5+ Phân tích đoạn mở đầu Tuyên ngôn độc lập (điểm cao)

Phân tích đoạn mở đầu Tuyên ngôn độc lập hay nhất, ngắn gọn với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

5+ Phân tích đoạn mở đầu Tuyên ngôn độc lập (điểm cao)

Quảng cáo

Phân tích đoạn mở đầu Tuyên ngôn độc lập - mẫu 1

Bác Hồ chính là vị lãnh tụ vĩ đại, người Cha già dân tộc của toàn thể nhân dân Việt Nam. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Người đã dành trọn công sức cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất tổ quốc. Người không chỉ đem đến tình thương cho nhân dân mà cũng là danh nhân văn hóa, lịch sử, nhà văn, nhà thơ lỗi lạc của nước nhà. Tuyên ngôn độc lập được Người đọc tại quảng trường Ba Đình vào ngày 2/9/1945 chính là sự kiện lịch sử quan trọng bậc nhất của Việt Nam, đánh dấu một mốc son chói lọi của việc trở thành một quốc gia độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ trên thế giới. Có ý kiến cho rằng "Tuyên ngôn độc lập của chủ tịch Hồ Chí Minh vừa khéo léo vừa kiên quyết lại hàng chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc". Em hoàn toàn đồng ý với quan điểm này, đặc biệt là ở đoạn văn mở đầu của văn kiện.

Bằng tiếng gọi thân thương "hỡi đồng bào cả nước", Bác Hồ đã mở đầu văn kiện của mình bằng những lời lẽ về quyền được mưu cầu hạnh phúc và hòa bình của con người. Đây là một sự mở đầu sáng suốt, khéo léo của Bác. Tiếp theo, Bác đã đưa ra những trích dẫn về quyền bình đẳng và tự do của hai nước là Mỹ và Pháp. Đây chính là hai quốc gia đã để lại sự xâm lăng và đau khổ trên đất nước ta. Nhờ vậy, Bác đã dùng chính những lời lẽ của hai quốc gia này về quyền bình đẳng, tự do, hạnh phúc của con người để mà ngầm lên án hành động đi ngược lại lời nói của hai quốc gia này: xâm lăng, đô hộ Việt Nam. Ý nghĩa thâm thúy ở đây đó là việc Bác đã tố cáo ngược lại những kẻ đã xâm lăng Việt Nam mà lại có những lời lẽ về quyền bình đẳng, tự do và hạnh phúc. Nhờ sự trích dẫn như vậy mà lời nói, lí lẽ của Bác không chỉ đủ sức nặng của một văn bản chính luận quan trọng mà nhân dân vẫn có thể hiểu được. Nhờ đó, văn bản đã thực sự đạt được mục đích của một văn kiện lịch sử quan trọng bậc nhất đối với dân tộc Việt Nam

Quảng cáo

Tóm lại, đoạn đầu của Tuyên Ngôn độc lập có ý nghĩa quan trọng đối với nền độc lập của dân tộc Việt Nam. Nhờ những lí lẽ sâu sắc, thuyết phục và sắc bén, văn kiện này đã mở ra một trang lịch sử chói lọi của chính dân tộc Việt Nam.

5+ Phân tích đoạn mở đầu Tuyên ngôn độc lập (điểm cao)

Dàn ý Phân tích đoạn mở đầu Tuyên ngôn độc lập

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát tác phẩm "Tuyên ngôn độc lập" của Chủ tịch Hồ Chí Minh và phần mở đầu.

2. Thân bài

a. Giá trị nội dung của phần mở đầu bản tuyên ngôn

- Phần mở đầu nêu nguyên lí chung của bản tuyên ngôn.

- Tác giả đã trích dẫn hai bản Tuyên ngôn: Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ năm 1776 và  Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp năm 1791 nhằm:

Quảng cáo
  • Khẳng định các quyền lợi cơ bản của con người: Quyền sống, quyền bình đẳng và quyền mưu cầu hạnh phúc.
  • Nhắc nhở những hành động của bọn đế quốc, thực dân đang đi ngược lại và làm trái với những điều mà đất nước họ từng dõng dạc tuyên bố.

- Từ việc trích dẫn về quyền con người để làm dẫn chứng, tác giả đã nâng tầm và mở rộng thành quyền dân tộc.

b. Giá trị nghệ thuật của phần mở đầu bản tuyên ngôn

- Tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho các phần còn lại.

- Dẫn chứng xác thực góp phần củng cố lí lẽ, luận điểm đanh thép của tác phẩm.

- Lập luận chặt chẽ và giàu sức thuyết phục, vừa khôn khéo vừa kiên quyết.

3. Kết bài

- Đánh giá vai trò của phần mở đầu đối với tác phẩm "Tuyên ngôn độc lập".

Phân tích đoạn mở đầu Tuyên ngôn độc lập - mẫu 2

Xuyên suốt nền văn học Việt Nam, có những văn kiện ra đời nhằm phục vụ mục đích chính trị, quân sự, nhưng đồng thời cũng trở thành những tác phẩm văn học mẫu mực xứng tầm kiệt tác. "Tuyên ngôn độc lập" ra đời vào năm 1945 là một trong những tác phẩm thể hiện rõ điều này. Bằng ngòi bút sắc bén, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kiến tạo nên một áng văn chính luận mẫu mực. Điều này đã được thể hiện rõ ngay từ phần mở đầu của tác phẩm.

Quảng cáo

Trong phần đầu tiên của tác phẩm, tác giả đã nêu lên nguyên lí chung của bản tuyên ngôn thông qua việc trích dẫn hai bản Tuyên ngôn: Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ năm 1776 và  Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp năm 1791 với nội dung chính là khẳng định các quyền lợi cơ bản của con người. Đó là quyền sống, quyền bình đẳng và quyền mưu cầu hạnh phúc: "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc", "Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi". Hai bản tuyên ngôn mà Người trích dẫn không chỉ đóng vai trò là dẫn chứng của áng văn chính luận mà còn thể hiện rõ dụng ý nghệ thuật đầy sâu sắc. Đặt vào hoàn cảnh lịch sử cấp bách của nước ta thời bấy giờ, khi mà nền độc lập vừa giành được sau cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 đang bị đe dọa bởi các thế lực đế quốc thực dân: quân đội Quốc dân đảng Trung Quốc, đằng sau là đế quốc Mĩ tiến vào từ phía Bắc và quân đội Anh, sau lưng là quân viễn chinh của Pháp tiến vào từ miền Nam với âm mưu xâm chiếm lại nước ta một lần nữa. Như vậy, trước hành động của đối phương, tác giả đã khéo léo trích dẫn hai bản tuyên ngôn để tạo nên chiến thuật "Gậy ông đập lưng ông" ngay trên trang giấy nhằm nhắc nhở những hành động của bọn đế quốc, thực dân đang đi ngược lại và làm trái với những điều mà đất nước họ từng dõng dạc tuyên bố. Đồng thời, điều này còn thể hiện rõ tác giả đang ngầm đặt cuộc cách mạng của nước ta ngang hàng với hai cuộc cách mạng của Pháp và Mĩ.

Điều đặc biệt của bản tuyên ngôn là từ việc trích dẫn về quyền con người để làm dẫn chứng, tác giả đã nâng tầm và mở rộng thành quyền dân tộc, tạo nên một lí lẽ hết sức thuyết phục và sắc bén. Suy luận này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các nước thuộc địa và thường xuyên phải đấu tranh chống lại gót giày xâm lược như nước ta, bởi con người chỉ được hưởng tự do, bình đẳng khi dân tộc giành được độc lập. Mối quan hệ giữa quốc gia dân tộc và con người đã được tác giả khẳng định thông qua một tư tưởng độc đáo và mang tính nhân văn vô cùng sâu sắc.

Với nội dung là nêu nguyên lí chung, phần mở đầu của tác phẩm đã thể hiện rõ tài năng của tác giả trên địa hạt văn chương. Việc trích dẫn hai bản tuyên ngôn đã tạo nên một dẫn chứng xác thực góp phần củng cố lí lẽ, luận điểm đanh thép của tác phẩm.Tất cả đã tạo nên một lập luận chặt chẽ và giàu sức thuyết phục, vừa khôn khéo vừa kiên quyết để tạo nên nền tảng pháp lí vững vàng để tác giả tố cáo tội ác của bọn thực dân.

Như vậy, thông qua nguyên lí chung được thể hiện ở phần mở đầu, chúng ta có thể thấy được tài năng của tác giả Hồ Chí Minh khi tạo lập một văn kiện chính trị - lịch sử, một áng văn chính luận mẫu mực. Thông qua việc trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mỹ, phần mở đầu đã trở thành một nền tảng vững chắc cho những luận điểm mà tác giả triển khai ở những phần còn lại, đồng thời khẳng định giá trị tư tưởng và giá trị nghệ thuật của bản "Tuyên ngôn độc lập" bất hủ.

Phân tích đoạn mở đầu Tuyên ngôn độc lập - mẫu 3

Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn. Đó là lời tuyên bố xóa bỏ chế độ thực dân, phong kiến ​​và khẳng định lại quyền tự chủ, quyền bình đẳng của dân tộc ta trong một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập, tự do. Lời giới thiệu tác phẩm thể hiện rõ giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật của Hồ Chí Minh.

“Hỡi đồng bào cả nước” là câu mở đầu của bản tuyên ngôn. Nó có sức khơi gợi, lay động hàng triệu trái tim, khối óc và là mục tiêu của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người nhận bản tuyên ngôn này có đồng bào cả nước, nhân loại tiến bộ trên thế giới, bọn thực dân Pháp đang tìm cách xâm lược nước ta và đế quốc Mỹ.

Do đó, ông đã trích dẫn hai phần của “Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ” năm 1776. Họ được Tạo hóa ban cho những quyền bất khả xâm phạm, trong đó có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”, “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” của Pháp (1791) nêu rõ “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.

Hành động này đã tạo tiền đề và cơ sở pháp lý cho Tuyên ngôn. Bác tỏ ra tự hào, tự tôn dân tộc. Bác đã so sánh cách mạng Việt Nam với cách mạng Pháp và Mỹ. Hồ Chí Minh đã dùng kế sách “gậy ông đập lưng ông” và thông qua hành động của thực dân Pháp, Mỹ là chà đạp lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái và xâm lược Việt Nam.

Kỹ thuật nghị luận trong đoạn giới thiệu cũng rất cụ thể. Hồ Chí Minh dùng lập luận sắc bén, đanh thép, hùng hồn. Phong cách của ông thể hiện sự uyên bác và trí tuệ đương thời. Tuyên ngôn của chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi trước thời đại về các vấn đề nhân quyền và dân quyền. Từ những lý lẽ đủ và cụ thể, ông đã đưa ra lập luận chặt chẽ: “Đây là những sự thật không thể chối cãi.” Bạn cũng có thể thấy điều đó. Đoạn mở đầu này đã nhấn mạnh giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật của Hồ Chí Minh.

Phân tích đoạn mở đầu Tuyên ngôn độc lập - mẫu 4

Bản “Tuyên ngôn Độc lập” ngày 2 tháng 9 năm 1945 là một văn kiện có giá trị và ý nghĩa lịch sử to lớn: Tuyên bố thủ tiêu chế độ thực dân và phong kiến trên đất nước ta, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra kỉ nguyên mới độc lập, tự do của dân tộc.

Bản “Tuyên ngôn Độc lập” do Hồ Chí Minh soạn thảo, trong đoạn văn mở đầu có giá trị nổi bật về tư tưởng và nghệ thuật lập luận, tiêu biểu cho phong cách chính luận của Người.

Về nội dung tư tưởng, Hồ Chí Minh đã chỉ ra và khẳng định: quyền bình đẳng, quyền được sống, quyền được tự do, quyền mưu: cầu hạnh phúc là những quyền thiêng liêng của con người “không ai có thể xâm phạm được”. Nhân quyền là cao cả thiêng liêng, bởi lẽ “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.

Nội dung tư tưởng của đoạn văn mở đầu bản “Tuyên ngôn Độc lập” càng trở nên sâu sắc vì từ những quyền thiêng liêng của con người, Chủ tịch Hồ Chí Minh nâng lên quyền của các dân tộc: “tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Tư tưởng vĩ đại ấy không chỉ thể hiện khát vọng về độc lập tự do của nhân dân ta mà còn phản ánh khát vọng của các dân tộc nhược tiểu, phản ánh xu thế giải phóng dân tộc sau Thế chiến thứ hai. Đó là “cống hiến nổi tiếng của Cụ Hồ Chí Minh” (Giáo sư Singô Sibata - Nhật Bản).

Nghệ thuật lập luận trong đoạn mở đầu cũng rất đặc sắc. “Tuyên ngôn Độc lập” có kết cấu ba phần rất chặt chẽ: định đề - phản đề - tuyên bố.

Ở phần định đề, Hồ Chí Minh trích dẫn hai đoạn văn tiêu biểu nhất nói về: nhân quyền và dân quyền trong bản “Tuyên ngôn Độc lập” năm 1776 của nước Mỹ và bản “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp” năm 1791. Mỹ và Pháp là hai quốc gia vĩ đại; nhân quyền và dân quyền là tư tưởng vĩ đại, là khát vọng của con người, là chân lý có ý nghĩa phổ quát, không ai có thể chối cãi được. Cách trích dẫn của Bác rất chuẩn mực theo thứ tự thời gian (1776 - 1791), trên hai châu lục khác nhau (châu Mĩ, châu Âu), hai quốc gia khác nhau (nước Mỹ, nước Pháp), nhưng lại tương đồng về tư tưởng nhân quyền và dân quyền. Từ quyền thiêng liêng của con người, Hồ Chí Minh “suy rộng ra” nói đến quyền tự quyết của các dân tộc. Từ trích dẫn đi đến khẳng định: “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”. Cách lập luận ấy rất chặt chẽ, đanh thép, giàu sức thuyết phục.

Nghệ thuật trích dẫn của Hồ Chí Minh đã chỉ ra khát vọng về độc lập tự do của nhân dân ta, ca ngợi tầm vóc vĩ đại của cuộc Cách mạng tháng Tám. Người vừa tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của các dân tộc trên thế giới, đồng thời ngầm cảnh báo những âm mưu đen tối của thực dân Pháp và bọn đế quốc rằng, chúng xâm lược nước ta là chính chúng đã chà đạp lên nhân quyền và quyền tự quyết của các dân tộc.

Cách mở bài rất đặc sắc, vì từ định đê mà chuyển sang phần phản đề, Hồ Chí Minh đã vạch trần bộ mặt xảo quyệt thâm độc của thực dân Pháp “lợi dụng lá cờ tự do bình đẳng, bác ái đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta” trong suốt tám mươi năm trời, gây ra bao tội ác ghê tởm về chính trị, về kinh tế... Cách lập luận như thế rất chặt chẽ và hùng hồn.

Qua phần mở đầu “Tuyên ngôn Độc lập”, ta còn thấy văn phong đặc sắc của Hồ Chí Minh: ngắn gọn, súc tích, thấm thía, rung động lòng người, “Tuyên ngôn Độc lập” là “lời Non Nước” cao cả và thiêng liêng.

Phân tích đoạn mở đầu Tuyên ngôn độc lập - mẫu 5

“Tuyên ngôn Độc lập” là văn kiện có giá trị lịch sử to lớn: là lời tuyên bố xóa bỏ chế độ thực dân, phong kiến, là sự khẳng định quyền tự chủ và bình đẳng của dân tộc ta trên toàn thế giới, là mốc son chói lọi đánh dấu sự kiện nước ta bước vào một kỉ nguyên mới, kỷ nguyên của độc lập, tự do. Đoạn mở đầu tác phẩm đã thể hiện rõ giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật lập luận của Hồ Chí Minh.

“Hỡi đồng bào cả nước” là câu nói mở đầu bản tuyên ngôn. Nó có sức mạnh hiệu triệu, lay động hàng triệu trái tim đồng bào, là đối tượng hướng đến của chủ tịch Hồ Chí Minh. Đối tượng tiếp nhận của bản tuyên ngôn này bao gồm đồng bào cả nước, nhân loại tiến bộ trên thế giới, thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đang lăm le quay lại xâm lược nước ta.

Vì vậy, Người đã trích dẫn hai bản “Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ” năm 1776: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” và bản “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” của Pháp (1791): “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi” làm dẫn chứng xác thực.

Việc làm đó đã tạo nên tiền đề, cơ sở pháp lý cho bản tuyên ngôn. Người đã thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc. Người đã đặt cuộc cách mạng Việt Nam ngang hàng với cuộc cách mạng của Pháp và Mỹ. Hồ Chí Minh đã sử dụng thủ pháp “gậy ông đập lưng ông”, lấy hành động của con cháu Pháp, Mĩ chà đạp lên lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái đi xâm lược Việt Nam.

Nghệ thuật lập luận trong đoạn mở đầu cũng rất đặc sắc. Hồ Chí Minh đã dùng những lí lẽ sắc sảo, đanh thép, hùng hồn. Văn phong của Người thể hiện trí tuệ uyên bác, hiện đại. Bản tuyên ngôn của Hồ Chí Minh đi trước thời đại về vấn đề nhân quyền và dân quyền. Từ những lí lẽ đầy đủ, cụ thể, Người đã đưa ra một lý lẽ đanh thép: “Đó là những lẽ phải không thể chối cãi được”.

Qua phần mở đầu “Tuyên ngôn Độc lập”, ta còn thấy văn phong của Hồ Chí Minh rất đặc sắc, ngắn gọn và súc tích. Đoạn mở đầu ấy đã làm nổi bật giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật lập luận của Hồ Chí Minh

Mục lục Văn mẫu | Văn hay 9 theo từng phần:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Tuyển tập những bài văn hay | văn mẫu lớp 9 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Văn mẫu lớp 9Những bài văn hay lớp 9 đạt điểm cao.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên