50+ Bài văn Nghị luận về lời chào (hay, ngắn gọn)



Tổng hợp 50+ Bài văn Nghị luận về lời chào hay, chọn lọc từ những bài văn hay của học sinh lớp 9 trên cả nước giúp học sinh lớp 9 có thêm tài liệu tham khảo từ đó biết cách viết Bài văn Nghị luận về lời chào dễ dàng hơn.

50+ Bài văn Nghị luận về lời chào (hay, ngắn gọn)

Quảng cáo

Nghị luận về lời chào - mẫu 1

   Từ xa xưa, ông cha ta đã để lại rất nhiều những câu tục ngữ, thành ngữ về lời chào hỏi như: "lời chào cao hơn mâm cỗ", "đi hỏi về chào", "đi thưa về báo"... Như vậy, lời chào hỏi từ lâu đã trở thành văn hóa ứng xử giao tiếp rất đẹp, giàu tính nhân văn của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, văn hóa lời chào hỏi ấy đang dần bị mai một nghiêm trọng.

   Lời chào hỏi là cách ứng xử giao tiếp xã hội, nhằm để duy trì mối quan hệ gắn bó, đoàn kết, tương thân tương ái giữa con người với con người trong một tập thể, cộng đồng. Thực trạng hiện nay, lời chào đã và đang dần dần mất đi vai trò của nó trong cuộc sống khi mà không ít người xem đó chỉ là hình thức, là xã giao không cần thiết. Nên tình trạng con cái về nhà không thèm hỏi cha mẹ; học sinh tới trường gặp thầy cô không chào; ra ngoài xã hội con cháu không chào người lớn tuổi... Vô hình chung, họ đang vô tình hay cố ý làm mất đi phép lịch sự tối thiểu, nét văn hóa tốt đẹp trong ứng xử thiết yếu của cuộc sống.

Quảng cáo

   Vậy, đâu là nguyên nhân dẫn tới thực trạng trên?. Đó trước hết là do ý thức của con người rất kém, thiếu hiểu biết, suy nghĩ lệch lạc thực dụng ích kỉ, thiếu sự hòa đồng với mọi người xung quanh; do môi trường giáo dục gia đình – cái nôi sinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển nhân cách của con người: cha mẹ ít quan tâm tới con cái, không bảo ban, dạy dỗ về tầm quan trọng của lời chào; môi trường giáo dục nhà trường chỉ quan tâm tới dạy kiến thức hàn lâm mà không chú trọng dạy kĩ năng mềm – văn hóa ứng xử cho người học; xã hội kim tiền công nghiệp thực dụng với bộn bề lo toan trong cuộc sống nên mối quan hệ giữa người với người trở nên lỏng lẻo, hạn chế chia sẻ, tiếp xúc với nhau...

   Hậu quả làm rạn nứt tình cảm, con người sống với nhau như một cỗ máy, thiếu đồng cảm, sự đoàn kết, tình yêu thương, thậm chí gia tăng thêm sự mâu thuẫn, ghen ghét lẫn nhau: " Gió nồm là gió nồm nam / Trách người bạc nghĩa đi ngang không chào"; làm mất đi truyền thống văn hóa ứng xử đẹp của cha ông ta xưa: "Làm người chữ "Lễ" đứng đầu/ Kế đến chữ "Nghĩa" ngàn sau để đời"; và người có văn hóa ứng xử kém, mà trước hết là lời chào hỏi không có được thì chắc chắn đạo đức cũng không tốt, sẽ bị mọi người xa lánh, ghét bỏ, ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống và công việc của bản thân mình...

Quảng cáo

   Có thể nói, lời chào hỏi là thước đo phẩm chất, đạo đức của con người, vì vậy mỗi người cần có ý thức chào hỏi một cách có văn hóa trong cuộc sống này. Tùy từng đối tượng, hoàn cảnh khác nhau lại có những cách chào hỏi khác nhau, sao cho phù hợp. Đối với người bề trên thì lễ phép, kính trọng; đối với bạn bè cùng trang lứa thì hòa đồng, gắn bó, sẻ chia. Các bậc phụ huynh và nhà trường, xã hội cần chú trọng giáo dục con em mình về văn hóa ứng xử giao tiếp, sao cho họ nhận thức được tầm quan trọng của lời chào và lời chào là văn hóa truyền thống của cha ông ta: "Tiên học lễ - hậu học văn".

   Tóm lại, lời chào hỏi là một nét đẹp văn hóa ứng xử, thể hiện nhân cách, đạo đức, trình độ văn minh hiện đại của con người, xã hội. Vì vậy, mỗi người cần có ý thức giữ gìn, phát huy và luôn răn dạy những thế hệ tiếp nối cần chú trọng tới lời chào hỏi: "Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau".

Dàn ý Nghị luận về lời chào

I. Mở bài:

- Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận.

II. Thân bài:

- Giải thích khái niệm: ý thức chào hỏi.

- Vai trò, ý nghĩa của việc chào hỏi.

- Phân tích, lấy ví dụ về ý thức chào hỏi hiện nay.

- Mở rộng vấn đề.

Quảng cáo

III. Kết bài:

- Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận.

Nghị luận về lời chào

Nghị luận về lời chào - mẫu 2

     Trong xã hội hiện đại ngày nay có nhiều thứ thay đổi. Từ nhà cửa, phố xá, xe cộ cho đến những công trình tầm cỡ. Có phải vì thế mà những văn hóa truyền thống tốt đẹp, cụ thể như văn hóa chào hỏi trong mỗi người, nhất là trong giới trẻ ngày nay, đang thay đổi theo cuộc sống hiện đại ấy? Trong cuộc sống hàng ngày, lời chào có một vai trò vô cùng quan trọng. Chẳng vậy mà từ xa xưa, cha ông ta đã nhắc nhở bảo nhau: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”. Tại sao cha ông ta lại ví như vậy?

     Lời chào có giá trị to lớn trong truyền thống văn hóa không chỉ riêng ở nước ta mà còn ở nhiều nước trên thế giới. "Mâm cỗ" là thứ cao sang thể hiện sự tôn trọng với người được mời đến ăn. Tuy nhiên lại không bằng lời chào vì lời chào thể hiện thái độ tôn trọng người của bản thân mình với mọi người, có thể là: ông, bà, bố, mẹ, thầy, cô, bạn bè… Nhận được lời chào chúng ta cảm thấy mình được tôn trọng, cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc. Như vậy ta có thể khẳng định lời chào có một ý nghĩa quan trọng và to lớn. Chẳng vì thế mà khi mới biết nói bố mẹ đã dậy chúng ta chào ông, chào bà, chào những người xung quanh.

     Văn hóa chào hỏi là văn hóa ứng xử thể hiện sự lễ phép, lịch sự của cho ông ta. Lời chào cũng thể hiện sự tôn trọng, tình cảm gắn bó, thân thiết của người chào đối với người được chào hỏi. Thế nhưng, có một số người, trong đó có giới trẻ hiện nay cho rằng chào hỏi là một lời lẽ màu mè, đã quen nhau rồi sao còn phải chào nhau nữa. Một số khác thì lại cho rằng mình đã chào nhiều lần mà người kia không để ý, thì thôi không phải chào nữa. Một số khác thì lại chào kiểu chống đối chào quá to như hét vào mặt người ta. Lại cso những người ngại giao tiếp, không thích chào hỏi, thấy người quen đi qua lờ đi, giả vờ như không quen biết, sợ tốn mất một lời chào. Một câu chào chỉ đơn giản thôi, sao lại khó đến vậy?

     Không chào hỏi là một hành động tự biến mình thành một người vô lễ, không biết cách chào hỏi biến mình thành một người không biết cách tôn trọng người khác. Hậu quả của nó không chỉ dừng ở đó, mà việc không chào hỏi hay không biết cách chào hỏi sẽ làm rạn nứt tình cảm vốn có của hai bên. Đành rằng chào hỏi mình không được gì, nhưng nếu không chào hỏi mình sẽ mất nhiều thứ. Chúng ta có thể đánh mất niềm tin của mọi người đặt vào chúng ta, việc có niềm tin của mọi người là vô cùng khó. Không những vậy chúng ta còn đánh mất đi bản chất vốn có của mình đó là sự tôn trọng người khác, cũng như tôn trọng bản thân mình. Tại sao giới trẻ bây giờ lại quên mất văn hóa chào hỏi như vậy?

     Trong bối cảnh hội nhập và phát triển, nước ta đã mở cửa và tiếp nhận nhiều luồng văn hóa khác nhau, nhưng làm sao để hòa mà không tan thì là một câu hỏi lớn đặt ra. Bên cạnh đó với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ai cũng bộn bề lo toan, miếng cơm manh áo, dường như văn hóa ứng xử, văn hóa chào hỏi bị lãng quên, xem nhẹ, thay vào đó là việc kiếm tiền. Chính vì bận rộn nên việc giáo dục con cái từ khi còn nhỏ cũng rất ít, ở thành phố mọi việc đều giao cho người giúp việc, giao cho cô giáo vì vậy việc giáo dục con càng khó hơn. Chính vì vậy mà ra đường, đến trường chúng ta không thấy ngạc nhiện vì trẻ nhỏ không chào người quen biết, học sinh không biết chào thầy cô, thậm chí còn không để ý là thầy cô đang đi hoặc đứng trước mặt mình. Chạy nhảy, đùa nghịch đâm sầm cả vào thầy cô rồi cũng không biết nói lời xin lỗi. Có bạn nhìn thấy thầy cô thì quay đi, có bạn thì chào vội vàng, có bạn thì chào nhanh quá còn phat âm sai "Em chào cô ạ" thì biến thành "quạ ạ" đã chào ngắn, chào tắt rồi, lại còn chào sai. Những điều nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống, nhưng nó lại có giá trị to lớn về mặt nhân văn, về giá trị chuẩn mực đạo đức trong xã hội.

     Thế nhưng không phải ai cũng vậy, ai cũng quên đi cách chào hỏi. Có những người một phần vì được giáo dục tốt, một phần vì ý thức của họ mà gặp ai họ cũng lễ phép chào hỏi. Họ không mất gì, nhưng lại được nhiều thứ họ được sự yêu mến, tôn trọng, kính nể. Chào hỏi khiến quan hệ giữa người với người trở nên gần gũi, thân thiết, xây dựng nên một xã hội tốt đẹp, văn minh.

     Thế nên, mỗi người nhất là giới trẻ những chủ nhân tương lai của đất nước chúng ta cần tự tạo cho mình một kỹ năng chào hỏi. Để nó là hành trang bên mình khi còn là học sinh, lời chào có thể xây dựng nên một tình bạn đẹp, tình thầy trò gắn bó. Khi ra ngoài xã hội sẽ được mọi người tôn trọng. Chẳng gì tuyệt vời hơn khi chúng ta là một người có văn hóa, có lịch sự, chúng ta được mọi người yêu mến kính trọng.

     Một lời chào đơn giản thôi phải không nào, nhưng nó lại mang một ý nghĩa to lớn. Sẽ chẳng có gì phải ngại ngần khi nói ra lời chào của chính bạn, bởi một chào được nói ra bạn sẽ có thêm rất nhiều thứ. Hi vọng trong tương li khi nền kinh tế nước ta phát triển hơn nữa thì văn hóa của nước ta, đặc biệt là văn hóa chào hỏi, sẽ không bị lãng quên, bị bóp méo, xô lệch.

Nghị luận về lời chào - mẫu 3

“Đi đến nơi nào, lời chào đi trước,

Lời chào dẫn bước, con đường bớt xa.”

     Mỗi người chúng ta, trong cuộc hành trình đầy chông gai của đường đời, rất cần có cho mình một kỹ năng sống để làm hành trang chiếm lĩnh thành công, hạnh phúc và tất cả những giá trị đích thực của cuộc sống. Bàn về kỹ năng sống, có thể sẽ có rất nhiều người cho rằng nó là vô biên nhưng có một nét đẹp trong giao lưu, ứng xử hằng ngày lại là điều mà chúng ta cần lưu tâm và bàn luận. Đó chính là lời chào.

     Từ thuở ấu thơ, khi cắp sách đến trường tiểu học, ta đã được học câu “Tiên học lễ, hậu học văn”. Đó là bài học đầu đời, được để thành bằng đỏ gắng trong từng lớp học. Người Á Đông chúng ta vô cùng coi trọng lễ nghĩa, trong đó thì lời chào hỏi là một vấn đề vô cùng quan trọng. Người Trung Quốc còn phân biệt nhiều cách chào với những sắc thái khác nhau như thân mật, gần gũi, xa cách, xã giao… Ông bà ta từ xa xưa đã có câu “Lời chào cao hơn mâm cỗ”. Đối với những người ta gặp lần đầu thì lời chào sẽ giúp ta khởi đầu câu chuyện, khiến hai người lạ bỗng trở nên thoải mái, gần gũi dễ chia sẻ với nhau hơn. Đối với những người trong nhà hay những người đã thân quen thì gặp nhau, một lời thăm hỏi hay chỉ là mỉm cười chào nhau sẽ làm cho tình cảm trở nên gần gũi, gắn bó và thân mật hơn rất nhiều. Một lời chào lễ phép, lịch sự qua điện thoại: “Cháu chào bác ạ, bác cho cháu gặp bạn A có được không ạ?”, sẽ làm cho người nghe ấm lòng hơn rất nhiều. Trẻ nhỏ khi biết vòng tay, cúi đầu chào ông bà, cha mẹ, chào khách đến nhà là những đứa trẻ ngoan. Đứa bé từ khi bi bô tập nói đã được người thân trong gia đình dạy cho tiếng “Ạ”, học cách vẫy tay chào và chào mọi người trong gia đình. Đó là truyền thống đẹp đẽ từ xa xưa của dân tộc ta. Đó là biểu hiện cho lễ nghi, cho văn hóa của một con người và cũng thể hiện sự tôn trọng, tình cảm của mình đối với những người xung quanh.

     Ấy vậy mà không ít bạn trẻ ngày nay lại thờ ơ, bỏ quên truyền thống vốn rất quý báu ấy của dân tộc. Có nhiều quan niệm cho rằng gặp nhau không cần phải nề hà, chào hỏi mọi chúng thật là khách sáo. Hàng xóm, bạn bè, người trong nhà gặp nhau mỗi ngày chào làm chi nữa cho mệt cho phiền phức. Lại có người cho rằng lời chào khi phải chào hỏi người khác trước thì giống như việc phải hạ thấp mình. Thậm chí có người cho rằng, người miền Nam sống cởi mở, phóng khoáng đã quen, chào là lề lối, khuôn phép chẳng thể giống như người miền Bắc. Quan niệm, suy nghĩ như vậy phải chăng có đúng?

     Xin kể cho các bạn nghe về một câu chuyện cười của một cụ già tám lăm tuổi kể lại. Có lần, ông cụ ra ngõ, gặp một cậu bé mặt mũi rất sáng sủa, ông cụ cất lời chào trước: “Ông chào cháu bé!” Khi nghe thấy lời nói đó, thằng bé vô cùng ngạc nhiên đứng ngây ra nhìn ông. Sau đó, nó chạy ù đi nói với lũ bạn gần đó: “Lão già ngoan quá các mày ạ! Lão vừa mới chào tao đấy!” Khi nghe thấy những câu nói đó, ông cụ đứng lặng người, không biết phải suy nghĩ ra sao.

     Việc thực hiện lời chào, giữ gìn nét đẹp văn hóa của dân tộc từ khi nào đã bị xem nhẹ như thế, từ khi nào những đứa trẻ đã chẳng còn được học cách giáo dục con như cha mẹ chúng, ông bà chúng ngày xưa đã từng? Lời chào từ khi nào chẳng còn là lời đầu môi, là lời mở đầu mọi câu chuyện?

     Lời chào, nếu nó được cất lên bởi tiếng lòng chân thành, thái độ niềm nở thì tác dụng của nó đem lại là rất to lớn chứ không phải là khuôn sáo, câu nệ. Nếu bảo rằng việc chào hỏi người khác trước là tự mình hạ thấp chính bản thân mình thì lại càng là không phải. Đó là cách suy nghĩ vô cùng thiển cận. Người nhỏ, chào người lớn trước là thể hiện một thái độ tôn kính. Còn lại, lời chào được phát ra một cách tự nhiên, do bản năng và cách giáo dục của con người thì đó không phải là chuyện đùn đẩy ai là người chào trước. Do có suy nghĩ sai lệch như vậy nên bạn bè gặp nhau lâu ngày, nhiều người không chào, không một nụ cười, không một lời hỏi thăm…

     Nếu như lời chào không có tác dụng tuyệt vời của nó thì tại sao khi đi phỏng vấn chúng ta cần phải cất lời chào lịch sự, ánh nhìn thân thiện để gây cảm tình cho người phỏng vấn mình? Tại sao khi các cô gái đi dự thi hoa hậu Thế giới thường phải nói lời chào bằng tiếng anh trước nhân dân của nước đăng cai tổ chức? Người ngoại quốc sang Việt Nam, không biết nói tiếng ta mà chỉ cần nói được câu chào thì người nghe là ta đã thấy vui sướng trong lòng. Hơn nữa, chào hỏi lẫn nhau còn là lịch sự, duyên dáng, văn minh của con người trong cách ứng xử và cũng là nét đẹp trong thuần phong mỹ tục của Việt Nam và toàn thế giới…

Nghị luận về lời chào - mẫu 4

     Chào hỏi là phong tục vốn có từ lâu đời nay của dân tộc Việt Nam. Con người đã gặp nhau là chào nhau, chào thường đi đôi với hỏi, mọi người có thể chào hỏi, chào mời thay cho những lời chào thuần tuý như các nước khác.

     Chào hỏi thể hiện được bản chất, ý thức, phong cách của con người và cao hơn là thể hiện được nề nếp gia phong, cách giáo dục con cái của mỗi gia đình và thể hiện được thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam. Chào hỏi chính là mỹ tục của cả dân tộc ta vì vậy nên giữ gìn và phát triển nét văn hoá này trong cộng đồng dân cư. Nhất là trong cuộc sống thị thành bon chen đô hội muốn gìn giữ nét văn hoá này thì cần phải rèn luyện ý thức của người chào và người được chào. Mỗi người khi gặp nhau thì nên chào nhau. Đối với người được chào dù thích hay không cũng nên đáp lại, có như vậy sẽ gắn bó con người với nhau hơn. Chào hỏi thể hiện được tình đoàn kết thân ái giữa người và người trên đất nước ta. Chào hỏi là cách thể hiện tình cảm tốt nhất của con người. Con người sẽ xích lại gần nhau hơn, yêu thương nhau hơn, tôn trọng nhau hơn thông qua những câu chào hỏi.

     Trong chào hỏi cũng cần phải chào hỏi đúng phong cách nếu không sẽ gây ra phản tác dụng. Đối với những người già khi chào khúm núm kính cẩn đứng lại “bẩm cụ ạ” thì đó là một cách chào gây được tình cảm cho người được chào. Ngược lại đối với trung niên tân tiến nếu cũng chào với phong cách trên thì sẽ gây ra phản cảm khiến người được chào hiểu nhầm dễ tưởng là chế giễu. Tùy từng trường hợp, hoàn cảnh, đối tượng mà có phong cách chào hỏi khác nhau. Có khi chào không thành tiếng đó là những cử chỉ gật đầu, cười, hay chào bằng ánh mắt, bằng những hành động khác. Cách chào này cũng tuỳ vào từng đối tượng hoàn cảnh. Thông thường đây là cách chào của những người đồng trang lứa. Còn đối với những người cao tuổi hơn thì phải chào lễ phép có thưa, có gửi đàng hoàng. Trẻ con khi gặp những người lớn, cụ già, bà lão thường khoanh tay trước ngực và chào lớn thành tiếng: “Cháu chào cụ ạ!”, “Cháu chào bác ạ!”…

     Có trường hợp: “Đi qua nghiêng nón không chào” đừng lầm tưởng “nghiêng nón không chào” là ghét nhau mà không chào nhau, hờ hững với nhau. Mà là vì quá yêu nhau nên người ta chỉ cần dựa vào hành động cử chỉ cũng đủ hiểu ý nhau rồi. Hành động “nghiêng nón” đó chính là hành động chào hỏi. Người ta chào nhau bằng hành động nhưng đều ngầm hiểu đó là lời chào yêu thương thân thiết, có trường hợp mắt nói rõ hơn miệng. Mỗi khi gặp nhau chào hỏi thân thiện, cấp dưới chào hỏi trước cấp trên, người nhỏ chào hỏi trước ngưòi lớn. Đối với các em học sinh khi gặp thầy cô, cô chú phóng viên, khách đến thăm trường không nhất thiết phải khoanh tay cúi đầu chào mà các em đứng ngay ngắn lại khi đang chạy nhảy, đi thường nhìn vào mắt người định chào chào to, rõ ràng đủ người nghe “Em chào thầy”; “Em chào cô”; “Cháu chào cô, chú”… Cán bộ giáo viên được chào phải đáp lại học sinh có thể bằng lời “Cô chào em”; “Thầy chào em” hoặc mỉm cười gật đầu…

     Ngày nay, trong bối cảnh hội nhập và phát triển nhiều luồng văn hóa du nhập vào nước ta. Nền kinh tế thị trường, trong bộn bề lo toan đời thường… văn hóa ứng xử, văn hóa chào hỏi dường như bị lãng quên, xem nhẹ. Trong gia đình việc giáo dục con cái khi nhỏ biết khoanh tay chào ông bà, cha, mẹ, người thân, khách lạ cũng trở nên hiếm gặp. Chính vì vậy mà ra đường, đến trường chúng ta không thấy ngạc nhiện vì trẻ nhỏ không chào người quen biết, học sinh không biết chào thầy cô, thậm chí còn không để ý là thầy cô đang đi hoặc đứng trước mặt mình. Chạy nhảy, đùa nghịch đâm sầm cả vào thầy cô rồi cũng không biết nói lời xin lỗi... Hỏi có bao nhiêu học sinh trong nhà trường biết chào thầy cô, hỏi có bao nhiêu em học sinh khi đi học về biết chào bố mẹ con đã đi học về… Rồi rất nhiều rất nhiều những cử chỉ, hành vi, thái độ của các em làm chúng tôi những người thầy không tránh khỏi những trăn trở về một thế hệ tương lai của đất nước mà lại quên đi những điều tưởng nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống, nhưng nó lại có giá trị to lớn về mặt nhân văn, về giá trị chuẩn mực đạo đức trong xã hội.

     Thế hệ trẻ hiện nay nhiều người xem nhẹ lời chào câu hỏi là do họ đề cao tính thực dụng, không biết không chào. Thậm chí, nếu người xa lạ đụng độ ở đâu đấy họ còn giương mắt lên nhìn. Còn có hiện tượng vì cái nhìn mà thách thức, khinh thị, thậm chí đánh nhau… chung quy cũng bởi họ lãng quên, thiếu đi lời chào, văn hóa xã giao. Chính vì vậy, khi con người không để ý đến nét văn hóa này cũng là một điều ái ngại và đòi hỏi chúng ta phải xem xét lại. Nó giống như sự biến thái hay đứt gãy nét văn hóa ứng xử, gây tổn hại đến nhân cách con người. Môi trường giáo dục văn hóa chào hỏi chính là môi trường giáo dục và môi trường nhà trường. Lẽ ra từ giai đoạn, hết bậc học Mầm non, tiểu học, trung học cơ sở thì văn hóa chào hỏi không cần phải nhắc nhở và giáo dục ở cấp trung học phổ thông vì theo tư duy lô-gic đến cấp này văn hóa chào hỏi phải thành nếp và là lối sống, chuẩn mực đạo đức của mỗi con người chúng ta, thế nhưng đến nay chúng ta nghiệm ra một điều rằng càng lên cấp cao hơn và có thể học xong đại học văn hóa chào hỏi còn kém hơn cấp thấp.

     Nhiều học sinh trên địa bàn tỉnh may mắn được sinh ra, được nuôi dưỡng và được giáo dục trong một gia đình gia phong nề nếp ngay từ tuổi thơ đã tạo cho các em có thói quen, nề nếp chào hỏi và ứng xử rất thân thiện. Nhưng cũng không ít học sinh hoặc đua đòi bỏ ngoài tai những điều dăn dạy của ông bà, cha mẹ và người nuôi dưỡng hoặc kém may mắn hơn các bạn khác là không được giáo dục về văn hóa chào hỏi trong gia đình, thì hôm nay và những ngày tháng còn lại khi ngồi trên ghế nhà trường vẫn chưa muộn để các em học tập về văn hóa chào hỏi, văn hóa ứng xử để khi ở bất cứ đâu, bất cứ hoàn cảnh nào những câu chào hỏi, nụ cười thân thiện, khả năng ứng xử văn hóa sẽ phần nào đó giúp ích rất nhiều trên những chặng đường trường mà các em sẽ đi.

     Lời chào chẳng mất tiền mua mà chúng ta được rất nhiều được cả một cuộc đời, được sự kính trọng, tình yêu thương, sự thân thiện và luôn luôn thấy cuộc sống đầy ý nghĩa. Vậy chúng ta hay thực hiện như lời cha ông ta đã dạy: “Tiên học lễ, hậu học văn”; và xác định: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”.

Nghị luận về lời chào - mẫu 5

     Để có thể trưởng thành thì mỗi người không chỉ cần học tập mà còn phải rèn luyện tu dưỡng đạo đức. Từ xa xưa dân tộc ta đã có truyền thống tôn sự trọng đạo, uống nước nhớ nguồn, thật vậy chúng ta phải luôn biết ơn và tôn trọng, lễ phép với những người lớn tuổi hơn và với cả những người có công dạy dỗ với mình. Thế nhưng hiện nay truyền thống tôn sự trọng đạo của một số bộ phận học sinh không được phát huy và nó đặc biệt thể hiện ở ý thức chào hỏi của học sinh hiện nay.

     Như chúng ta biết ý thức là sự tự giác, là nhận thức của mỗi người. Chúng ta cũng hiểu rằng ý thức chào hỏi là sự tự giác, là sự tự nhận thức của bản thân về các mối quan hệ để chào hỏi. Chúng ta được học ăn học nói, được sự giáo dục và uốn nắn từ gia đình, từ nhà trường, chúng ta đều được học tập trong một nền giáo dục như nhau vậy tại sao lại có bạn học sinh được coi là có ý thức nhưng bên cạnh đó cũng có người bị coi là vô ý thức?

     Khi một người được coi là ý thức chào hỏi thì người đó sẽ nhận được sự quan tâm và yêu quý của mọi người. Chào hỏi tuy chỉ là một câu nói, một hành động rất nhỏ thế nhưng nó lại thể hiện được ý thức của con người. Chào hỏi người khác giúp ta tạo được ấn tượng ban đầu tốt với mọi người là cơ sở tồn tại của mọi mối quan hệ. Chào hỏi còn thể hiện lối sống văn minh lịch sự, thể hiện bản thân là một người lễ phép, hòa đồng, biết tôn ti phép tắc. Chào hỏi đem lại nhiều lợi ích cho chúng ta và chẳng phải là việc làm khó khăn gì tại sao nhiều bạn học sinh lại khó để mở miệng ra chào một câu đến thế?

     Câu trả lời cho băn khoăn phía trên là do đại bộ phận học sinh bây giờ đều không có ý thức chào hỏi. Nếu đa số học sinh không chào hỏi mà một bạn học sinh trong đám đó bỗng nhiên chào người lớn hay thầy cô đi qua thì ngay lập tức những bạn bên cạnh sẽ rỉ tai nhau rằng đứa kia giả tạo, nịnh bợ rồi đạo đức giả. Điều đó thật tệ đúng không nào, chẳng ai mong muốn mình bị bàn tán, rồi họ cũng sợ vì lý do nhỏ nhoi như thế mà bị cô lập, quãng thời gian học tập rồi sẽ cô độc một mình, nghĩ đến đây ai chẳng giật mình sợ hãi. Vậy là các bạn có ý thức chào hỏi cũng sẽ dần bị đồng hóa trở thành những người không có ý thức chào hỏi.

     Câu chuyện về ý thức chào hỏi đã trở thành vấn đề bàn tán và đáng lo ngại với mọi người. Nào là gặp người lớn không chào, tỏ thái độ với người lớn tuổi, không tôn trọng người khác, không biết cư xử chừng mực, học sinh vô lễ với giáo viên đã trở thành những đề tài quen thuộc với mọi người. Mặc cho những bài học, những lời răn dạy của người lớn, của cha mẹ, thầy cô thế nhưng nghe xong rồi cũng đâu vào đấy. Học sinh vẫn cứ tụm năm tụm ba ngồi tán phét với nhau nhưng thấy giáo viên đi qua thì lại không chào, học sinh gặp người lớn trên đường không chào, bạn bè suồng sã chửi bới nhau thậm chí đánh nhau. Đạo đức và nề nếp của một bộ phận thuộc tầng lớp học sinh đang đi xuống nghiêm trọng và cần phải có biện pháp để khắc phục.

     Ý thức chào hỏi của học sinh không chỉ hiểu đơn giản là ở trong cuộc sống thực mà nó cũng nên được hiểu trong khía cạnh trên mạng xã hội. Hiện nay hầu hết các bạn học sinh đề sử dụng mạng xã hội, nó đã trở thành một phần không thể thiếu của giới trẻ. Cũng chính từ mạng xã hội mà học sinh học được cách nói năng vô lễ, nói tục chửi bậy dường như đã không xa lạ gì khi chúng ta xem mạng xã hội bây giờ. Nhờ vào sự phổ biến và lan truyền của mạng xã hội mà nhiều từ mới mang nghĩa tiêu cực được lan truyền rộng rãi hơn, thậm chí việc sử dụng tiếng lóng đã trở thành trào lưu với đông đảo giới học sinh. Là bạn bè với nhau nhưng thay vì chào hỏi nhau thật thân thiện thì lại có những hành động suồng sã, không tôn trọng nhau và đó cũng là nguyên nhân dẫn đến rạn nứt của tình bạn.

     Thế nhưng không phải cứ là học sinh là không có phép tắc chào hỏi. Hằng ngày chúng ta vẫn thấy những tấm gương vượt khó trong học tập, vẫn thấy những học sinh lễ phép và giúp đỡ mọi người. Cũng như hai mặt của một vấn đề luôn có mặt tốt và mặt xấu vì vậy cần tránh thái độ tiêu cực vơ đũa cả nắm. Vì cuộc sống luôn có người này người kia, tự vấy bẩn đạo đức cá nhân thì dễ nhưng để gìn giữ được phẩm chất cao đẹp ấy thì quả thực là khó.

     Chào hỏi, một hành động đơn giản như thế thôi nhưng không phải ai cũng có thể làm được. Là một học sinh ngoài nghĩa vụ học hành thì chúng ta cũng cần phải tự tu dưỡng đạo đức cá nhân để trở thành một con người hoàn thiện hơn, xứng đáng trở thành chủ nhân tương lai của đất nước đưa đất nước ngày càng phát triển.

Nghị luận về lời chào - mẫu 6

     Từ xưa đến nay chào hỏi là một văn hóa đẹp của nhân dân ta. Khi gặp gỡ một ai đó chúng ta thường chào họ để họ biết mình nhận ra họ mà khi chúng ta chào thường đi kèm với hỏi thăm. Như vậy, điều đó thể hiện chúng ta là một người lịch sự, có văn hóa. Đôi khi những lời chào hỏi còn làm cho các mối quan hệ của con người trở lên gần gũi hơn. Những không phải ai cũng làm được điều đơn giản này, đặc biệt là đối với thế hệ học sinh bây giờ, dường như những lời chào hỏi nó trở nên khá khó khăn.

     Vậy có bao giờ bạn tự hỏi bản thân rằng “Thế nào là chào hỏi không?” hay “Chào hỏi có lợi ích gì?”. Thực ra những câu hỏi này rất đơn giản nhưng chúng ta luôn bỏ qua nó. Vì thế, khi mà xã hội càng phát triển thì nó lại càng bị lãng quên hơn đối với các thế hệ học sinh bây giờ. Vậy chúng ta cùng xem lại định nghĩa như thế nào là chào hỏi để hoàn thiện bản thân hơn. Chào hỏi chính là một hình thức giao tiếp giữa hai người hoặc nhiều người với nhau, họ có thể chào hỏi nhau bằng lời nói, cử chỉ hay hành động. Và ở từng hoàn cảnh khác nhau chúng ta nên lựa chọn những hình thức khác nhau cho phù hợp. Những lời chào hỏi này dù được lựa chọn bằng hình thức nào nhưng nó vẫn có tác dụng rất lớn bởi nó còn thể hiện ý thức, bản cách của mỗi người và hơn cả nó còn thể hiện nề nếp, gia phong và cách dạy dỗ con cái của mỗi gia đình.

     Chào hỏi được thể hiện ở rất nhiều khía cạnh khác nhau trong xã hội. Là con cái thì phải chào ông bà, cha mẹ khi ra khỏi nhà và khi trở về nhà. Khi đến trường thì phải chào thầy cô điều này thể hiện sự lễ phép, ứng xử có văn hóa, có đạo đức. Gặp bạn bè thì cần chào nhau bằng tiếng cười hay cử chỉ, hành động như vậy mối quan hệ bạn bè sẽ trở nên gần gũi nhau hơn. Khi ra xã hội, người bé tuổi phải chào người lớn tuổi hơn để thể hiện phép lịch sự và tôn trọng đối phương trong giao tiếp.

     Như vậy, ta thấy được chào hỏi là một văn hóa đẹp cần phải được phát huy. Đối với người được chào dù thích hay không cũng nên đáp lại. Chào hỏi tuy đơn giản nhưng đó là cách thể hiện tình cảm tốt nhất của con người. Từ đó tạo nên các mối quan hệ gần gũi hơn giữa con người với con người.

     Tuy nhiên việc này không phải ai cũng làm được bởi khi xã hội càng phát triển thì con người càng trở nên lười biếng hơn, càng ngại giao tiếp hơn. Bởi khi các bạn học sinh càng lớn thì càng lười hỏi thầy cô, bạn bè và khi trở về nhà cũng không muốn hỏi ai trong gia đình. Cứ như vậy tình trạng này càng trở nên phổ biến và nghiêm trọng hơn.

     Bởi qua đây chúng ta có thể đánh giá nhân cách của mỗi người. Những người biết chào hỏi, cởi mở trong cuộc giao tiếp là những người lịch sự, có văn hóa được gia đình giáo dục một cách cẩn thận. Còn những người dù chạm mặt nhau cũng không thèm chào hỏi là những người bất lịch, không có văn hóa. Từ đó làm cho các mối qua hệ trở nên xa vời và ít người quan tâm hơn.

     Chính vì thế, mỗi con người cần tự xem lại thái độ của chính bản thân mình xem mình đã biết cách giao tiếp như thế nào cho đúng và cho hợp lý chưa. Còn đối với các thế hệ học sinh cần phải chú ý đến những người xung quanh và tạo cho mình cách giao tiếp phù hợp để mọi người tôn trọng nhau và gần gũi nhau hơn. Như việc nhỏ nhất là chào người thân trong gia đình mỗi khi đi đâu đó hoặc khi về nhà. Đến lớp thì phải biết kính chào thầy cô chúng đúng lễ nghĩa. Muốn có nhiều người yêu quý thì cần bản thân mình là một người tốt và tìm những người bạn tốt như vậy sẽ tạo ra động lực tốt để cùng nhau cố gắng. Từ những lời chào như vậy thôi đã làm cho con người gần gũi và thương yêu nhau hơn. Thế nên có câu:

Làm người chữ “Lễ”đứng đầu

Kế đến chữ “Nghĩa” ngàn sau để đời.

     Như vậy ta thấy được có cái “Lễ” thì nhân cách con người ta mới được mọi người quan tâm và chú ý hơn. Từ đó làm nên danh tiếng để đời dù thời gian có trôi đi nhưng tiếng thơm vẫn còn mãi.

     Qua đây cho ta thấy lời chào hỏi rất quan trọng trong cuộc giao tiếp. Đặc biệt đối với các thế hệ học sinh bây giờ cần được uốn nắn nhiều hơn về ý thức tự giác của bản thân. Để từ đó tạo nên tính đoàn kết bên trong mỗi người, để khi có gặp khó khăn sẽ có người giúp đỡ vượt qua.

Nghị luận về lời chào - mẫu 7

Dân gian vẫn thường nói rằng:

“Một chào, hai dạ, ba thưa

Tưởng chừng là dễ, mấy ai tận tường”

Từ ngàn đời nay, trong văn hóa của người Việt Nam, lời chào hỏi vẫn luôn được xem là một nét truyền thống đẹp đẽ, đã được duy trì từ ngàn đời nay. Lời chào hỏi còn là biểu hiện của con người có văn hóa, biết cách ứng xử trong cuộc sống. Nhưng trong xã hội hiện nay, nét đẹp văn hóa ấy ngày càng bị mai một, đặc biệt là trong tầng lớp học sinh, làm mất đi giá trị, ý nghĩa vốn có của nó.

Lời chào vốn là một hình thức khỏi đầu một cuộc trò chuyện trong giao tiếp xã hội. Nó bao gồm cả chào và hỏi. Chào hỏi là dùng lời nói hoặc cử chỉ để biểu thị thái độ trân trọng, cung kính và thân thiết của mình đối với người khác. Chào hỏi còn được dùng để tỏ thái độ kính cẩn trước cái cao quý, thiêng liêng.

Người ta vẫn thường nói rằng “lời chào cao hơn mâm cỗ” tức để nói về giá trị ý nghĩa của lời chào trong đời sống con người. Người biết chào hỏi là người biết cư xử đúng phép tắc lịch sự, là con người có văn hóa trong xã hội. Lời chào còn cho thấy đó là con người lịch thiệp. Lời chào còn tạo ra sự thân mật giữa những người xa lạ, xóa đi khoảng cách, khiến mọi người gần nhau hơn. Hình thức của lời chào rất đa dạng, phong phú, có thể là một phát ngôn, một lời nói, cũng có thể là nụ cười tươi tắn, hay cái gật đầu nhẹ nhàng. Nhưng tất cả các hình thức ấy cần phải thể hiện được sự gần gũi, thân thiện thì khi ấy mới trở thành một lời chào hỏi thực thụ.

Tuy nhiên, giời trẻ ngày nay lại không thể nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của lời chào hỏi. Cách chào hỏi chưa đúng chuẩn mực, các em thường xuyên lạm dụng tiếng nước ngoài để chào hỏi người lớn: hello, hi,… đó là cách chào thiếu tôn trọng với những người lớn tuổi hơn mình. Đến trường nhiều bạn còn né tránh thầy cô vì sợ phải chào,… Nhưng các bạn không hề biết rằng những việc làm ấy của mình là thiếu lịch sự, đang làm mai một dần nét văn hóa ứng xử đẹp đẽ của cha ông ta.

Vậy, đâu là nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên. Trước hết là do ý thức của con người. Họ thiếu hiểu biết, suy nghĩ lệch lạc thực dụng, ích kỷ, thiếu hòa đồng với mọi người xung quang mình. Bên cạnh đó, là môi trường giao dục gia đình. Gia đình từ trước đến nay vẫn luôn là cái nôi sinh dưỡng trực tiếp đến nhân cách của ta. Cho nên, khi cha mẹ ít quan tâm tới con cái hau không bảo ban, dạy dỗ đã ảnh hưởng rất lớn đến sự nhận thức của con em. Từ đó, hình thành nên tính cách lệch lạc, không đúng chuẩn mực trong mọi việc, đặc biệt là trong lời chào.

Hậu quả của việc làm đó là rạn nứt tình cảm, con người sống với nhau như một côc máy, thiếu hòa đồng, sự đoàn kết, tình yêu thương, thậm chí gia tăng sự mau thuẫn, ghen ghét lẫn nhau. Và hơn hết, người có văn hóa ứng xử kém, mà trước hết là lời chào hỏi không có được thì chắc chắn đạo đức cũng không tốt, sẽ bị mọi người xa lánh, ghét bỏ, ảnh hưởng rất lớn tới cuộc soogs và công việc của bản thân mình…

Ngày hôm nay có thể trở thành một ngày đầy sinh lực với bạn - và với người khác - nếu bạn bỏ thời gian để trao cho ai đó nụ cười, để thốt lên một lời tử tế, để chìa tay ra cho người đang cần giúp đỡ, để viết một lời cảm ơn, để cho đi một lời khuyến khích với người đang cố gắng vượt qua rắc rối… để chia sẻ một phần tài sản vật chất với những người xung quanh. Có nghĩa là, lời chào hỏi nhau quan trọng và cao quý hơn mọi vật chất.

Trong lễ giáo dân tộc, lễ nghi đứng ở hàng đầu trong những phẩm chất tôn quý của con người. Bởi thế, biết chào hỏi nhau là sống đúng với đạo lí dân tộc, khẳng định phẩm chất tốt đẹp của con người, cần phải hết sức giữ gìn.

Nghị luận về lời chào - mẫu 8

Người ta vẫn thường nói rằng:

“Một chào, hai dạ, ba thưa

Tưởng chừng là dễ, mấy ai tận tường”

Trong văn hóa Việt Nam lời chào hỏi là một nét truyền thống đẹp đẽ, đã được duy trì từ ngàn đời nay. Lời chào hỏi còn là biểu hiện của con người có văn hóa, biết cách ứng xử trong cuộc sống. Nhưng trong xã hội hiện nay, nét đẹp văn hóa ấy ngày càng bị mai một, đặc biệt là trong tầng lớp học sinh, làm mất đi giá trị, ý nghĩa vốn có của nó. Trước hết chúng ta cần hiểu thế nào là chào hỏi? Chào hỏi là quá trình giao tiếp, là sự trao đổi, gặp gỡ giữa hai hay nhiều người với nhau. Chào hỏi tạo nên sự gắn kết, thân mật giữa mọi người.

Người ta vẫn thường nói rằng “lời chào cao hơn mâm cỗ” tức để nói về giá trị ý nghĩa của lời chào trong đời sống con người. Người biết chào hỏi là người biết cư xử đúng phép tắc lịch sự, là con người có văn hóa. Chào hỏi còn cho thấy đó là con người lịch thiệp. Chào hỏi tạo ra sự thân mật giữa những người xa lạ, xóa đi khoảng cách, khiến mọi người gần nhau hơn. Hình thức của lời chào rất đa dạng, phong phú, có thể là một phát ngôn, một lời nói, cũng có thể là nụ cười tươi tắn, hay cái gật đầu nhẹ nhàng. Nhưng tất cả các hình thức ấy cần phải thể hiện được sự gần gũi, thân thiện thì khi ấy mới trở thành một lời chào hỏi thực thụ.

Mặc dù lời chào có rất nhiều ý nghĩa to lớn đối với con người nhưng thực trạng chào hỏi trong giới học sinh ngày càng ở mức đáng báo động. Các em ngày càng lười chào hỏi, với cha mẹ, với ông bà. Cách chào hỏi chưa đúng chuẩn mực, các em thường xuyên lạm dụng tiếng nước ngoài để chào hỏi người lớn: hello, hi,… đó là cách chào thiếu tôn trọng với những người lớn tuổi hơn mình. Đến trường nhiều bạn còn né tránh thầy cô vì sợ phải chào,… Nhưng các bạn không hề biết rằng những việc làm ấy của mình là thiếu lịch sự, đang làm mai một dần nét văn hóa ứng xử đẹp đẽ của cha ông ta.

Có rất nhiều lí do dẫn đến thực trạng đáng buồn trên. Đầu tiên phải kể đến sự thiếu ý thức, văn hóa kém dẫn đến những suy nghĩ lệch lạc. Các bạn không hiểu rằng chỉ cần một lời chào thân thiện đem lại biết bao lợi ích: tạo sự thân mật, gần gũi; xóa tan những hiềm khích bực dọc,… Thứ hai là do môi trường sống không tốt đã ảnh hưởng đến phông văn hóa của học sinh. Gia đình là cái nôi đầu tiên để mỗi chúng ta học tập và noi theo, nếu cái nuôi ấy cũng có những ông bố, bà mẹ thiếu lễ độ, không chào hỏi người trên thì tất yếu các bạn sẽ bị ảnh hưởng theo. Ngoài ra cũng phải kể đến tác nhân từ chính môi trường xã hội, con người hiện đại giao tiếp với nhau chủ yếu qua các phương tiện như Facebook, Zalo,… bởi vậy sinh ra tâm lí ngượng ngùng, ngại giao tiếp với những người xa lạ.

Có lẽ chúng ta đã hình dung được những hậu quả nghiêm trọng của việc không chào hỏi đối với bản thân. Trước hết, không chào hỏi cho thấy bạn là con người kém tinh tế, lịch sự, là người văn hóa nghèo nàn, ít ỏi. Những người không chào hỏi mọi người thường sẽ bị mọi người xa lánh, không yêu quý. Chúng ta là một thực thể tồn tại trong cộng đồng, không thể tách khỏi cộng đồng ấy. Bởi vậy, nếu bị mọi người xa lánh, sẽ cảm thấy lạc lõng, đơn độc, gây khó khăn cho cuộc sống của chính bản thân.

Ý thức được tầm quan trọng của việc chào hỏi, vậy chúng ta cần làm gì để thay đổi thực trạng này và phát huy hơn nữa truyền thống của ông cha. Điều quan trọng nhất mỗi chúng ta cần hiểu rõ giá trị của lời chào, chỉ khi chúng ta ý thức được vai trò của nó đối với bản thân thì mới biết cách ứng xử sao cho đúng mực. Với mỗi đối tượng chúng ta cần có cách chào hỏi khác nhau, sao cho phù hợp: với ông bà, cha mẹ, thầy cô, những người lớn tuổi cần đứng nghiêm mỗi khi chào, với bạn bè chúng ta có thể chào một cách thoải mái hơn là câu hỏi sức khỏe, là cái đập tay hay nụ cười; với những người xa lạ hãy nở nụ cười thật tươi và chào họ bằng giọng thân thiện nhất. Làm được những điều ấy chắc chắn rằng bản thân bạn cũng thấy vui vẻ, và những người xung quanh cũng vô cùng hạnh phúc. Việc làm tuy nhỏ nhưng lại có ý nghĩa rất lớn. Vậy chẳng có lý do gì để chúng ta không thực hiện điều đó thường xuyên, lan tỏa đến tất cả mọi người phải không nào các bạn.

Bản thân là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, tôi càng ý thức hơn nữa về tầm quan trọng của việc chào hỏi những người xung quanh. Chào hỏi không chỉ khiến cho mối quan hệ bạn bè trở nên thân thiết, lời chào với thầy cô giáo còn cho thấy bản thân là người có văn hóa, tôn sư trọng đạo.

Giao tiếp, xứng xử không phải vấn đề mới nhưng vẫn luôn nóng bỏng trong xã hội hiện đại, đặc biệt là với những bạn học sinh, đang học tập, ngồi trên ghế nhà trường. Chào hỏi là một nét đẹp trong văn hóa ứng xử của cha ông ta, bởi vậy, thế hệ trẻ chúng ta cần ý thức rõ về điều đó, có những hành động thiết thực phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc:

Làm người chữa “Lễ” đứng đầu

Kế đến chữ “Nghĩa” ngàn sau để đời.

Nghị luận về lời chào - mẫu 9

Lời chào hỏi đã trở thành biểu hiện của văn hóa đẹp, nhưng hiện nay, nó đang mất đi giá trị thực sự. Cuộc sống hiện đại khiến cho việc chào hỏi trở nên khó khăn hơn, và điều này đòi hỏi sự thay đổi trong ý thức và hành động của chúng ta. Bài văn này thảo luận về ý nghĩa của lời chào trong giao tiếp xã hội và nhấn mạnh tầm quan trọng của nó.

Người ta thường nói 'lời chào cao hơn mâm cỗ,' nhưng ngày nay, lời chào thường chỉ là hình thức, không còn ý nghĩa sâu sắc. Con cái ít hỏi han cha mẹ, học sinh tránh thầy cô, và mọi người trở nên xa lạ với nhau. Điều này phản ánh sự suy giảm của giá trị lời chào trong xã hội hiện đại.

Nguyên nhân chính của vấn đề này là sự kém hiểu biết và ý thức của con người. Gia đình và môi trường giáo dục không đặt đủ tầm quan trọng cho việc giảng dạy về văn hóa lời chào. Xã hội ngày nay, đặc biệt là với sự phát triển của công nghệ, tạo ra sự cô lập và ngần ngại trong giao tiếp trực tiếp.

Hậu quả của việc mất đi văn hóa lời chào là rất lớn. Mối quan hệ giữa con người trở nên nhạy cảm hơn, tình cảm giảm bớt. Có thể thấy rằng, lời chào hỏi không chỉ là một nét đẹp văn hóa, mà còn là thước đo đạo đức và phẩm chất con người.

Chúng ta cần nhận thức về tầm quan trọng của lời chào và áp dụng nó trong từng tình huống khác nhau. Dù là với người lớn, bạn bè, hay người xa lạ, mỗi lời chào đều có ý nghĩa riêng. Hãy làm cho lời chào trở lại là một phong cách sống, một giá trị tốt đẹp được kế thừa từ thế hệ cha ông: 'Làm người chữ 'Lễ' đứng đầu, kế đến chữ 'Nghĩa' ngàn sau để đời.'

Nghị luận về lời chào - mẫu 10

Truyền thống lời chào hỏi đẹp đẽ của người Việt đã tồn tại từ hàng ngàn năm. Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay, giá trị này đang bị suy giảm, đặc biệt là ở tầng lớp học sinh. Bài văn này nhấn mạnh về ý nghĩa của lời chào hỏi và tại sao nó cần được duy trì và tôn trọng.

Lời chào hỏi không chỉ là cách bắt đầu một cuộc trò chuyện, mà còn là biểu hiện của sự tôn trọng và thân thiết. Trong văn hóa Việt, người biết lễ phép chào hỏi thể hiện văn minh và lịch sự. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, giới trẻ thường lạc quan hóa lời chào, sử dụng ngôn ngữ nước ngoài mà không nhận ra sự thiếu tôn trọng đối với người lớn. Điều này đang khiến cho giá trị truyền thống mất đi.

Lời chào không chỉ là hình thức, mà còn là cách thể hiện sự thân thiện và gần gũi. Nó giúp kết nối con người, xóa bỏ khoảng cách và tạo ra môi trường giao tiếp tích cực. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều người trẻ không hiểu rõ về ý nghĩa của lời chào và thường xuyên né tránh gặp người lớn.

Nguyên nhân chính của vấn đề này là thiếu hiểu biết và ý thức của giới trẻ. Gia đình và môi trường giáo dục có vai trò lớn trong việc hình thành nhận thức và hành vi của họ. Việc thiếu sự quan tâm và giáo dục về lời chào hỏi từ phía gia đình là một yếu tố quan trọng dẫn đến tình trạng này.

Hậu quả của việc lạc quan hóa lời chào là rất lớn. Nó gây rạn nứt trong mối quan hệ, làm mất đi sự gần gũi và đoàn kết. Những người thiếu văn hóa ứng xử thường bị cô lập và ảnh hưởng xấu đến cuộc sống cá nhân và sự nghiệp.

Trong bối cảnh hiện nay, lời chào hỏi không chỉ là nét đẹp văn hóa mà còn là giá trị quan trọng trong giao tiếp. Chúng ta cần giữ gìn và truyền đạt giá trị này cho thế hệ tiếp theo, làm cho lời chào trở lại là một phong cách sống, không chỉ là hình thức bình thường.

Đó là sứ mệnh của mỗi người, không chỉ để duy trì văn hóa truyền thống mà còn để xây dựng một xã hội lịch sự, gần gũi và đoàn kết hơn.

Nghị luận về lời chào - mẫu 11

Trong cuộc hành trình khám phá cuộc sống, kỹ năng sống là hành trang quan trọng để chinh phục thành công và hạnh phúc. Trong đó, nét đẹp của lời chào hỏi là điểm nhấn quan trọng trong giao tiếp hàng ngày.

Từ khi còn là học sinh, chúng ta đã được khắc sâu với bài học 'Tiên học lễ, hậu học văn'. Trong văn hóa Á Đông, lễ nghĩa, đặc biệt là lời chào hỏi, đóng vai trò quan trọng. Lời chào không chỉ mở đầu cuộc trò chuyện mà còn thể hiện sự tôn trọng, thân thiện, tạo điểm nhấn trong giao tiếp.

Người Trung Quốc, ví dụ, chia thành nhiều cách chào phân biệt theo mức độ thân mật. Câu 'Lời chào cao hơn mâm cỗ' thể hiện giá trị của lời chào trong việc xây dựng mối quan hệ. Tính lịch sự của lời chào giúp kết nối con người, làm gần gũi hơn, từ đó tạo nên một môi trường giao tiếp tích cực.

Việc giáo dục trẻ nhỏ về lời chào từ khi còn bé là việc rất quan trọng. Điều này giúp trẻ phát triển tốt hơn về mặt lịch sự, tôn trọng và duyên dáng. Lời chào ấm áp, thể hiện sự quan tâm và tôn trọng, đồng thời là cách bảo vệ nét đẹp truyền thống của dân tộc.

Đáng tiếc là ngày nay, một số người trẻ coi nhẹ giá trị truyền thống và không để ý đến lời chào. Có người cho rằng lời chào là thứ không cần thiết, làm chỉ làm phiền phức. Tuy nhiên, những suy nghĩ này có vẻ thiếu hiểu biết về tầm quan trọng của lời chào trong xây dựng mối quan hệ và giao tiếp xã hội.

Không ít người xem lời chào như là sự giả tạo, không chân thành, nhưng nếu được thể hiện từ trái tim, lời chào sẽ mang lại những ấn tượng tích cực. Chẳng hạn, trong môi trường phỏng vấn, lời chào lịch sự có thể tạo ấn tượng mạnh mẽ với người đối diện. Người tham gia cuộc thi hoa hậu Thế giới cũng thường phải nói lời chào bằng tiếng Anh để tạo cảm tình với khán giả quốc tế.

Nếu coi lời chào như là một phần của văn hóa, một cách thể hiện tôn trọng và sự duyên dáng trong giao tiếp, chắc chắn nó sẽ trở thành một giá trị quý báu trong xã hội, giúp tạo ra một môi trường sống lịch sự và gần gũi hơn.

Nghị luận về lời chào - mẫu 12

Để trưởng thành, mỗi người cần học tập và rèn luyện đạo đức. Truyền thống tôn sự và sự biết ơn, tôn trọng người lớn tuổi và người dạy dỗ là rất quan trọng. Tuy nhiên, ý thức chào hỏi của học sinh hiện nay thường không đạt yêu cầu này.

Ý thức là sự tự giác và nhận thức của mỗi người. Ý thức chào hỏi là biểu hiện của sự tự giác về mối quan hệ. Mặc dù chúng ta đều được giáo dục từ gia đình và nhà trường, tại sao vẫn có sự chênh lệch giữa những học sinh có ý thức và không?

Người được coi là có ý thức chào hỏi thường nhận được sự quan tâm và yêu quý. Hành động nhỏ như chào hỏi có thể tạo ấn tượng tốt và là cơ sở cho mối quan hệ. Nó cũng thể hiện lối sống lịch sự, biểu thị tôn trọng và hòa đồng. Tại sao nhiều học sinh khó mở miệng chào hỏi?

Đa số học sinh không có ý thức chào hỏi, và nếu một ai đó có, họ có thể bị coi là giả tạo hoặc đạo đức giả. Điều này tạo áp lực và sợ hãi, làm cho học sinh không muốn khác biệt. Ý thức chào hỏi ngày càng giảm, và học sinh dần trở nên như nhau, thiếu đặc sắc và tinh thần cá nhân.

Câu chuyện về ý thức chào hỏi là vấn đề đáng lo ngại. Học sinh không chỉ thiếu tôn trọng với người lớn, mà còn thể hiện thái độ vô lễ, thiếu tôn trọng bạn bè. Mạng xã hội cũng ảnh hưởng, là nơi lan truyền tiếng lóng và thái độ tiêu cực. Học sinh thường học được cách nói tục, thậm chí là chửi bậy từ môi trường mạng, tạo ra những mối quan hệ không tốt.

Nhưng không phải tất cả học sinh đều thiếu phép tắc chào hỏi. Vẫn có những tấm gương tích cực trong học tập và sự giúp đỡ. Không nên quá lạc quan hay quá tiêu cực, vì cuộc sống luôn có hai mặt, và việc bảo toàn phẩm chất đạo đức là thách thức khó khăn.

Chào hỏi là hành động nhỏ, nhưng không phải ai cũng làm được. Học sinh cần tu dưỡng đạo đức để trở thành những người trưởng thành, đáng quý, và xứng đáng là chủ nhân của tương lai đất nước.

Nghị luận về lời chào - mẫu 13

Từ thời xa xưa, ông cha đã để lại cho chúng ta rất nhiều câu tục ngữ và thành ngữ, trong đó có những giá trị về lời chào hỏi như "lời chào cao hơn mâm cỗ," "đi hỏi về chào," "đi thưa về báo." Những di sản văn hóa này không chỉ là những nét đẹp truyền thống mà còn là dấu ấn văn hóa ứng xử và lòng nhân văn sâu sắc của dân tộc. Tuy nhiên, đối diện với thách thức của xã hội hiện đại, văn hóa lời chào hỏi đang chịu sự đe dọa và mài mòn đáng kể.

Lời chào hỏi không chỉ là một biểu hiện của giao tiếp xã hội, mà còn là phương tiện để duy trì và củng cố mối quan hệ, sự đoàn kết, tình thân thiết giữa con người với con người trong cộng đồng. Tuy nhiên, trong tình cảnh ngày nay, lời chào hỏi dường như đang mất đi tầm quan trọng của nó khi nhiều người chỉ coi đó là một thủ tục, một hoạt động xã giao không thiết yếu. Kết quả là, hình ảnh những gia đình mà con cái không hỏi thăm cha mẹ, học sinh không chào thầy cô khi gặp, hoặc giới trẻ không chào hỏi người lớn đang trở nên phổ biến. Điều này, mặc dù có thể không phải là ý đồ cố ý, nhưng nó đang làm mất đi ít nhất là phép lịch sự cơ bản và văn hóa xã hội.

Nguyên nhân của thực trạng trên có thể được giải thích đầu tiên là do ý thức cá nhân của mỗi người đang trở nên kém, thiếu hiểu biết, và suy nghĩ ích kỷ, không đồng lòng với môi trường xã hội xung quanh. Môi trường gia đình và giáo dục, được coi là cái nôi của sự hình thành nhân cách, cũng góp phần lớn vào tình trạng này. Cha mẹ, nếu không quan tâm đến việc giảng dạy về tầm quan trọng của lời chào, và hệ thống giáo dục, nếu chỉ tập trung vào kiến thức học thuật mà bỏ qua kỹ năng mềm và văn hóa ứng xử, cũng đều đóng góp vào việc giáo dục ra những thế hệ không biết trân trọng lời chào hỏi.

Hậu quả của thực trạng này không chỉ dừng lại ở mức cá nhân mà còn ảnh hưởng lớn đến mối quan hệ xã hội, tạo ra một cộng đồng người sống như những cỗ máy không đồng lòng, thiếu sự đồng cảm và tình yêu thương. Những mâu thuẫn và ghen ghét ngày càng gia tăng, khiến cho tình cảm giữa mọi người trở nên giãn cách và đôi khi là không chia sẻ. Hậu quả tiêu cực này làm mất đi những giá trị truyền thống về lịch sự và đạo đức của lời chào hỏi, như câu "Tiên học lễ - hậu học văn" đẹp đẽ của cha ông.

Nhưng vấn đề không chỉ dừng lại ở đó. Lời chào hỏi không chỉ là một thước đo của phẩm chất và đạo đức cá nhân, mà còn là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ giữa các cộng đồng và xã hội. Vì vậy, mỗi người chúng ta đều cần có ý thức chào hỏi một cách có văn hóa. Đối với mỗi đối tượng, tình huống khác nhau, chúng ta có thể lựa chọn cách chào hỏi phù hợp. Người lãnh đạo có thể thể hiện sự lễ phép và kính trọng, trong khi bạn bè cùng trang lứa thì có thể thể hiện sự hòa đồng và gắn bó.

Tóm lại, lời chào hỏi không chỉ là một biểu hiện văn hóa, mà còn là thước đo chất lượng của đời sống xã hội và đạo đức con người. Chúng ta cần phải giữ gìn, phát huy và truyền đạt giá trị văn hóa này cho những thế hệ tiếp theo, bằng cách chú trọng giáo dục và hướng dẫn cho họ biết đánh giá tầm quan trọng của lời chào và làm thế nào để thể hiện nó một cách có ý thức và tôn trọng: "Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau."

Nghị luận về lời chào - mẫu 14

Từ ngàn xưa đến nay, truyền thống "lời chào cao hơn mâm cỗ" luôn được nhân dân Việt Nam coi trọng. Khi chúng ta gặp ai, việc chào họ không chỉ là cách để họ nhận ra sự chú ý, nhận thức về sự quan tâm từ phía mình, mà còn là dịp để thể hiện lòng lịch sự và văn minh. Lời chào thường đi kèm với sự hỏi thăm, làm tăng gần gũi mối quan hệ giữa con người.

Tuy nhiên, không phải ai cũng thực hiện đơn giản việc này, đặc biệt là đối với thế hệ học sinh hiện nay. Những lời chào hỏi trở nên khó khăn đối với họ, và nhiều người tự hỏi về ý nghĩa và lợi ích của việc chào hỏi. Thực tế, những câu hỏi này, mặc dù đơn giản, thường được bỏ qua, đặc biệt trong một xã hội ngày càng phát triển.

Chào hỏi là một hình thức giao tiếp giữa con người, thể hiện qua lời nói, cử chỉ, hay hành động. Tại từng hoàn cảnh, chúng ta cần lựa chọn hình thức chào hỏi phù hợp. Những hành động nhỏ này không chỉ thể hiện ý thức và bản chất của mỗi người, mà còn phản ánh nền văn hóa, gia phong, và cách giáo dục con cái trong gia đình.

Một người có ý thức chào hỏi thường nhận được sự quan tâm và tôn trọng từ mọi người xung quanh. Mặc dù chỉ là một hành động nhỏ, nhưng lời chào hỏi có thể tạo ấn tượng ban đầu tích cực và là cơ sở của mối quan hệ. Nó thể hiện lối sống lịch sự, văn minh, và lòng biết tôn trọng, điều mà nhiều bạn trẻ hiện nay có thể bỏ qua.

Mặc dù lời chào hỏi mang lại nhiều lợi ích, nhưng đáng tiếc là một số học sinh hiện nay không có ý thức chào hỏi. Trong xã hội ngày nay, nếu một học sinh chào hỏi một người lớn hoặc giáo viên, có thể bị coi là giả tạo hoặc nịnh bợ. Điều này tạo ra áp lực xã hội, khiến nhiều người trẻ sợ mở miệng để chào hỏi.

Một người văn minh là người có ý thức chào hỏi. Việc không chào hỏi không chỉ làm mất lịch sự mà còn thể hiện thiếu tôn trọng và không biết quan tâm đến người khác. Hậu quả không chỉ dừng lại ở mức cá nhân mà còn ảnh hưởng đến mối quan hệ xã hội. Điều này tạo ra một chuỗi đồng hóa, làm mất đi văn hóa chào hỏi.

Vì vậy, mỗi người, đặc biệt là giới trẻ, cần tự xây dựng kỹ năng chào hỏi. Lời chào có thể xây dựng tình bạn, tạo nên mối quan hệ mạnh mẽ, và khiến cho người ta tôn trọng mình. Chào hỏi không chỉ là một hành động đơn giản, mà là cách để thể hiện lòng tôn trọng, lịch sự, và cuối cùng là làm đẹp cho cuộc sống xã hội. Đừng để văn hóa chào hỏi trở thành một phần quên lãng trong sự phát triển của đất nước chúng ta.

Nghị luận về lời chào - mẫu 15

Để phát triển toàn diện, không chỉ cần học tập mà còn quan trọng là rèn luyện tu dưỡng đạo đức. Văn hóa tôn sự trọng đạo từ xa xưa đã được dân tộc Việt Nam chắt lọc và truyền lại. Nhưng, đối mặt với xã hội hiện đại, nhiều học sinh đã không thể giữ gìn và phát huy truyền thống tôn sự trọng đạo, đặc biệt là trong ý thức chào hỏi của họ.

Ý thức là sự tự giác và nhận thức của mỗi người. Ý thức chào hỏi cũng phản ánh sự tự giác và nhận thức về mối quan hệ. Mặc dù chúng ta đều nhận được giáo dục và hướng dẫn từ gia đình và nhà trường, nhưng tại sao vẫn có những học sinh được xem là có ý thức chào hỏi, còn những người khác lại không?

Hậu quả của ý thức chào hỏi xuất phát từ sự đồng nhất hoặc không đồng nhất trong cộng đồng học sinh. Nếu một người được xem là ý thức chào hỏi, họ sẽ được quan tâm và yêu quý. Mặc dù chào hỏi chỉ là một hành động nhỏ, nhưng nó thể hiện ý thức và tôn trọng. Nó giúp tạo ra ấn tượng tích cực ban đầu và thể hiện lối sống lịch sự và hòa đồng. Tuy nhiên, nếu đa số học sinh không chào hỏi, thì người chào hỏi có thể bị coi là giả tạo và đạo đức giả.

Vấn đề này phản ánh xu hướng chung của học sinh hiện nay, không chỉ trong thế giới thực mà còn trên mạng xã hội. Mạng xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành ý thức chào hỏi, khi mà ngôn ngữ vô lễ và chửi bậy trở nên phổ biến. Học sinh học được cách nói và cư xử từ mạng xã hội, và đây thậm chí là xu hướng được lan truyền rộng rãi. Điều này có thể dẫn đến rạn nứt trong tình bạn và tạo ra một xã hội không có ý thức chào hỏi.

Mặc dù đa phần học sinh không chào hỏi, nhưng không phải tất cả đều không có phép tắc chào hỏi. Vẫn có những tấm gương tích cực trong giới học sinh, những người lễ phép và giúp đỡ mọi người. Điều quan trọng là tránh thái độ tiêu cực và không đánh giá toàn bộ nhóm dựa trên nhóm nhỏ không có ý thức chào hỏi. Đối mặt với thách thức này, học sinh cần tự tu dưỡng đạo đức cá nhân để trở thành những con người hoàn thiện, xứng đáng với tương lai của đất nước.

Xem thêm các bài văn mẫu lớp 9 hay khác:

Mục lục Văn mẫu | Văn hay 9 theo từng phần:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Tuyển tập những bài văn hay | văn mẫu lớp 9 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Văn mẫu lớp 9Những bài văn hay lớp 9 đạt điểm cao.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên