Phân tích bài thơ Vịnh mùa đông
Tổng hợp bài văn Phân tích bài thơ Vịnh mùa đông hay nhất, ngắn gọn với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
5+ Phân tích bài thơ Vịnh mùa đông (hay, ngắn gọn)
Phân tích bài thơ Vịnh mùa đông - mẫu 1
Nguyễn Công Trứ (1778-1858) nhà nghèo, học giỏi, giàu chí khí, phong nhã hào hoa. "Hàn nho phong vị phú" là một bài thơ Nôm kiệt tác nói lên cốt cách của Nguyễn Công Trứ.
Là một vị quan to trong triều Nguyễn, văn võ toàn tài, nổi tiếng kinh bang tế thế. Là một nhà thơ lớn của đất nước, có biệt tài về thơ hát nói. Ông còn để lại khoảng năm sáu chục bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật mang một phong cách nghệ thuật độc đáo: thông tục, giản dị, nôm na mà tự nhiên, sinh động. Văn học trung đại Việt Nam chưa có nhà thơ nào nói thật hay về chí nam nhi, chí anh hùng bằng Nguyễn Công Trứ.
"Vịnh" có nghĩa là miêu tả bằng thơ. Thơ cổ có nhiều bài "vịnh". Có bài vịnh cảnh: "Thu vịnh" (Nguyễn Khuyến). Nguyễn Công Trứ có bài thơ vịnh cây cỏ (Vịnh cây vông, ...) lại có bài thơ vịnh thời tiết bốn mùa (Vịnh mùa đông ...) Cái hay của bài thơ "Vịnh mùa đông" là ở lớp nghĩa hàm ẩn. Nó là một bài thơ mang tính ẩn đụ độc đáo. Tác giả tả cái rét mướt 3 tháng mùa đông của quê nhà (Hà Tĩnh), qua đó nói lên một nếp sống của vị hàn nho, một khí phách của kẻ sĩ đứng vững trước mọi thử thách của cuộc đời.
Hai câu thơ đầu nêu lên một nhận xét về thời tiết, về quy luật của tự nhiên, của mùa đông trong sự vận động tuần hoàn 4 mùa trong một năm. Ngôn ngữ thơ mộc mạc, bình dị như một câu nói, khẩu ngữ:
"Nghĩ lại thì trời vốn cũng sòng,
Chẳng vì rét mướt bỏ mùa đông."
"Sòng" nghĩa là sòng phẳng, dứt khoát, thẳng thắn, không thiên vị. Đó là cách nói dân dã. Mùa đông rét mướt, nhưng trời vốn sòng phẳng, chẳng chiều ai mà "bỏ mùa đông".
Hai câu 3, 4 đích thực vịnh cảnh mùa đông. Có mây và gió. "Mây đen như mực" làm cho bầu trời nặng nề, tối tăm cả lại. Không phải là một áng mây mà là từng lớp, từng lớp chuyển động trôi nhanh "về ngàn Hồng": Ngàn Hồng là tên nôm của núi Hồng Lĩnh, một cảnh đẹp hùng vĩ của Hà Tĩnh, thuộc dãy Trường Sơn. Sông Lam núi Hồng tượng trưng cho cảnh sắc và chí khí con người quê hương nhà thơ. "Mây về ngàn Hồng" mây trôi từ đông qua tây. Câu thơ tả rất hiện thực: màu mây đen như mực, cách ví của người dân quê, rất cụ thể; không gian, địa danh được xác định: ngàn Hồng, ở cạnh làng Uy Viễn, quê hương của Nguyễn Công Trứ. Thường thường trong thơ cổ, khi nói đến phong, vân thường mang tính ước lệ:
"Lọt rèm tuyết lạnh, lồng rơi,
Gió đưa băng tới nhẹ rơi mặt hồ ... "
("Mùa đông" – Ngô Chi Lan)
"Mây giăng ải Bắc trông tin nhạn,
Ngày xế non Nam bặt tiếng hồng."
("Xúc cảnh" – Nguyễn Đình Chiểu)
Trong bài thơ này, Nguyễn Công Trứ cũng tả mây và gió, rất cụ thể và rất hiện thực:
"Mây về ngàn Hồng đen như mực,
Gió lọt rèm thưa lạnh tựa đồng."
"Mây" và "gió", "về" và "lọt", "ngàn Hồng" và "rèm thưa", "đen như mực", "lạnh tựa đồng" – đối nhau rất hợp cách: danh từ đối với danh từ, động từ đối với động từ, hình ảnh so sánh đối với hình ảnh so sánh. Người đọc như thấy được từng khối mây đen vần vũ trên bầu trời Hà Tĩnh đang bay về ngàn Hồng, như xúc cảm trước cái rét, cái lạnh của 3 tháng mùa đông trước làn gió bấc thổi tới. Chi tiết "rèm thưa" trong hình ảnh "Gió lọt rèm thưa lạnh tự đồng" gợi tả cái lạnh đối với một anh hàn nho "bốn vách tường mo – ba gian nhà cỏ — đầu kèo mọt tạc vẽ sao – trước cửa nhện giăng màn gió" (Hàn nho phong vị phú). Cảnh nhà nghèo của chàng nho sĩ, vì thế cái rét cái lạnh của gió bấc được nhân lên nhiều lần, đã lạnh lại càng thêm lạnh: "lạnh tựa đồng".
Phần thực tả mây và gió, phần luận nói về "hơi may" và "cưởi" (tiếng địa phương chỉ sương, giọt sương). Thật là thú vị, tác giả tả hơi may và giọt sương gắn nó với nếp sinh hoạt của một anh nho sĩ nghèo đang ngồi nấu sử sôi kinh, đang làm thơ viết phú mà bị "ngòi bút rít", mực bị cái rét làm đông lại, viết mãi chẳng thành chữ. Nghèo nhưng hào hoa, trong nhà cũng có đàn, tiếc thay "phím loan cưởi nhuốm sợi tơ chùng". Đằng sau hai câu thơ tả hơi may và sương giá mùa đông là hình ảnh một nhà nho nghèo chưa gặp vận, nhưng giàu nghị lực, có một đời sống tâm hồn phong phú đang đứng trước mọi thử thách, gian khổ, thiếu thốn cuộc đời:
"Cảo mực hơi may ngòi bút rít,
Phím loan cưởi nhuốm sợi tơ chùng"
Hai câu kết nêu lên một giả định để từ đó bày tỏ một suy ngẫm về quan niệm sống, một cách sống. Nếu cả 4 mùa trong một năm đều là mùa xuân hết thảy, thì mọi người đâu hay, đâu biết sức chịu đựng sương gió lạnh của cây thông, cây tùng già. Một cách nói bình dị mà sầu sắc:
"Bốn mùa ví những xuân đi cả,
Góc núi ai hay sức lão tùng."
"Lão tùng" trong văn cảnh mang ý nghĩa biểu tượng, là hình ảnh ẩn dụ tượng ưưng cho con người từng trải, có tài đức, giàu nghị lực, hiên ngang trước mọi thử thách của cuộc đời. "Lão tùng" là hình ảnh nhà thơ, mượn cảnh để ký thác tâm sự. Trời sinh ra mùa đông là để thử sức chịu đựng của cây tùng già. Nó vẫn xanh tốt trước sương gió " lạnh lẽo, vẫn vững vàng trong bão táp phong ba. Ý thơ mang hàm nghĩa tiềm ẩn: nếu có gặp cảnh ngộ éo le, hiểm nghèo thì tác giả vẫn kiên định hiên ngang và cứng rắn như cây tùng nơi góc núi.
Hình ảnh "lão tùng" xuất hiện trong bài thơ đã khẳng định một quan niệm sống đẹp, một nhân cách cứng cỏi, lạc quan và tự tin của Nguyên Công Trứ khi chưa đỗ đạt, đang sống trong cảnh hàn vi.
Bài thơ "Vịnh mùa đông" tuy có nói đến mây, gió, heo may, giọt sương để gợi tả cái lạnh, cái rét đối với hàn nho, cũng như đối với bao người nghèo khổ khắc, nhưng điều cốt yếu là xây đựng được một ẩn dụ về lão tùng, tượng trưng cho những phẩm chất tốt đẹp của đấng trượng phu, của người quân tử trong xã hội cũ. Ngôn ngữ thơ hình dị, đã Việt hóa cao độ thơ Đường luật thất ngốn bát cú. Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã viết rất hay, rất sâu sắc về đề tài cây thông. Nguyễn Công Trứ đã kế thừa sáng tạo để tài này, để nói lên tài đức và phẩm hạnh của một nhà nho chân chính; nêu cao một quan niệm nhân sinh tuyệt đẹp. Cái giá lạnh mùa đông trở thành mọi thử thách cuộc đời.
Phân tích bài thơ Vịnh mùa đông - mẫu 2
Nguyễn Công Trứ là nhân vật kiệt xuất trong lịch sử Việt Nam, nổi tiếng là vị quan thanh liêm, tài trí hơn người nhưng có lối sống tự do và vô cùng ngang tàng, ngạo nghễ. Tính cách của ông còn được thể hiện rõ trong thơ ca. Và Bài thơ Vịnh mùa đông của ông là một trong những số đó. Nguyễn Công Trứ bị ám ảnh và đảo phách giữa hai đời sống: Một là tự do, phóng khoáng; hai là phận vị với dân, với nước
Nghĩ lại thì trời vốn cũng sòng,
Chẳng vì rét mướt bỏ Mùa Đông.
Mây về ngàn Hồng đen như mực,
Gió lọt rèm thưa lạnh tựa đồng.
Cảo mực hơi may ngòi bút rít,
Phím loan cưởi nhuộm sợi tơ chùng.
Bốn mùa ví những xuân đi cả,
Góc núi ai hay sức lão tùng.
Những câu thơ đầu của bài thơ đã nêu lên một nhận xét về thời tiết, về quy luật của tự nhiên, của mùa đông trong sự vận động tuần hoàn 4 mùa trong một năm. Trời đất, vũ trụ như một con người rất thẳng thắn, công bằng theo quy luật âm dương, luật bù trừ: có nóng thì phải có lạnh. Mùa đông đến như một điều tất yếu của đất trời.
Mây về ngàn Hồng đen như mực,
Gió lọt rèm thưa lạnh tựa đồng.
Mùa đông đã đến thật sự trong những câu thơ tiếp theo của Nguyễn Công Trứ. Có mây và gió. “Mây đen như mực” làm cho bầu trời nặng nề, tối tăm cả lại. Không phải là một áng mây mà là từng lớp, từng lớp chuyển động trôi nhanh “về ngàn Hồng”. Những câu thơ tả rất hiện thực: màu mây đen như mực, cách ví của người dân quê, rất cụ thể; không gian, địa danh được xác định: ngàn Hồng, ở cạnh làng Uy Viễn, . Đây chính là cảnh quê hương của Nguyễn Công Trứ.
Mây về ngàn hồng đen như mực
Gió lọt rèm thưa lạnh tựa đồng.
“Mây đen” và “Gió lạnh” đối xứng nhau, cũng vẽ nên bức tranh, không gian u ám, giá lạnh của Mùa Đông miền Bắc Việt Nam. Với cách dùng phương pháp so sánh, Nguyễn Công Trứ đã gợi nên đến cả cảm giác rợn ngợp, tăm tối của bầu trời, non nước hùng vĩ quê hương Hà Tĩnh của mình. Hòa cùng với màn đen như mự, cái lạnh mùa đông đang kéo về quê hương ông. Tất cả, cái lạnh đẩy cuộc sống và hoạt động của con người, muôn vật vào trạng thái yếu ớt, gần như bất động.
Nỗi khổ khi mùa đông tới trên quê hương được Nguyễn CÔng Trứ với những câu thơ :
“Cảo mực hơi may ngòi bút rít,
Phím loan cưởi nhuốm sợi tơ chùng”
Với hai câu thơ tả hơi may và sương giá mùa đông là hình ảnh một nhà nho nghèo chưa gặp vận, nhưng giàu nghị lực, có một đời sống tâm hồn phong phú đang đứng trước mọi thử thách, gian khổ, thiếu thốn cuộc đời. Câu trả lời được Nguyễn Công Trứ Hai giả định để từ đó bày tỏ một suy ngẫm về quan niệm sống, một cách sống. Nếu cả 4 mùa trong một năm đều là mùa xuân hết thảy, thì mọi người đâu hay, đâu biết sức chịu đựng sương gió lạnh của cây thông, cây tùng già. Một cách nói bình dị mà sầu sắc:
“Bốn mùa ví những xuân đi cả,
Góc núi ai hay sức lão tùng.”
Hình ảnh “lão tùng” xuất hiện cuối bài thơ đã khẳng định một quan niệm sống đẹp, một nhân cách cứng cỏi, lạc quan và tự tin của Nguyên Công Trứ khi chưa đỗ đạt, đang sống trong cảnh hàn vi.
Xem thêm các bài văn mẫu lớp 9 hay khác:
- Mục lục văn NGHỊ LUẬN VĂN HỌC lớp 9 tập 1
- Mục lục văn NGHỊ LUẬN VĂN HỌC lớp 9 tập 2
- Giới thiệu về Nguyễn Công Trứ
- Phân tích bài thơ "Vịnh mùa đông"
- Phân tích bài thơ "Đi thi tự vịnh"
- Phân tích bài thơ "Chí anh hùng"
- Giới thiệu về Cao Bá Quát
- Phân tích bài thơ "Khúc ngâm đêm lạnh"
- Phân tích bài thơ "Vịnh Đổng Thiên Vương"
Mục lục Văn mẫu | Văn hay 9 theo từng phần:
- Mục lục Văn thuyết minh
- Mục lục Văn tự sự
- Mục lục Văn nghị luận xã hội
- Mục lục Văn nghị luận văn học Tập 1
- Mục lục Văn nghị luận văn học Tập 2
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Tuyển tập những bài văn hay | văn mẫu lớp 9 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Văn mẫu lớp 9 và Những bài văn hay lớp 9 đạt điểm cao.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Lớp 9 Kết nối tri thức
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT
- Lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST
- Lớp 9 Cánh diều
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều