5+ Lập dàn ý tả đoạn văn về cảnh sông nước (điểm cao)
Lập dàn ý tả đoạn văn về cảnh sông nước hay nhất, ngắn gọn với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
5+ Lập dàn ý tả đoạn văn về cảnh sông nước (điểm cao)
Lập dàn ý tả đoạn văn về cảnh sông nước - mẫu 1
- Mở đoạn: Giới thiệu cảnh định tả: Cảnh sông nước
- Thân đoạn: Tả chi tiết cảnh
+ Tả cảnh dòng sông: Hình dáng, màu nước, dòng chảy,...
+ Tả hoạt động của con người trên sông: Con thuyền chở cát, những người chèo thuyền bắt cá,..
+ Tả cảnh hai bên bờ: Cây cối, bãi bồi, ...
- Kết đoạn: Nêu cảm nghĩ của em về cảnh đó.
Lập dàn ý tả đoạn văn về cảnh sông nước - mẫu 2
1. Mở đoạn: Giới thiệu bao quát cảnh sẽ tả.
Em tả cảnh gì, ở đâu?
Em nhìn thấy cảnh vào dịp nào? Vào thời gian nào?
2. Thân đoạn: Tả những nét nổi bật của cảnh vật.
a) Tả bao quát toàn cảnh:
Tả những nét chung.
b) Tả chi tiết:
- Tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian.
- Tả theo trình tự từng bộ phận của cảnh:
Từ xa đến gần hoặc từ gần đến xa.
Từ cao xuống thấp hoặc từ thấp lên cao.
Tả hoạt động của con người hoặc động vật có liên quan đến cảnh.
3. Kết đoạn: Nêu cảm xúc và suy nghĩ của em về cảnh đã tả.
Lập dàn ý tả đoạn văn về cảnh sông nước - mẫu 3
a) Mở bài: Giới thiệu dòng sông mà em muốn miêu tả:
Dòng sông ấy có tên không? Đó là một dòng sông lớn đi qua nhiều tỉnh hay chỉ đi qua một vùng nhất định?
Cảnh dòng sông ấy có gì đặc biệt khiến em yêu thích và tả lại?
b) Thân bài:
- Tả cảnh dòng sông:
Kích thước dòng sông: chiều dài, chiều rộng, chiều sâu - có thể ước chừng
Nước sông: trong vắt hay đục ngầu, chảy xiết hay chảy chậm, luôn đứng yên hay dâng lên hạ xuống tùy thời điểm…
Đáy sông: là sỏi đá hay lớp bùn đất mềm…
Sinh vật: trên mặt sông, trong lòng sông và đáy sông có những loài vật nào sinh sống, chúng là loài tự nhiên hay do con người nuôi
Hai bên bờ sông: cảnh tự nhiên (thảm cỏ, cây cối, đường đi…) hay cảnh nhân tạo (nhà hàng, bờ kè, khách sạn…)
- Tả lợi ích của dòng sông:
Cầu nối, đường vận chuyển người và hành khách tiện lợi
Cung cấp nguồn nước phong phú cho trồng trọt
Cung cấp nguồn thủy sản phong phú
- Tả hoạt động của con người với dòng sông:
Tắm sông, chèo thuyền trên sông
Đánh bắt tôm cá, mùa cua ốc…
Chở hàng trên mặt sông
Dẫn nước vào ruộng, vườn
c) Kết bài: Tình cảm, cảm xúc của em với con sông mà mình vừa miêu tả
Lập dàn ý tả đoạn văn về cảnh sông nước - mẫu 4
1. Mở bài: Giới thiệu cảnh sông nước mà em muốn miêu tả.
Cảnh sông nước đó là gì? (bãi biển, dòng sông, hồ nước…)
Cảnh sông nước đó có tên là gì? Nằm ở đâu?
2. Thân bài:
- Miêu tả khái quát về cảnh sông nước đó:
Chiều dài, bề rộng, chiều sâu của vùng sông nước đó?
Kích thước của nơi đó có nổi bật hay có gì khác so với những cảnh sông nước khác?
Cảnh sông nước này là tự nhiên hay do con người tạo ra? Có câu chuyện nào kể về điều này không?
Qua các mùa trong năm, khung cảnh ở đây có thay đổi nhiều không? (mùa khô, mùa mưa)
- Miêu tả chi tiết cảnh sông nước:
Mặt nước (phẳng lặng/ gợn sóng lăn tăn/ trôi cuồn cuộn…)
Nước (lạnh/ ấm, trong/đục…)
Màu sắc mặt nước có thay đổi theo các khoảng khắc trong ngày hay các mùa trong năm không?
Dưới nước có những gì? (rong rêu, cát bùn, cá, ốc, tôm, cua…)
Hai bên bờ (đường đi, cây cỏ, nhà dân, bãi cỏ…)
- Miêu tả hoạt động của con người:
Người dân ra đây hóng mát, trò chuyện
Trẻ em bơi lội, tắm mát
Người chài mò cua bắt ốc, đánh cá
Tàu thuyền chạy qua lại chở hàng, họp chợ…
3. Kết bài: Tình cảm của em dành cho vùng sông nước này
Em cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp của vùng sông nước này?
Em có những mong muốn gì dành cho vùng sông nước ấy?
Lập dàn ý tả đoạn văn về cảnh sông nước - mẫu 5
1. Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu về dòng sông mà em muốn miêu tả.
Gợi ý: Quê hương em là một vùng đất tươi đẹp. Nơi đây có cánh đồng lúa rộng mênh mông bát ngát, có bờ đê thoai thoải mà mỗi chiều về lại nô nức lũ trẻ thả diều, có con đường làng gập ghềnh đất đỏ… Nhưng đi xa, em nhớ nhất vẫn là con sông êm đềm chảy phía cuối làng, nơi níu giữ những kỉ niệm đẹp nhất của tuổi thơ em.
2. Thân bài
- Miêu tả chung về dòng sông:
Dòng sông đó nằm ở vị trí nào?
Đó là một dòng sông tự nhiên mà có hay là do người dân đào nên?
Con sông có tên gọi là gì? Tên gọi đó do ai đặt? Cách đặt tên đó gắn liền với quan niệm hay một câu chuyện nào không?
Dòng sông đó bắt nguồn từ đâu? Chảy qua những nơi nào và đổ về đâu?
Chiều dài, bề rộng, chiều sâu của dòng sông khoảng bao nhiêu? (nếu không thể nói số đo chính xác, thì có thể so sánh với những sự vật khác để xác định kích thước)
- Miêu tả chi tiết dòng sông:
Nước sông ở đây có màu gì? (thay đổi như thế nào theo mùa)
Nước sông luôn đầy ắp quanh năm hay có sự nâng lên, giảm xuống tùy vào mùa mưa, mùa khô?
Dưới đáy sông là gì? (lớp bùn non, lớp cát sỏi…)
Thế giới sinh vật dưới sông có gì đặc biệt? (tôm, cua, cá, các loại rong, bèo…)
Hai bên bờ sông có được xây dựng bờ kè, cầu thang, cầu gỗ để tiện lên xuống dòng sông không?
- Hoạt động của con người với dòng sông:
Những người kiếm sống nhờ dòng sông (đánh bắt tôm cá, thả bè nuôi cá trên sông, tàu thuyền chở đồ trên mặt sông…)
Mọi người giặt giũ, lấy nước… ở hai bên bờ sông
Lũ trẻ con xuống tắm, bơi lội ở khúc sông cạn vào mùa hè nóng bức
Những quán nước, chòi nghỉ chân dựng cạnh bờ sông cho mát mẻ
Các bến tàu thuyền ở các khúc sông tấp nập người qua sông…
3. Kết bài
Tình cảm của em dành cho con sông quê hương.
Ý nghĩa của con sông ấy đối với em và đối với quê hương em.
Gợi ý: Dòng sông quê hương ấy đã bồi đắp lên tuổi thơ tuyệt vời của em, và của biết bao đứa trẻ khác ở vùng nông thôn ấy. Nay, dù đã lên thành phố cùng bố mẹ suốt gần năm năm rồi, mà em vẫn còn nhớ mãi hình ảnh con sông đầy ăm ắp ấy; còn nhớ mãi cảm giác ngụp lặn dưới dòng nước mát ấy. Em mong rằng, dù thời gian trôi qua, quê hương em đang từng ngày thay đổi, thì dòng sông quê hương ấy vẫn sẽ mãi hiền hòa và bao dung với người dân nơi đây như thuở nào.
Lập dàn ý tả đoạn văn về cảnh sông nước - mẫu 6
1. Mở bài: Giới thiệu con sông.
Quê hương em thật tươi đẹp với những cảnh vật nên thơ.
Nhưng đẹp hơn cả có lẽ là dòng sông quê em.
2. Thân bài:
a) Tả bao quát:
Dòng sông không biết bắt nguồn từ đâu khi ghé thăm ngôi làng của em nó chảy êm ả, dịu dàng như muốn cho mọi người có đủ thời gian để ngắm nhìn làng nước trong xanh của nó.
Dọc hai bên bờ sông là những bãi ngô, bãi khoai xanh biếc, tươi mát.
Xa xa, khuất sau rặng tre xanh đầu làng là những cánh đồng lúa vàng tươi, mênh mông, bát ngát thẳng cánh cò bay.
a) Tả chi tiết:
* Buổi sáng:
Bầu trời trong xanh, cao vời vợi.
Những đám mây trắng như bông trôi bồng bềnh, nhè nhẹ.
Con sông mới ấm áp và hiền hòa làm sao!
Nước sông trong vắt có thể nhìn xuống tận đáy sông.
Mặt sông phẳng lì như một chiếc gương soi.
Từng đoàn thuyền đánh cá bắt đầu giương buồm, thả lưới trắng xóa cả mặt sông. Tiếng hò, tiếng hát vang lên làm xua tan mệt mỏi.
* Buổi trưa:
Những buổi trưa hè oi ả mặt sông nhuộm một vàng của nắng.
Nước sông ánh lên, lóe lên bóng nhẫy.
Một làn gió nhẹ thoáng qua, những rặng tre khẽ đu đưa như thì thầm với chị gió
Các cô bé, cậu bé rủ nhau ra sông tắm. Chúng lặn hụp, vùng vẫy, đùa giỡn thỏa thích cùng nhau.
Dòng sông ôm chúng chúng vào lòng, vui cười, đùa nghịch với chúng.
Sông dịu hiền như người mẹ đang nâng niu, săn sóc đàn con thơ ngây yêu dấu của mình.
* Buổi chiều:
Khi ông mặt trời đã bắt đầu khuất sau lũy tre xanh đầu làng, dòng sông trở nên dịu mát.
Hai bên bờ rộn rã tiếng nói, cười vui vẻ của đám trẻ con vây quanh những thúng cá to đầy ắp.
* Buổi tối:
Khi ông trăng tròn vằng vặc treo lơ lửng trên ngọn tre soi bóng xuống mặt sông gợn nước lung linh phủ đầy một màu vàng óng ánh.
Dòng sông được ánh trăng chiếu xuống như khoác một chiếc áo dát bạc.
Trăng tỏa sáng đôi bờ sông, soi rõ từng khuôn mặt.
Một số người chèo thuyền ra giữa sông hóng gió, ngắm trăng.
3. Kết bài:
Dòng sông quê hương – dòng sông kỉ niệm như người mẹ hiền của em.
Dù có đi đâu xa, em vẫn nhớ mãi về dòng sông quê em.
Mục lục Văn mẫu | Văn hay 9 theo từng phần:
- Mục lục Văn thuyết minh
- Mục lục Văn tự sự
- Mục lục Văn nghị luận xã hội
- Mục lục Văn nghị luận văn học Tập 1
- Mục lục Văn nghị luận văn học Tập 2
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Tuyển tập những bài văn hay | văn mẫu lớp 9 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Văn mẫu lớp 9 và Những bài văn hay lớp 9 đạt điểm cao.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Lớp 9 Kết nối tri thức
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT
- Lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST
- Lớp 9 Cánh diều
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều