tưởng cách mạng: "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước / Mà lòng phơi phới dậy tương lai".

Công việc của Phương Định là rà soát và lấp hố bom để bảo vệ con đường cho dòng xe kịp thời tiến vào miền Nam, giải phóng hoàn toàn đất nước. Công việc vất vả và nguy hiểm là thế, không biết trước được bom sẽ nổ lúc nào và liệu mình có hy sinh hay không, nhưng ở cô gái đó luôn toát lên vẻ lạc quan, yêu đời. Khi nghe tiếng bom nổ, tiếng máy bay oanh tạc, tiếng đất đá bắn tứ tung, tiếng súng lạch cạch đáp trả ở đâu đó, tâm hồn của Phương Định cùng Thao và Nho - những cô gái thành niên xung phong là đồng đội của Phương Định lại rộn lên niềm vui, cảm thấy được gần hơn với đồng đội, đồng chí của mình. Khi thực hiện nhiệm vụ phá bom, ban đầu cô cũng thấy căng thẳng, hồi hộp. Nhưng cảm thấy có ánh mắt của các chiến sĩ đang dõi theo động viên, khích lệ, lòng tự trọng trong cô đã thắng cả bom đạn. Cô không đi khom nữa mà đàng hoàng bước tới. Cô bình tĩnh, tự tin thực hiện từng thao tác phá bom, chạy đua với thời gian để vượt qua cái chết.

Khi thực hiện nhiệm vụ, đối mặt với cái chết, bản thân Phương Định bình tĩnh, gan dạ là vậy. Sự khốc liệt của chiến tranh đã tôi luyện tâm hồn vốn nhạy cảm, yếu đuối của Phương Định thành bản lĩnh kiên cường của người chiến sĩ cách mạng nhưng khi đồng đội của cô đi thực hiện nhiệm vụ, lòng cô lại căng thẳng như lửa đốt. Cô luôn lo sợ họ gặp nguy hiểm dưới mưa bom, bão đạn. Cô luôn coi họ như những người thân trong gia đình để lo lắng, chăm sóc. Bởi thế, khi Nho bị thương ở vai, cô đã vô cùng lo lắng và chăm sóc Nho chu đáo, tận tình. 

Đọc truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê, cảm nhận hình ảnh của người con gái thanh niên xung phòng thời kỳ kháng chiến làm ta nhớ đến những câu hát trong bài hát "Cô gái mở đường của cố nhạc sĩ Xuân Giao:

"Đi dưới trời khuya sao đêm lấp lánh

Tiếng hát ai vang động cây rừng

Phải chăng em cô gái mở đường

Không thấy mặt người chỉ nghe tiếng hát

Ơi những cô con gái đang ngày đêm mở đường

Hỏi em bao nhiêu tuổi mà sức em phi thường"

Những người con gái ấy đã bỏ lại tuổi xuân của bản thân để sẵn sàng đến nơi núi rừng hiểm trở, nơi chiến trường loạn lạc, cũng chính là xuất phát từ tình yêu đất nước, sẵn sàng hy sinh vì tổ quốc. Đây là một tấm gương vô cùng quý báu cho mỗi thế hệ trẻ chúng ta học tập và noi theo.

Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện Những ngôi sao xa xôi - mẫu 5

Từ lâu, hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong đã là một nguồn cảm hứng dồi dào, bất tận cho các nhà văn, nhà thơ thời kỳ kháng chiến. Hình ảnh những cô thanh niên mơn mởn tuổi xuân nhưng kiên cường, bất khuất đi sâu vào trong thơ ca, ta có thể kể đến những tác phẩm tiêu biểu như bài thơ "Gửi em cô gái thanh niên xung phong" của nhà thơ Phạm Tiến Duật hay bài hát "Cô gái mở đường" của cố nhạc sĩ Xuân Giao... Cũng cùng chung nguồn cảm hứng đó, nhà văn Lê Minh Khuê đã cho ra đời truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" và khắc họa vô cùng thành công hình ảnh những cô gái xung phong phá bom, mở đường thật chân thực: hồn nhiên, trong sáng, giàu mộng ước, lạc quan, yêu đời và rất dũng cảm, mạnh mẽ trong chiến đấu. Trong ba nhân vật chính của truyện gồm Thao, Nho và Phương Định, mỗi một nhân vật đều có những nét đặc biệt riêng, nhưng có lẽ nhân vật Phương Định là nhân vật mà để lại cho người đọc ấn tượng sâu sắc nhất.

Phương Định là một cô gái Hà Nội mộng mơ và vừa mới bước vào tuổi đôi mươi, cái tuổi đẹp nhất của đời người. Phương Định luôn sống với những kỉ niệm của thiếu nữ vô tư, chỉ gặp một trận mưa đá ở cô lập tức toát lên niềm vui con trẻ. Cô nhặt những viên mưa đá rồi bâng khuâng ngơ ngác khi thấy nó tan biến bất ngờ, cũng nhanh như khi nó ập đến, cô nhớ đến tuổi thơ của mình, những kỉ niệm đó làm dịu mát tâm hồn cô trong hoàn cảnh khốc liệt trong cái không khí ”nóng bỏng” của chiến tranh. Phương Định còn được miêu tả là một cô gái xinh đẹp, dễ thương với “hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài loa kèn”, và đặc biệt, theo như lời nhận xét của anh lái xe thì Phương Định còn có một vẻ đặc biệt nữa, đó là đôi mắt “sao mà xa xăm”. Cũng vì sự dễ thương ở ngoại hình, đáng yêu trong tính cách mà Phương Định luôn nhận được những lời thăm hỏi của các anh pháo binh cũng như các anh lái xe.

Tuy nhiên, trái ngược với vẻ ngoài mộng mơ và xinh đẹp ấy, công việc của Phương Định ở nơi chiến trường vô cùng gian khổ và nguy hiểm, đó là cùng hai người đồng đội của mình là Thao và Nho ngày đêm làm lấp hố bom, đảm bảo cho các chuyến xe kịp thời hành quân vào giải phóng miền Nam. Những quả bom nằm sâu trong lòng đất có thể phát nổ bất cứ lúc nào, chính vì vậy mà Phương Định cùng các đồng đội luôn trong tình trạng căng thẳng, đòi hỏi tập trung cao độ: “…thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu chân chạy mà vấn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ”. Công việc nguy hiểm là vậy nhưng Phương Định chưa bao giờ nản lòng, cô là người có trách nhiệm cao trong công việc, đồng thời cũng rất quan tâm đến đồng đội. Khi Thao và Nho lên cao điểm làm việc, Phương Định ở nhà nhưng lòng nóng như lửa đốt, nghe thấy tiếng trực thăng, tiếng súng hỗ trợ của các chiến sĩ thì sự lo lắng ấy càng bị nâng lên cao độ, thậm chí cô còn nổi cáu, "nói như gắt vào máy" với đội trưởng: “Trinh sát chưa về”. Rồi khi Nho bị thương cô chăm sóc tận tình như một cô ý tá, sự chăm sóc tận tình của Phương Định đã làm cho Nho nhanh chóng khỏe lại. Trong cuộc sống gian khổ nơi rừng núi, trong không khí dữ dội của chiến tranh thì những tình cảm giữa những cô gái thanh niên xung phong gan dạ ấy vẫn sáng lên rực rỡ, như vầng trăng đẹp đẽ tỏa sáng lung linh giữa bầu trời đêm.

Bằng chính những trải nghiệm thực tế của mình, Lê Minh Khuê đã xây dựng nên một nhân vật Phương Định với những nét tính cách tiêu biểu của người con gái thanh niên xung phong Việt Nam thời kì ấy: mơ mộng, hồn nhiên, lạc quan nhưng đầy sự can đảm, gan dạ và tinh thần trách nhiệm. Họ đã sống và chiến đấu hết mình vì độc lập tự do của Tổ quốc, cuộc sống của họ dù có thể kết thúc bất cứ lúc nào nhưng vẫn tràn ngập sức trẻ, tràn ngập tình yêu.

Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện Những ngôi sao xa xôi - mẫu 6

Đi qua cuộc chiến tranh chống Mỹ, nhà văn Lê Minh Khuê dường như đã biết chọn cho mình cách sống cân bằng, không ồn ào, không bon chen và thư thái. Có lẽ vì thế mà những truyện ngắn của bà, từ “Những ngôi sao xa xôi”, “Cao điểm mùa hạ” hay “Nhiệt đới gió mùa”… lại gần gũi, chân thực và ám ảnh người đọc. Những tác phẩm chủ yếu viết về chiến tranh và những đề tài hậu chiến mà ở đâu cũng thấy chuyện tuổi trẻ, chuyện về số phận con người. Kí ức chiến tranh cũng có thể là một món nợ và buộc bà phải cầm bút. Kí ức ấy đã được bà tái hiện qua “Những ngôi sao xa xôi” - chuyện kể về ba nữ thanh niên xung phong gan dạ, trách nhiệm và yêu đời. Giữa núi rừng bạt ngàn, giữa trận chiến ác liệt, họ vẫn thấy mình tự do, đầy lý tưởng. Nổi bật trong tác phẩm là nhân vật Phương Định - một cô gái kiên cường gan góc và có tâm hồn trẻ trung, lãng mạn.

Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” là câu chuyện kể về ba nữ thanh niên xung phong: Phương Định, Nho, Thao - tổ trưởng, làm nhiệm vụ trinh sát mặt đường ở trên tuyến đường Trường Sơn. Họ sống trong một cái hang dưới chân cao điểm của một vùng trọng điểm. Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp do bom địch gây ra, đánh dấu vị trí các quả bom chưa nổ và phá bom. Công việc của họ hết sức nguy hiểm và cần sự chính xác, bình tĩnh. Mỗi ngày họ phải phá bom ít thì ba lần, nhiều thì năm lần. Họ luôn phải đối diện với thần chết trong mỗi lần phá bom.

Phương Định là một cô gái trẻ, xung phong vào chiến trường, từ đó tôi luyện cho bản thân mình những phẩm chất anh hùng, dũng cảm, gan dạ và luôn có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Cô là tấm gương tiêu biểu cho tuổi trẻ Việt Nam hiến dâng cuộc đời mình cho Tổ quốc. Phương Định cũng có thời học sinh hồn nhiên, trong sáng. Cô có những tháng ngày sống bình yên, hạnh phúc cùng với mẹ trong một ngôi nhà nhỏ. Nhưng khi Tổ quốc cất tiếng gọi xông pha, cô đã từ biệt Hà Thành trở thành thanh niên xung phong, sống và chiến đấu tại một cao điểm ác liệt ở mặt trận Trường Sơn. Vào đây mới được ba năm, một khoảng thời gian không dài nhưng cũng đủ để Phương Định quen với bom đạn chiến đấu và hi sinh. Cô nói về công việc của mình: “Việc của chúng tôi là ngồi đây. Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom”. Đó là những công việc hết sức nguy hiểm nhưng được cô nói gọn gàng, nhẹ như không, giản dị mà cũng thật anh hùng. Công việc ấy có đủ gian khổ và nguy hiểm, nhưng với Phương Định, được sống và chiến đấu, hi sinh vì Tổ quốc, cô coi đó là trách nhiệm, nghĩa vụ và là niềm hạnh phúc của tuổi trẻ.

Trong công việc phá bom, Phương Định luôn thực hiện cẩn thận với một tinh thần trách nhiệm cao. Khí phách anh hùng và lòng dũng cảm của cô thể hiện rõ nhất khi cùng đồng đội đi phá bom. Trên tuyến đường Trường Sơn ác liệt, mỗi ngày địch trút bom từ ba đến năm lần, nên phá bom là công việc thường xuyên của cô. Nhưng mỗi lần phá bom đều rất căng thẳng, từng cảm giác nhỏ nhất của Phương Định đã được nhà văn miêu tả hết sức tinh tế. Khi đi đến bên quả bom, cô không đi khom “khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới”. Khai thác chi tiết này, nhà văn muốn ca ngợi tư thế tuyệt đẹp của con người Việt Nam khi ra trận: một cô gái mảnh dẻ, nhỏ bé nhưng không hề run sợ trước bom đạn của kẻ thù.

Ở bên quả bom, Phương Định phải làm nhiều động tác, đào lỗ chôn thuốc mìn, dòng dây cháy chậm, châm ngòi, lấp đất rồi chạy về nơi trú ẩn. Nhưng khi lưỡi xẻng chạm vào vỏ quả bom, cô phát hiện vỏ quả bom đang nóng lên mà không rõ nguyên nhân. Nguy hiểm lắm, căng thẳng lắm, vậy mà cô vẫn bình tĩnh, thao tác cẩn trọng, tỉ mỉ, thành thạo theo đúng mệnh lệnh chỉ huy của chị Thao. Chờ quả bom nổ: đây là giây phút căng thẳng nhất. Và trong cô còn có thêm sự lo lắng: nhỡ thuốc mìn không nổ phải chôn lại lần thứ hai trong khi quả bom đang nóng lên. Nguy hiểm nhân lên nhiều lần. Trong cô đã nghĩ tới cái chết nhưng rất mờ nhạt, chưa bao giờ cái chết trở thành nỗi ám ảnh đến mức cô phải lo lắng, phải trằn trọc. Vì với cô, dù phải hi sinh cô cũng quyết tâm phá bằng được quả bom, cô đã đặt mục đích hoàn thành nhiệm vụ phá bom lên trên cả tuổi xuân, trên cả mạng sống của mình.

Lòng dũng cảm của Phương Định, của những cô gái thanh niên xung phong đã ngời sáng trong khói lửa của bom đạn. Những chiến công của họ đã sống mãi cùng với thời gian và lòng người. Cũng như nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ đã từng ngợi ca những chiến công của những nữ anh hùng trên con đường Trường Sơn huyền thoại:

“Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương
Cho đoàn xe kịp giờ ra trận
Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa
Đánh lạc hướng thù, hứng lấy luồng bom.”

(“Khoảng trời - hố bom”)

Những tưởng bom đạn, chiến tranh khiến cho tâm hồn, cảm xúc của những thanh niên xung phong trở nên chai sạn, thô ráp. Nhưng Phương Định vẫn hiện lên mang những nét đẹp trẻ trung và đầy nữ tính. Là cô gái Hà Thành trẻ trung, xinh đẹp, Phương Định mang những nét đẹp duyên dáng, yêu kiều: “một cái cổ cao kiêu hãnh như đài hoa loa kèn”; “hai bím tóc dài, mềm mại”; “đôi mắt dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng”, “cái nhìn xa xăm”... Vẻ đẹp của Phương Định đã cuốn hút bao chàng trai, chính cô thừa nhận “Không hiểu sao các anh pháo thủ và lái xe hay hỏi thăm tôi...”. Cô cũng có cách cư xử rất ý nhị, kín đáo, kiêu kì của con gái Hà Thành. Phương Định nhạy cảm, biết mình được nhiều anh lính để ý nhưng cô chưa dành tình cảm cho ai, cô không săn sóc vồn vã như những cô gái khác.

Vào chiến trường, sống ở nơi cái chết luôn cận kề nhưng lúc nào Phương Định cũng giữ vẹn nguyên những nét đẹp trong sáng của những cô gái mới lớn. Cô thích làm duyên, làm điệu ngay giữa cuộc sống chiến trường khốc liệt, thích ngắm mắt mình trong gương, thích ngồi bó gối mơ màng... Cô thích hát, hay hát, tự bịa cả ra lời hát, hát trong mọi khoảnh khắc như chưa bao giờ nghe thấy bom rơi, đạn nổ: “Tôi thích nhiều bài. Những bài hành khúc bộ đội hay hát trên những ngả đường mặt trận. Tôi thích dân ca quan họ mềm mại, dịu dàng. Thích Ca-chiu-sa của Hồng quân Liên Xô. Thích ngồi bó gối mơ màng: “Về đây khi mái tóc còn xanh xanh...”. Đó là dân ca Ý trữ tình giàu có, phải lấy giọng thật trầm”.

Tiếng hát của cô át tiếng bom, át cả đau thương, gian khổ hiểm nguy. Đó là biểu hiện của tinh thần lạc quan, yêu đời và niềm tin yêu cuộc sống. Không chỉ vậy, Phương Định cũng hồn nhiên và mơ mộng lắm. Đêm đêm, cô nhìn lên những ngôi sao trên bầu trời, mơ về một ngày mai hòa bình, thống nhất. Khi một trận đánh khốc liệt vừa đi qua, chỉ một cơn mưa đá bất ngờ ập xuống nơi núi rừng Trường Sơn cũng khiến Phương Định quên hết cả mưa bom, bão đạn, quên cả căng thẳng, hiểm nguy, cô và đồng đội lại say sưa tận hưởng niềm vui như con trẻ, đưa cô sống lại tất cả những kí ức tươi đẹp thời thiếu nữ kiêu sa bên gia đình nơi thành phố mến thương.

Phương Định, cô gái Hà Nội xinh đẹp, dũng cảm trong lửa đạn, giàu yêu thương đồng đội. Cô yêu thương những người đồng đội của mình bằng cả trái tim, bằng sự quan tâm rất đỗi chân thành. Khi chị Thao và Nho đi trinh sát chưa về cô vô cùng lo lắng, “sốt ruột tôi chạy ra ngoài một tí” “tôi lo”. Trực điện thoại cô cảm thấy “Thời gian bắt đầu căng lên. Trí não tôi cũng không thua. Những gì đã qua, những gì sắp tới… không đáng kể nữa. Có gì lí thú đâu, nếu các bạn tôi không quay về?” cũng chính vì thế khi nhận được điện thoại từ đại đội trưởng cô gắt gỏng trả lời: “trinh sát chưa về”. Lúc Nho gỡ bom bị thương, Phương Định đã vô cùng lo lắng, nhưng cô lại hết sức bình tĩnh moi đất kéo Nho lên, rồi lau rửa vết thương, chăm sóc chu đáo, tận tình cho cô em gái nhỏ. Chính tinh thần đồng đội khăng khít ấy đã gắn bó họ lại với nhau, chăm sóc, yêu thương và che chở cho nhau trong những năm tháng khốc liệt của chiến tranh.

Lê Minh Khuê đầy tinh tế và ý nhị, khi khai thác tâm lý cô gái đôi mươi- Phương Định ở những điều tưởng chừng như quá đơn giản, gần gũi. Trong điều kiện gian khó ấy, cô vẫn giữ được nét nữ tính, đơn thuần của tuổi trẻ. Đó chính là biểu hiện cao hơn cả của sự lạc quan, khi con người không đánh mất chính mình trong cuộc sống gian khó. Cô luôn yêu đời, khao khát hạnh phúc cùng nét thanh xuân chưa bao giờ bị khuất lấp bởi khói đạn. Sau trùng trùng hiểm nguy, khung cảnh khốc liệt của chiến tranh vẫn được làm dịu lại bởi niềm lạc quan, yêu đời điểm xuyết vào từng câu chữ như những đóa hoa nở giữa trời đông giá buốt. Bởi lẽ ấy, người đọc càng được tiếp thêm niềm tin và sức mạnh để vươn tới tương lai tốt đẹp hơn.

Phương Định là hình ảnh của tuổi trẻ Việt Nam anh hùng thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước đã mang vào Trường Sơn cả tuổi thanh xuân, cống hiến không tiếc máu xương để giữ cho tuyến đường Trường Sơn không một giờ đứt mạch. Qua nhân vật, người đọc thêm yêu mến, tự hào, trân trọng hơn quá khứ hào hùng của dân tộc, thấm thía hơn trách nhiệm của bản thân, phải biết tiếp nối và phát huy những lí tưởng sống cao đẹp của thế hệ cha anh, gìn giữ và xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp văn minh,...

Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện Những ngôi sao xa xôi - mẫu 7

Lê Minh Khuê là một trong những nhà văn trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Sau khi đất nước giải phóng, cô có những đóng góp tích cực trong việc đổi mới nền văn học nước nhà. Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi là tác phẩm đầu tay xuất sắc của Lê Minh Khuê. Tác phẩm đã khắc họa thành công vẻ đẹp tâm hồn của các cô gái trinh sát mặt đường tại một cao điểm trên tuyến đường Trường Sơn ác liệt. Họ đều là những nữ thanh niên xung phong đáng yêu đáng mến. Nhưng có lẽ để lại ấn tượng sâu đậm nhất trong lòng người đọc chính là nhân vật Phương Định, một cô gái trẻ trung hồn nhiên, tươi tắn, tâm hồn lãng mạn, bay bổng và đặc biệt có tinh thần chiến đấu vô cùng dũng cảm.

Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê kể về cuộc sống, cuộc chiến đấu của ba cô gái còn rất trẻ đó là Nho, Thao và Phương Định. Họ làm thành tổ trinh sát mặt đường tại một cao điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Công việc hằng ngày của họ là “đo khối lượng đẩt đá san lấp những hố bom, đếm số bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom”. Công việc vô cùng khó khăn nguy hiểm ngày ngày họ phải đối mặt với Thần chết luôn ẩn mình trong ruột những quả bom.

Phương Định được giới thiệu là một cô gái trẻ, quê ở Hà Nội. Dù cuộc sống ở chiến trường có gian khổ hiểm nguy, các cô gái vẫn giữ cho mình một tâm hồn lạc quan, yêu đời yêu cuộc sống. Phương Định là cô gái có vẻ bề ngoài vô cùng xinh đẹp. Chính cô cũng luôn ý thức về vẻ đẹp của bản thân mình và tự nhận mình là một “cô gái khá” với “hai bím tóc dày tương đối mềm”, “cái cổ cao kiêu hãnh như đài hoa loa kèn”, “đôi mắt nâu dài” và “có cái nhìn sao mà xa xăm” như một anh lính lái xe nào đó đã từng nhận xét.

Mặc dù có vẻ bề ngoài xinh đẹp, được biết bao chàng trai pháo thủ, những anh lính lái xe để ý nhưng Phương Định vẫn chưa dành riêng tình cảm của mình cho ai. Khác với đồng đội, cô không săn sóc, vồn vã với bất kì ai. Trái lại, cô rất kín đáo, không hề biểu lộ tình cảm của mình. Tất cả những chi tiết đó cho ta hình dung Phương Định là một cô gái xinh đẹp, đoan trang, đài các và có một chút gì đó rất kiêu kì, rất đặc trưng của người con gái Hà Nội.

Không chỉ đẹp ở hình thức, Phương Định còn có một tâm hồn trẻ trung, hồn nhiên, tươi tắn, luôn lạc quan, yêu đời yêu cuộc sống. Cái làm cho nhân vật Phương Định trở nên sống động và để lại một ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc không phải là vẻ đẹp kiêu sa của một thiếu nữ xuất thân nơi Hà thành hoa lệ mà là vẻ đẹp của một cô gái có chiều sâu tâm hồn, có lí tưởng sống cao đẹp, lúc nào cũng lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống, tâm hồn lãng mạn bay bổng.

Sau những giờ phút căng thẳng đối mặt với Thần chết luôn ẩn mình trong ruột những quả bom, Phương Định lại trở về với cuộc sống đời thường với nụ cười hồn nhiên, tươi tắn, với những lời ca câu hát mượt mà, trong trẻo, với những suy nghĩ, những ước mơ lãng mạn, bay bổng. Sống ở chiến trường nơi đạn bom ác liệt nhưng cô vẫn giữ cho mình sự hồn nhiên trong sáng. Cô vẫn thích ngồi bó gối mơ màng hát những bài “dân ca quan họ mềm mại, dịu dàng”, “những bài Ca-chiu-sa của Hồng quân Liên Xô”, “những bài dân ca Ý trữ tình giàu có”.

Hoặc như một hôm nào đó, một trận mưa đá bất ngờ đổ xuống, cô bỗng quay quắt nhớ mẹ mình, nhớ về ngôi nhà thân yêu và những kỉ niệm êm đẹp của thời thiếu nữ khi còn cùng mẹ sống ở thành phố. Có thể nói chính những tình cảm gia đình, những kỉ niệm hồi ức đẹp đẽ của tuổi thiếu thời bên cạnh những người thân yêu ruột thịt đã tiếp thêm niềm tin, sức mạnh giúp cho Phương Định và những người chiến sĩ ngày đó có thể vượt qua mọi khó khăn, thử thách, mọi gian khổ, hiểm nguy thậm chí là hy sinh mạng sống của mình để bảo vệ Tổ quốc. Bởi họ biết rằng cuộc chiến đấu của họ hôm nay không chỉ để bảo vệ độc lập tụ do của Tổ quốc mà còn là bảo vệ cho những người thân yêu ruột thịt ở quê nhà.

Sống ở chiến trường nơi bom đạn kẻ thù liên tiếp dội xuống, nơi mạng sống của con người trở nên mỏng manh như sợi tóc thì Phương Định cũng như bao người lính ngày đó cũng đã từng nghĩ tới cái chết. Nhưng đó là một cái chết mờ nhạt, xa xăm, không cụ thể. Nó chỉ thoáng qua chứ không đủ sức khiến con người trở nên mềm yếu, khuất phục. Cô vẫn sống lạc quan, yêu đời yêu cuộc sống, vẫn yêu thích công việc của mình, một công việc tuy nguy hiểm nhưng có cái thú của nó. Cô vẫn tin tưởng vào cuộc chiến đấu, vào con đường mình đã chọn, vẫn vui khi nhìn lại quãng đường đã qua rồi thở phào nhẹ nhõm sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Phương định có tinh thần trách nhiệm với công việc, chiến đấu anh dũng, sẵn sàng hi sinh mạng sống của mình để hoàn thành nhiệm vụ: Không hề rời bỏ cuộc sống đầy gian khổ và nguy hiểm dưới chân cao điểm nơi bom đạn kẻ thù liên tiếp dội xuống, không khí đượm mùi chiến tranh, chết chóc. Hiện thực chiến tranh vô cùng tàn khốc. Tử thần luôn rình rập, đe dọa mạng sống của con người nhưng cô vẫn không hề sợ hãi, quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Công việc hằng ngày luôn đối diện với nguy hiểm. Ngày ngày phải chạy trên cao điểm, trên đầu cầu là máy bay địch có thể bất ngờ ập tới, dưới đất là những trái bom chưa nổ. Đó luôn là một mối hiểm họa: “có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nổ”. Con người phải luôn sống trong trạng thái “thần kinh lúc nào cũng căng như chão, tim đập bất chấp nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết xung quanh mình là những quả bom chưa nổ”. Tính mạng lúc nào cũng có thể bị đe dọa: “một ngày chúng tôi phải phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần”.

Vậy đó, con người phải thường xuyên đối mặt với cái chết, đối diện với sự hủy diệt tàn khốc. Thế nhưng Phương Định cũng như những cô gái thanh niên xung phong ngày đó vẫn sẵn sàng chấp nhận tất cả. Chưa bao giờ họ nản chí. Vì họ mang trong mình một tình yêu nước nồng nàn, tha thiết, sẵn sàng hi sinh mạng sống của mình vì hạnh phúc của nhân dân, vì độc lập tự do của Tổ quốc:

Ta chịu đau mà sinh hạ các bài ca

Thế hệ hôm nay chịu đau để thế hệ sau nghe hát

Miền Bắc chịu đau cho miền Nam sống những ngày độc lập

Những phút nhìn trời ta đâu tiếc thịt xương ta.

Sự dũng cảm của Phương Định được thể hiện rõ nhất trong một lần phá bom. Tác giả đã tỏ ra rất tinh tế và sâu sắc khi miêu tả một cách vô cùng cụ thể, chân thật từng cảm giác, ý nghĩ của Phương Định dù chỉ thoáng qua trong giây lát trong khi cô đang tiến gần đến quả bom. Mặc dù công việc phá bom đã trở nên quen thuộc nhưng mỗi lần phá bom, Phương Định vẫn có những cảm giác căng thẳng, hồi họp và lo sợ.

Cô tiến chậm chạp, người hơi cúi nhưng nghĩ có biết bao anh lính cao xạ đang quan sát, dõi mắt nhìn mình bởi các anh “có cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt” . Thế nên dù sợ hãi, Phương Định cũng cố trấn tĩnh bước đến gần quả bom một cách đường hoàng, không đi khom lưng nữa bởi cô biết rằng “các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể đường hoàng mà bước tới” Đi khom là tỏ ra yếu đuối hèn nhát. Đó là điều tối kị đối với những người lính. Đã là lính thì chỉ có thể chết chứ không được hèn yếu. Có những cử chỉ hèn nhát, nhu nhược ấy ta sẽ làm nhụt ý chí chiến đấu của đồng đội. Điều không thể nào chấp nhận được.

Tuy nói là thế nhưng đối mặt với quả bom, với cái chết sẽ đến với mình trong gang tấc thì nỗi sợ hãi vẫn xâm chiếm tâm hồn: “Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắt đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm… Vỏ quả bom nóng, một dấu hiệu chẳng lành”. Con người vẫn thấy rùng mình sợ hãi khi chẳng may lưỡi xẻng chạm vào quả bom bởi không ai có thể nói trước được điều gì sẽ xảy ra sau đó. Chỉ cần một chút mảy may sơ xuất là con người có thể trả giá bằng chính mạng sống của mình.

Có thể nói những giờ phút phá bom là những giờ phút vô cùng căng thẳng, tuy biết rằng vẫn có đồng đội đứng quanh đây luôn sẵn sàng yểm trợ, bảo vệ cho mình nhưng thật ra chỉ có mình đối mặt với quả bom ấy. Cô hoàn toàn đơn độc và nỗi sợ hãi là một điều rất thực. Nhưng điều quan trọng ở đây mà nhà văn muốn nói tới ngay cả trong những giờ phút vô cùng nguy hiểm khi mạng sống bị đe dọa thì những người lính với một tinh thần chiến đấu vô cùng dũng cảm.

Chính những phút giây ấy đã làm con người đẹp đẽ lạ thường. Nó làm nổi bật những phẩm chất tốt đẹp của người lính, lòng quả cảm, tinh thần yêu nước nồng nàn, ý thức trách nhiệm đối với công việc, với đồng đội. Nhà văn đã rất tinh tế khi phát hiện ra rằng ngay trong những giờ phút căng thẳng ấy những người lính nỗi sợ hãi. Một nỗi sợ hãi rất đời thường. Nhưng điều quan trọng là con người đã chế ngự được nỗi sợ hãi ấy. Họ vẫn giữ cho mình những phẩm chất tốt đẹp của người lính, luôn biết đặt lợi ích của quốc gia dân tộc lên trên lợi ích của cá nhân mình, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ, yêu nước, anh hùng, kiên cường, dũng cảm.

Ở Phương Định còn tỏa sáng tinh thần đồng đội, đồng chí thiêng liêng, keo sơn, gắn bó, luôn biết yêu thương, quan tâm, chăm sóc lẫn nhau. Với đồng đội, cô yêu thương và gắn bó như chị em. Trong cuộc sống, cô hòa mình trong đời sống chung của người chiến sĩ. Cô vui vẻ hát hò, nói chuyện và trêu đùa cùng hai người đồng đội. Với các chiến sĩ khác, cô cũng hết sức quan tâm.

Cô hiểu rõ tính tình của từng người trong đơn vị. Mặc dù chị Thao đã cố che dấu bằng việc bảo cô hát, cô biết tâm trạng lo lắng của Thao khi Nho bị thương. Với đại đội trưởng, chỉ tiếp xúc qua điện thoại nhưng biết rõ từ cách ăn nói đến đặc điểm riêng. Cô quý trọng và cảm phục tất cả những chiến sĩ mà cô đã gặp trên tuyến đường Trường Sơn.

Trong nhiệm vụ, cô luôn kề vai sát cánh, gắn kết trong nhiệm vụ, cùng sống cùng chết bên cạnh đồng đội của mình. Cô luôn lo lắng và lo sợ nếu mình sơ xuất trong công việc phá bom sẽ khiến cho đồng đội phải hi sinh. Kho Nho bị thương, cô tận tình chăm sóc. Nhìn thấy nho khỏe mạnh lên, vết thương bắt đầu lành lại, cô vô cùng hạnh phúc. Chính đồng đội là nguồn hạnh phúc lớn lao và duy nhất của cô lúc này.

Hình ảnh nhân vật Phương Định là đại diện sinh động cho tuổi trẻ Việt Nam yêu nước. Lê Minh Khuê đã khắc họa thành công hình ảnh người nữ thanh niên xung phong giàu lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu dũng cảm, sẵn sàng hi sinh mình vì nghĩa lớn. Họ là những cô gái có lí tưởng sống cao đẹp, yêu nước, anh hùng đó là hiện thân cho một thế hệ những người thanh niên Việt Nam yêu nước ngày ấy, là ngọn nguồn sức mạnh của dân tộc ta trong mọi cuộc đấu tranh chống lại kẻ thù.

Nghệ thuật trần thuật theo ngôi thứ nhất làm cho câu chuyện trở nên chân thật, sống động đến từng chi tiết. Nghệ thuật miêu tả, phân tích tâm lý nhân vật sắc sảo, vốn sống sự am hiểu sâu sắc của tác giả về cuộc sống của những người lính ở chiến trường.

Qua nhân vật Phương Định và các cô thanh niên xung phong, Lê Minh Khuê đã có cái nhìn thật đẹp, thật lãng mạn về cuộc sống chiến tranh, về con người trong chiến tranh. Chiến tranh là đau thương mất mát song chiến tranh không thể hủy diệt được vẻ đẹp tâm hồn rất tươi xanh của tuổi trẻ, của con người. Chính từ những nơi gian lao, quyết liệt ta lại thấy ngời sáng vẻ đẹp của tuổi trẻ, của chủ nghĩa anh hùng Cách mạng Việt Nam.

Xem thêm các bài văn mẫu lớp 9 hay khác:

Mục lục Văn mẫu | Văn hay 9 theo từng phần:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Tuyển tập những bài văn hay | văn mẫu lớp 9 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Văn mẫu lớp 9Những bài văn hay lớp 9 đạt điểm cao.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


nhung-ngoi-sao-xa-xoi.jsp


Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên