Top 5 Các tầng nghĩa trong đoạn thơ Nhớ rừng (hay, ngắn gọn)
Phân tích các tầng nghĩa trong đoạn thơ Nhớ rừng của Thế Lữ hay, chọn lọc từ những bài văn hay của học sinh lớp 9 trên cả nước giúp học sinh lớp 9 có thêm tài liệu tham khảo từ đó biết cách viết văn dễ dàng hơn.
Top 5 Các tầng nghĩa trong đoạn thơ Nhớ rừng (hay, ngắn gọn)
Đề bài: Phân tích các tầng nghĩa trong đoạn thơ sau:
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội.
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
(Thế Lữ,Nhớ rừng)
Phân tích các tầng nghĩa trong đoạn thơ - mẫu 1
Thế Lữ là một nhà văn nhưng trước hết ông là một ngôi sao sáng nhất trong phong trào Thơ mới. Bài thơ Nhớ rừng là một tác phẩm đặc sắc của ông. Bài thơ là cả một không gian thiên nhiên trong vườn bách thú, bề ngoài tưởng như hoành tráng, lớn lao, phi thường nhưng thực chất chỉ là giả dối và tầm thường. Thông qua lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú, Thế Lữ muốn bộc lộ tâm trạng chán ghét cuộc sống thực tại, khát khao cuộc sống tự do cũng là thể hiện lòng yêu nước một cách thầm kín của ông. Và có một đoạn thơ là những kỉ niệm đẹp đẽ về một thời tự do, huy hoàng cùng với khát vọng tự do cháy bỏng của con hổ cũng như của nhà thơ.
Đoạn thơ ấy mở đầu bằng dòng hồi tưởng:
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội.
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Ở đời không có gì quý bằng tự do, vậy mà giờ đây chúa tể của muôn loài lại bị nhốt trong cũi sắt. Những đêm vàng bên bờ suối, những cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng sau cơn mưa, hay những buổi bình minh luôn huyền ảo khiến ta chìm vào trong giấc ngủ êm đềm nay không còn nữa. Giờ đây những thứ đó chỉ còn là kỉ niệm, là dĩ vãng một thời huy hoàng. Mỗi thời điểm được gắn với một hình ảnh đặc trưng tạo nên một bức tranh lộng lẫy. Tự do có ở mọi lúc, mọi nơi: khi bên bờ suối vào những đêm trăng ánh vàng rực rỡ, hay những ngày mưa xối xả bốn phương ngàn và cả những buổi bình minh đầy nắng ấm.
Nhưng tất cả giờ đây là dĩ vãng:
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
Kí ức oai hùng của những buổi săn mồi đã hiện về quanh chúa sơn lâm. Những cảnh vật ở trong rừng tưởng như một giấc mơ, nơi ấy chính là nơi chúa sơn lâm đã ngự trị. Đoạn thơ phát huy tối đa phép điệp từ, nhạc điệu du dương cùng những câu hỏi tu từ liên tiếp đã làm nổi bật lên tâm trạng nhớ rừng da diết của chúa sơn lâm. Nhớ buồn về thời oanh liệt đã qua.
Con hổ đang sống trong một không gian bao la, tha hồ vùng vẫy với những buổi chiều đầy chiến tích. Nhưng thật đau đớn, xót xa khi giờ đây nó chỉ còn là kỉ niệm. Những cánh rừng bao la, mênh mông nay chỉ là một chiếc cũi sắt cùng với thiên nhiên mà con người tạo ra thật nhàm chán và vô vị.
Hiện thực phũ phàng đã nuốt đi quá khứ êm đẹp của một thời oanh liệt. Nỗi buồn, nỗi bất lực, uất hận đã kết thành tiếng than xé lòng:
- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
Tiếng than như xoáy sầu vào lòng người đọc. Con hổ hay chính Thế Lữ đang chán ngán cuộc sống thiếu thốn tự do? ông khao khát tự do, đó là niềm khao khát cháy bỏng của một người dân mất nước.
Cảnh rừng, vườn bách thú chính là bộ mặt của xã hội Thế Lữ. Sự giả dối vô nhân đạo được bọc bên ngoài lớp vỏ đẹp đẽ, phi thường, lớn lao. Hào nhoáng chỉ là cái mẽ bề ngoài; còn bên trong là đô hộ, là tù hãm, là nô lệ.
Xuyên suốt đoạn thơ là tâm trạng hoài cổ, nhớ về những tháng ngày oai hùng, những tháng ngày tràn ngập tự do, niềm vui và hạnh phúc đã qua. Nhưng không bằng lòng với thực tại, hổ luôn mong muuốn được về rừng cũng như muôn triệu người Việt Nam luôn khát khao thoát khỏi kiếp người nô lệ.
Phân tích các tầng nghĩa trong đoạn thơ - mẫu 2
Thế Lữ được biết đến vai trò như "người đặt viên gạch đầu tiên cho phong trào thơ Mới". Thơ ông như một luồng gió lạ, khiến cho người ta say mê vẻ đẹp của cuộc sông, biết hi vọng vào cái sáng lạn của cuộc đời. Thế mới biết hết cái uy phong của một "viên tướng đội quân Việt Ngữ" lẫm liệt biết chừng nào! Cái uy phong của "ngôi sao Mới" ấy đã thể hiện rõ trong bài thơ "Nhớ rừng" - một thi phẩm nổi tiếng của ông.
Nếu hồn thơ Thế Lữ là "cây đàn muôn điệu" thì Nhớ rừng chính là điệu thơ nổi bật nhất của ông. Giọng điệu bao trùm thi phẩm là sự bi tráng là "khúc trường ca dữ dội" nói lên bi kịch của cả một thời đại. Bài thơ dựng lên hai khoảng không gian đối lập: sự hùng vĩ của thiên nhiên và sự tù túng chật hẹp của vườn bách thú nơi con hổ đang sông. Nét bút lãng mạn của Thế Lữ đã nâng sự đôi lập đầy tính bi kịch đó lên để tạo nên âm hưởng hào sảng kì vĩ cho bài thơ, nổi bật là hình ảnh bộ tranh tứ bình tinh xảo và độc đáo.
Đầu tiên là bức tranh rừng núi trong đêm:
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan.
Một "đêm vàng" bên bờ suối, hình ảnh ẩn dụ ở đây thật lộng lẫy và huyền ảo. Nhà thơ không nói đêm trăng mà nói "đêm vàng" khiến cho cảnh vật trở nên huy hoàng rực rỡ hơn bao giờ hết. Ánh trăng chiếu xuống khu rừng làm cho mọi cảnh vật trở nên lung linh và nhuộm một sắc vàng óng lấp lánh. Tưởng như trên thế gian này có bao nhiêu vàng bạc, trời hút lên rồi trút xuống khu rừng. "Uống ánh trăng tan" cũng là một hình ảnh ẩn dụ đẹp. Ánh trăng chiếu xuống mặt nước, mặt nước lung linh hình bóng trăng và ánh trăng dường như tan ra trong dòng nước, nó loang ra, trải dài trên mặt nước mênh mông bát ngát, lấp lánh kì ảo. Con hổ uống nước suối mà như uống ánh trăng trong cơn say mồi. Hình ảnh này gợi ta nhớ đến câu ca dao cổ:
Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi
Thế Lữ đã thổi hồn thi sĩ vào trái tim con mãnh chúa, nếu không như thế thì làm gì có "đêm vàng", làm gì có "uống ánh trăng tan". Thiên nhiên đẹp và quyến rũ quá làm cho giá trị của buổi đêm hôm ấy dường như tăng gấp lên bội phần, càng làm cho vị chúa tể thêm mơ màng, say sưa trong giấc mộng.
Tiếp theo là bức tranh về mưa rừng. Con hổ với sự trầm mặc của một nhà hiền triết, lặng ngắm nhìn" giang sơn" mà hổ bá chủ. Những trận mưa dội xuống làm tươi mát cả khu rừng, cả rừng núi như thay đổi một sức sông mới dạt dào, tràn trề hơn bao giờ hết. Có một cái gì đó rất trong trẻo tinh khôi hiện lên trong hình ảnh câu thơ này. Con thú giờ đây không còn là một thi sĩ nữa mà còn cả cái nhìn của một triết gia, một nhà thông thái. Bức tranh này mang vẻ đẹp của sự nhẹ nhàng thanh khiết và tinh tế đến kì lạ. Cùng với bức tranh thứ nhất, nó giúp ta hiểu được sự muôn hình muôn vẻ của thiên nhiên hằng lưu dấu vết trong tâm hồn con hổ.
Từ vai trò của một vị đế vương mà giang sơn là cả núi rừng mênh mông và thăm thẳm. Buổi bình minh ở chôn hoang dã tươi rói sắc màu và thánh thót, du dương âm thanh của muôn thú trong con mắt của vị chúa sơn lâm. Trên ngai vàng ngự trị, hổ ta từ từ thưởng thức cái thú vui tiệc rượi của một đấng "quân vương" với cảnh bình minh cây xanh làm màn che trướng rủ, chim chóc trong rừng là những cung nữ chuyên phục vụ vị chúa oai linh bằng những điệu múa uyển chuyển và tiếng ca réo rắt say mê, tất cả từ từ đưa vị chúa sơn lâm vào giấc ngủ dịu ngọt. Nền tranh rạng rỡ bởi sắc màu của ánh bình minh, bởi cỏ hoa hương rừng ngan ngát. Mỗi vẻ đẹp ở đây đẹp thấm đẫm hơi thở tự do làm cho bậc "quân vương" say đắm mê mẩn đến ngẩn ngơ.
Bức tranh cuối cùng là cảnh hoàng hôn nơi rừng chiều. Giọng điệu thơ không còn luyến tiếc, thở than mà trở nên mạnh mẽ, đầy chất vấn. giận dữ giữa quá khứ và hiện tại. Trong quá khứ hình ảnh con hổ hiện lên trong tư thế kiêu hùng của một tên bạo chúa tự do và khát máu. Mây chữ "lênh láng máu" thật là ghê gớm, làm cho ta liên tưởng màu của ánh tà dương khi mặt trời buông sắc đỏ vào buổi chiều lênh láng. Dường như sắc đỏ này đã nhuộm màu thời gian, trở thành kỉ niệm đáng nhớ trong tim con hổ. Nếu rừng núi là kẻ thù thì "sau lưng" gợi ra một không gian bao la vô tận của riêng mặt trời và cũng đồng thời làm hiện lên vẻ bí hiểm của nơi diễn ra trận chiến quyết liệt giữa "chúa tể trên cao" và "mãnh chúa giữa rừng thẳm". Động từ "chết" khiến mặt trời dường như trở thành một vật thể sông, không còn là một khôi cầu lửa vô tri vô giác nữa. Mặt trời là một con thú thảm hại dưới cái nhìn kiêu bạc của vị chuá sơn lâm. Cách dùng cụm từ "mảnh mặt trời" làm cho hình ảnh của mặt trời dường như trở nên tầm thường không sánh được với kì phùng địch thủ của mình trong cuộc thi tài cao thấp quyết liệt để "chiếm lấy riêng phần bí mật", tầm vóc của con hổ ở đây trở nên kì vĩ trên cả vũ trụ... Bức tranh tứ bình cuối cùng này đã thể hiện bàn chân ngạo nghễ oai linh tột cùng của một kẻ thông trị vũ trụ. Con hổ đã trở thành chúa tể của muôn loài. Sự tự do vĩ đại như thế thử hỏi tại sao con hổ lại không "gặm" căm hờn khi bị giam hãm được.
Những nỗi nhớ hiện lên dồn dập như trong một cuốn phim. Liên tiếp những "nào đâu", "đâu những",... Khiến cho nỗi nhớ "ngày xưa" thật da diết và khắc khoải. Trong không gian hùng vĩ và nên thơ đấy "bóng cả cây già", con hổ mơ màng như một thi sĩ, trầm tư như một hiền nhân, quyền uy như một đế vương và quyết đoán như một vị chúa tể. Cái ngày xưa ấy đã qua và sẽ không bao giờ có thể trở lại được nữa. Những gì là vinh quang tột đỉnh sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu không có tự do. Sau những hình ảnh khoáng đạt là nỗi buồn sâu nặng, đau đớn. Sự tuyệt vọng của con hổ đặc quánh và đắng chát ở câu thơ:
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
Nhớ rừng không chỉ có sức hấp dẫn của một thi phẩm, mà còn có vẻ đẹp quyến rũ của một kiệt tác hội họa. Lời thơ biến hoá một cách tự nhiên. Giọng điệu thơ cháy bỏng nuối tiếc, về quá khứ thì giọng thơ hùng tráng dữ dội, quay về với thực tại thì giọng thơ trở nên buồn tẻ, ngao ngán! Điều đó kết tụ thành nỗi thống thiết, tuyệt vọng ở câu thơ cuối cùng:
Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi
Qua đoạn trích nói riêng và bài thơ Nhớ rừng nói chung đã hoàn thành được sứ mạng lịch sử của mình, nó như một bản tuyên ngôn dành quyền sống cho thơ Mới.
Khép trang sách lại tâm trí ta như vương vấn với những vẻ đẹp thiên nhiên và với một khát vọng tự do cháy bỏng. Phải chăng khi viết bài thơ này, tác giả không chỉ thể hiện hoàn cảnh trớ trêu của con hổ, mà còn muôn nói lên nỗi khát khao tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét cảnh sông tù túng, tầm thường giả dối và lòng yêu nước thầm kín của người Việt Nam lúc bấy giờ? Khát vọng cao cả ấy vẫn mãnh liệt đến mức đủ chinh phục và ngân vọng mãi trong trái tim người đọc mọi thời.
Phân tích các tầng nghĩa trong đoạn thơ - mẫu 3
Nếu Thế Lữ được coi là người mở đường thành công cho Thơ mới thì bài thơ "Nhớ rừng" của ông chính là tác phẩm giành cho Thơ mới sự thắng lợi hoàn toàn. Đọc "Nhớ rừng" của Thế Lữ, có ý kiến cho rằng: "Đằng sau sự hồi tưởng về một quá khứ huy hoàng của con hổ ta còn thấy tâm trạng nuối tiếc đầy bất lực cùng một khát vọng tự do tha thiết. Và tất cả những điều đó đã được thể hiện bằng một ngòi bút thật tài hoa".
Đoạn thơ sau trong bài thơ đã thể hiện rõ điều ấy:
"Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
"Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?"
(Nhớ rừng - Thế Lữ)
"Nhớ rừng" ra đời trong những năm tháng nước nhà bị tù túng trong cảnh xiềng xích nô lệ. Mỗi người dân Việt Nam chân chính đều không khỏi cảm thấy ngột ngạt, bức bối... Một buổi trưa hè, khi Thế Lữ đang chậm chạp nện gót trên đường về, ông đi qua vườn bách thú bất chợt nhìn thấy vị chúa sơn lâm - con hổ đang ngồi trong lồng. Nhà thơ chạnh lòng nghĩ đến thân phận người dân nô lệ. Cảm xúc ấy đã khiến ông viết nên bài thơ tuyệt bút này.
Khổ thơ trên là khổ thơ thứ ba trong bài, tái hiện những ngày tháng oai hùng của hổ giữa chốn rừng xanh dữ dội, hùng vĩ. Đó đồng thời là một bức tranh tứ bình tuyệt bút.
"Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?"
Buổi đêm là khoảng thời gian con hổ nhắc đến đầu tiên có lẽ bởi đó là thời khắc nó tung hoành chốn sơn lâm "bóng cả cây già". Gọi đó là "đêm vàng" bởi đêm trong vắt, ánh trăng tràn khắp nơi nơi. Không chỉ vậy, đó còn là ánh trăng chiếu rọi xuống lòng suối, ánh sáng phản chiếu khiến mặt suối bừng lên sắc vàng huy hoàng lộng lẫy. Nổi bật giữa"cảnh tượng kì vĩ ấy là hình ảnh con hổ "say mồi đứng uống ánh trăng tan" như một vị vua đang say men chiến thắng. Phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác "uống ánh trăng tan" khiến ánh trăng thêm phần huy hoàng, ánh trăng giống như dòng ánh sáng tuôn xuống rừng đêm kì ảo vậy.
Trong nỗi nhớ của hổ có cả:
"Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?"
Cơn mưa rừng dữ dội tạo nên những âm thanh vang động, ào ạt. Nó khiến muôn loài hoảng loạn trốn tránh, nín thở. Nhưng với hổ thì ngược lại, hổ lấy tư thế của một vị chúa sơn lâm để bình thản "ngắm giang san ta đổi mới". Từ "lặng ngắm" khiến hình ảnh hổ trở thành nốt nhạc trầm tĩnh trọng bản hoà ca hùng tráng của cơn mưa rừng. Hổ đang lấy cái tĩnh của bản thân để chế ngự cái động dữ dội của đại ngàn. Sau những ngày mưa, bình minh rừng trở nên trong trẻo hơn bao giờ hết:
"Đâu những buổi bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?"
Thời khắc bình minh là lúc vạn vật bắt đầu ngày mới nhưng đó cũng là khi hổ bắt đầu giấc ngủ của mình sau bữa ăn đêm dữ dội. Cái xôn xao, rạo rực của vạn vật khi ngày mới bắt đầu, với hổ, đó lại là bản nhạc du dương đưa nó vào giấc ngủ. Hình ảnh của hổ oai hùng nhất, kì vĩ nhất được thể hiện trong ba câu thơ:
"Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?"
Khi hoàng hôn buông xuống, mặt trời khuất dạng phía tây để lại trần gian sắc đỏ gay gắt, rực rỡ. Nhưng với hổ, đó lại là máu của kẻ thù lênh láng nơi bìa rừng sau trận đấu tàn khốc. Quả thực, thời điểm mặt trời khuất rạng cũng là khi hổ bắt đầu ngày lao động của mình. Đêm tối lạ lẫm và đầy sợ hãi kia thuộc hoàn toàn về nó. Và dưới mắt hổ, mặt trời - ông hoàng bất tử của vũ trụ cũng chỉ là kẻ bại trận thê thảm với cái chết thảm khốc "lênh láng máu sau rừng", "để ta chiếm lấy riêng phần bí mật".
Nhưng quá khứ vẫn chỉ là quá khứ. Bừng tỉnh khỏi những vinh quang chói lọi của ngày qua, trở về với thực tại tù túng, hổ ai oán thốt lên:
- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu!
Những điệp từ "nào đâu...", "đâu..." thể hiện nỗi tiếc nuối khôn nguôi của hổ về quá khứ vinh quang, oai hùng. Đặc biệt, thán từ "than ôi!" cùng lời than "Thời oanh liệt nay còn đâu" còn là nỗi xót xa đau đớn của hổ khi phải đối diện với thực tại tầm thường giả dối nơi vườn bách thú tù túng này.
Khổ thơ trích dẫn trong bài là một khổ thơ đầy màu sắc huy hoàng, hình ảnh kì vĩ, nó chẳng những thể hiện tâm trạng nuối tiếc đầy bất lực của hổ mà còn bộc lộ khát vọng tự do tha thiết. Tất cả những điều đó đã được thể hiện bằng một ngòi bút thật tài hoa.
Phân tích các tầng nghĩa trong đoạn thơ - mẫu 4
Thế Lữ là một trong những nhà thơ xuất sắc của phong trào thơ mới. Nói về các tác phẩm xuất sắc của ông thật sơ sót nếu bỏ qua "Nhớ rừng". Bài thơ là một khung cảnh thiên nhiên vườn bách thú vô cùng tráng lệ, phi thường nhưng ẩn sâu trong đó là nỗi "khát khao" tự do đến cháy bỏng của chúa sơn lâm. Thông qua hình tượng con hổ nhà thơ bộc lộ lòng yêu nước tha thiết của mình. Trong đó có đoạn thơ sau:
"Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?"
Có lẽ trên đời điều quý giá nhất mà con người có được chính là sự tự do. Cũng giống như vạn vật muôn loài không gì sung sướng bằng việc được sống trong thiên nhiên, vùng vẫy thỏa sức theo bản năng của mình. Thế nhưng có một nỗi buồn mà chúa sơn lâm phải gánh chịu đó là giam trong cũi sắt. Trong những ngày tháng tăm tối ấy kí ức hiện về như một thước phim quay chậm làm cho nó khao khát về hai tiếng tự do đến cháy bỏng. Đó là những đêm vàng bên bờ suối, những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, là những bình minh cây xanh nắng rội,... vạn vật chìm trong giấc ngủ êm đềm. Thế mà đến nay nó chỉ còn là một miền kí ức. Những hình ảnh như "bốn phương ngàn", "giang sơn ta", "bình minh cây xanh nắng rội".... như đối lập với hình ảnh gông cùm hiện tại giữa một cái bao la rộng lớn với một cái cùm kẹp tù đày. Càng làm khắc họa rõ nỗi niềm khao khát, cũng như sự bất lực của chúa sơn lâm với thực tại.
"Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng?
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
Để ta chiếm lấy phần riêng bí mật?".
Đó còn là những cuộc đi săn đầy kịch tính. Đại từ nhân xưng "ta" càng nhấn mạnh sự ngạo nghễ, làm chủ mọi hoàn cảnh của chủ thể. Trong không gian mênh mông rộng lớn của cánh rừng buổi chiều tà con hổ như một người nắm trong tay quyền sinh quyền sát. Nó tự do vùng vẫy tự do hưởng thụ chiến tích của mình mà không phải e sợ bất cứ điều gì. Thế nhưng hiện thực là một thứ vô cùng phũ phàng. Bằng cách sử dụng liên tiếp các điệp từ ta, những câu hỏi tu từ, giọng điệu câu thơ dồn dập càng khắc họa nỗi nhớ rừng sâu sắc của con hổ đồng thời cũng thể hiện sự bất lực với hoàn cảnh hiện tại.
Hiện thực phũ phàng đã xóa mờ đi cái quá khứ đầy huy hoàng đó. Sự bất lực uất hận với hoàn cảnh đã khiến chúa sơn lâm phải cất lên tiếng than xé lòng:
"Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?"
Tiêng than này như một nốt trầm đánh sâu vào trong cảm nhận cũng như tâm trí của người đọc. Con hổ hay cũng chính là tác giả đang tỏ ra bất mãn, chán nản với cuộc sống. Đồng thời còn là tiếng lòng khao khát tự do, khao khát sự tự chủ của một người dân đang chịu cảnh nước mất nhà tan.
Đến đây ta cũng phần nào hiểu được dụng ý sâu sa mà nhà thơ thể hiện trong đoạn thơ trên. Vườn bách thú với những hoa thơm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng,... thực chất chỉ là vỏ bọc đẹp đẽ của một xã hội giả dối vô nhân đạo. Nó đã che mờ đi sự công bằng và nhân ái bên trong thay vào đó là sự tù túng và nô lệ.
Có thể nói đây là một trong những đoạn thơ hay nhất thể hiện dòng hoài niệm về quá khứ, sự căm ghét hiện tại với những giả dối, xảo trá, lừa bịp. Đó cũng chính là tiếng lòng của nhà thơ, của người dân Việt Nam khao khát tự do thoát khỏi kiếp nô lệ.
Xem thêm các bài văn mẫu lớp 9 hay khác:
30+ Cảm nhận và suy nghĩ của em về đoạn kết trong bài thơ Đồng chí
30+ Cảm nhận của em về tâm trạng của Tản Đà qua bài thơ Muốn làm thằng Cuội
30+ Hình tượng người chiến sĩ lái xe trong Bài thơ về Tiểu đội xe không kính
30+ Cảm nhận và suy nghĩ của em về tình cảm cha con trong bài thơ Nói với con
Mục lục Văn mẫu | Văn hay 9 theo từng phần:
- Mục lục Văn thuyết minh
- Mục lục Văn tự sự
- Mục lục Văn nghị luận xã hội
- Mục lục Văn nghị luận văn học Tập 1
- Mục lục Văn nghị luận văn học Tập 2
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Tuyển tập những bài văn hay | văn mẫu lớp 9 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Văn mẫu lớp 9 và Những bài văn hay lớp 9 đạt điểm cao.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Lớp 9 Kết nối tri thức
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT
- Lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST
- Lớp 9 Cánh diều
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều