5+ Lập dàn ý thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm (điểm cao)
Lập dàn ý thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm hay nhất, ngắn gọn với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
- Lập dàn ý thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm (mẫu 1)
- Lập dàn ý thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm (mẫu 2)
- Lập dàn ý thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm (mẫu 3)
- Lập dàn ý thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm (mẫu 4)
- Lập dàn ý thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm (mẫu 5)
- Lập dàn ý thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm (mẫu 6)
- Lập dàn ý thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm (mẫu 7)
- Lập dàn ý thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm (mẫu 8)
- Lập dàn ý thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm (mẫu 9)
- Lập dàn ý thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm (các mẫu khác)
5+ Lập dàn ý thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm (điểm cao)
Lập dàn ý thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm - mẫu 1
1. Mở bài
Giới thiệu khái quát về vấn đề cần nghị luận: Thói quen không đội mũ bảo hiểm trở thành vấn đề nóng trong xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người.
2. Thân bài
* Thực trạng về ý thức đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông
- Hầu hết, mọi người dân khi tham gia giao thông đều đã có ý thức đội mũ bảo hiểm.
- Tuy nhiên vẫn còn một số người dân thiếu ý thức không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, coi việc đội mũ là ép buộc, hoặc đội một cách đối phó.
* Nguyên nhân
- Nhiều người cưa ý thức, chưa thấy hết được tầm quan trọng, giá trị to lớn của việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
- Lối sống buông thả, xem thường pháp luật, sự an toàn của bản thân và những người xung quanh mình.
- Lối sống thích thể hiện cá tính của một số thanh thiếu niên hiện nay
* Hậu quả
- Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là lối sống văn minh, đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh
- Thiếu ý thức không đội mũ bảo hiểm là hành vi vi phạm luật giao thông và lại để lại nhiều hậu quả đáng tiếc. Việc không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông nếu chẳng may xảy ra tai nạn sẽ để lại hậu quả đến tính mạng, ảnh hưởng và trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội.
- Trở thành người vô ý thức, ảnh hưởng xấu đến mọi người xung quanh.
* Biện pháp
- Cần tăng cường tuần tra, giám sát và nâng cao các chế tài xử lí đối với những hành vi vi phạm.
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục tới mọi người dân trên toàn đất nước để người dân thấy được tầm quan trọng của việc đội mũ bảo hiểm.
3. Kết bài
Khái quát lại tầm quan trọng của việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
Lập dàn ý thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm - mẫu 2
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần thuyết phục: từ bỏ thói quen thức khuya.
2. Thân bài
* Trình bày thực trạng hiện nay:
- Nhiều người thức đến hai, ba giờ sáng để chơi game, xem phim, lướt mạng xã hội,...
* Chỉ ra tác hại của việc thức khuya:
- Ảnh hưởng đến sức khỏe: gây đau đầu và suy giảm trí nhớ,...
- Ảnh hưởng tới tinh thần: không ngủ đủ sẽ làm con người dễ cáu gắt, uể oải.
- Hệ luỵ: con người thường ngủ bù vào sáng sớm -> dễ làm trễ giờ, lỡ kế hoạch,...
* Lợi ích của việc từ bỏ thói quen này:
- Sức khỏe, tinh thần được cải thiện.
* Đề xuất một số giải pháp để từ bỏ thói quen này:
- Sắp xếp thì giờ sinh hoạt, học tập hợp lí.
- Hạn chế sử dụng mạng xã hội trước khi đi ngủ.
- Cài báo thức nhắc nhở giờ đi ngủ.
3. Kết bài
Khẳng định ý nghĩa của việc từ bỏ thói quen thức khuya.
Lập dàn ý thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm - mẫu 3
1. Mở bài
Giới thiệu ngắn gọn vấn đề: cần từ bỏ quan niệm kỳ thị người khuyết tật.
2. Thân bài
a. Giải thích quan niệm:
Kỳ thị người khuyết tật là thái độ khinh thường hoặc thiếu tôn trọng người khuyết tật vì lý do khuyết tật của người đó.
b. Nguyên nhân của việc kỳ thị và phân biệt đối xử với người khuyết tật:
- Nhận thức của người dân về chính sách và quyền của người khuyết tật còn nhiều hạn chế.
- Một số người còn có nhận thức sai lầm về người khuyết tật, có những quan niệm mê tín dị đoan không nên có hay một số quan niệm nhân quả kiếp trước, …
c. Hậu quả của việc kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người khuyết tật:
- Kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người khuyết tật là những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc người khuyết tật không được hòa nhập vào các hoạt động văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội của cộng đồng.
- Kỳ thị và phân biệt đối xử cũng gây ra tỷ lệ thất nghiệp cao và dẫn đến trình độ học vấn thấp đối với người khuyết tật và cũng là nguyên nhân khiến nhiều người khuyết tật mất cơ hội kết hôn và sinh con trong khi đây là những vấn đề rất quan trọng về mặt văn hoá.
3. Kết bài
Khẳng định lại vấn đề: Mỗi chúng ta phải biết thông cảm, sẽ chia và giúp đỡ những người khuyết tật khi họ gặp khó khăn, cần từ bỏ quan niệm kì thị người khuyết tật ngay từ bây giờ.
Lập dàn ý thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm - mẫu 4
1. Mở bài
Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: việc học sinh đi học muộn.
Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân.
2. Thân bài
a. Thực trạng
Ở các trường học khắp nơi, đầu mỗi buổi học không khó để bắt gặp tình trạng các bạn học sinh đi học muộn, tiếng trống báo hiệu vào lớp đã vang lên trước đó nhưng vẫn còn có nhiều bạn chưa đến trường, ở ngoài cổng trường hoặc bắt đầu vào trường.
b. Nguyên nhân
- Do ý thức chủ quan của các bạn học sinh chưa tốt, chưa chủ động trong cuộc sống của chính mình cũng như chưa tôn trọng thời gian của mình.
- Do cha mẹ chưa thực sự quan tâm đến việc học của con em mình, việc rèn luyện tầm quan trọng của việc tiết kiệm thời gian cho con em mình chưa thực sự đạt được hiệu quản.
- Nhà trường chưa giám sát và xử lí nghiêm khắc những trường hợp đi học muộn, tái phạm việc đi học muộn nhiều lần.
c. Hậu quả
- Việc học của các em bị trì trệ, tâm lí hớt hải, việc chủ động trong học tập chưa thực sự tốt và hiệu quả học tập từ đó sẽ bị giảm sút.
- Ảnh hưởng đến thầy cô, những bạn học sinh khác đã có mặt đúng giờ, ảnh hưởng đến sự thi đua, thành tích của cả lớp học.
- Hình ảnh đi học muộn của học sinh ngày càng phổ biến sẽ khiến cho môi trường học đường bị ảnh hưởng tiêu cực, sẽ ngày càng nhiều bạn học sinh vi phạm hơn.
d. Giải pháp
- Đầu tiên bạn phải là một người biết coi trọng thời gian và đơn giản là có ý thức tôn trọng người khác và tôn trọng chính bản thân mình.
- Phải lên kế hoạch làm việc và đến chỗ hẹn đúng giờ, lập cho mình một thời gian biểu khoa học và thường xuyên theo dõi nó để chắc rằng mình không bỏ quên các cuộc hẹn.
- Nhà trường cũng cần giám sát và kỉ luật nghiêm khắc hơn nữa những học sinh có tình trạng đi học muộn nhiều lần.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận: việc học sinh đi học muộn.
Lập dàn ý thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm - mẫu 5
1. Mở bài
- Giới thiệu vấn đề cần thuyết phục: từ bỏ thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh.
2. Thân bài
- Giải thích thế nào là thuốc kháng sinh, lạm dụng thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh là "những chất kháng khuẩn (antibacterial substances) tạo ra bởi các chủng vi sinh vật (nấm, vi khuẩn, Actinomycetes) có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi sinh vật khác".
- Trình bày hiện trạng lạm dụng thuốc kháng sinh hiện nay trong cộng đồng:
+ Ra hiệu thuốc và yêu cầu dược sĩ bán thuốc kháng sinh mà không cần kê đơn.
+ Cầm đơn thuốc cũ để mua cho bệnh mới.
+ Một số trường hợp bệnh nhẹ chưa cần thiết phải sử dụng kháng sinh nhưng bác sĩ vẫn tiến hành kê toa.
- Nêu ra những lí do để từ bỏ thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh:
+ Lạm dụng thuốc kháng sinh làm lãng phí tiền bạc.
+ Lạm dụng thuốc kháng sinh gây khó khăn trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh.
+ Lạm dụng thuốc kháng sinh dẫn đến tình trạng kháng thuốc kháng sinh, gây nguy hiểm cho tính mạng,...
- Phản biện lại quan điểm chưa đúng hoặc không đồng tình của những người có thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh.
- Đề xuất giải pháp từ bỏ thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh:
+ Hiểu đầy đủ về tác hại của việc lạm dụng thuốc kháng sinh.
+ Khi có bệnh cần đi khám, mua và sử dụng thuốc theo đúng toa đã ghi.
3. Kết bài
- Khái quát, khẳng định lại vấn đề.
Lập dàn ý thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm - mẫu 6
1. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về trò chơi điện tử và tác hại của chúng
2. Thân bài
- Khái niệm của trò chơi điện tử và khẳng định điện tử là con dao hai lưỡi
- Hiện trạng sử dụng trò chơi điện tử của giới trẻ
- Lợi ích mà trò chơi điện tử mang lại
- Bên cạnh đó, nếu không sử dụng đúng mục đích sẽ để lại rất nhiều tác hại không thể lường trước
- Một số biện pháp để từ bỏ nghiện điện tử
3. Kết bài
- Hãy sử dụng trò chơi điện tử một cách thông minh, đúng với mục đích ban đầu nó mang lại
Lập dàn ý thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm - mẫu 7
1. Mở bài:
Giới thiệu ngắn gọn về thói quen nói tục, chửi bậy và quan niệm của bản thân.
2. Thân bài:
a) Tác hại của nói tục
- Với người nói:
- Gây thất bại trong giao tiếp, người khác nhìn nhận đánh giá tiêu cực, ảnh hưởng đến giá trị nhân phẩm, đạo đức.
- Bị mọi người xa lánh, sợ hãi, e ngại,...
- Trở thành thói quen khó bỏ, nhiễm bẩn tâm hồn.
- Với người khác:
- Gây ức chế khó chịu
- Gây ảnh hưởng đến gia đình, người thân
- Làm vấy bẩn tâm hồn của những đứa trẻ nếu chúng nghe được
- Xã hội trở nên kém văn minh, đạo đức suy đồi
b. Nguyên nhân:
- Do môi trường sống
- Do sự thiếu quan tâm của người thân, gia đình, nhà trường
- Do ham muốn thể hiện bản thân, sự thiếu ý thức về tầm quan trọng của lời nói, thái độ dửng dưng, thích bông đùa cợt nhả.
* Tuy nhiên không phải toàn bộ giới trẻ đều như vậy, đó chỉ là một bộ phận nhỏ làm ảnh hưởng đến cả tập thể lớn. Còn đa số các bạn trẻ vẫn có lối cư xử, giao tiếp văn minh, đáng khen ngợi.
c) Biện pháp giúp bỏ thói quen nói tục
- Tìm kiếm sự giúp đỡ từ phía bạn bè
- Tránh nghe loại nhạc có ngôn từ nhạy cảm và chương trình truyền hình cho phép nói tục khác.
- Xác định tác nhân kích thích và tìm cách tránh xa chúng
3. Kết bài: khẳng định lại vấn đề:
Việc cư xử văn minh đúng mực là vô cùng cần thiết, đó là bước đệm cho chúng ta tiến tới các mối quan hệ vững bền tốt đẹp, người có văn hóa sẽ được mọi người tôn trọng và yêu quý hơn cả.
Lập dàn ý thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm - mẫu 8
I. Mở bài:
Thói quen đi học muộn là một vấn đề mà nhiều người trẻ phải đối mặt trong cuộc sống học tập. Bản thân tôi cũng đã từng phải đối diện với thực tế này. Trong bài viết này, tôi sẽ giới thiệu về tác hại của việc đi học muộn, những nguyên nhân dẫn đến thói quen này, và đề xuất một số biện pháp giúp bỏ đi thói quen này.
II. Thân bài:
1. Tác hại của việc đi học muộn:
Đi học muộn có thể dẫn đến mất uy tín trong mắt bạn bè và thầy cô giáo. Khi bạn liên tục đi học muộn, người khác có thể không tin tưởng bạn và có thể tránh xa bạn, không muốn giao lưu hay hợp tác với bạn nữa.
Thói quen đi học muộn cũng ảnh hưởng đến mạch dạy học của thầy cô và làm gián đoạn quá trình học tập của các bạn trong lớp. Điều này gây phiền hà cho thầy cô và làm mất thời gian của tất cả mọi người.
Ngoài ra, việc đi học muộn có thể khiến bạn bị mất kiến thức bài học và phải dành thời gian để bắt kịp. Điều này gây căng thẳng và áp lực không cần thiết trong quá trình học tập.
2. Nguyên nhân dẫn đến việc đi học muộn:
Nguyên nhân dẫn đến việc đi học muộn có thể chia thành hai loại: khách quan và chủ quan.
Nguyên nhân khách quan có thể bao gồm những sự cố như tắc đường, hỏng xe, hoặc vấn đề sức khỏe đột ngột.
Nguyên nhân chủ quan thường xuất phát từ bản thân bạn, chẳng hạn như việc ngủ quên hoặc thói quen không tốt.
3. Biện pháp giúp bỏ thói quen đi học muộn:
Để bỏ thói quen đi học muộn, bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau đây:
Sắp xếp thời gian hợp lý: Hãy dự tính thời gian cho những sự cố phát sinh thêm, như tắc đường hoặc hỏng xe, để bạn có thể sẵn sàng và không phải đi học muộn.
Đặt đồng hồ báo thức hẹn giờ: Đặt đồng hồ báo thức để đảm bảo bạn không quên giờ học và không phải lo lỡ.
Rèn luyện bản thân: Tập trở thành người tự quản lý thời gian và tuân thủ đúng lịch trình. Điều này đòi hỏi sự tự kiểm soát và tự động hóa thói quen, giúp bạn không phụ thuộc vào người khác và không đi học muộn nữa.
III. Kết bài:
Trong cuộc sống học tập và làm việc, thời gian là một tài nguyên quý báu. Việc đi học muộn không chỉ là mất thời gian của bạn mà còn làm ảnh hưởng đến người khác. Vì vậy, cần từ bỏ thói quen này và tự quản lý thời gian một cách hiệu quả để đảm bảo bạn luôn đến học đúng giờ và không gây phiền hà cho người khác.
Lập dàn ý thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm - mẫu 9
I. Mở bài:
Nhìn quanh trong các trường học và trường đại học ngày nay, thấy rằng hiện tượng đi học muộn đã trở thành một thực tế phổ biến. Sinh viên bước chân vào lớp học muộn màng, học sinh còn tới trường trễ với cái lý do "ngủ quên" quen thuộc. Thật khó để không nhận ra thói quen này đang gia tăng. Tôi muốn đặt ra câu hỏi: Vấn đề này có gì đáng lo ngại và cần phải giải quyết?
II. Thân bài:
1. Đi học muộn gây ra những tác hại gì?
Việc đi học muộn không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân mà còn tác động xấu đến cả tập thể lớp học và quá trình dạy học:
- Hình ảnh xấu: Đi học muộn tạo ấn tượng không tốt về bạn trong mắt bạn bè, thầy cô, và những người xung quanh. Điều này có thể làm bạn trở thành đối tượng xa lánh, người khác không muốn hợp tác hay giao lưu với bạn nữa.
- Gây gián đoạn: Khi bạn tới lớp muộn, bạn làm gián đoạn quá trình học tập của người khác và cả lớp. Điều này ảnh hưởng đến mạch dạy của thầy cô và sự tập trung của các bạn trong lớp.
- Mất kiến thức: Bạn sẽ bỏ lỡ phần nội dung đã học và cần phải dùng thời gian sau đó để ôn tập bù đắp. Điều này có thể dẫn đến việc bạn thiếu kiến thức cần thiết cho bài học tiếp theo.
2. Nguyên nhân gây ra hiện tượng đi học muộn:
Có nhiều nguyên nhân gây ra thói quen đi học muộn:
- Chủ quan và lười học: Một số người không đặt mục tiêu hoặc không có động cơ đủ mạnh để thực hiện nhiệm vụ của mình.
- Ngủ quên: Thời gian quản lý và ngủ không đủ có thể làm bạn ngủ quên và dẫn đến việc đi học muộn.
- Thể hiện bản thân: Một số người coi thói quen đi học muộn là cách thể hiện bản thân, làm mới mình, hoặc thể hiện sự độc lập.
3. Giải pháp khắc phục thói quen đi học muộn:
- Cân bằng thời gian: Lên kế hoạch hợp lý và dự tính thời gian để tránh những sự cố phát sinh. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn cần đi học vào buổi sáng.
- Ngủ đủ giấc: Đảm bảo bạn có đủ giấc ngủ. Thói quen ngủ sớm và thức dậy đúng giờ giúp tránh được tình trạng ngủ quên.
- Tự trách nhiệm: Hãy tự trách nhiệm về việc tới lớp đúng giờ. Đừng phụ thuộc vào người khác để kích thích bạn dậy và đi học.
III. Kết bài:
Nhìn chung, đi học muộn không phải là một thói quen tốt. Nó không chỉ ảnh hưởng đến bạn mà còn tác động xấu đến tập thể lớp và quá trình học tập chung. Việc tự xem xét và cải thiện thói quen này là cách để tạo ra một môi trường học tập tốt hơn và thể hiện sự tôn trọng đối với giờ học và bạn bè.
Lập dàn ý thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm - mẫu 10
I. Mở bài:
Một ngày mới bắt đầu tại trường học, tiếng trống báo hiệu vào lớp đã vang lên, nhưng không khó để thấy một số học sinh vẫn chưa xuất hiện trong lớp. Việc học sinh đi học muộn đã trở thành một thực trạng phổ biến tại nhiều trường học, và điều này đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến giáo dục và quản lý thời gian của học sinh.
II. Thân bài:
1. Thực trạng
Ở nhiều trường học, tình trạng học sinh đi học muộn không còn xa lạ. Đầu mỗi buổi học, tiếng trống đã vang lên, nhưng vẫn có nhiều học sinh chưa đến trường, ở ngoài cổng hoặc bắt đầu vào trường. Điều này đã tạo ra một tình trạng không mong muốn và gây ảnh hưởng đáng kể đến quá trình học tập và môi trường học đường.
2. Nguyên nhân
Việc học sinh đi học muộn có thể được giải thích qua một số nguyên nhân:
Thứ nhất, đây có thể là do ý thức chủ quan của các bạn học sinh chưa được đẩy mạnh. Các bạn chưa thực sự chủ động trong cuộc sống của chính mình và chưa tôn trọng thời gian của mình.
Thứ hai, có trường hợp cha mẹ không đủ quan tâm đến việc học của con em mình. Việc không rèn luyện tầm quan trọng của việc tiết kiệm thời gian cho con em mình cũng đóng góp vào tình trạng này.
Thứ ba, nhà trường cũng cần xem xét việc giám sát và xử lí nghiêm khắc những trường hợp đi học muộn. Điều này là quan trọng để tạo ra một môi trường học đường lành mạnh và quy tắc nghiêm ngặt.
3. Hậu quả
Hậu quả của việc học sinh đi học muộn không chỉ ảnh hưởng đến bản thân học sinh mà còn lan rộng đến cả lớp học và trường học:
Việc học của các em bị trì trệ, tâm lý chưa ổn định, và hiệu quả học tập sẽ giảm sút.
Hành vi đi học muộn cũng ảnh hưởng đến thầy cô giáo và những bạn học sinh khác đã có mặt đúng giờ. Điều này có thể làm gián đoạn quá trình dạy học và tạo ra sự phiền hà.
Hình ảnh đi học muộn của học sinh ngày càng phổ biến có thể gây tiêu cực cho môi trường học đường và khiến cho nhiều học sinh khác cảm thấy thích nghi với thói quen này.
4. Giải pháp
Để giải quyết vấn đề việc học sinh đi học muộn, chúng ta cần thực hiện một số biện pháp sau:
Trước hết, cần thay đổi ý thức cá nhân bằng cách coi trọng thời gian và tôn trọng người khác cũng như chính bản thân mình. Hãy tự chủ và tự quản lý thời gian một cách hiệu quả.
Lên kế hoạch làm việc và tuân thủ lịch trình. Đặt mục tiêu cụ thể và xác định thời gian cho từng hoạt động. Theo dõi và tuân thủ lịch trình một cách đều đặn.
Nhà trường cần thực hiện giám sát nghiêm ngặt và kỷ luật các học sinh có tình trạng đi học muộn nhiều lần. Điều này có thể bao gồm việc thực hiện quy định rõ ràng và áp dụng biện pháp kỷ luật thích hợp để đảm bảo tính nghiêm minh và công bằng.
II. Kết bài:
Việc học sinh đi học muộn không chỉ là vấn đề cá nhân mà còn ảnh hưởng đến môi trường học đường và sự phát triển của học sinh. Chúng ta cần thực hiện những biện pháp cụ thể để giải quyết vấn đề này và tạo ra một môi trường học tập lành mạnh và hiệu quả.
Lập dàn ý thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm - mẫu 11
1. Mở bài
Giới thiệu khái quát về vấn đề cần thuyết phục: cách cư xử và hành động kỳ thị của một số người Việt với người đồng tính và tình yêu đồng giới
2. Thân bài
a. Giải thích và bàn luận về thực trạng của việc cư xử và hành động kỳ thị của một số người Việt với người đồng tính và tình yêu đồng giới
- Giải thích các khái niệm: "người đồng tính", "kỳ thị"
- Thực trạng của việc cư xử và hành động kỳ thị đối với người đồng tính và tình yêu đồng giới:
- Trong xã hội vẫn còn tồn tại rất nhiều định kiến và sự kỳ thị đối với người đồng tính và tình yêu đồng giới.
- Người đồng tính thường bị chính những người thân ép buộc, sử dụng nhiều biện pháp ngăn cản các mối quan hệ tình cảm và thay đổi xu hướng tính dục.
- Người đồng tính còn phải gánh chịu sự coi thường từ lời nói, hành động trêu chọc, giễu cợt từ người khác
b. Hậu quả của việc kỳ thị người đồng tính và tình yêu đồng giới
- Vi phạm nghiêm trọng đến những quyền cơ bản của con người như quyền bình đẳng và "mưu cầu hạnh phúc".
- Những hành vi giễu cợt, bàn tán vô tình gây ra cho người đồng tính những vết thương tinh thần không thể chữa lành.
c. Lí giải nguyên nhân
- Xuất phát từ những định kiến và quan niệm sai lệch về người đồng tính, cho rằng họ là những người dị biệt, khác thường
- Quan niệm cho rằng tình yêu đồng giới là sự vi phạm các quy tắc, chuẩn mực về đạo đức và đi ngược lại với quy luật tâm lý tình cảm của con người.
d. Bài học nhận thức và hành động
- Cần thay đổi nhận thức về cộng đồng người đồng tính thông qua các biện pháp tuyên truyền, phổ biến và tích cực bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ.
- Cần lên án, phê phán, bài trừ những hành vi xúc phạm, coi thường người đồng tính và tình yêu đồng giới.
3. Kết bài
Khẳng định lại vấn đề nghị luận.
Lập dàn ý thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm - mẫu 12
1. Mở bài:
Giới thiệu thói quen mà người viết chuẩn bị thuyết phục người khác từ bỏ đó là quan niệm kì thị người đồng tính.
2.Thân bài:
+ Giải thích khái niệm người đồng tính
+ Nguyên nhân của quan niệm kì thị người đồng tính: Xuất phát từ sự nhận thức không đầy đủ về giới của một bộ phận người. Có những cái nhìn định kiến, thiếu bao dung
+ Biểu hiện: Chửi bới, kì thị người thuộc thế giới thứ ba.
+ Tác hại của quan niệm kì thị người đồng tính: Khiến họ cảm thấy bị mặc cảm, tự ti và gây nên tổn thương tâm lí.
+ Lợi ích khi từ bỏ quan niệm: Giúp người khác giới hòa nhập vào cuộc sống và tự tin vào bản thân mình; Xây dựng được một cộng đồng văn minh, tiến bộ.
+ Giải pháp để từ bỏ quan niệm kì thị người đồng tính: Có nhận thức đầy đủ về giới; Có cái nhìn bao dung, đồng cảm;….
3. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của việc từ bỏ quan niệm kì thị người đồng tính.
Mục lục Văn mẫu | Văn hay 9 theo từng phần:
- Mục lục Văn thuyết minh
- Mục lục Văn tự sự
- Mục lục Văn nghị luận xã hội
- Mục lục Văn nghị luận văn học Tập 1
- Mục lục Văn nghị luận văn học Tập 2
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Tuyển tập những bài văn hay | văn mẫu lớp 9 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Văn mẫu lớp 9 và Những bài văn hay lớp 9 đạt điểm cao.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Lớp 9 Kết nối tri thức
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT
- Lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST
- Lớp 9 Cánh diều
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều