5+ Phân tích Kiều Nguyệt Nga đi cống giặc Ô Qua (hay, ngắn gọn)



Phân tích Kiều Nguyệt Nga đi cống giặc Ô Qua hay, chọn lọc từ những bài văn hay của học sinh lớp 9 trên cả nước giúp học sinh lớp 9 có thêm tài liệu tham khảo từ đó biết cách viết văn dễ dàng hơn.

5+ Phân tích Kiều Nguyệt Nga đi cống giặc Ô Qua (hay, ngắn gọn)

Quảng cáo

Phân tích Kiều Nguyệt Nga đi cống giặc Ô Qua - mẫu 1

Đoạn thơ ghi lại tâm trạng đau khổ của Nguyệt Nga trên đường đi cống giặc và ca ngợi tấm lòng son sắt thuỷ chung trong tình yêu của nàng.

Nguyệt Nga là một thiếu nữ xinh đẹp “Vóc ngọc mình vàng” có thị tì Kim Liên hầu hạ. Nàng xuất thân trong tầng lớp quý tộc, là “con quan tri phủ ở miền Hà Khê”. Nguyệt Nga là một con người giàu lòng trung nghĩa; trước hành động nghĩa hiệp của Lục Vân Tiên, nàng đã nói:

Gẫm câu báo đức thù công,

Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi.

Cảm phục trước hành động anh hùng và hào hiệp của người con trai xa lạ vừa đánh cướp cứu mình, Kiều Nguyệt Nga đã khắc sâu trong trái tim mình hình ảnh Lục Vân Tiên, và nàng đã vẽ bức hình chàng, luôn mang theo bên mình. Con gái Kiều Công quả là một thiếu nữ đa cảm, đa tình. Mối tình đơn phương ấy thật đẹp và son sắt thuỷ chung.

Bị bắt đi cống giặc là một thử thách đầy bi kịch. Đã mười ngày trôi qua, Kiều Nguyệt Nga đã đi tới ải Đồng, bên này là quê hương mình, bên kia là xứ người, là đất giặc Ô Qua.

Dòng sông bao la “mênh mông”, tiếng sóng vỗ “đùng đùng” trăng “vằng vặc?”, sao “mờ mờ” gần xa. Cả một bầu trời “lặng lẽ như tờ”. Nguyễn Đinh Chiểu đã lấy ngoại cảnh sông, nước, trăng, sao để diễn tả tâm trạng cô đơn của người đẹp trên đường đi cống; lấy tĩnh để tả động, trời thì “lặng lẽ” mà trong lòng kẻ bạc mệnh thì quặn đau tê tái và cô đơn. Sóng vỗ trên sông hay đang vỗ trong lòng nàng?

Mười ngày đã tới ải Đồng,

Minh mông biển rộng đùng đùng sóng xao.

Đêm nay chẳng biết đêm nào,

Bóng trăng vằng vặc bóng sao mờ mờ.

Trên trời lặng lẽ như tờ.

Trước cảnh xa lạ, bao la và mịt mờ ấy, Kiều Nguyệt Nga cất lời than. Vừa thương mình vừa thương người quân tử mà mình đã mang nặng ân sâu; chàng trai anh hùng hào hiệp mà mình đã yêu dấu sắt son, đã thủ tiết đợi chờ:

Than rằng: “Nọ nước kìa non,

Cảnh thời thấy đó, người còn về đâu?”

“Người” mà Kiều Nguyệt Nga nhắc đến chính là Lục Vân Tiên. Câu hỏi “người còn về đâu” chứa đầy tâm trạng đau đớn, cô đơn và sầu tủi.

Nếu như Nguyễn Du dùng hai câu tả cảnh vật giờ khắc quyết định tự tử của Kiều trên sông Tiền Đường: “Cửa bồng vội mở rèm châu, Trời cao sông rộng một màu bao la” thì ở đây, Nguyễn Đình Chiểu cũng đã viết cái phút đớn đau ấy của Kiều Nguyệt Nga bằng những vần thơ ứa lệ:

Quân hầu đều đã ngủ lâu,

Lén ra mở bức rèm châu một mình.

Giai nhân mệnh bạc tự thương và tự than thân. Vầng trăng trên trời cao là chứng nhân cho lời thề son sắt thuỷ chung, cho quyết tâm “giữ ngọc gìn vàng” của người thiếu nữ, “thú tiết’” bằng cái chết để giữ trọn “một tấm lòng ngay” với tình nhân mà mình đã từng tôn thờ, đã từng ôm ấp:

Quảng cáo

Vắng người có bóng trăng thanh,

Trăm năm xin gởi chút tình lại đây.

Vân Tiên anh hỡi có hay?

Thiếp nguyền một tấm lòng ngay với chàng.

Bao nhiêu nước mắt đã chảy xuống? Để giữ trọn “tấm lòng ngay với chàng” Kiều Nguyệt Nga đã hành động một cách quyết liệt:

Than rồi lấy tượng vai mang,

Nhắm dòng nước chảy vội vàng nhảy ngay.

Lúc xa cách thì vẽ chân dung người yêu để sớm tối được ôm ấp, ngắm nghía. Lúc sống trong lận đận khó khăn, hình tượng người yêu là nơi nương tựa tinh thần. Lúc nhảy xuống sông tự tử, Kiều Nguyệt Nga vẫn vai mang tượng Lục Vân Tiên đi sang thế giới bên kia với lời nguyền son sắt thuỷ chung. Cũng là bi kịch giai nhân xưa nay, nhưng mỗi người một khác. Cũng là “phận hồng nhan”, “chốn đoạn trường” nhưng nào ai giống ai? Sau khi Từ Hải vì mắc lừa Hồ Tôn Hiến mà bị giết chết, Kiều phai hầu rượu đánh đàn trong bữa tiệc quan, rồi bị ép lấy viên thổ quan, nàng phải nhảy xuống sông Tiền Đường tự tử:

Giết chồng mà lại lấy chồng,

Mặt nào còn đáng ở trong cõi đời?

Thôi thì một thác cho rồi,

Tấm lòng phó mặc trên trời dưới sông.

Kiều phải tự tử vì đau khổ và ân hận. Kiều Nguyệt Nga phải nhảy xuống sông để gửi chút tình “với trăng nước”, để giữ tròn “tấm lòng ngay” với Lục Vân Tiên. Tiết hạnh của Kiều Nguyệt Nga vằng vặc như trăng sao. Hành động tự tử của Kiều Nguyệt Nga là để thủ tiết với Lục Vân Tiên, là để chống lại mọi âm mưu hèn hạ, xảo quyệt của tên Thái Sư, vị đại quan đầu triều.

Đoạn thơ đã thể hiện bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Đình Chiểu. Sự kết hợp hài hoà giữa miêu tả, tự sự và độc thoại trữ tình đã tô đậm tính cách Kiều Nguyệt Nga: son sắt, thuỷ chung và tiết hạnh.

Nhân vật Kiều Nguyệt Nga là một nhân vật lí tưởng của Nguyễn Đình Chiểu, đã nêu cao tấm gương tiết hạnh của một giai nhân:

Gái thời tiết hạnh là câu trau mình.

Phẩm giá của người con gái khuê các trong xã hội ngày xưa được thể hiện qua đoạn thơ này vẫn ít nhiều làm ta xúc động.

Phân tích Kiều Nguyệt Nga đi cống giặc Ô Qua - mẫu 2

Mười ngày đã tới ải Đồng,

Minh mông biển rộng đùng đùng sóng xao.

Đêm nay chẳng biết đêm nào,

Bóng trăng vàng vặc bóng sao mờ mờ.

Trân trời lặng lẽ như tờ,

Nguyệt Nga nhớ nỗi tóc tơ chẳng còn.

Than rằng: “Nọ nước kìa non,

Cảnh thời thấy đó, người còn về đâu?”

Quân hầu đều đã ngủ lâu,

Lén ra mở bức rèm châu một mình:

“ Vắng người có bóng trăng thanh,

Trăm năm xin gửi chút tình lại đây.

Vân Tiên anh hỡi có hay?

Thiếp nguyền một tấm lòng ngay với chàng”.

Than rồi lấy tượng vai mang,

Nhắm dòng nước chảy vội vàng nhảy ngay.

Quảng cáo

Không thể nào mua chuộc, ép buộc Kiều Nguyệt Nga lấy con trai mình, quan thái sư đã trả thù một cách xảo quyệt, hèn hạ. Ăn không được thì phải đạp đổ. Kiều Nguyệt Nga trở thành vật hi sinh. Người đẹp trở thành cống phẩm dâng chúa Ô Qua để giặc lui binh.

Đoạn thơ ghi lại tâm trạng đau khổ của Nguyệt Nga trên đường đi cống giặc và ca ngợi tấm lòng son sắt thủy chung trong tình yêu của nàng.

Nguyệt Nga là một thiếu nữ xinh đẹp “Vóc ngọc mình vàng” có thị tì Kim Liên hầu hạ. Nàng xuất thân trong tầng lớp quý tộc, là “con quan tri phủ ở miền Hà Khê”. Nguyệt Nga là một con người giàu lòng trung nghĩa; trước hành động nghĩa hiệp của Lục Vân Tiên, nàng đã nói:

Gẫm câu báo đức thù công,

Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi.

Cảm phục trước hành động anh hùng và hào hiệp của người con trai xa lạ vừa đánh cướp cứu mình, Kiều Nguyệt Nga đã khắc sâu trong trái tim mình hình ảnh Lục Vân Tiên, và nàng đã vẽ bức hình chàng, luôn mang theo bên mình. Con gái Kiều Công quả là một thiếu nữ đa cảm, đa tình. Mối tình đơn phương ấy thật đẹp và son sắt thủy chung.

Bị bắt đi cống giặc là một thử thách đầy bi kịch. Đã mười ngày trôi qua, Kiều Nguyệt Nga đã đi tới ải Đồng, bên này là quê hương mình, bên kia là xứ người, là đất giặc Ô Qua.

Dòng sông bao la “mênh mông”, tiếng sóng vỗ “đùng đùng”trăng “ vằng vặc?”, sao "mờ mờ” gần xa. Cả một bầu trời “lặng lẽ như tờ”. Nguyễn Đinh Chiểu đã lấy ngoại cảnh sông, nước, trăng, sao để diễn tả tâm trạng cô đơn của người đẹp trên đường đi cống; lấy tĩnh để tả động, trời thì “lặng lẽ” mà trong lòng kẻ bạc mệnh thì quặn đau tê tái và cô đơn. Sóng vỗ trên sông hay đang vỗ trong lòng nàng?

Mười ngày đã tới ải Đồng,

Minh mông biển rộng đùng đùng sóng xao.

Đêm nay chẳng biết đêm nào,

Bóng trăng vằng vặc bóng sao mờ mờ.

Trên trời lặng lẽ như tờ.

Trước cảnh xa lạ, bao la và mịt mờ ấy, Kiều Nguyệt Nga cất lời than. Vừa thương mình vừa thương người quân tử mà mình đã mang nặng ân sâu; chàng trai anh hùng hào hiệp mà mình đã yêu dấu sắt son, đã thủ tiết đợi chờ:

Than rằng: “Nọ nước kìa non,

Cảnh thời thấy đó, người còn về đâu ?

“Người” mà Kiều Nguyệt Nga nhắc đến chính là Lục Vân Tiên. Câu hỏi “người còn về đâu” chứa đầy tâm trạng đau đớn, cô đơn và sầu tủi.

Nếu như Nguyễn Du dùng hai câu tả cảnh vật giờ khắc quyết định tự tử của Kiều trên sông Tiền Đường: “Cửa bồng vội mở rèm châu- Trời cao sông rộng một màu bao la” thì ở đây, Nguyễn Đình Chiểu cũng đã viết cái phút đớn đau ấy của Kiều Nguyệt Nga bằng những vần thơ ứa lệ:

Quân hầu đều đã ngủ lâu,

Lén ra mở bức rèm châu một mình.

Giai nhân mệnh bạc tự thương và tự than thân. Vầng trăng trên trời cao là chứng nhân cho lời thề son sắt thủy chung, cho quyết tâm “giữ ngọc gìn vàng”  của người thiếu nữ, "thú tiết'” bằng cái chết để giữ trọn "một tấm lòng ngay” với tình nhân mà mình đã từng tôn thờ, đã từng ôm ấp:

Vắng người có bóng trăng thanh,

Trăm năm xin gởi chút tình lại đây.

Vân Tiên anh hỡi có hay?

Thiếp nguyền một tấm lòng ngay với chàng.

Bao nhiêu nước mắt đã chảy xuống? Để giữ trọn “tấm lòng ngay với chàng”  Kiều Nguyệt Nga đã hành động một cách quyết liệt:

Than rồi lấy tượng vai mang,

Nhắm dòng nước chảy vội vàng nhảy ngay.

Quảng cáo

Lúc xa cách thì vẽ chân dung người yêu để sớm tối được ôm ấp, ngắm nghía. Lúc sống trong lận đận khó khăn, hình tượng người yêu là nơi nương tựa tinh thần. Lúc nhảy xuống sông tự tử, Kiều Nguyệt Nga vẫn vai mang tượng Lục Vân Tiên đi sang thế giới bên kia với lời nguyền son sắt thủy chung. Cũng là bi kịch giai nhân xưa nay, nhưng mỗi người một khác. Cũng là "phận hồng nhan", “chốn đoạn trường'” nhưng nào ai giống ai? Sau khi Từ Hải vì mắc lừa Hồ Tôn Hiến mà bị giết chết, Kiều phai hầu rượu đánh đàn trong bữa tiệc quan, rồi bị ép lấy viên thổ quan, nàng phải nhảy xuống sông Tiền Đường tự tử:

Giết chồng mà lại lấy chồng,

Mặt nào còn đáng ở trong cõi đời?

Thôi thì một thác cho rồi,

Tấm lòng phó mặc trên trời dưới sông.

Kiều phải tự tử vì đau khổ và ân hận. Kiều Nguyệt Nga phải nhảy xuống sông để  ugửi chút  tình" với trăng nước, để giữ tròn “tấm lòng ngay” với Lục Vân Tiên. Tiết hạnh của Kiều Nguyệt Nga vằng vặc như trăng sao. Hành động tự tử của Kiều Nguyệt Nga là để thủ tiết với Lục Vân Tiên, là để chống lại mọi âm mưu hèn hạ, xảo quyệt của tên Thái Sư, vị đại quan đầu triều.

Đoạn thơ đã thể hiện bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Đình Chiểu. Sự kết hợp hài hòa giữa miêu tả, tự sự và độc thoại trữ tình đã tô đậm tính cách Kiều Nguyệt Nga: son sắt, thủy chung và tiết hạnh.

Nhân vật Kiều Nguyệt Nga là một nhân vật lí tưởng của Nguyễn Đình Chiểu, đã nêu cao tấm gương tiết hạnh của một giai nhân:

Gái thời tiết hạnh là câu trau mình.

Phẩm giá của người con gái khuê các trong xã hội ngày xưa được thể hiện qua đoạn thơ này vẫn ít nhiều làm ta xúc động.

Phân tích Kiều Nguyệt Nga đi cống giặc Ô Qua - mẫu 3

   Không thể nào mua chuộc, ép buộc Kiều Nguyệt Nga lấy con trai mình, quan thái sư đã trả thù một cách xảo quyệt, hèn hạ. Ăn không được thì phải đạp đổ. Kiều Nguyệt Nga trở thành vật hi sinh. Người đẹp trở thành cống phẩm dâng chúa Ô Qua để giặc lui binh.

   Đoạn thơ ghi lại tâm trạng đau khổ của Nguyệt Nga trên đường đi cống giặc và ca ngợi tấm lòng son sắt thủy chung trong tình yêu của nàng.

   Nguyệt Nga là một thiếu nữ xinh đẹp "Vóc ngọc mình vàng" có thị tì Kim Liên hầu hạ. Nàng xuất thân trong tầng lớp quý tộc, là "con quan tri phủ ở miền Hà Khê". Nguyệt Nga là một con người giàu lòng trung nghĩa; trước hành động nghĩa hiệp của Lục Vân Tiên, nàng đã nói:

"  Gẫm câu báo đức thù công,
Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi"

   Cảm phục trước hành động anh hùng và hào hiệp của người con trai xa lạ vừa đánh cướp cứu mình, Kiều Nguyệt Nga đã khắc sâu trong trái tim mình hình ảnh Lục Vân Tiên, và nàng đã vẽ bức hình chàng, luôn mang theo bên mình. Con gái Kiều Công quả là một thiếu nữ đa cảm, đa tình. Mối tình đơn phương ấy thật đẹp và son sắt thủy chung.

   Bị bắt đi cống giặc là một thử thách đầy bi kịch. Đã mười ngày trôi qua, Kiều Nguyệt Nga đã đi tới ải Đồng, bên này là quê hương mình, bên kia là xứ người, là đất giặc Ô Qua.

   Dòng sông bao la "mênh mông", tiếng sóng vỗ "đùng đùng"trăng " vằng vặc?" , sao "mờ mờ" gần xa. Cả một bầu trời "lặng lẽ như tờ". Nguyễn Đinh Chiểu đã lấy ngoại cảnh sông, nước, trăng, sao để diễn tả tâm trạng cô đơn của người đẹp trên đường đi cống; lấy tĩnh để tả động, trời thì "lặng lẽ" mà trong lòng kẻ bạc mệnh thì quặn đau tê tái và cô đơn. Sóng vỗ trên sông hay đang vỗ trong lòng nàng?

"  Mười ngày đã tới ải Đồng,
Minh mông biển rộng đùng đùng sóng xao.
   Đêm nay chẳng biết đêm nào,
Bóng trăng vằng vặc bóng sao mờ mờ.
   Trên trời lặng lẽ như tờ."

   Trước cảnh xa lạ, bao la và mịt mờ ấy, Kiều Nguyệt Nga cất lời than. Vừa thương mình vừa thương người quân tử mà mình đã mang nặng ân sâu; chàng trai anh hùng hào hiệp mà mình đã yêu dấu sắt son, đã thủ tiết đợi chờ:

"  Than rằng: "Nọ nước kìa non,
Cảnh thời thấy đó, người còn về đâu ?"

   "Người" mà Kiều Nguyệt Nga nhắc đến chính là Lục Vân Tiên. Câu hỏi "người còn về đâu" chứa đầy tâm trạng đau đớn, cô đơn và sầu tủi.

   Nếu như Nguyễn Du dùng hai câu tả cảnh vật giờ khắc quyết định tự tử của Kiều trên sông Tiền Đường: "Cửa bồng vội mở rèm châu- Trời cao sông rộng một màu bao la" thì ở đây, Nguyễn Đình Chiểu cũng đã viết cái phút đớn đau ấy của Kiều Nguyệt Nga bằng những vần thơ ứa lệ:

"  Quân hầu đều đã ngủ lâu,
Lén ra mở bức rèm châu một mình."

   Giai nhân mệnh bạc tự thương và tự than thân. Vầng trăng trên trời cao là chứng nhân cho lời thề son sắt thủy chung, cho quyết tâm "giữ ngọc gìn vàng" của người thiếu nữ, "thú tiết'" bằng cái chết để giữ trọn "một tấm lòng ngay" với tình nhân mà mình đã từng tôn thờ, đã từng ôm ấp:

"  Vắng người có bóng trăng thanh,
Trăm năm xin gởi chút tình lại đây.
   Vân Tiên anh hỡi có hay?
Thiếp nguyền một tấm lòng ngay với chàng."

   Bao nhiêu nước mắt đã chảy xuống? Để giữ trọn "tấm lòng ngay với chàng" Kiều Nguyệt Nga đã hành động một cách quyết liệt:

"  Than rồi lấy tượng vai mang,
Nhắm dòng nước chảy vội vàng nhảy ngay."

   Lúc xa cách thì vẽ chân dung người yêu để sớm tối được ôm ấp, ngắm nghía. Lúc sống trong lận đận khó khăn, hình tượng người yêu là nơi nương tựa tinh thần. Lúc nhảy xuống sông tự tử, Kiều Nguyệt Nga vẫn vai mang tượng Lục Vân Tiên đi sang thế giới bên kia với lời nguyền son sắt thủy chung. Cũng là bi kịch giai nhân xưa nay, nhưng mỗi người một khác. Cũng là "phận hồng nhan", "chốn đoạn trường'" nhưng nào ai giống ai? Sau khi Từ Hải vì mắc lừa Hồ Tôn Hiến mà bị giết chết, Kiều phai hầu rượu đánh đàn trong bữa tiệc quan, rồi bị ép lấy viên thổ quan, nàng phải nhảy xuống sông Tiền Đường tự tử:

"  Giết chồng mà lại lấy chồng,
Mặt nào còn đáng ở trong cõi đời?
   Thôi thì một thác cho rồi,
Tấm lòng phó mặc trên trời dưới sông."

   Kiều phải tự tử vì đau khổ và ân hận. Kiều Nguyệt Nga phải nhảy xuống sông để ugửi chút tình" với trăng nước, để giữ tròn "tấm lòng ngay" với Lục Vân Tiên. Tiết hạnh của Kiều Nguyệt Nga vằng vặc như trăng sao. Hành động tự tử của Kiều Nguyệt Nga là để thủ tiết với Lục Vân Tiên, là để chống lại mọi âm mưu hèn hạ, xảo quyệt của tên Thái Sư, vị đại quan đầu triều.

   Đoạn thơ đã thể hiện bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Đình Chiểu. Sự kết hợp hài hòa giữa miêu tả, tự sự và độc thoại trữ tình đã tô đậm tính cách Kiều Nguyệt Nga: son sắt, thủy chung và tiết hạnh.

   Nhân vật Kiều Nguyệt Nga là một nhân vật lí tưởng của Nguyễn Đình Chiểu, đã nêu cao tấm gương tiết hạnh của một giai nhân:

"Gái thời tiết hạnh là câu trau mình."

   Phẩm giá của người con gái khuê các trong xã hội ngày xưa được thể hiện qua đoạn thơ này vẫn ít nhiều làm ta xúc động.

Xem thêm các bài văn mẫu lớp 9 hay khác:

Mục lục Văn mẫu | Văn hay 9 theo từng phần:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Tuyển tập những bài văn hay | văn mẫu lớp 9 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Văn mẫu lớp 9Những bài văn hay lớp 9 đạt điểm cao.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Tài liệu giáo viên