Top 50 Mở bài Đồng chí (hay, ngắn gọn)
Tổng hợp trên 50 cách Mở bài Đồng chí hay nhất, ngắn gọn với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
Top 50 Mở bài Đồng chí (hay, ngắn gọn)
Mở bài Đồng chí - mẫu 1
Đề tài người lính là một trong các đề tài quen thuộc trong thơ ca kháng chiến, mỗi nhà thơ bằng sự trải nghiệm và sự nhìn nhận riêng của mình đã khám phá ra những vẻ đẹp khác nhau của anh bộ đội cụ Hồ. Nếu trong "Tây Tiến" (Quang Dũng) ta bắt gặp vẻ đẹp hào hùng, hào hoa, thanh lịch của những chàng trai ra đi từ đất Hà thành; trong "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" (Phạm Tiến Duật) ta bắt gặp vẻ phong trần, tinh nghịch mà vô cùng mạnh mẽ của những người lính lái xe thì đến với "Đồng chí" của Chính Hữu, người đọc ấn tượng bởi những nét đẹp giản dị, đời thường, thấm đượm tình cảm đồng chí, đồng đội sâu sắc của những người lính chống Pháp từ những buổi đầu kháng chiến.
Mở bài Đồng chí - mẫu 2
Chính Hữu nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp, các tác phẩm của ông tập trung miêu tả về người lính và chiến tranh. Số lượng tác phẩm của ông để lại không nhiều, nhưng chỉ với bài thơ “Đồng chí” cũng đã đủ để khẳng định vai trò, vị trí của ông trong nền văn học dân tộc.
Mở bài Đồng chí - mẫu 3
Trong bài thơ “Đất nước” Nguyễn Đình Thi đã viết:
“Ôm đất nước những người áo vải
Đã đứng lên thành những anh hùng.”
Hình ảnh người chiến sĩ áo vải hiện lên vô cùng đẹp đẽ. Họ - những con người bình dị, mộc mạc, nhưng chính họ là người đã làm nên đất nước. Trong dòng chảy văn học kháng chiến chống Pháp, hình ảnh người lính không ngang tàng, hóm hỉnh như kháng chiến chống Mĩ, nhưng lại mang trong mình nét chất phác, giản dị và hơn hết là tình yêu đất nước tha thiết. Vẻ đẹp tâm hồn đó đã đã Chính Hữu khắc họa rõ nét trong bài thơ “Đồng chí”.
Mở bài Đồng chí - mẫu 4
Đã từ lâu, hình tượng người chiến sĩ quân đội đã đi vào lòng dân và văn chương với những tư thế, tình cảm, phẩm chất đẹp đẽ. Danh từ "Bộ đội cụ Hồ" đã trở thành cái tên thân thương nhất của nhân dân dành cho người chiến sĩ. Viết về đề tài quân đội có khá nhiều tác giả, nhưng để thành công thì không dễ mấy ai. Riêng nhà thơ – người chiến sĩ Chính Hữu bằng cảm xúc của người trong cuộc đã thành công xuất sắc với bài thơ “Đồng chí”. Tác phẩm đã diễn tả thật cảm động mối tình đồng chí thiêng liêng và xứng đáng là một bài thơ trữ tình hay trong nền văn học Việt Nam.
Mở bài Đồng chí - mẫu 5
Phải chăng chất lính đã thấm dần vào chất thi ca, tạo nên dư vị tuyệt vời cho tình Đồng chí. Nói đến thơ trước hết là nói đến cảm xúc và sự chân thành. Không có cảm xúc, thơ sẽ không thể có sức lay động hồn người, không có sự chân thành chút hồn của thơ cũng chìm vào quên lãng. Một chút chân thành, một chút lãng mạn, một chút âm vang mà Chính Hữu đã gieo vào lòng người những cảm xúc khó quên. Bài thơ “Đồng chí” với nhịp điệu trầm lắng mà như ấm áp tươi vui; với ngôn ngữ bình dị dường như đã trở thành những vần thơ của niềm tin yêu, sự hi vọng, lòng cảm thông sâu sắc của một nhà thơ cách mạng.
Mở bài Đồng chí - mẫu 6
Đồng chí là bài thơ tiêu biểu viết về người lính trong thời kì đầu của kháng chiến chống Pháp. Tình đồng chí trong bài thơ là tình cảm rất chân thật, giản dị. Bài thơ không chỉ thể hiện cơ sở xuất phát của tình đồng chí mà còn thể hiện tình đồng chí đó trong những gian khổ, thiếu thốn nơi chiến trường, trong chiến đấu khó khăn.
Mở bài Đồng chí - mẫu 7
Chính Hữu sáng tác ít, nhưng có nhiều bài thơ phổ nhạc hơn bất cứ thi sĩ nào. Đó là nét lạ của thơ Chính Hữu. Hồi nhỏ tôi đã nghe hát "Đồng chí", rồi thuộc, chưa bao giờ xem lại bài thơ. Gần đây thì tôi mới mở bài thơ ra xem. Mắt vừa chạm vào thơ, tôi đã thấy lạ. Thì ra lâu nay mình chỉ mới thưởng thức phần nhạc của thơ mà ta bỏ quên phần hình của nó.
Mở bài Đồng chí - mẫu 8
Đồng chí là một bài thơ tiêu biểu của nhà thơ Chính Hữu và của thơ ca Việt Nam hiện đại. Hễ nói tới thơ Chính Hữu là người ta không thể không nghĩ đến Đồng chí. Bài thơ được sáng tác năm 1948, sau chiến dịch Việt Bắc năm 1947, đánh dấu sự xuất hiện của một nhà thơ mới trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Bài thơ lúc đầu dán ở báo tường đơn vị, sau in ở báo Sự Thật, rồi được chép vào sổ tay các cán bộ, chiến sĩ, được phổ nhạc, trở thành tài sản chung của mọi người.
Mở bài Đồng chí - mẫu 9
"Đồng chí" là bài thơ hay nhất của Chính Hữu viết về người lính trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Bài thơ được viết vào năm 1948, sau chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947. Nó đã đi qua một hành trình nửa thế kỷ, làm sang trọng một hồn thơ chiến sĩ của Chính Hữu.
Mở bài Đồng chí - mẫu 10
“Đồng Chí” của Chính Hữu là một trong những bài thơ nổi tiếng viết về người lính trong những năm kháng chiến chống Pháp. Qua bài thơ, hình ảnh những “anh bộ đội cụ Hồ” hiện lên đầy giản dị với những phẩm chất đẹp đẽ.
Mở bài Đồng chí - mẫu 11
“Đồng chí” là một trong số những bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất của Chính Hữu và cũng là của nền thơ kháng chiến. Bài thơ đã đi qua một hành trình hơn nửa thế kỉ làm đẹp mãi cho một hồn thơ chiến sĩ – hồn thơ Chính Hữu. Tác phẩm ca ngợi tình đồng chí gắn bó với nhau giữa những người chiến sĩ Quân đội nhân dân xuất thân là nông dân lao động. Tình cảm đồng chí, đồng đội thiêng liêng, đẹp đẽ được biểu hiện qua một nghệ thuật thơ hàm súc, mộc mạc, gợi tả, chân thực, có sức khái quát cao.
Mở bài Đồng chí - mẫu 12
Tác giả Chính Hữu được biết đến với phong trào thơ ca yêu nước thời chống Pháp. Với lời thơ chân thực, giản dị mà sâu lắng, vừa là một trang sử hào hùng, vừa như một khúc ca trầm lắng đi sâu vào lòng người. Và trong những hoàn cảnh gian nan, đã đưa những người đồng đội, đồng chí xích lại gần nhau hơn, trở thành những người tri kỉ của nhau. Tác phẩm “Đồng chí” của Chính Hữu ra đời năm 1948 kể về tình đồng chí đồng đội giản dị mà sâu đậm, thắm thiết, vượt lên trên mọi gian khó của những người chiến sĩ cách mạng lúc bấy giờ.
Mở bài Đồng chí - mẫu 13
Văn chương giống như một cây bút đa màu, nó vẽ lên bức tranh cuộc sống bằng những gam màu hiện thực. Văn chương không bao giờ tìm đến những chốn xa hoa mỹ lệ để làm mãn nhãn người đọc, nó tiếp cận hiện thực và tiếp nhận thứ tình cảm chân thật không giả dối. Người nghệ sĩ đã dùng cả trái tim mình để đưa bạn đọc trở lại với đời thực để cùng lắng đọng, cùng sẻ chia. Phân tích bài thơ Đồng Chí, Chính Hữu đã dẫn bạn đọc vào bức tranh hiện thực nơi núi rừng biên giới nhưng thấm đẫm tình đồng chí đồng đội bằng thứ văn giản dị, mộc mạc.
Mở bài Đồng chí - mẫu 14
Khi làm bài thơ “Đồng chí”, Chính Hữu từng bộc bạch: "Tôi làm bài thơ Đồng Chí, đó là lời tâm sự viết ra để tặng đồng đội". Bài thơ là kết quả của những kỉ trải nghiệm thực tế và cảm xúc sâu sắc mạnh mẽ, thiết tha của nhà thơ với đồng chí, đồng đội của mình trong cuộc kháng chiến đầy gian khổ.
Mở bài Đồng chí - mẫu 15
"Đồng chí!" - Ôi tiếng gọi sao mà thân thương tha thiết quá. Nó biểu hiện thật đầy đủ tình đồng đội của anh chiến sĩ cụ Hồ từ những năm 1948 của thời kỳ kháng Pháp. Cảm nhận được những tình cảm vừa thân quen vừa mới lạ trong cuộc sống chiến đấu ấy, Chính Hữu, một nhà thơ - người chiến sĩ cách mạng đã xúc động viết bài thơ Đồng chí. Với những lời thơ dạt dào tình cảm, bài thơ đã để lại bao cảm xúc trong lòng người đọc.
Mở bài Đồng chí - mẫu 16
Nói đến văn hoc Việt Nam thời kì kháng chiến là nói tới giai đoạn của khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn. Đó là thời kì mà cảm hứng anh hùng ca dạt dào, sôi nổi, các tác giả hướng ngòi bút của mình vào cộng đồng, đất nước. Hình ảnh những người chiến sĩ đã trở thành nguồn cảm hứng cho biết bao tác phẩm văn học:
Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình
(Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc)
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?
(Khúc bảy - Thanh Thảo)
Bài thơ “Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu là tác phẩm tiêu biểu. Tác phẩm đã khắc họa rất chân thực và xúc động hình ảnh người lính trong kháng chiến chống Pháp cùng tình đồng chí đồng đội sâu sắc.
Mở bài Đồng chí - mẫu 17
“Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước"
Đó là những lời trong thi phẩm "Đất nước" của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Quả thực, trong lịch sử dân tộc, có biết bao con người đã hi sinh cuộc đời riêng để cống hiến cho độc lập tự do của Tổ quốc. Hình ảnh những người nông dân giã từ bến nước, gốc đa để khoác lên mình cây súng đã trở nên quen thuộc trong văn học Việt Nam thời kì chống Pháp. Nhà thơ Chính Hữu - đã đưa những con người "Giản dị và bình tâm" nhưng rất mực kiên cường, dũng cảm ấy vào bài thơ “Đồng chí”
Mở bài Đồng chí - mẫu 18
“Thơ ca trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật” ( Belinsky) . Quả thực vậy, sức mạnh linh diệu của thơ ca, từ xưa tới nay, vốn nằm ở chất trữ tình tự nhiên. Không cần viết về những điều xa xôi, nhiều bài thơ đi vào lòng độc giả bởi sự chân thành, khắc họa những con người thật và tình cảm thật ở đời. “Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu chính là một bài thơ như thế. Tác phẩm là tiếng lòng của những chiến sĩ trong kháng chiến chống Pháp, cho ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn và tình đồng chí đồng đội thiêng liêng ở những anh bộ đội cụ Hồ.
Mở bài Đồng chí - mẫu 19
Đất nước được hòa bình, độc lập, ấm no như hiện nay mà chúng ta đang được hưởng chính là nhờ vào sự hi sinh, cống hiến, tinh thần yêu nước, vì nước quên thân của bao thế hệ cha anh đi trước. Đặc biệt là trong thời kì kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Khắc họa chân thực nhất về hình ảnh những người chiến sĩ ấy để thế hệ con cháu chúng ta bây giờ được biết đến họ, hiểu về họ và khắc ghi công ơn của họ chính là nhà thơ Chính Hữu với bài thơ Đồng chí.
Mở bài Đồng chí - mẫu 20
Tình cảm con người trong bất cứ thời đại nào cũng đều đáng quý, đáng trân trọng và cao đẹp. Một trong những tình cảm thiêng liêng nhất, đáng quý nhất, đáng được lưu truyền nhất chính là lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết đồng chí, đồng đội của người chiến sĩ trong thời kì kháng chiến. Lắng đọng lại thứ tình cảm cao đẹp mà bình dị đó, nhà thơ Chính Hữu đã sáng tác bài thơ Đồng chí để chúng ta hiểu và khắc ghi.
Mở bài Đồng chí - mẫu 21
Lịch sử nước ta đã đi qua biết bao thăng trầm biến cố. Mỗi lần biến động là mỗi lần dân ta sít gần lại nhau hơn, cùng nhau vì mục đích cao cả chung. Đó là những năm tháng hào hùng, khí thế của dân tộc ta trong cuộc chiến đấu tranh chống Pháp, chống Mỹ vĩ đại. Giữa những đau thương chiến đấu, cuộc chiến còn góp phần đắp xây nên mối quan hệ giữa những người lính với nhau. Cho nên không có gì khó hiểu khi vào năm 1948, tác phẩm “Đồng Chí” của nhà thơ Chính Hữu lại tạo nên một sự bùng nổ, lan truyền rộng khắp trong giới quân đội.
Mở bài Đồng chí - mẫu 22
Trong bài thơ Đất nước Nguyễn Đình Thi đã viết:
Ôm đất nước những người áo vải
Đã đứng lên thành những anh hùng
Hình ảnh người chiến sĩ áo vải hiện lên vô cùng đẹp đẽ. Họ - những con người bình dị, mộc mạc, nhưng chính họ là người đã làm nên đất nước. Trong dòng chảy văn học kháng chiến chống Pháp, hình ảnh người lính không ngang tàng, hóm hỉnh như kháng chiến chống Mĩ, nhưng lại mang trong mình nét chất phác, giản dị và hơn hết là tình yêu đất nước tha thiết. Vẻ đẹp tâm hồn đó đã đã Chính Hữu khắc họa rõ nét trong bài thơ Đồng chí.
Mở bài Đồng chí - mẫu 23
Chính Hữu, một tượng đài của văn nghệ Việt Nam, đã từng là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Tài năng vượt trội của ông đã thể hiện rõ qua từng bản thơ, nhưng có một bài thơ đặc biệt đã ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả và trở thành một biểu tượng của tinh thần đoàn kết và đồng đội. Đó chính là bài thơ "Đồng chí".
Với những vần thơ bình dị nhưng đầy ý nghĩa, "Đồng chí" không chỉ là một bản thể hiện của sự đoàn kết mà còn là một tượng đài ca tụng tình cảm cao đẹp giữa những người lính, những người đồng đội. Từng câu thơ của bài thơ đều thấm đẫm những tình cảm chân thành, sự hi sinh và lòng dũng cảm của những người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến. "Đồng chí" không chỉ là một bài thơ, mà nó còn là biểu tượng vĩ đại của tinh thần yêu nước, đoàn kết, và tình đồng đội. Chính Hữu đã để lại một di sản văn học vĩ đại, "Đồng chí" vẫn tiếp tục sống mãi trong tâm hồn của những người yêu thơ và yêu đất nước.
Mở bài Đồng chí - mẫu 24
Chính Hữu, một nhà thơ trẻ đầy triển vọng, đã vươn lên trong hàng ngũ những nhà thơ trưởng thành trong giai đoạn đầy biến động của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Là một nhà thơ chiến sĩ, ông đã chọn con đường nghệ thuật để thể hiện lòng yêu nước và sự kiên định trong cuộc chiến. Tất cả những tác phẩm thơ ca của Chính Hữu đều nắm bắt tinh thần và bản chất của những người lính, những người chiến đấu trong cuộc kháng chiến, và bài thơ "Đồng chí" nằm ở trung tâm của sự sáng tạo của ông.
Bài thơ "Đồng chí," ra đời vào năm 1948, đã chạm vào trái tim của người đọc bằng những câu vần đầy tình cảm và chân thực. Nó không chỉ đơn thuần là một tác phẩm nghệ thuật mà còn là một cửa sổ mở ra trước mắt chúng ta cái nhìn tận cùng về những khó khăn, gian khổ trong cuộc chiến đấu, và tình đồng chí đồng đội đẹp đẽ giữa những người lính. Điều này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự đoàn kết và lòng hy sinh cao đẹp của những người lính và nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến lịch sử.
Mở bài Đồng chí - mẫu 25
Đề tài về người lính thật sự là một trong những khía cạnh đa dạng và phong phú của thơ ca kháng chiến. Mỗi nhà thơ đã dùng sự trải nghiệm và góc nhìn riêng của mình để tạo ra những tác phẩm độc đáo, tôn vinh những vẻ đẹp đa dạng của anh bộ đội cụ Hồ.
Trong bài thơ "Tây Tiến" của Quang Dũng, chúng ta được đưa vào một thế giới hào hùng, nơi những chàng trai đến từ đất Hà thành toả sáng với vẻ đẹp thanh lịch và hào hoa của họ. Bài thơ này tôn vinh tinh thần dũng cảm và quyết tâm của những người lính trong cuộc hành trình Tây Tiến đầy cam go. Phạm Tiến Duật trong "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" lại khắc họa vẻ phong trần, tinh nghịch và sức mạnh đầy mạnh mẽ của những người lính lái xe. Bài thơ này đặt ra hình ảnh về sự đoàn kết và hài hước trong cuộc sống hàng ngày của họ.
Mở bài Đồng chí - mẫu 26
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta đã đi qua hơn 60 năm nhưng vẫn để lại những dấu ấn không thể phai mờ trong lòng mỗi người dân Việt Nam, trong suốt những năm tháng hào hùng ấy đã ghi dấu những hình ảnh đẹp về người lính bộ đội cụ Hồ, về tình quân dân thắm thiết và đặc biệt là tình đồng chí đồng đội gắn bó keo sơn. Bằng chính sự trải nghiệm đời lính và là người trong cuộc, nhà thơ Chính Hữu đã viết nên bài thơ “Đồng chí” nhằm ca ngợi tình cảm thiêng liêng, gắn bó sâu sắc của tình đồng chí và khẳng định ý chí chiến đấu, tinh thần quả cảm vì sự nghiệp dân tộc của các anh bộ đội cụ Hồ trong kháng chiến chống Pháp xưa.
Mở bài Đồng chí - mẫu 27
Chính Hữu là một trong những nhà thơ xuất sắc trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Trong số những tác phẩm của ông, có một bài thơ đã gây nên tiếng vang lớn trong lòng độc giả, bởi những xúc cảm dạt dào, chân thực giữa những người lính, những người đồng đội. Đó là bài thơ Đồng chí. Qua những vần thơ bình dị, bài thơ đã thể hiện tình cảm gắn bó, tình đồng đội giữa những người chiến sĩ và ngợi ca tình cảm cao đẹp ấy.
Mở bài Đồng chí - mẫu 28
Chính Hữu là nhà thơ trẻ đứng trong hàng ngũ những nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Là một nhà thơ chiến sĩ nên phần lớn tác phẩm thơ ca của Chính Hữu mang đề tài người lính và chiến tranh, trong đó tiêu biểu nhất là bài thơ “Đồng chí” được sáng tác năm 1948. Ra đời trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến, bài thơ đã mang đến cho người đọc cái nhìn chân thực nhất về hoàn cảnh chiến đấu gian khổ, khó khăn của bộ đội và nhân dân ta, cũng từ đó cho ta thấy được vẻ đẹp của tình đồng chí đồng đội giữa những người lính.
Mở bài Đồng chí - mẫu 29
Quả không sai khi người ta gọi Chính Hữu là nhà thơ quân đội, bởi ông là nhà thơ đã gắn bó với cả hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc là kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ. Tuy Chính Hữu làm thơ không nhiều chủ yếu là về người lính và chiến tranh nhưng thơ của ông mang những nét đặc sắc riêng, viết về bộ đội nhưng thiên về nội tâm, tình cảm. Bài thơ “Đồng chí” được sáng tác vào năm 1948 khi tác giả đang cùng đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc đã trở thành tác phẩm tiêu biểu nhất viết về người lính cách mạng của văn học thời kỳ chống Pháp, có thể nói đây là tác phẩm thành công đầu tiên thuộc thể loại thơ kháng chiến.
Mở bài Đồng chí - mẫu 30
Trong hàng ngũ quân đội tham gia kháng chiến, những người lính cùng chung cảnh ngộ, hoàn cảnh chiến đấu được gọi là “đồng đội”. Trong cuộc sống quân ngũ, những người lính đã cùng nhau chia sẻ từng cái khắc nghiệt của hoàn cảnh sống, kề vai sát cánh trong chiến đấu, từ đó hình thành nên một mối quan hệ thiêng liêng, gắn bó - tình đồng chí. Chính tình đồng chí là một phần quan trọng củng cố lòng tin và tiếp thêm sức mạnh chiến đấu cho người chiến sĩ, đó cũng là một nét đẹp của những người lính cách mạng. Có không ít văn thơ đã ca ngợi về thứ tình đồng chí nhưng hay nhất có lẽ là bài thơ “Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu, bài thơ là tiêu biểu cho nền thơ ca kháng chiến và khi nhắc đến thơ kháng chiến không thể không nhắc đến “Đồng chí”. Với những hình ảnh chân thực lãng mạn đã giúp cho bài thơ có sức tạo hình, sức lan toả mạnh mẽ.
Mở bài Đồng chí - mẫu 31
Hình tượng người lính vốn là đề tài nổi bậc và xuyên suốt nền văn học kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ cứu nước. Bài thơ “Đồng chí” là một trong những tác phẩm tiên phong đi đầu trong nhiệm vụ khắc họa hình ảnh người lính chân thực, bình dị trong chiến đấu. Tác phẩm ca ngợi tình đồng đội gian khổ có nhau, vào sinh tử có nhau của các anh bộ đội Cụ Hồ, những người nông dân yêu nước đi bộ đội đánh giặc trong những năm đầu gian khổ thời 9 năm kháng chiến chống Pháp (1946-1954).
Mục lục Văn mẫu | Văn hay 9 theo từng phần:
- Mục lục Văn thuyết minh
- Mục lục Văn tự sự
- Mục lục Văn nghị luận xã hội
- Mục lục Văn nghị luận văn học Tập 1
- Mục lục Văn nghị luận văn học Tập 2
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Tuyển tập những bài văn hay | văn mẫu lớp 9 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Văn mẫu lớp 9 và Những bài văn hay lớp 9 đạt điểm cao.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Lớp 9 Kết nối tri thức
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT
- Lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST
- Lớp 9 Cánh diều
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều