5+ Viết bài văn kể lại bài Mây và sóng (điểm cao)
Viết bài văn kể lại bài Mây và sóng hay nhất, ngắn gọn với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
- Viết bài văn kể lại bài Mây và sóng (mẫu 1)
- Dàn ý Viết bài văn kể lại bài Mây và sóng
- Viết bài văn kể lại bài Mây và sóng (mẫu 2)
- Viết bài văn kể lại bài Mây và sóng (mẫu 3)
- Viết bài văn kể lại bài Mây và sóng (mẫu 4)
- Viết bài văn kể lại bài Mây và sóng (mẫu 5)
- Viết bài văn kể lại bài Mây và sóng (mẫu 6)
- Viết bài văn kể lại bài Mây và sóng (mẫu 7)
- Viết bài văn kể lại bài Mây và sóng (mẫu 8)
5+ Viết bài văn kể lại bài Mây và sóng (điểm cao)
Viết bài văn kể lại bài Mây và sóng - mẫu 1
Em bé kể với mẹ của mình là trên mây có người gọi em bé, kể về việc chơi đùa suốt cả ngày vô cùng vui vẻ và hạnh phúc. Em bé sau khi hỏi làm thế nào để lên được đó thì đã nghĩ đến mẹ và quyết định ở nhà với mẹ của mình vì không muốn rời mẹ để vui chơi. Em bé đã nghĩ ra trò chơi đó là ôm lấy mẹ và dưới mái nhà của họ sẽ là bầu trời xanh thẳm, em bé là mây và mẹ sẽ là vầng trăng. Sau đó, em bé lại kể với mẹ của mình là trong sóng của người gọi mình. Em bé dù muốn đi lắm nhưng rồi vẫn quyết định ở lại với mẹ và còn nghĩ ra trò chơi đó là trở thành ngọn sóng và lăn vào lòng mẹ là bến bờ để tiếng cười mãi giòn tan khanh khách vang lên. Câu chuyện kết thúc bằng tình mẫu tử mãi mãi thiêng liêng không rời của mẹ và em bé.
Dàn ý Viết bài văn kể lại bài Mây và sóng
1. Mở đoạn: Giới thiệu câu chuyện trong bài thơ “Mây và sóng”.
2. Thân đoạn: Kể diễn biến câu chuyện
- Những trò chơi của em bé với những người trên mây và trong sóng.
- Những trò chơi của em bé với mẹ.
3. Kết đoạn: Cảm nghĩ của em về câu chuyện trong bài thơ “Mây và sóng”.
Viết bài văn kể lại bài Mây và sóng - mẫu 2
Khi đi dạo bên bờ biển, em đã có cuộc trò chuyện thú vị với mây và sóng. Mây kể với em rằng họ thức dậy từ sớm cho đến lúc chiều tà, họ rủ em đi chơi với bình minh vàng và vầng trăng bạc. Tuy nhiên khi nghĩ đến người mẹ thân yêu, em đã từ chối mây, mây mỉm cười bay đi. Không lâu sau, sóng biển khẽ cất tiếng gọi em, họ kể rằng họ được ca hát từ sáng sớm cho đến lúc hoàng hôn, họ rủ em đi ngao du khắp nơi. Nhưng mẹ còn đang ở nhà, em không cảm thấy hạnh phúc và vui mừng nếu xa những người thân yêu trong gia đình, vì vậy, em đã từ chối sóng. Sóng mỉm cười, nhảy múa lướt qua.
Viết bài văn kể lại bài Mây và sóng - mẫu 3
Mây và sóng là hai người bạn đặc biệt mà em từng gặp, họ kể cho em rất nhiều điều thú vị. Mây nói: "Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng và vầng trăng bạc". Sóng cũng cất lời "Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao". Hai bạn đều rủ em đi chơi cùng họ, mây nói: "Hãy đến tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây", sóng thì thầm "Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi". Dù đó là những lời mời gọi hấp dẫn nhưng nghĩ đến mẹ ở nhà, sao em có thể rời mẹ mà đi được. Thế là họ mỉm cười, mây bay đi và sóng nhảy múa lướt qua em.
Viết bài văn kể lại bài Mây và sóng - mẫu 4
Em đã có cuộc trò chuyện thú vị với hai người bạn mây và sóng trên bãi biển. Đầu tiên là bạn mây, mây ở tít trên cao, bạn khoe với em rằng bạn được chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Mây rủ em cùng đi chơi với bình minh vàng và ánh trăng bạc. Tiếp theo là sóng, sóng kể với em rằng sóng được ca hát từ sáng sớm đến lúc hoàng hôn. Sóng rủ em chơi cùng bạn để được đi ngao du nhiều nơi. Nhưng em đã từ chối các bạn bởi vì em không muốn xa người mẹ yêu dấu của mình.
Viết bài văn kể lại bài Mây và sóng - mẫu 5
Vào một ngày nắng đẹp, em dạo chơi trên bãi biển thì những đám mây trên cao bỗng cất tiếng gọi: "Hãy cùng bọn tớ đi chơi với bình minh vàng và vầng trăng bạc". Em liền ngước lên và hỏi: "Nhưng làm thế nào mình lên đó được". Mây nói với em hãy đến nơi tận cùng trái đất sau đó đưa hai tay lên trời, em sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây. Nhưng nghĩ đến mẹ đang ở nhà nên em đã từ chối. Đi được một quãng, em nghe thấy sóng biển lăn tăn cũng cất tiếng gọi: "Hãy chơi cùng bọn tớ, cậu sẽ được đi đến mọi nơi. Chỉ cần cậu đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi". Nhưng sao em có thể để người mẹ thân yêu ở lại một mình. Đối với em, không có gì hạnh phúc bằng ở bên mẹ; em đã từ chối sóng và cất bước quay trở về nhà.
Viết bài văn kể lại bài Mây và sóng - mẫu 6
Trong trí tưởng tượng hồn nhiên trong sáng của em bé trong truyện đã tạo ra thế giới riêng mình.Thế giới đó có mây, sóng và em bé cùng trò chuyện và được mời đi chơi của hai bạn mây , sóng. Em rất muốn phưu lưu nhưng rồi nhớ ra mẹ mình luôn đợi mình ở nhà,nên đã từ chối. Em bé cùng mẹ chơi trò chơi của riêng 2 mẹ con. Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ. Không ai trên thế giới này biết mẹ con ta ở nơi nao.( ko phải là nào đâu nhé) . Câu chuyện kết thúc bằng tình mẫu tử mãi mãi thiêng liêng không rời của mẹ và em bé.
Viết bài văn kể lại bài Mây và sóng - mẫu 7
Qua trí tưởng tượng bay bổng, hổn nhiên và đáng yêu của em bé, thế ; giới cổ tích ấy hiện lên cùng những người sống trên mây và trong sóng. Với ; trẻ em, tất cả đểu là bè bạn, tự tâm hồn non nớt, ngây thơ và trong sáng của các em đã nhân cách hóa mọi thứ xung quanh mình. Am hiểu về trẻ em và nét tâm lí ấy, nhà thơ Ra-bin-dra-nat Ta-go không nhân hóa mây và sóng mà để I chính tâm hồn và trí tưởng tượng của các em thực hiện điểu ấy. Em bé thấy “trên có người gọi con” và kể cho em nghe về cuộc sống thú vị trên đó: “Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc”. Thế giới cổ tích ấy thật đẹp với những màu sắc lấp lánh, thân quen mà mỗi em nhỏ đểu thích thú, ao ước. Đó là những người bạn ; hiền hòa, dịu dàng: “bình minh vàng” và “vầng trăng bạc”, là những người bạn mà mỗi ngày các em đều ngắm nhìn, đều ước ao. Trong trí tưởng tượng của trẻ thơ không có điều gì là không thể, và thế giới ấy chẳng hể xa vời mà rất gẩn gũi, có một con đường dẫn đến, có một người bạn đón mình đi. Em bé với nét tâm lí chung của tất cả trẻ nhỏ, còn ham chơi và đều thích chơi đã hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?” và nhận được cầu trả lời tận tình chỉ dẫn của những người sống trên mây: “Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”. Đây là những điều chỉ có các em, bằng trí tưởng tưởng bay bổng mới có thjê’ nghî ra và nhờ có sự hổn nhiên mới có niểm tin sâu sắc. Thế giới kì diệu với những người bạn từ thiên nhiên và con đường “nhập bọn vui chơi” của em bé còn là thế giới biển cả bao la với lời mời gọi của những người sống trong sóng: “Trong sóng có người gọi con” và họ kể cho em bé về những chuyến ngao du kì thú, hấp dẫn: “Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao”. Có thể nói bầu trời và biển cả luôn là niềm yêu thích của trẻ thơ, và thú vị biết ; ! bao khi được ngao du, thám hiếm tất cả mọi nơi trong thế giới rộng lớn, bao la và vô cùng hấp dẫn ấy. Được vui vẻ ca hát, nhảy múa từ sớm tinh mơ cho đến lúc chiều tà, được ngao du đến những vùng đất mới lạ mà “không biết từng đến nơi nao”. Chính điều ấy đã hấp dẫn trẻ thơ, em bé hỏi ngay những người bạn mới của mình: “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”k một lần nữa được chỉ dẫn tận tình: “Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiên mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi”. Cũng như con đường đến chơi cùng đám mầy, con đường đến chơi với sóng là phép màu diệu kì của thế giới tuổi thơ mà chỉ ở đó, với niềm tin mãnh liệt vào những câu chuyện cổ tích, những điểu mới lạ về thế giới bay bổng trong tiềm thức, trong trí tưởng tượng con đường mới có thể hiện ra chân thật, gần gũi với vẻ đẹp vô tận. Bằng trái tim non nớt của mình, thế giới cổ tích của em bé còn là thế giới có mẹ cùng vui chơi, cùng hóa thần. Cả hai lời mời gọi đểu khiến em bé băn khoăn bởi bản tính ham chơi đặc trưng của trẻ nhỏ, nhưng cả hai lần, ! em bé đểu từ chối và em nghĩ đến những trò chơi thú vị hơn. Đó là khi: “Con là mày và mẹ sẽ là trăng./ Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm”. Thê giới rộng lớn trên mây qua trí tưởng tượng của em bé có thể ở ngay trong nhà, nơi vòm mái trên kia che mưa chắn gió, nơi có mẹ yêu thương, chăm sóc. Em bé sẽ là những đám mây xanh trắng trên bầu trời bao la, còn mẹ là vầng trăng dịu mát, hiền hòa. Trong trò chơi thú vị này, em bé sẽ mãi quấn quýt, gẩn gũi bên mẹ. “Hai bàn tay ôm lấy mẹ” không chỉ là hình ảnh mây và trăng trên bầu trời mà còn thể hiện sự yêu thương, gắn bó của hai mẹ con. Cuộc đời con người có thể đi đến bất cứ đâu, trong bất kì hoàn cảnh nào, thì tình mẫu tử thiêng liêng ấy sẽ mãi là điểm tựa tinh thần vững chắc nhất. Điểu lớn lao ấy trong trí tưởng tượng của em nhỏ được biểu hiện rất giản dị, đơn sơ nhưng lại cô cùng cảm động. Em sẽ là những ngọn sóng ngao du khắp bốn phương trời và mẹ sẽ là “bến bờ kì lạ” luôn chờ đón con ở bất cứ đâu. “Con lãn, lăn, lăn mãi rồi cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.” Khi được vòng tay ấm áp của mẹ ôm ấp, vỗ về, mỗi đứa trẻ đều bình yên, hạnh phúc trong tiếng cười giòn giã. Với hình thức đối thoại lồng trong lời kể của em bé, qua những hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng, mây và sóng là hình ảnh thiên nhiên hiền hòa mà mỗi người trân trọng, hòa mình và cùng nhau chung sống. Những lời mời gọi không chỉ rủ em bé đi chơi mà còn tượng trưng cho những cám dỗ trong đời mà mỗi người sẽ gặp phải. Vượt qua tất cả những cảm dỗ ấy là sự trở vê' với những chần giá trị bền vững, tình mẫu tử thiêng liêng, tình gia đình ấm áp. Bởi thế, bài thơ Mây và sóng của Ra-bin-dra-nat Ta-go không chỉ là bài thơ viết vê' thiếu nhi, cho thiếu nhi, mà còn là bài học ý nghĩa vê' tình cảm bất diệt của con người. Thế giới cổ tích diệu kì, em bé tưởng tượng bằng sự bay bổng, hổn nhiên, cũng giống như vầng trăng trước sân từ bao đời của trẻ em Việt: Trăng ơi... từ đâu đến? Hay biển xanh diệu kì Trăng tròn như mắt cá Chẳng bao giờ chớp mi Trăng ơi... từ đâu đến? Hay từ một sân chơi Trăng bay như quả bóng Đứa nào đá lên trời Trăng ơi... từ đâu đến? Hay từ lời mẹ ru Thương Cuội không được học Hú gọi trâu đến giờ! Trẻ em, dù ở bất cứ đâu, với trí tưởng tượng bay bổng và lối tư duy hồn nhiên, ngây thơ đểu dành tình yêu đặc biệt cho những người bạn của thế giới diệu kì. Một tiếng vọng từ rừng già, một lời mời gọi của thiên nhiên, một cậu sên chậm chạp hay bờ cát dài trắng phau đều là bạn bè của các em. Thế giới cổ tích luôn vun đắp cho các em những tình cảm, phẩm chất đáng quý. Hình ảnh bao trùm, choáng ngợp, sâu thẳm trong tâm hổn mỗi đứa trẻ không gì thay thế được chính là Mẹ. Biết bao sự cám dỗ ở trên đời nhưng Mẹ của con vẫn là vĩ đại nhất. Từ ngàn xưa, người Việt đã có câu: “Mẹ là mặt trời của ta Ai không yêu mẹ thì ra đứng đường” hay “Mẹ như một nhánh mạ gãy Hóa thân thành bát cơm đây nuôi con”. Và quả thực, Ta-go đã sống cuộc đời đúng như tên của mình, là một nhà thơ, một triết gia Bà-la-môn và nhà dân tộc chủ nghĩa, ông đã tạo ra trong thơ mình “nhiều hình ảnh lung linh diệu huyền, nhiều màu sắc tươi mát” mà ẩn sau nó là những tình cảm thiêng liêng, bất diệt. Mây và sóng khép lại trong tiếng cười giòn tan và hình ảnh ấp ôm quấn quýt của hai mẹ con. Thế giới cổ tích tuổi thơ, qua trí tưởng tượng bay bổng và hổn nhiên của em bé chứa đựng những người bạn diệu kì, có những con đường màu nhiệm nhưng hơn tất cả, chính là có luôn mẹ kề bên.
Viết bài văn kể lại bài Mây và sóng - mẫu 8
Bài thơ được viết vào năm 1915, bằng hình ảnh mây và sóng tác giả đã gợi ra cho em bé một cách tưởng tượng riêng nói lên cái tình yêu thiên nhiên vô tư hồn nhiên của em. Bên cạnh đó là những đối đáp rủ rê từ chối khiến em bé tự chủ được bản thân qua đời sống tinh thần và tâm hồn trẻ thơ của em.Mở đầu là lời rủ rê hết sức hấp dẫn của mây và sóng đối với em bé. Là những trò chơi rất thú vị. Với trẻ em, các em rất muốn ham chơi, muốn khám phá nhiều nét riêng biệt muốn tìm những cái thú vị mà người lớn khó mà tưởng tượng được. Với em bé được tác giả này khắc họa cũng thế, em rất muốn đi chơi, rất ham chơi nhưng vì nhớ đến mẹ mà em từ chối các lời rủ rê đó một cách rất khôn khéo và nhanh.Mẹ ơi, những người sống trên mây đang gọi con:"Chúng ta chơi đùa từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà,Chúng ta chơi với buổi sớm mai vàng,Chúng ta chơi với vầng trăng bạc."Ở hai đoạn tiếp theo là sự chỉ dẫn của mây và sóng để em bé lên chơi cùng họ, nhưng em bé đã từ chối. Tất cả chỉ vì nhớ mẹ đang ở nhà đợi. Điều này chứng tỏ em bé rất yêu thương mẹ mình. Và cũng không thể bỏ lại cuộc chơi ở đây mà em bé đã mở ra một hướng khác với mình.Con hỏi: "Nhưng tôi làm sao mà lên được với các người?”Họ trả lời: “Hãy đến bên bờ trái đất,và đưa tay lên trời,em sẽ được nhấc bổng lên mây."Con nói: "Mẹ tôi đang đợi ở nhàLàm sao tôi có thể bỏ mẹ tôi mà đi được ?"Thế là họ cười rồi bay đi mất.Nhưng con biết một trò chơi thích hơn trò ấy, mẹ ơi.Con sẽ là mây và mẹ sẽ là trăng.Con sẽ lấy hai tay trùm lên người mẹ,Và mái nhà sẽ là bầu trời xanh thẳm.Em bé đã nghĩ ra một cách khả quan hơn, sáng tạo hơn đó là đưa hình ảnh của mẹ vào trong giấc mơ của mình. Và đã đưa tình cảm của mẹ vào với em. Điều này còn chứng tỏ được tình yêu mà em bé dành cho mình và những tình cảm trong sáng đó mãi hiện hữu và lưu đọng trong em, dù đi đâu là gì cũng đều nhớ về người mẹ của mình. Không bao giờ vì cuộc chơi mà em bỏ mẹ mình.Ở các đoạn thơ còn lại là những lời đối đáp rát trẻ thơ và hồn nhiên của em với sóng. Các hình ảnh này hiện về làm cho em lại có cảm giác muốn đi chơi những cũng vì nghĩ tới mẹ, thương mẹ mà em bé bỏ cuộc chơi và về với mẹ mình. Thế nhưng em lại nghĩ theo hướng khác đưa mẹ làm sóng và em bé lăn tăn gợn bên lòng mẹ. Qua sự đối đáp của em bé với mây và sóng cho thấy em bé là một người rất yêu thương mẹ mình. Dù có cuộc chơi có vui tới đâu em cũng không bỏ mẹ mà đi chơi.Qua bài thơ này, tác giả đã gợi được trong lòng người đọc với sự hiện hữu của em bé đó là một tình cảm thiêng liêng của em dành cho mẹ, là coi ngợi tình yêu của mẹ dành cho người con của mình và tác giả cũng rất cảm động tới tấm lòng thiết tha, nồng hậu của em bé đối với mẹ mình.
Mục lục Văn mẫu | Văn hay 9 theo từng phần:
- Mục lục Văn thuyết minh
- Mục lục Văn tự sự
- Mục lục Văn nghị luận xã hội
- Mục lục Văn nghị luận văn học Tập 1
- Mục lục Văn nghị luận văn học Tập 2
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Tuyển tập những bài văn hay | văn mẫu lớp 9 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Văn mẫu lớp 9 và Những bài văn hay lớp 9 đạt điểm cao.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Lớp 9 Kết nối tri thức
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT
- Lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST
- Lớp 9 Cánh diều
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều