5+ Viết bài văn phân tích 8 câu thơ giữa của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (điểm cao)
Viết bài văn phân tích 8 câu thơ giữa của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích hay nhất, ngắn gọn với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
- Viết bài văn phân tích 8 câu thơ giữa của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (mẫu 1)
- Dàn ý Viết bài văn phân tích 8 câu thơ giữa của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
- Viết bài văn phân tích 8 câu thơ giữa của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (mẫu 2)
- Viết bài văn phân tích 8 câu thơ giữa của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (mẫu 3)
- Viết bài văn phân tích 8 câu thơ giữa của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (mẫu 4)
- Viết bài văn phân tích 8 câu thơ giữa của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (mẫu 5)
- Viết bài văn phân tích 8 câu thơ giữa của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (mẫu 6)
- Viết bài văn phân tích 8 câu thơ giữa của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (mẫu 7)
- Viết bài văn phân tích 8 câu thơ giữa của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (mẫu 8)
- Viết bài văn phân tích 8 câu thơ giữa của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (mẫu 9)
- Viết bài văn phân tích 8 câu thơ giữa của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (các mẫu khác)
5+ Viết bài văn phân tích 8 câu thơ giữa của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (điểm cao)
Viết bài văn phân tích 8 câu thơ giữa của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích - mẫu 1
Nguyễn Du là danh nhân văn hoá của thế giới đồng thời ông cũng là đại thi hào của dân tộc Việt Nam. Ông để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị, nhưng nổi bật nhất phải kể tới kiệt tác "Truyện Kiều". Tác phẩm không chỉ có giá trị nội dung sâu sắc mà còn rất thành công về mặt nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật miêu tả nội tâm tài tình của Nguyễn Du. Đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" và điển hình là tám câu thơ giữa đã khắc hoạ rất chân thực, rất xúc động nỗi nhớ người yêu, nhớ cha mẹ qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm của Thuý Kiều.
Đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" thuộc phần hai "Gia biến và lưu lạc". Sau khi Kiều bán mình cứu cha và em trai, nàng những tường mình chỉ bị "bán" để làm vợ lẽ cho người, không ngờ lại bị lừa vào chốn thanh lâu nhơ nhuốc. Tủi nhục, uất ức, Kiều quyết định tự vẫn nhưng lại được cứu sống. Tú Bà vờ hứa với Kiều đợi nàng hồi phục sẽ đem gả vào nơi tử tế rồi đem giam lỏng nàng ở lầu Ngưng Bích. Ở một ngôi lầu mà bốn bề chỉ thấy vắng lặng, phía đông trông ra biển, phía bắc nhìn lên kinh kì, phía nam ngó ra Kim Lăng, phía tây lại thấy dãy Kỳ Sơn, Kiều vô cùng buồn bã. Nàng nhớ lại những kỉ niệm khi còn ở quê nhà, nhớ lại những kỉ niệm cùng chàng Kim Trọng và xót thương cho số phận long đong của mình.
Với tám câu giữa trong đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích", ta có thể thấy được nỗi nhớ thương người yêu cùng nỗi nhớ cha mẹ của Kiều ngập tràn trong từng lời thơ. Nàng nhớ đến Kim Trọng - mối tình đầu sâu đậm đầy luyến tiếc của mình:
"Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày trông mai chờ."
Chữ "tưởng" mở đầu cho dòng thơ là dòng hồi tưởng, là những hồi ức của Kiều về Kim Trọng. Nhớ về mối tình đầu của mình, Kiều nhớ lại những lời thề son sắt của cả hai dưới ánh trăng vằng vặc, rằng:
"Vầng trăng vằng vặc giữa trời
Đinh ninh hai miệng một lời song song".
Dưới ánh trăng vĩnh cửu đó, Kiều và Kim Trọng đã cùng nhau nâng "chén đồng" - chén rượu thề nguyền cùng đồng lòng, đồng dạ. Vầng trăng kia giờ đây vẫn sáng tròn, vẫn vẹn nguyên như thế, vậy mà tình duyên của hai người lại đột ngột bị chia cắt trong đau đớn. Câu thơ nhịp nhàng như lời kể của một trái tim yêu đang đau đớn khôn cùng khi nhớ về những kỉ niệm tình yêu đẹp đẽ. Và khi nhớ về Kim Trọng, Kiều càng đau đớn hơn khi hình dung ở Liêu Dương xa xôi, Kim Trọng vẫn chưa hề hay tin nàng đã phải "bán" mình chuộc cha và vẫn một lòng hướng về Kiều, đợi chờ từng chút tin tức của nàng một cách vô ích: "Tin sương luống những rày trông mai chờ".
Nhớ tình lang của mình bao nhiêu, hồi tưởng lại những kỉ niệm đẹp đẽ bao nhiêu thì Kiều lại càng xót xa cho phận mình bấy nhiêu:
"Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai"
Một mình bơ vơ, lạc lõng giữa chốn xa lạ, nàng thương cho thân phận mình và lại càng tiếc thương cho mối tình đầu ngây thơ đẹp đẽ. Thế nhưng dù rằng đã đi xa, đã không còn vẹn nguyên là một thiếu nữ ngày nào, nhưng "tấm son" - tấm lòng thuỷ chung của nàng với Kim Trọng sẽ chẳng bao giờ phai nhạt. Giữa lúc cô đơn, lạc lõng, bị giam cầm, thế nhưng Kiều vẫn nhớ về Kim Trọng với một tấm lòng thuỷ chung son sắt.
Nhớ người yêu là vậy, nhưng trong tâm can Kiều còn thổn thức cả nỗi nhớ thương về cha mẹ của mình. Nếu như khi nhắc về nỗi nhớ Kim Trọng, Kiều trong niềm hồi "tưởng" thì nhắc tới cha mẹ, nàng lại cảm thấy "xót" xa vô cùng:
"Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh, những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm?"
Một mình giữa chốn xa lạ, thế nhưng Kiều lại xót xa hơn khi nghĩ về cha mẹ của mình, đã già yếu vậy mà ngày ngày vẫn "tựa cửa" mong ngóng tin tức con. Là phận con, Kiều càng đau xót hơn khi không được tự mình chăm lo cho cha mẹ lúc về già. Câu thành ngữ "quạt nồng ấp lạnh" cùng điển tích "sân Lai gốc tử" đã nói lên nỗi lòng của một người con hiếu thảo đang đau đớn vì không được kề bên chăm sóc cha mẹ già. Nhớ cha mẹ, tưởng tượng thấy quê nhà đã thay đổi nhiều mà cha mẹ lại càng ngày càng già yếu, vậy mà nàng lại chẳng thể sớm hôm chăm lo, điều đó mới thật đau xót làm sao! Cụm từ "cách mấy nắng mưa" là một cụm từ chỉ thời gian dài xa cách, đã trải qua bao mùa nắng mưa, nhưng đó cũng là cách nói chỉ sự tàn phá của thiên nhiên, thời gian đối với con người và cảnh vật. Nhớ cha mẹ, nhớ về công lao dưỡng dục sinh thành, Kiều lại càng đau đáu niềm ân hận, day dứt khi đã phụ công của cha mẹ. Nỗi nhớ thương, tâm tình ấy gửi vào cả không gian và thời gian khiến ta cảm thấy nó thật sâu sắc, chân thành vô cùng!
Đến đây có lẽ sẽ nhiều người hỏi, tại sao Kiều nhớ thương cha mẹ nhiều như vậy nhưng lại nhắc nhớ về người yêu trước mà không phải mẹ cha của mình? Lí giải điều này có lẽ là vì khi Kiều "bán mình" chuộc cha, nàng đã tạm yên lòng với chữ hiếu, nàng đã phần nào đền đáp được công ơn cha mẹ sinh thành. Thế nhưng với Kim Trọng, khi nàng rời đi, chàng vẫn chẳng hề hay biết, vẫn một lòng giữ gìn lời thề và kì vọng vào Kiều. Có thể nói, Kiều nghĩ rằng mình đã phụ chàng nên nàng mới day dứt nỗi đau ấy mà nhớ tới chàng trước tiên. Đây là tâm trạng hoàn toàn phù hợp với quy luật tâm lí của con người.
Ngòi bút tinh tế của Nguyễn Du đã miêu tả tâm lí của Thuý Kiều vô cùng chân thực và chính xác. Chỉ với tám câu thơ, nhưng ông đã làm nổi bật nên tâm trạng của Kiều khi bị giam lỏng tại lầu Ngưng Bích. Dù ở hoàn cảnh cô đơn, lạc lõng, mịt mù về tương lai thế nhưng Kiều vẫn là một người con hiếu thảo, một người tình hết mực thuỷ chung, son sắt. Trong đoạn thơ này, Nguyễn Du cũng kết hợp sử dụng các thành ngữ, các điển tích điển cố, các từ ngữ vô cùng chính xác để miêu tả tâm trạng của Kiều. Ông quả là một bậc thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ miêu tả.
Qua tám câu thơ giữa đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích", Nguyễn Du đã khắc hoạ hết sức thành công nỗi nhớ thương người yêu, nhớ thương cha mẹ của nàng Kiều. Qua đó, ta thấy được Kiều không chỉ là một người con gái tài sắc vẹn toàn mà còn rất hiếu thảo và vô cùng thuỷ chung. Đoạn thơ cũng đã giúp Nguyễn Du thể hiện tấm lòng nhân đạo của mình khi khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp, phẩm chất cao quý của những người phụ nữ trong xã hội xưa.
Dàn ý Viết bài văn phân tích 8 câu thơ giữa của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
1. Mở bài:
- Nguyễn Du là một danh nhân văn hoá, đại thi hào của dân tộc Việt Nam.
- "Truyện Kiều" là tác phẩm nổi tiếng của ông, có giá trị về cả nội dung và nghệ thuật.
- Đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" đặc biệt là 8 câu thơ giữa khắc hoạ nỗi nhớ người yêu, nhớ cha mẹ qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm của Kiều.
2. Thân bài:
a. Khái quát về đoạn trích:
- Vị trí: nằm ở phần hai Gia biến và lưu lạc.
- Nội dung:
+ Sau khi Kiều bán mình chuộc cha thì bị lừa bán vào lầu xanh.
+ Nàng tự vẫn nhưng không thành.
+ Tú Bà hứa khi nàng bình phục sẽ gả nàng vào nơi tử tế, rồi giam lỏng Kiều ở lầu Ngưng Bích.
+ Giữa khung cảnh vắng lặng, cô quạnh của lầu Ngưng Bích, Kiều nhớ đến Kim Trọng, cha mẹ rồi tự thấy xót thương cho số phận mình.
b. Phân tích 8 câu giữa:
* Nỗi nhớ người yêu (4 câu đầu):
- Kiều nhớ về những kỉ niệm hạnh phúc của mình và Kim Trọng.
+ Chữ "tưởng" đặt ở đầu câu thơ: cho thấy sự hồi tưởng lại những kí ức của Kiều.
+ Ánh trăng vằng vặc trên đầu nhắc nàng nhớ về lời thề nguyền cùng chén rượu thề dưới trăng: "Vầng trăng vằng vặc trên trời/ Đinh ninh hai miệng một lời song song".
+ Nàng càng đau đớn hơn khi nghĩ về Kim Trọng ở Liêu Dương đang mong ngóng tin của nàng trong vô vọng "Tin sương luống những rày trông mai chờ".
- Càng nhớ tình lang, nàng càng xót xa cho thân phận mình "Bên trời góc bể bơ vơ/Tấm son gột rửa bao giờ cho phai".
+ "Tấm son": tấm lòng thuỷ chung của Kiều với Kim Trọng sẽ không bao giờ phai.
+ Giữa lúc cô đơn, lạc lõng nhất, Kiều vẫn hướng về Kim Trọng với một lòng thuỷ chung.
* Nỗi nhớ cha mẹ (4 câu sau):
- Chữ "xót" đặt ở đầu câu thơ: cho thấy sự xót xa khi nghĩ tới cha mẹ ở quê nhà.
- Nàng thương xót cha mẹ già yếu ngày ngày "tựa cửa" mong tin con.
- Thành ngữ "quạt nồng ấp lạnh", điển tích "sân Lai gốc tử": chỉ sự xót xa của Kiều khi không được kề bên chăm sóc cha mẹ già.
- Cụm từ "cách mấy nắng mưa": chỉ thời gian qua nhanh, cảnh vật biến đổi, Kiều đau đáu nỗi nhớ mẹ cha, day dứt khi phụ công sinh thành.
* Nỗi nhớ người yêu đặt trước nỗi nhớ cha mẹ vì:
- Kiều đã bán mình cứu cha và em: coi như đã báo đáp một phần ơn nghĩa sinh thành với cha mẹ.
- Đối với Kim Trọng: Chàng chưa hề biết tin Kiều gặp gia biến, vẫn đang mong ngóng tin của nàng. Nàng đã phụ tình với chàng nên nỗi nhớ chàng trước cha mẹ cũng là hợp tình hợp lý.
c. Đặc sắc nghệ thuật:
- Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật xuất sắc.
- Sử dụng các thành ngữ, điển tích điển cố chính xác và tinh tế.
3. Kết bài:
- Tám câu giữa của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích khắc hoạ nỗi nhớ người yêu, cha mẹ của Kiều.
- Ca ngợi phẩm chất đẹp đẽ của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến.
Viết bài văn phân tích 8 câu thơ giữa của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích - mẫu 2
Nguyễn Du sống trong một thời đại đầy biến động. Lịch sử Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX vô cùng thối nát, mục ruỗng. Đời sống nhân dân vì vậy mà vô cùng cực khổ, và khổ nhất, đó chính là những người phụ nữ chân yếu tay mềm. Kiệt tác Truyện Kiều đã phản ánh được hiện thực nghiệt ngã đó, lên tiếng tố cáo những bất công của xã hội và bênh vực người phụ nữ. Đọc đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, người đọc cảm nhận được tâm trạng cô đơn buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung hiếu thảo của Thuý Kiều. Điều này được thể hiện rõ trong tám câu thơ giữa trong đoạn trích.
Nỗi nhớ thương của Kiều được tác giả nói đến với hai nỗi nhớ chủ yếu: nhớ người yêu và nhớ thương, lo lắng cho cha mẹ già. Lúc này là sau khi gia đình Kiều gặp cơn nguy biến. Do thằng bán tơ vu oan, cha và em Kiều bị bắt giam. Để chuộc cha, Kiều quyết định bán mình. Tưởng gặp được nhà tử tế, ai dè bị bắt vào chốn lầu xanh, Kiều uất ức định tự tử. Tú Bà – chủ quán lầu xanh vờ hứa hẹn gả chồng cho nàng, đem nàng ra giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, sau đó mụ sẽ nghĩ cách để bắt nàng phải tiếp khách làng chơi.
Trong hoàn cảnh này, nàng đã nhớ tới người yêu và cha mẹ. Nguyễn Du đã khéo léo để nàng Kiều nhớ Kim Trọng trước, cha mẹ sau. Bởi, trước hết nó phù hợp với quy luật tâm lí của tuổi trẻ. Hơn nữa, trong cơn gia biến, Kiều đã hi sinh chữ tình vì chữ hiếu. Nàng đã bán mình chuộc cha, làm tròn đạo hiếu. Với cha mẹ, nàng đã đền đáp được công ơn sinh thành và dưỡng dục cao như núi, dài như bể của cha mẹ. Vì vậy nàng không có gì phải ăn năn, day dứt. Thế nhưng, còn với chàng Kim, nàng đã không làm tròn được lời thề đính ước giữa chàng và nàng:
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
Động từ tưởng thể hiện được nỗi nhớ buổi thề nguyền đính ước giữa chàng và nàng. Thúy Kiều tưởng tượng Kim Trọng đang nhớ về mình trong vô vọng. Kiều nhớ về đêm trăng tình tự của Kim – Kiều với lời thề thủy chung, son sắt. Nàng hình dung cảnh Kim Trọng đang ngày đêm thương nhớ mình, khắc khoải chờ tin nàng. Bao nhiêu nhớ thương, bao nhiêu đau đớn kết lại trong câu thơ. Có người nói rằng ở đây còn có cả nỗi tủi hổ của Kiều khi "tấm son" đã bị cuộc đời làm cho nhơ nhuốc không sao gột rửa được. Vẫn biết Kiều là người luôn có ý thức về bản thân, về nhân cách, về phẩm giá của mình. Cho nên, khi được mời ra cho Mã Giám Sinh xem mặt, nàng mới có cái cảm giác "trông gương mặt dày". Nhưng trong câu thơ này, hiểu như thế e là chưa đúng,bởi từ "gột rửa" mà Nguyễn Du dùng. Thường thì nghĩa của từ này là kì cọ, làm cho sạch những vết bẩn dây vào, nhưng ở đây nhà thơ đã không dùng từ này với nghĩa đó. Dưới hình thức của một câu hỏi, ông để cho Kiều tự khẳng định sự thủy chung của mình, tấm lòng son – tình cảm thủy chung son sắt với chàng Kim làm sao có thể gột rửa được đây. Chính từ "gột rửa" đã khẳng định một cách chắc chắn, đinh ninh về tình cảm thủy chung của Kiều dành cho Kim Trọng. Hơn nữa, tới giờ phút Kiều bị đưa ra lầu Ngưng Bích, nàng chưa làm gì phải tủi hổ với chàng Kim. Khi bị đưa ra lầu xanh, nàng đã quyết lấy cái chết để bảo toàn danh tiết. Kiều đã rất đau đớn, xót xa khi nghĩ về Kim Trọng, nhưng chắc nàng không có gì phải hổ thẹn với lòng mình lúc này.
Tiếp theo là Kiều nhớ đến cha mẹ, nàng đã làm tròn đạo hiếu, nhưng không vì thế mà nỗi nhớ cha mẹ kém phần day dứt:
Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
Khi viết về nỗi nhớ cha mẹ của Kiều, Nguyễn Du dùng từ xót. Từ này thể hiện nỗi nhớ thương quặn lòng của một đứa con hiếu thảo. Nguyễn Du sử dụng thành ngữ quạt nồng ấp lạnh, điển cố sân Lai, gốc tử để nói lên nỗi xót xa của nàng khi cha mẹ đã già mà không được chăm sóc chu đáo. Còn gì xót xa hơn khi nghĩ đến cha mẹ đã già mà vẫn phải nhớ thương, ngày đêm lo lắng cho mình, vẫn tựa cửa chờ ngóng tin con. Là người con chí hiếu, Kiều đã quyết "bán mình chuộc cha", nhưng giờ đây nơi nghìn trùng xa cách, nàng vẫn không nguôi được nỗi nhớ thương, xót xa cho cha mẹ già. Ai sẽ thay mẹ chăm sóc cha mẹ luôn là câu hỏi xoáy sâu tâm can nàng.
Đoạn thơ đã miêu tả được tấm chân tình, vẻ đẹp cao cả của nhân vật Thúy Kiều. Nói đến Kiều, người ta thường nói đến cái tài, cái sắc, nhưng chính cái tình của Kiều đối với gia đình, đối với người yêu, đối với tất thảy mọi người trong cuộc đời này mới là điều làm nên nhân cách cao đẹp của Kiều.
Viết bài văn phân tích 8 câu thơ giữa của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích - mẫu 3
“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm"
Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa Thế giới, tên tuổi của ông gắn liền với tác phẩm "Truyện Kiều"– kiệt tác số một của văn học trung đại Việt Nam, ngoài giá trị nội dung sâu sắc "Thúy Kiều"còn rất thành công về nghệ thuật. Với nghệ thuật tả người qua bút pháp ước lệ tương đương, tả cảnh thiên nhiên qua bút pháp tả và hợi thì nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật cũng rất xuất sắc. Tiêu biểu là đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" và điển hình là tám câu thơ trên đã khắc họa một cách xúc động về nỗi nhớ người yêu, nhớ bố mẹ của Thúy Kiều, qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm của chính nhân vật.
Sau khi biết mình bị lừa vào chốn lầu xanh Kiều uất ức định tự vẫn. Tú Bà vì sợ mất vốn lẫn lời nên đã hứa đợi Kiều bình phục sẽ gả nàng vào nơi tử tế rồi mụ đưa Kiều ra lầu Ngưng Bích, thực chất là giam lỏng nàng. Thân gái một mình nơi đất khách quê người Kiều sống ở lầu Ngưng Bích với tâm trạng cô đơn buồn tủi. Trước mắt nàng chỉ là một không gian mênh mông với non xa trăng gần, với những cồn cát bụi bay mù mịt, còn thời gian thì tuần hoàn khép kín không gian và thời gian ấy như giam hãm con người, khiến nàng cảm thấy cô đơn buồn tủi đau đớn, tan nát cõi lòng
Đầu tiên, Kiều nhớ đến Kim Trọng.
“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ"
Chữ tưởng ở đây có nghĩa là hồi tưởng, nhớ lại. Nhớ về Kim Trọng là nhớ về người yêu nên bao giờ Kiều cũng nhớ về lời thề đôi lứa. "chén đồng" là chén rượu thề nguyền, đồng lòng, đồng dạ mà Kiều và Kim Trọng đã uống dưới ánh trăng vằng vặc:
"Vầng trăng vằng vặc giữa trời
Đinh linh hai miệng một lời song song"
Vầng trăng kia vẫn còn, chén rượu thề nguyền chưa ráo mà nay tình duyên đã chia cắt đột ngột. Câu thơ như có nhịp thổn thức của trái tim yêu thương đang rỉ máu.
Nhớ về Kim Trọng đau đớn hình dung là cảnh ở Liêu Dương xa xôi cách trở, Kim Trọng không hề hay biết Kiều đã bán mình chuộc cha mà vẫn hướng về Kiều chờ tin mà uổng công vô ích. Càng nhớ chàng bao nhiêu thì Kiều càng thương cho số phận mình bấy nhiêu:
“Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai"
Thương thân mình bơ vơ trên trời, góc bể, càng nuối tiếc cho mối tình đầu. câu thơ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai."có thể hiểu tấm son của Kiều đã bị hoen ố nàng không còn là một thiếu nữ phòng khuê, nhưng có thể hiểu "tấm son"là tấm lòng chung thủy son sắc của nàng dành cho Kim Trọng chẳng bao giờ nguôi ngoai. Đặt trong hoàn cảnh cô đơn Kiều đã tạm để tấm lòng mình lắng xuống và nhớ đến Kim Trọng. Đó là sự vị tha và tấm lòng chung thủy của một người.
Chưa vơi nỗi nhớ người yêu, tâm can Kiều lại càng chồng chất nỗi nhớ thương cha mẹ, nên nhớ tới Kim Trọng nàng “tưởng"thì nhớ tới cha mẹ nàng "xót".
“Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm"
Kiều xót xa khi bố mẹ đã già yếu mà ngày ngày vẫn tựa cửa ngóng tin con, nàng còn xót xa bởi mình không tự tay chăm sóc được cha mẹ và hiện thời ai là người chăm nom. Thành ngữ “Quạt nồng ấp lạnh " và điển cố "sân lai""gốc tử"đều nói lên tâm trạng nhớ thương tấm lòng hiếu thảo của Kiều.
Nhớ về cha mẹ còn tưởng tượng ra cảnh giờ đây quê nhà đã đổi thay, mà sự đổi thay khiến nàng lo lắng nhất là “Có khi gốc tử đã vừa người ôm"nghĩa là cha mẹ mỗi ngày thêm một già yếu nàng thì chẳng thể nào chăm sóc. Cụm từ "cách mấy nắng mưa" vừa nói được thời gian xa cách qua bao mùa mưa nắng vừa nói lên sự tàn phá của tự nhiên, của nắng mưa đối với con người và cảnh vật, lần nào nhớ về cha mẹ Kiều cũng "nhớ ơn chín chữ cao sâu"và luôn ân hận day dứt vì đã phụ công sinh thành nuôi dưỡng của cha mẹ. Nỗi nhớ của nàng được gửi gắm vào chiều dài thời gian, chiều sâu không gian bởi vậy mà càng thêm sâu xa. Đến đây ta hiểu tại sao trong nỗi nhớ thương Kiều lại nhớ Kim Trọng trước cha mẹ sau, phải chăng trong hai chữ tình - chữ hiếu nàng đã tạm yên với chữ hiếu bởi khi bán mình chuộc cha Kiều đã phần nào đền đáp được công ơn sinh thành nuôi dưỡng của cha mẹ. Còn với Kim Trọng trước khi về Liêu dương chịu tang chú, chàng đã kỳ vọng vào Kiều bao nhiêu.
"Giữ vàng giữ ngọc cho hay
Cho đành lòng kẻ chân mây với trời"
Vậy là giờ đây, tấm thân Kiều đã bị hoen ố, nàng đã phụ bạc chàng Kim vì thế nàng luôn ân hận, day dứt như một kẻ phụ tình. Nỗi đau ấy cứ xé tâm can nàng khiến nàng luôn nhớ đến Kim Trọng, nhớ người yêu trước nhớ cha mẹ sau, điều đó hoàn toàn phù hợp với quy luật tâm lý của Kiều. Đồng thời thể hiện sự tinh tế trong ngòi bút miêu tả tâm lý của Kiều. Đồng thời thể hiện sự tinh tế trong ngòi bút miêu tả tâm lý của Nguyễn Du. Điều đáng lưu ý là dù trong hoàn cảnh cô đơn ở lầu Ngưng Bích Kiều là người đáng thương nhất nhưng trái tim Kiều đầy yêu thương nhân hậu vị tha. Nàng là người tình thủy chung, là người con rất mực hiếu thảo, thật đáng trân trọng biết bao.
Tóm lại bằng việc sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm, những từ ngữ hình ảnh tinh tế. Qua đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" nói chung và tám câu thơ trên nói riêng Nguyễn Du đã khắc họa thành công và thật xúc động lỗi nhớ người yêu, nhớ cha mẹ của Thúy Kiều. Qua đây cho thấy, Kiều không chỉ là một cô gái tài sắc vẹn toàn mà còn là người thủy chung hiếu nghĩa. Đồng thời đoạn thơ cho ta thấy được tấm lòng ngợi ca trân trọng vẻ đẹp phẩm chất của con người, đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội xưa.
Viết bài văn phân tích 8 câu thơ giữa của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích - mẫu 4
Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc, ông đã đóng góp vào nền văn học Việt Nam nhiều tác phẩm văn học đặc sắc, độc đáo bằng cả chữ Nôm và chữ Hán. Nhiều tác phẩm của ông đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc mọi thế hệ và có lẽ để lại ấn tượng sâu sắc nhất chính là tác phẩm viết bằng chữ Nôm - “Truyện Kiều” (Đoạn trường tân thanh). “Truyện Kiều” hấp dẫn người đọc bởi nội dung hấp dẫn, nghệ thuật độc đáo và 8 câu giữa đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một trong số những đoạn trích tiêu biểu của tác phẩm.
Không chỉ diễn tả nỗi đau thương về cảnh ngộ, thân phận của mình, đoạn trích còn thể hiện nỗi nhớ Kim Trọng và nỗi nhớ cha mẹ của Thúy Kiều. Nỗi nhớ thương chàng Kim của Thúy Kiều được thể hiện rõ nét qua những câu thơ tiếp theo.
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ
Chữ “tưởng” đặt ở đầu câu thơ dường như đã làm cho nỗi lòng của Thúy Kiều thêm đau đáu, nàng như đang hồi tưởng, tưởng tượng và nhớ lại những ngày tháng hẹn thề, hạnh phúc cùng chàng Kim. Nàng nhớ tới cảnh nàng cùng Kim Trọng uống rượu thề nguyền dưới ánh trăng và nàng còn nghĩ tới hình ảnh Kim Trọng đang ngày đêm ngóng chờ tin tức của mình. Và để rồi, sau nỗi nhớ người yêu da diết ấy, nàng bỗng giật mình xót thương cho cảnh ngộ của mình ở hiện tại.
Bến trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai
Càng nhớ Kim Trọng, Kiều càng thương cho cảnh ngộ “bơ vơ” nơi “bến trời góc bể” và tủi phận cho mình. Động từ “gột rửa” đã cho chúng ta thấy cho thấy nỗi đau đến tột cùng của Thúy Kiều khi danh dự, phẩm giá của nàng đã bị hoen ố. Như vậy, qua những dòng thơ này đã cho chúng ta thấy được tâm trạng buồn nhớ người yêu đến tột cùng và nỗi tủi phận của Kiều.
Cùng với đó, đoạn thơ còn thể hiện rõ nét nỗi nhớ thương cha mẹ của Thúy Kiều.
Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
Nếu lúc nhớ về Kim Trọng, tác giả dùng từ “tưởng” để diễn tả nỗi niềm của Kiều thì khi diễn tả nỗi lòng của Kiều với cha mẹ tác giả đã thật khéo léo khi dùng động từ “xót”. Kiều xót xa biết bao khi cha mẹ đã già mà vẫn phải ngày đêm tựa cửa ngóng chờ tin con. Đặc biệt, với việc sử dụng thành ngữ “quạt nồng ấp lạnh” và điển tích “Sân Lai” tác giả đã cho thấy tấm lòng hiếu thảo của Kiều với cha mẹ và nỗi lo lắng của nàng.
Với tấm lòng của một người con hiếu thảo, Thúy Kiều nghĩ tới cảnh cha mẹ ở quê nhà giờ đây đã già mà không có ai chăm sóc. Như vậy, có thể thấy, Thúy Kiều mặc dù đã bán mình chuộc cha và em nhưng trong sâu thẳm tấm lòng mình nàng vẫn luôn nhớ thương, lo lắng và quan tâm cha mẹ. Nỗi nhớ thương người yêu và cha mẹ của Thúy Kiều thêm một lần nữa cho chúng ta thấy Kiều là một người tình thủy chung và là một người con hiếu thảo.
Viết bài văn phân tích 8 câu thơ giữa của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích - mẫu 5
Trong bài thơ "Kiều ở lầu Ngưng Bích", tám câu thơ giữa đã thể hiện tâm trạng nhớ nhung Kim Trọng và gia đình cùng hoàn cảnh tội nghiệp đáng thương của Kiều ở nơi đất khách quê người.
Hai câu thơ: "Tưởng người dưới nguyệt chén đồng/Tin sương luống những rày trông mai chờ" tái hiện kỷ niệm đôi lứa từng được cùng Kim Trọng uống rượu dưới ánh trăng vằng vặc. Đó là nỗi nhớ tình đầu đậm sâu của mình. Nhớ về chàng Kim, Kiều nhớ về chén rượu thề nguyền đính ước, minh chứng tình yêu đẹp đẽ của họ dưới ánh trăng. Dù cho Kiều đã trao duyên cho em mình nhưng có lẽ nàng Kiều vẫn chưa thể quên đi tình yêu của mình. Nàng còn lo sợ cho chàng Kim chờ mong tin tức của mình trong vô ích. Càng thương nhớ chàng Kim bao nhiêu thì hai câu thơ tiếp theo thể hiện sự xót thương của Kiều cho chính số phận, cuộc đời của mình "Bên trời góc bể bơ vơ/Tấm son gột rửa bao giờ cho phai". Kiều không chỉ thương cho số phận ba chìm bảy nổi bơ vơ tột cùng của mình mà còn thương cho sự trong trắng, trinh bạch của đời mình đã bị phá hủy, không thể gột sạch được. Hình ảnh "tấm son" là hình ảnh ẩn dụ của tấm lòng trinh bạch của Kiều, nay đã chẳng thể trở về sự trong trắng nguyên vẹn, ấm êm ngày xưa. Cuối cùng, 4 câu thơ còn lại đó chính là nỗi nhớ thương của Kiều dành cho bố mẹ của mình:
"Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ"
Hình ảnh "người tựa cửa" đó là hình ảnh của bố mẹ mà Kiều tưởng tượng đang đứng trông chờ nàng trở về. Hình ảnh "quạt nồng, ấp lạnh" và câu hỏi tu từ cho thấy nỗi lo lắng, bận tâm của Kiều về việc ai sẽ chăm sóc cho bố mẹ thay nàng. Nhớ về bố mẹ, ta thấy được nỗi đau đớn, xót xa của nàng Kiều khi giờ đây, bố mẹ chẳng có ai để ủ ấm chăn vào mùa đông và quạt mát cho bố mẹ vào mùa hè nữa. Hai câu thơ "Sân Lai cách mấy nắng mưa/ Có khi gốc tử đã vừa người ôm" có sử dụng điển tích "Sân Lai, gốc tử" cho thấy tấm lòng hiếu thảo của nàng đối với cha mẹ nơi quê nhà.
Hình ảnh "cách mấy nắng mưa" cho thấy sự cách biệt cha mẹ ở cả không gian và thời gian của Kiều. Ở nơi đất khách quê người, nàng không chỉ lo lắng cho cha mẹ mà còn cảm thấy đau đớn tột cùng, xót xa cho chính mình. Tóm lại, tám câu thơ giữa bài thơ đã cho thấy tâm trạng đau đớn, xót xa đến tột cùng của nàng Kiều ở nơi đất khách quê người.
Viết bài văn phân tích 8 câu thơ giữa của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích - mẫu 6
Ở trong tám câu thơ giữa Kiều ở lầu Ngưng Bích, bằng ngòi bút sắc sảo của mình đại thi hào Nguyễn Du đã diễn tả được sâu sắc và rất xúc động về cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi của nàng Kiều trong lầu ngưng Bích, cảm giác chơi vơi, lạc lõng nơi đất khách quê người của nàng
Ở đây, Nguyễn Du đã diễn tả Kiều nhớ về Kim Trọng trước, điều này thể hiện sự tinh tế trong ngòi bút văn chương của ông. Bởi vì trong lúc nhà gặp nạn, nàng đã quyết định phụ tình Kim Trọng vì không thể giữ được lời thề chung thủy, sắc son một lòng .Điều đó khiến cho nàng lo lắng, bứt rứt không yên, hơn nữa do mối tình đầu là Kim trọng vẫn còn da diết, cháy bỏng thì việc nhớ tới Kim Trọng trở nên phù hợp với quy luật tâm lý của cô gái trẻ như Thúy Kiều
Nỗi nhớ về Kim Trong vẫn luôn thường trực, nàng nhớ về kỉ niệm đôi lứa, về lời thề hẹn vũ cả hai:
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ
Chữ tưởng ở dây và có nghĩa là nghĩ là nhớ về Kim Trọng nhưng cũng có nghĩa là tưởng tượng, hình dung ra người mà mình thương cũng đã thương nhớ mình, vẫn đang ngày đêm chờ tin nàng để rồi cũng uổng công, vô ích mà thôi. Trong cảnh ngộ nơi đất khách quê người, cùng với khung cảnh hiện tại lại càng làm cho nàng thấm thía thêm nỗi đau đớn, cô đơn và xót xa cho số phận nghiệt ngã của bản thân. Nàng nghĩ đến thân phận "bên trời góc bể bơ vơ" của mình và rồi cũng lặng lẽ mà băn khoăn tự hỏi " tấm son gột rửa bao giờ cho phai" mà từ "tấm son" ở đây vừa nói đến tấm lòng của nàng đối với Kim Trọng, tình yêu của nàng sẽ không bao giờ phai mờ cho dù có gặp thêm bao nhiêu khó khăn, trắc trở trong tương lai.Lại vừa nói đến tấm thân trong trắng của nàng đã bị những kẻ như Tú Bà. Mã Giám Sinh vùi dập, đã trở nên hoen ố, biết làm sao mới có thể gột rửa và trả lại cho nàng được đây?
Vừa bi kịch về tình yêu, lại vừa xót xa cho thân phận hẩm hiu cũng như nhân phẩm, đức hạnh tốt đẹp của nàng bị vùi dập. Nhưng sau khi nhớ đến người yêu, nàng lại nghĩ đến cha mẹ của mình
“Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm"
Đến 4 câu thơ tiếp theo này, nàng lo lắng, xót xa nghĩ về cha mẹ của mình, sợ rằng khi sáng sớm, lúc chiều hôm vẫn đứng tựa cửa chờ nàng trở về.Có lẽ trong câu thơ ấy, không chỉ dừng lại ở chuyện Kiều nhớ mẹ, nhớ cha nữa mà còn là nỗi đau, nỗi xót xa đến nghẹn ngào.Nàng lo lắng cho cha mẹ, sợ rằng không có người chăm sóc khi thời tiết thay đổi, nàng xót xa khi cha mẹ đã ngày một thêm già đi mà mình lại không thể ở bên để phụng dưỡng .Ở đây Nguyễn Du đã miêu tả nội tâm nhân vật Kiều bằng những thành ngữ như "quạt nồng ấp lạnh", "cách mấy nắng mưa"... Và các điển tích, điển cố " sân lai, gốc từ" để thể hiện tâm trạng nhớ thương, lo lắng và tấm lòng niêu thảo của Kiều.
Dù rằng trong hoàn cảnh khốn khổ nhất, đáng thương nhất nhưng nàng vẫn luôn nghĩ về người khác.về người yêu, về cha mẹ. Thể hiện Thúy Kiều là một người giàu tính hi sinh và quan tâm, chung thủy và hiểu thảo nhưng lại có một số phận hẩm hiu đến đau lòng!
Viết bài văn phân tích 8 câu thơ giữa của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích - mẫu 7
Nguyễn Du được mệnh danh là danh nhân văn hóa thế giới đồng thời cũng là nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam. Ông đã để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị, nhưng tiêu biểu nhất là kiệt tác “Truyện Kiều”. Tác phẩm có giá trị nội dung sâu sắc và cũng rất thành công về mặt nghệ thuật, đặc biệt là ở sự thể hiện tài tình của Nguyễn Du về miêu tả nội tâm nhân vật. Đoạn “Trên lầu của Kiều Ngưng Bích” và thường là 8 câu thơ giữa thể hiện ngôn ngữ độc thoại nội tâm của Thúy Kiều rất hiện thực và sâu sắc nỗi nhớ người yêu, cha mẹ.
“Kiều ở lầu Ngưng Bích” nằm trong tập hai của tác phẩm. Khi Kiều bán mình cứu cha và em, nàng bị “bán” chỉ để làm vợ lẽ và bất ngờ bị lừa vào một nơi nhơ nhớp. Nhục nhã, thất vọng, Kiều định thắt cổ tự tử nhưng được cứu sống. Tú Bà giả vờ hứa với Kiều nếu bình phục sẽ cưới nàng vào một nơi tử tế rồi quản thúc nàng ở lầu Ngưng Bích. Trong một ngôi nhà nhìn tứ phía đều yên tĩnh, đông giáp biển, bắc giáp kinh thành, nam giáp Kim Lăng, tây giáp dãy Kỳ Sơn, Kiều rất buồn. Kiều nhớ lúc còn ở nhà, nhớ Kim Trọng và buồn tiếc cho số phận lận đận của bản thân.
Ở tám câu giữa của đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, ta thấy nỗi nhớ của Kiều đối với người mình yêu, cha mẹ trong từng câu thơ. Kiều nhớ đến Kim Trọng – mối tình đầu đầy hoài niệm:
“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ”
Chữ “Tưởng” ở đầu dòng thơ thể hiện cho sự hồi tưởng về những kỉ niệm của Kiều với Kim Trọng. Nhớ đến mối tình đầu, Kiều nhớ đến lời thề dưới ánh trăng sáng.
Dưới ánh trăng vĩnh hằng này, Kiều và Kim Trọng đã cùng nhau nâng “chén đồng”, chén rượu thề một lòng son sắt. Vầng trăng thứ hai vẫn sáng vằng vặc, vẫn lành lặn nhưng tình yêu của họ bỗng chốc bị cắt ngắn bởi nỗi đau. Câu thơ nhịp nhàng như câu chuyện của một trái tim đang yêu với nỗi đau khắc khoải gợi lại những kỉ niệm tình đẹp. Và câu thơ ‘Tin sương luống những rày trông mai chờ’ thể hiện tâm trạng khi nhớ đến Kim Trọng, Kiều càng đau đớn hơn khi tưởng tượng ở Liêu Dương xa xôi, Kim Trọng vẫn chưa hay tin Kiều đã phải “bán mình chuộc cha” và chàng vẫn một lòng chờ đợi nàng trở về trong vô vọng.
Càng khao khát người yêu bao nhiêu kỷ niệm đẹp lại càng hiện về bấy nhiêu.
“Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”
Bản thân một mình bơ vơ, lạc lõng nơi xứ lạ, Kiều tiếc thân phận và càng thương mối tình đầu trong sáng đẹp đẽ. Nhưng dù nàng đã đi một chặng đường dài, không còn là một thiếu nữ trong sáng nhưng tấm lòng thủy chung của nàng với Kim Trọng sẽ không bao giờ phai. Giữa nỗi cô đơn, mất mát, tù đày, Kiều vẫn nhớ đến Kim Trọng với tấm lòng son sắt.
Mong nhớ Kim Trọng nhưng trong lòng Kiều vẫn kêu gào nỗi nhớ cha mẹ da diết. Khi gọi nỗi nhớ Kim Trọng, Kiều là “nhớ”, nhắc đến cha mẹ, Kiều cảm thấy “bi thương” tột cùng:
“Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh, những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm”
Một mình giữa nơi xa lạ, nhưng Kiều càng buồn hơn khi nghĩ đến cha mẹ mình đã già yếu vẫn ngày ngày “đứng ngoài cửa” ngóng tin con. Là một người con, Kiều càng buồn hơn khi không thể phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi già. Thành ngữ “quạt nồng ấp lạnh” và điển tích “Sân Lai gốc tử” đã nói lên nỗi lòng của người con đang đau khổ vì không phụng dưỡng được cha mẹ già. Nhớ bố mẹ, hình dung quê hương đã thay đổi nhiều, bố mẹ ngày càng già yếu mà không sớm hôm phụng dưỡng, thật xót xa! Cụm từ “Mấy ngày nắng mưa” là cụm từ chỉ sự xa cách lâu dài sau khi trải qua bao mùa mưa nắng, nhưng cũng là cách nói về sự tàn phá của thiên nhiên và thời gian đối với con người và cảnh vật. Nhớ đến cha mẹ, nhớ đến những khó khăn vất vả của cha mẹ, Kiều càng ân hận, đau khổ khi không giúp đựpc gì cho cha mẹ. Nỗi nhớ, một tình cảm được gửi gắm cả không gian và thời gian, khiến ta cảm nhận nó thật sâu sắc, thật chân thành!
Đến đây chắc hẳn nhiều người đang thắc mắc tại sao Kiều lại nhớ cha mẹ đến vậy mà lại nhớ đến người yêu trước mà không nhớ đến cha mẹ mình? Điều này có lẽ vì khi Kiều “bán thân” để chuộc cha, người con gái ấy đã tạm nguôi ngoai trước tấm lòng hiếu thảo của người con có thể đền đáp phần nào công ơn cha mẹ. Nhưng khi Kim Trọng ra đi chàng vẫn không hay biết, vẫn một lòng một dạ thề thốt tin tưởng Kiều. Có thể nói, Kiều nghĩ vì mình mà Kim Trọng chịu đau khổ nên mới nhớ đến Kim Trọng trước tiên. Đó là một trạng thái tâm lý hoàn toàn phù hợp với quy luật tâm lý con người.
Có thể thấy, ngòi bút tài hoa của Nguyễn Du đã miêu tả tâm lí Thúy Kiều rất chân thực và chính xác. Chỉ trong tám câu thơ, ông đã nắm bắt được tâm trạng của Kiều khi bị quản thúc ở lầu Ngưng Bích. Dù trong hoàn cảnh cô đơn, lạc lõng và tương lai bất định nhưng Kiều vẫn tiếp tục là người con có hiếu, người tình thủy chung son sắt. Ở bài thơ này, Nguyễn Du còn khéo léo kết hợp sử dụng thành ngữ, điển cố và từ ngữ rất chính xác để diễn tả tâm trạng nhân vật. Ông là một bậc thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ mô tả.
Chỉ bằng tám câu thơ xoay quanh đoạn “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, Nguyễn Du đã khắc họa thành công nỗi nhớ người thương, nhớ cha mẹ của Kiều. Như vậy ta thấy Kiều không chỉ là một người con gái tài sắc vẹn toàn mà còn vô cùng có hiếu, rất thùy mị, son sắt. Không chỉ vậy, qua đoạn thơ này, chúng ta cũng thấy được tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du qua việc nhấn mạnh và ca ngợi vẻ đẹp cùng phẩm chất đáng quý của người phụ nữ trong xã hội đương thời đó.
Viết bài văn phân tích 8 câu thơ giữa của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích - mẫu 8
Nguyễn Du sống trong thời loạn lạc của lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 mục ruỗng và thối nát. Đời người vì thế mà cơ cực, và người phụ nữ chân yếu tay mềm là những người phải chịu nhiều đau khổ nhất. Kiệt tác Truyện Kiều đã phản ánh hiện thực phũ phàng đó bên cạnh đó là lên án sự bất công của xã hội và bênh vực người phụ nữ. Đọc đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, người đọc có thể cảm nhận được tâm trạng cô đơn, buồn tủi và tấm lòng trung thành, thủy chung của nàng Thúy Kiều. Điều này thể hiện rõ từ tám câu giữa của bài thơ.
Tác giả nhắc đến nỗi nhớ của Kiều với hai nỗi nhớ chính: nhớ người thương và nhớ thương chăm sóc cha mẹ già. Điều này xảy ra sau khi gia đình Kiều gặp nguy biến. Cha và em trai của Kiều bị bắt vì bị người bán tơ vu oan. Để chuộc cha và em, Kiều quyết định bán mình. Tưởng gặp được nhà đàng hoàng tử tế nhưng sau phát hiện mình bị bán vào lầu xanh, Kiều uất ức định tự tử. Tú Bà – Chủ quán lầu xanh giả vờ hứa hôn, đưa nàng về giam ở lầu Ngưng Bích rồi bày mưu ép nàng đi tiếp khách làng chơi.
Trong hoàn cảnh này, nàng nhớ đến người yêu và bố mẹ mình. Nguyễn Du đã để nàng Kiều da diết nhớ đến Kim Trọng trước rồi đến cha mẹ. Bởi vì, thứ nhất, nó phù hợp với quy luật tâm lý của tuổi trẻ. Ngoài ra, trong cuộc trao đổi trong cơn nguy biến của gia đình, Kiều đã hy sinh chữ tình cho chữ hiếu của người con. Nàng bán mình chuộc cha, làm tròn chữ hiếu. Với cha mẹ, người đã mang lại công ơn sinh thành dưỡng dục cao như núi và dài như bể. Vì thế, nàng không có gì phải ân hận và tiếc nuối. Nhưng với Kim Trọng, nàng đã không thực hiện được lời hứa đính ước:
“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.”
Động từ “tưởng” thể hiện nỗi nhớ về một lời đính ước giữa một người đàn ông và một người phụ nữ. Thúy Kiều tưởng tượng Kim Trọng nghĩ đến mình trong nỗi nhớ da diết. Kiều nhớ đến ngày trăng mà Kim Trọng cùng nàng với lời thề chung thuỷ son sắt. Nàng tưởng tượng ra cảnh Kim Trọng ngày đêm thương nhớ, mong ngóng tin tức của nàng. Bao nhiêu yêu thương, bao nhiêu đau đớn ở cuối câu thơ. Có người nói đó cũng là nỗi tủi hổ của Kiều khi “tấm son” đã bị làm hoen ố bởi cuộc đời không thể gột rửa. Kiều vẫn biết Kiều là người luôn có ý thức về cái tôi, nhân cách, giá trị. Vì vậy, khi được mời ra để Mã Giám Sinh xem mặt, nàng cảm thấy mình “trông gương mặt dày”. Nhưng ở câu thơ này, cách hiểu này không đúng bởi từ “gột rửa” mà Nguyễn Du đã dùng. Thông thường từ này có nghĩa là chà xát, làm sạch vết nhơ, nhưng ở đây nhà thơ đã không dùng từ này với nghĩa đó. Qua hình thức câu hỏi, ông để Kiều khẳng định lòng chung thủy của mình, tấm lòng thủy chung son sắt với chàng Kim không thể gột rửa được như thế nào. Chính từ “gột rửa” đã khẳng định chắc chắn và bền chặt tình cảm thủy chung của Kiều với Kim Trọng. Ngay cả khi Kiều ở lầu Ngưng Bích, nàng cũng không làm điều gì đáng xấu hổ với Kim Trọng. Khi bị đưa vào lầu xanh, nàng quyết định chấp nhận cái chết để bảo toàn thân phận. Kiều rất đau và buồn khi nghĩ đến Kim Trọng, nhưng có lẽ bây giờ nàng không còn hổ thẹn điều gì nữa.
Sau đó, Kiều nhớ đến cha mẹ, mặc dù nàng đã làm tròn chữ hiếu, nhưng không vì thế mà nỗi nhớ cha mẹ mà kém phần day dứt hơn:
“Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.”
Viết về nỗi nhớ cha mẹ của Kiều, Nguyễn Du đã dùng từ “xót”. Từ này thể hiện nỗi nhớ da diết của một người con hiếu thảo. Nguyễn Du thể hiện nỗi buồn khi cha mẹ già yếu mà không được chăm sóc chu đáo bằng các thành ngữ “quạt nồng ấp lạnh”, điển cố Sân Lai và gốc tử. Không gì đau đớn hơn khi nghĩ đến cha mẹ tuy đã già nhưng phải thương nhớ, ngày đêm lo lắng, vẫn tựa cửa chờ tin con. Là người con hiếu thảo, Kiều quyết định “bán mình chuộc cha”, nhưng nay ở phương xa, nàng vẫn không thể nguôi đi nỗi nhớ da diết với cha mẹ già. Ai sẽ thay mình chăm sóc cha mẹ luôn là câu hỏi sâu thẳm trong lòng nàng.
Đoạn thơ đã diễn tả chân thật và vẻ đẹp cao quý của nhân vật Thúy Kiều. Nói đến Kiều, chúng ta thường nói đến tài năng, sắc đẹp, nhưng chính tình yêu thương gia đình, yêu thương người yêu, yêu thương mọi người của Kiều trong cuộc đời này mới làm nên một nhân cách cao đẹp.
Viết bài văn phân tích 8 câu thơ giữa của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích - mẫu 9
Nguyễn Du là một danh nhân văn hóa, một đại thi hào của dân tộc ta. Ông đã để lại cho kho tàng văn học Việt Nam ta một kiệt tác của nền văn học trung đại – tác phẩm Truyện Kiều. Ngoài hai giá trị lớn là giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo, Truyện Kiều còn rất thành công về mặt nghệ thuật.
Chỉ xét riêng về nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật và bút pháp tả cảnh ngụ tình, Nguyễn Du đã đạt đến đỉnh cao chói lọi nhất trong lịch sử bằng trích đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích miêu tả thành công cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Kiều.
8 câu thơ giữa đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” nằm trong phần “Gia biến và lưu lạc”, không chỉ biểu lộ tình cảm xót thương của Nguyễn Du đối với kiếp người bạc mệnh mà còn thể hiện bút pháp đặc sắc về tự sự với ngôn ngữ độc thoại nội tâm để biểu đạt nỗi lòng và tâm trạng của Kiều.
Trong nỗi cô đơn, Kiều cảm thấy xa cách, hoang vắng, một mình một bóng bơ vơ, bị giam cầm cách biệt nơi đất khách quê người, xa quê hương, xa người yêu của mình:
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
Ở lầu Ngưng Bích Kiều đã nhớ về Kim Trọng trước, đó là một nét bút đặc sắc, độc đáo và phù hợp với tâm lý, thể hiện tấm lòng chung thủy của Kiều. Các từ ngữ “tưởng”, “trông”, “chờ” trong ngôn ngữ độc thoại nội tâm của Kiều đã làm bật lên nỗi nhớ Kim Trọng khôn nguôi của nàng. Kiều càng nhớ về lời thề đôi lứa, lời hẹn ước trăm năm ở vườn Thúy lại càng thương cho Kim Trọng. Chén rượu thề như còn đây mà nay mỗi người như mỗi ngả khiến nàng ân hận, xót xa như kẻ phụ tình.
Nàng tưởng tượng Kim Trọng đang hướng về mình, “rày trông mai chờ” uổng công vô ích khiến nàng càng thêm xót xa, càng thấp thỏm lo âu. Dù cho mỗi người một phương nhưng tình cảm, tấm lòng son của nàng dành cho Kim Trọng là mãi mãi, không thể phai mờ. Càng nghĩ Kiều càng lo lắng, khiến nàng bật lên câu hỏi tu từ không biết trên bước đường trôi dạt nơi “bên trời góc bể”, bao giờ nàng mới có thể gột rửa sạch những hoen ố của tấm lòng son chung thủy để có thể đáp lại tình yêu của Kim Trọng dành cho nàng.
Ở nơi lầu cao ấy, nàng cũng không nguôi nhớ thương, lo lắng cho cha mẹ của mình:
Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm
Với ngôn ngữ độc thoại, kết hợp với lối viết cổ, tâm trạng ngổn ngang của Kiều hiện lên thật rõ nét. Các từ ngữ “hôm mai”, “cách mấy nắng mưa” chỉ nỗi nhớ mong cha mẹ dài theo năm tháng của nàng. Kiều xót thương cha mẹ mình ngày đêm lo lắng, “tựa cửa hôm mai” mong ngóng tin nàng, sợ cha mẹ già yếu ở nhà, không ai chăm sóc, phụng dưỡng. Thành ngữ “quạt nồng ấp lạnh”, cùng với điển tích “Sân Lai”, “Gốc tử” đã nói lên tâm trạng nhớ thương, tấm lòng hiếu thảo của Kiều với cha mẹ mình.
Nàng lo sợ ở nơi quê hương, mọi thứ đã đổi thay, cha mẹ nàng lại ngày càng già yếu nên nàng vô cùng day dứt, áy náy vì chưa làm tròn bổn phận phụng dưỡng cha mẹ của người con. Từ đó tấm lòng vị tha và hiếu thảo của Kiều đã hiện lên thật rõ nét. Trong cảnh ngộ bị giam lỏng nơi lầu Ngưng Bích, lưu lạc nơi chân trời góc bể, Kiều là người đáng thương nhất.
Thế nhưng với tâm hồn cao đẹp của mình, nàng luôn hi sinh bản thân, quên đi cảnh ngộ của bản thân để lo lắng, nghĩ về Kim Trọng, nghĩ về cha mẹ của mình. Nỗi nhớ của Kiều rất thực và có chiều sâu, từ đó cho thấy Kiều là một đứa con hiếu thảo, một người tình thủy chung và là một con người giàu lòng vị tha.
Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” thể hiện tài năng bậc thầy của Nguyễn Du, trong đó, tám câu thơ giữa đã gieo vào lòng người nỗi buồn thương cùng Kiều và tình yêu thương, thấu hiểu với thân phận người đàn bà của Nguyễn Du.
Viết bài văn phân tích 8 câu thơ giữa của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích - mẫu 10
Truyện Kiều là một kiệt tác văn học nên đã có rất nhiều người yêu thích, sáng tác những tác phẩm văn thơ vịnh về Truyện Kiều. Trong đó có những câu thơ rất hay vịnh về nàng Kiều khi ở lầu Ngưng Bích.
Một mình đối diện với mình
Mênh mông trăng gió vô tình thoảng qua
Mong manh như một nhành hoa
Ầm ầm tiếng sóng biết là về đâu?
Chưa đi đến thuở bạc đầu
Mà sao như đã nhuốm màu hư vô?
Đó là những câu thơ người ta vịnh về tâm trạng của nàng Kiều khi Nguyễn Du miêu tả cảnh nàng bị Tú Bà giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” nằm ở phần thứ hai “Gia biến và lưu lạc” của “Truyện Kiều”. Sau khi bán mình cho Mã Giám Sinh, Kiều “thất thân” với hắn “đuốc hoa để đó mặc nàng nằm trơ”, nàng bị hắn bán vào lầu xanh. Biết mình bị lừa và phải làm nghề dơ bẩn, Kiều uất ức, rút dao định tự vẫn.
Tú Bà sợ hãi “Thôi thôi vốn liếng đi đời nhà ma”, nhanh trí, mụ liền vờ hứa hẹn đợi Kiều bình phục sẽ gả chồng cho nàng vào nơi tử tế, rồi đưa Kiều ra giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, đợi thực hiện âm mưu mới. Vì thế đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” dựng lên cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Thúy Kiều một mình bơ vơ nơi xứ người, đồng thời qua đoạn trích, người đọc thấy được bút pháp “tả cảnh ngụ tình” độc đáo, đạt tới trình độ điêu luyện bậc thầy của thiên tài văn học Nguyễn Du.
Trong nỗi cô đơn cố hữu đang bủa vây quanh mình, khi một mình Kiều phải bơ vơ dưới góc bể chân trời ở lầu Ngưng Bích thì nỗi nhớ gia đình, nỗi nhớ người yêu đến như một lẽ tất yếu, rất phù hợp với qui luật tâm lí của con người xa quê. Tám câu thơ tiếp là nỗi niềm thương nhớ Kim Trọng và cha mẹ của Kiều.
“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sướng luống những rày trông mai chờ
Rồi nàng băn khoăn tự hỏi:
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.”
Đến đây, chúng ta thấy được cách dùng từ rất đắc địa, khéo léo của nhà thơ. Để diễn tả nỗi nhớ của Kiều dành cho chàng Kim, tác giả đã dùng động từ “tưởng”. Tưởng là nhớ tới mức hình dung ra Kim Trọng đang ở trước mắt trò chuyện với Kiều. Kiều nhớ đến đêm trăng thề nguyện, hai người cùng uống chén rượu thủy chung, hứa sẽ bên nhau trọn đời. Nhưng bây giờ nàng đang phải lạc lõng nơi đất khách, nên nàng tưởng Kim Trọng đang đợi tin tức của mình, còn mình thì bặt vô âm tín:
Câu thơ có hai cách hiểu: Cách hiểu thứ nhất: Câu thơ như một lời khẳng định về tấm lòng son sắt, thủy chung của Kiều đối với Kim Trọng dù trên bước đường đời có phải trải qua bao sóng gió thì tấm lòng son ấy mãi vẹn nguyên. Cách hiểu thứ hai: câu thơ như một lời tự vấn lương tâm của Kiều, Kiều cho rằng tấm lòng son sắt của mình với Kim Trọng đã bị hoen ố, đã bị dập vùi khi Kiều đã thất thân với Mã Giám Sinh nên không biết bao giờ mới gột rửa cho sạch được vết nhơ nhuốc ấy.
Như vậy, trong nỗi nhớ chàng Kim, Thúy Kiều không chỉ bộc lộ nỗi niềm mong ngóng khắc khoải mà còn bộc lộ cả nỗi đau đớn, cùng cực, tủi hổ đến xe tâm can. Qua đó cho thấy được tấm lòng thủy chung, son sắt của Kiều dành cho Kim Trọng.
Sau nỗi nhớ người yêu, Kiều tiếp tục nhớ tới cha mẹ – người thân yêu ruột thịt của mình:
“Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt lồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.”
Nếu như khi diễn tả nỗi nhớ chàng Kim của Kiều, Nguyễn Du dùng động từ “tưởng” thì khi diễn tả tấm lòng hiếu lễ với cha mẹ của Kiều, tác giả lại sử dụng tính từ “Xót”. Xót nghĩa là thương, thương đến mức xót xa trong lòng. Không xót xa sao được khi một đứa con hiếu thảo như Kiều lại cứ nghĩ đến hình ảnh cha mẹ đang tựa cửa ngóng chờ con trở về, còn con thì vẫn bóng chim tăm cá, không thấy đâu.
Nàng còn lo lắng cho cha mẹ khi mà đã tuổi cao sức yếu không biết có ai chăm sóc cho không, hai em có làm tốt nghĩa vụ và trách nhiệm của phận làm con hay không. Cụm từ “cách mấy nắng mưa” có tính chất gợi tả thời gian, cho thấy sự xa cách của biết bao ngày mưa nắng nhưng cũng đồng thời gợi đến khoảng cách về không gian địa lí, sự xa xôi cách trở giữa nàng với cha mẹ biết bao giờ được gặp lại để làm tròn bổn phận làm con.
Qua tâm trạng xót xa, buồn tủi và lo lắng khi nhớ về cha mẹ, gia đình của Kiều, chúng ta thấy được tấm lòng thảo thơm, hiếu nghĩa của Kiều dành cho cha mẹ rất là lớn lao, cao cả và thiêng liêng.
Tuy nhiên, một nàng Kiều hiếu thảo với cha mẹ như thế, tại sao Kiều lại nhớ người yêu trước, sau đó mới nhớ đến cha mẹ của mình. Có được điều này là một dụng ý nghệ thuật độc đáo của tác giả. Bởi hình ảnh ánh trăng đang bắt đầu nhô lên nơi cửa ải xa xa kia khiến Kiều tức cảnh mà sinh tình, nhớ tới đêm trăng thanh thề nguyền giữa mình với Kim Trọng. Hơn thế, Kiều lại là một cô gái trẻ, Kim Trọng là mối tình đầu của nàng, mà mối tình đầu của một cô gái bao giờ cũng rất mãnh liệt.
Chính vì vậy, Kiều luôn luôn nhớ tới Kim Trọng, hình ảnh Kim Trọng luôn thường trực trong lòng Kiều. Đặc biệt, Kiều đã bán mình chuộc cha và em, giúp gia đình thoát khỏi cơn tai biến thế là coi như Kiều đã tạm làm tròn bổn phận làm con đối với bậc sinh thanh; còn với Kim Trọng thì Kiều vẫn cảm thấy mình là một kẻ phụ tình và không còn trinh tiết, không còn xứng đáng với chàng Kim nữa. Đó là sự cắn rứt, đang dày vò trong trái tim nàng.
Chính những lí do đó mà Nguyễn Du đã miêu tả nỗi nhớ của Kiều dành cho chàng Kim trước. Điều đó chứng tỏ Nguyễn Du là một thi sĩ rất am hiểu diễn biến tâm lí nhân vật. Sự am hiểu tâm lí ấy xuất phát từ tấm lòng yêu thương, trân trọng và ngợi ca con người của một nhà thơ nhân đạo chủ nghĩa.
Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một trong những đoạn thơ hay, đặc sắc và thành công nhất trong Truyện Kiều về nghệ thuật miêu tả, khắc họa thế giới nội tâm nhân vật và nghệ thuật “tả cảnh ngụ tình”. Qua đoạn thơ 8 câu giữa Kiều ở lầu Ngưng Bích chúng ta thấy được tâm trạng, cảnh ngộ cô đơn, đáng thương, tội nghiệp và tấm lòng thủy chung son sắt với người yêu, hiếu thảo với cha mẹ của nàng Kiều, một con người tài hoa mà bạc mệnh!
Viết bài văn phân tích 8 câu thơ giữa của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích - mẫu 11
Truyện Kiều là kiệt tác văn học của thiên tài Nguyễn Du và của nền văn học Việt Nam. Tác phẩm không những thể hiện tài năng văn chương kiệt xuất của thi hào Nguyễn Du mà còn thể hiện tấm lòng yêu thương con người thiết tha của ông.
Đoạn trích 8 câu giữa “Kiều ở lầu Ngưng Bích” thuộc phần Gia biến và lưu lạc, miêu tả nỗi buồn nhớ người yêu, nhớ cha mẹ, trong cảnh sầu thương, buồn tủi, cô đơn của nhân vật Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. Đây là một trong những đoạn thơ miêu tả tâm lý xuất sắc nhất của Nguyễn Du trong tuyệt tác “Truyện Kiều”.
Sau khi bị Mã Giám Sinh lừa gạt, làm nhục, bị Tú Bà mắng nhiếc, Kiều nhất quyết không chịu tiếp khách làng chơi, không chịu chấp nhận cuộc sống lầu xanh. Đau đớn, tủi nhục, phẫn uất, nàng định tự tử. Tú Bà sợ mất vốn bèn lựa lời khuyên giải, dụ dỗ Kiều. Mụ vờ chăm sóc thuốc thang hứa hẹn khi nàng bình phục sẽ gả chồng cho nàng về nơi tử tế.
Tú Bà đưa Kiều ra sống riêng ở lầu Ngưng Bích, thực chất là giam lỏng nàng để thực hiện âm mưu mới đê tiện hơn, tàn bạo hơn. Lầu Ngưng Bích là một điểm dừng chân của Kiều trên con đường lưu lạc đầy máu và nước mắt, cay đắng và tủi nhục suốt 15 năm trời.
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ
Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai?
Nàng nhớ về đêm trăng thề hẹn: “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng”. Nhớ chàng Kim, nàng còn hình dung cảnh Kim Trọng đợi chờ tin nàng ờ quê nhà mà thấp thỏm không yên: “tin sương luống những rày trông mai chờ”.
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai? biểu hiện tâm trạng đau đớn, xót xa bởi tấm lòng nhớ thương Kim Trọng không bao giờ nguôi quên, bởi hoàn cảnh bị dập vùi hoen ố, biết bao giờ gột rửa được. Câu thơ là một câu hỏi tu từ thể hiện sự dằn vặt đau khổ của nàng khi phải chia li với Kim Trọng. Dù có li biệt nhưng tình cảm của nàng đối với Kim Trọng vẫn thủy chung son sắt. “Tấm lòng son” ấy bất biến trước không gian và thời gian. Trong bi kịch tình yêu, Thúy Kiều có nỗi đau về nhân phẩm.
Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa?
Có khi gốc tử đã vừa người ôm
Xót thương cảnh ngộ cha mẹ ngày ngày tựa cửa ngóng trông. Nàng tưởng tượng cảnh nơi quê nhà tất cả đã đổi thay mà sự đổi thay lớn nhất là “gốc tử đã vừa người ôm”, nghĩa là cha mẹ ngày một thêm già yếu, hiện thời không ai người trông nom, mà mình lại ở xa không làm tròn bổn phận của người con. Tâm hồn cao đẹp của nàng luôn luôn lo nghĩ cho người khác trong lúc bản thân mình đang tan nát và đớn đau..
Các từ ngữ chỉ thời gian xa cách: “hôm mai”, “cách mấy nắng mưa”, các thi liệu, điển cố văn học Trung Hoa như “sân lai gốc tử”và thành ngữ “quạt nồng ấp lạnh” đã cực tả nỗi nhớ thương cha mẹ, nỗi đau buồn, tấm lòng hiếu thảo của Kiều, của đứa con gái đầu lòng đã không thể, không được chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ, khi song thân đã già yếu.
Nguyễn Du đã sử dụng ngôn ngữ độc thoại kết hợp hài hoà giữa phong cách cổ điển và phong cách dân tộc, tạo nên những vần thơ biểu cảm thể hiện một tâm trạng bi kịch, một cảnh ngộ đầy bi kịch của Thúy Kiều. Giọng thơ rưng rưng lệ, nỗi đau của nàng Kiều như thấm vào cảnh vật, thời gian và lòng người… Trong cảnh ngộ ở lầu Ngưng Bích, Thúy Kiều là người đáng thương nhất, nhưng nàng đã quên cảnh ngộ bản thân để nghĩ về Kim Trọng, nghĩ về cha mẹ. Kiều là người tình thuỷ chung, người con hiếu thảo, người có tấm lòng vị tha đáng trọng.
Ở đây, Nguyễn Du đã miêu tả khách quan tâm trạng của Thúy Kiều vượt qua những định kiến của tư tưởng phong kiến: đặt chữ tình trước chữ hiếu. Trong cảnh ngộ khi ở lầu Ngưng Bích, Kiều là người đáng thương nhất nhưng nàng vẫn quên mình để nghĩ đến người yêu, nghĩ đến cha mẹ. Đầu tiên Kiều nhớ Kim Trọng. Điều này phù hợp với quy luật tâm lý, vừa thể hiện sự tinh tế của ngòi bút Nguyễn Du khi thể hiện khách quan tâm cảnh của Kiều.
Nguyễn Du là người ngợi ca thiên diễm tình tự do từ khi chớm nở, sau này khi Kiều lâm nạn, ty dang dở, ông cũng là người thông cảm với những đổ vỡ, tan nát của một mối tình mà trái tim Kiều lúc nào cũng như chảy máu, vì đau thương và hối hận. Cho nên khi viết về tâm trạng nhớ thương của Kiều, ông đã đặt tình trước hiếu, đảo ngược trật tự của đạo lí phong kiến để Thúy Kiều trước hết nghĩ đến người yêu.
Mặt khác đối với cha mẹ, Thúy Kiều đã bán mình chuộc cha, ơn sinh thành đã có phần được đền đáp, còn đối với người yêu, Kiều vẫn coi mình là kẻ lỗi hẹn, bạc tình, khi Mã Giám Sinh làm nhục, lại bị ép phải tiếp khách làng chơi nên nỗi đau nhất của Kiều lúc này là “tấm son gột rửa bao giờ cho phai”.. Trong tâm cảnh như thế, khi một mình một bóng, Nguyễn Du đã để nàng trước hết nghĩ tới chàng Kim. Cực kì tinh tế khi thể hiện tính biện chứng của tâm hồn nhân vật, Nguyễn Du thật xứng đáng là một thiên tài.
Có thể nói đoạn thơ “Kiều ở lầu Ngưng Bích” như chứa đầy lệ: lệ của người con gái lưu lạc, đau khổ vì cô đơn lẻ loi, buồn thương chua xót vì mối tình đầu tan vỡ, xót xa vì thương nhớ cha mẹ, lo sợ cho thân phận, số phận mình; lệ của nhà thơ, một trái tim nhân đạo bao la đồng cảm, xót thương, chia sẻ cho nỗi đau của người thiếu nữ tài sắc, hiếu thảo mà bạc mệnh: “Tố Như ơi! Lệ chảy quanh thân Kiều”
Kiều ở lầu Ngưng Bích là một trong những đoạn miêu tả nội tâm nhân vật thành công nhất của Truyện Kiều. Với đoạn thơ trên, Nguyễn Du đã đạt đến trình độ biện chứng tâm hồn. Nhà thơ thấu hiểu con người đến tận thẳm sâu tiềm thức, làm lộ rõ sự vận động bên trong tâm hồn đớn đau, khổ nhục của Thúy Kiều trong những ngày đầu lưu lạc phải chịu nhiều khổ nhục, đắng cay.
Lời thơ xiết mạnh vào từng giác quan người đọc, khiến người đọc càng thêm cảm thương cho số kiếp bèo dạt mây trôi của thiếu nữ tài sắc vẹn toàn mà bất hạnh, từ đó làm toát lên tấm lòng cảm thương vô hạn của tác giả đối với kiếp người nhỏ bé trong xã hội phong kiến vốn tồn tại nhiều bất công.
Viết bài văn phân tích 8 câu thơ giữa của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích - mẫu 12
Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc, cũng là người đã mang văn học của Việt Nam vươn xa ra thế giới qua tác phẩm Truyện Kiều. Tác phẩm là lời phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội phong kiến với bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị, là tiếng kêu đau thương của những số phận bị áp bức trong thời kì ấy. Và thông qua đó, ta có thể thấy được lòng thương cảm, tình yêu thương con người sâu sắc của tác giả. Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một trong những đoạn trích hay nhất được trích từ tác phẩm này.
Đoạn trích nằm ở phần thứ hai “Gia biến và lưu lạc”. Sau khi biết mình bị lừa vào chốn lầu xanh, Kiều uất ức định tự vẫn. Tú Bà sợ mất vốn, bèn lựa lời khuyên giải, cho người mua thuốc thang và hứa hẹn khi nàng bình phục, sẽ gả nàng cho một người đàn ông tốt nhưng thực chất là giam lỏng Kiều ở lầu Ngưng Bích, chờ thời cơ thực hiện âm mưu mới. Đoạn trích là những lời tự bộc bạch, là nỗi lòng cô đơn, buồn tủi của Kiều khi nhớ về người yêu, khi nghĩ về số phận đớn đau của đời mình.
Chính trong hoàn cảnh cô đơn nơi đất khách quê người, Kiều càng thấy nhớ thương người trong lòng:
“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ”
Nhớ người yêu, Kiều nhớ đến khi nàng cùng Kim Trọng uống chén rượu thề dưới ánh trăng, nguyện ở bên nhau đến trọn đời. Ấy vậy mà giờ đây, tất cả chỉ còn là quá khứ. Nàng không thể ở bên người mình yêu, cũng không thể cùng chàng thực hiện lời nguyện ước. Ở bên ngoài kia, Kim Trọng vẫn luôn chờ đợi nàng, chàng đâu hề hay biết lời hứa năm nào đã tan thành mây khói, mà vẫn ngóng trông tin tức về Thúy Kiều.
Càng thương Kim Trọng, Kiều càng đau xót cho thân phận của chính mình, bởi lẽ tấm lòng thủy chung, son sắt của nàng giờ không thể nào gột rửa được:
“Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”
Sau khi nhớ người yêu, nàng nhớ tới cha mẹ của mình:
“Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt lồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm”
Ở đây, người đọc có thể cảm thấy một điều vô lí, rằng tại sao Kiều lại nhớ đến người yêu trước khi nhớ về cha mẹ của nàng? Ta có thể hiểu được khi Kiều phải bán mình chuộc cha, hy sinh chữ “Tình” để làm tròn chữ “Hiếu” thì hẳn là ở đây, Kim Trọng là người đau đớn hơn cả. Do đó, Kiều nhớ tới Kim Trọng trước tiên, là áy náy, cảm thấy có lỗi đối với chàng. Khi nhớ về cha mẹ, Nguyễn Du cho Kiều được thể hiện sự đau xót của nàng “Xót người tựa cửa hôm mai”.
Kiều đau đớn bởi vì nàng không thể phụng dưỡng cha mẹ, chăm sóc cha mẹ khi về già. Ở nơi quê nhà, không biết đã có ai thay Kiều quạt cho cha mẹ những khi trời nóng, chăm sóc cha mẹ khi ốm đau hay chưa? Một loạt thành ngữ “quạt nồng ấp lạnh”, “cách mấy nắng mưa” cùng điển cổ “Sân Lai”, “gốc tử” cho thấy tài năng tuyệt vời của tác giả.
Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” với lời độc thoại của nhân vật trong 8 câu thơ giữa cho thấy cái nét độc đáo trong cách làm thơ của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du, đồng thời gieo vào lòng ta niềm thương cảm sâu sắc trước số phận của nhân vật Kiều.
Viết bài văn phân tích 8 câu thơ giữa của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích - mẫu 13
Đề tài về người phụ nữ luôn là nỗi trăn trở của các nhà thơ lớn. Không chỉ khắc họa những nét đẹp trong tâm hồn, tính cách mà các nhà thơ còn cảm nhận rõ được nỗi bất hạnh của người phụ nữ. Và Nguyễn Du đã rất thành công khi chọn người phụ nữ làm đề tài trong tác phẩm của mình với kiệt tác dựa theo cốt truyện của Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm ở Trung Quốc đó là Truyện Kiều.
Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích được trích trong tác phẩm đó là một đoạn trích hay và giàu cảm xúc. Bằng ngòi bút tả cảnh ngụ tình nhà thơ đã diễn tả tâm trạng của Thúy Kiều trong hoàn cảnh bị giam cầm, nỗi nhớ Kim Trọng, nhớ gia đình trong 8 câu thơ giữa trích đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích.
Dường như thời gian và không gian đều đang giam hãm Thúy Kiều nàng không thể nào thoát ra được. Bị giam cầm nơi lầu Ngưng Bích Kiều cảm thấy cô đơn, nhớ người mình đã từng thề non, hẹn biển:
“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trong mai chờ
Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”
Nỗi nhớ Kim Trọng nàng nhớ những đêm ngồi dưới ánh trăng cùng nhau thề nguyện sẽ bên nhau trọn đời. Nàng tưởng ở quê nhà Kim Trọng vẫn mong ngóng mình trở về. Các động từ – vị ngữ: “tưởng”, “trông”, “chờ”, “bơ vơ”, “gột rửa”, “phai” đã liên kết thành một hệ thống ngôn ngữ độc thoại biểu đạt nội tâm nhân vật trữ tình.
Kiều nhớ người yêu khôn nguôi, xót xa cho mối tình đã nặng lời thề son sắt mà bị tan vỡ! Nàng cảm thấy hổ thẹn với Kim Trọng vì không giữ trọn lời thề năm xưa mà giờ đây không thể nào quay lại được nữa. Nhớ Kim Trọng rồi nàng lại nhớ về gia đình:
“Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.”
Nhớ cha mẹ lại bắt đầu bằng chữ “xót” nàng xót xa khi tưởng tượng ra cảnh cha mẹ mình mỗi sớm mỗi chiều người mẹ đứng tựa cửa trông chờ con về nhưng đó là sự chờ đợi trong vô vọng. Trong lòng nàng tự hỏi “Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ”. Thành ngữ “Quạt nồng ấp lạnh” cách biểu đạt của nghệ thuật ẩn dụ chỉ hành động của người con mùa hè nóng nực thì quạt cho cha mẹ ngủ, mùa đông trời lạnh thì ủ ấm chỗ cha mẹ nằm và giờ đây ai có thể làm việc đó thay nàng.
Cứ nghĩ đến điều đó mà lòng nàng cảm thấy buồn, lo lắng. Viết về nỗi nhớ cha mẹ của người con xa quê nhà thơ đã đưa vào những điển tích “Sân Lai, gốc tử” nói về việc làm của người con hiếu thảo không những phụ dưỡng sớm hôm mà còn nhảy múa cho cha mẹ vui.
Còn với nàng Kiều đang bị giam cầm nơi lầu Ngưng Bích bơ vơ trên đất khách quê người giờ đây không phụ dưỡng được cha mẹ sớm hôm thời gian cứ trôi kể cả “gốc tử đã vừa người ôm” nàng không thể làm tròn bổn phận của người con. Nghĩ đến điều này mà nàng cảm thấy xót xa ân hận nhưng với nàng Kiều ta thấy nàng đã làm tròn bổn phận khi bán mình cứu cha.
Có thể nói, “Kiều ở lầu Ngưng Bích là một trong những đoạn thơ hay nhất xuyên suốt tác phẩm. Qua 8 câu thơ giữa đoạn trích, ta xót xa, thương cảm cho số phận người con gái tài hoa bạc mệnh, qua đó cũng bày tỏ niềm đồng cảm, trân trọng của Nguyễn Du đối với số phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến xưa.
Viết bài văn phân tích 8 câu thơ giữa của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích - mẫu 14
Truyện Kiều là một trong những tác phẩm thơ ca đặc sắc và tiêu biểu nhất cho văn học chữ Nôm của Việt Nam. Tác phẩm là lời thương cảm sâu sắc của Nguyễn Du dành cho những số phận bất hạnh của cuộc đời. Ông cũng đã thành công ở nhiều phương diện khi xây dựng lên tính cách, tâm trạng của nhân vật qua lời nói, hành động. Đặc biệt trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, có ý kiến đã nhận định rằng “Nguyễn Du đã xây dựng lên một bức tranh tâm tình xúc động qua hình ảnh của nàng Kiều”.
Thúy Kiều sau khi bán mình cứu cha, nàng những tưởng mình bị bán đi làm vợ lẽ cho người ta. Nào ngờ rằng nàng đã bị Mã Giám Sinh lừa gạt, làm nhục rồi bán cho Tú Bà buôn phấn bán hương. Rơi vào nanh vuốt của mụ buôn thịt người, quá uất ức và đau khổ, Kiều quyết định liều mình tự sát, cứu vớt chút danh dự cuối cùng cho bản thân. Thế nhưng, nàng lại được Tú Bà cứu sống chỉ vì không muốn mất đi một món hời lớn. Tú Bà đã dụ dỗ Kiều tới ở lầu Ngưng Bích với lời hứa sẽ tìm chỗ tử tế để gả nàng đi.
Tại đây, nàng sống những ngày tháng buồn bã, đầy đau khổ và tủi nhục, thương nhớ người yêu, thương nhớ mẹ cha ở quê nhà. Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” chính là đoạn trích miêu tả tâm trạng của nàng trong những ngày tháng sống tại đây. Bằng bút pháp tài hoa của mình, Nguyễn Du thực sự đã dựng xây lên một bức tranh tâm tình đầy xúc động, đúng như nhận định trên. Cảnh vật trong đoạn trích cũng bị nhuốm một màu hiu hắt, đìu hiu, gợi lên mối sầu cô đơn trong lòng nàng Kiều tội nghiệp.
Thúy Kiều sinh trưởng trong một gia đình gia giáo, được sống trong không khí đầm ấm, dịu êm của gia đình, lại đang say trong hạnh phúc cùng chàng Kim Trọng, ai ngờ đâu nàng lại lỡ sa chân vào vòng xoáy đen bạc của cuộc đời. Nàng bị Mã Giám Sinh rồi Sở Khanh lừa gạt một cách trắng trợn, bị đánh đập, bị xúc phạm, bị làm nhục, tất cả những gì đau khổ nhất dường như đổ lên người nàng cùng một lúc.
Tâm hồn nàng, thể xác nàng bị dày vò, bị chà đạp, bị giày xéo bởi những thế lực đen tối đến mức nàng chỉ muốn tìm đến cái chết để giải thoát cho mình. Thế nhưng, đúng là cuộc đời muốn vần xoay nàng khiến nàng chết cũng không được, nàng được Tú Bà cứu sống rồi đưa đến lầu Ngưng Bích để giam lỏng. Những ngày tháng ở đây, nơi đất khách quê người, không một ai thân thích, Kiều hoàn toàn cô đơn, bất lực, đau xót.
Nàng chỉ biết bầu bạn cùng những cảnh vật bên mình, gửi gắm vào chúng những tâm tình đầy đau khổ vì quanh nàng chẳng có lấy một ai cho nàng sẻ chia. Nhưng Nguyễn Du, ông đã vô cùng thấu hiểu nàng khi luôn theo sát bước chân nàng, là người phía sau miêu tả và thấu hiểu những nỗi tâm tư trăm đường tơ vò của Thúy Kiều – người phụ nữ tài sắc vẹn toàn mà ông trân trọng, yêu quý nhất.
Chính trong những lúc cô đơn buồn bã nhất, nàng lại lặng mình hồi tưởng, âm thầm gạt những giọt lệ khi nghĩ về quá khứ êm đềm ngày xưa. Nàng nhớ về người mình yêu, về những phút giây đầu tiên khi say trong men nồng của hạnh phúc lứa đôi lần đầu nàng bắt gặp. Nàng cũng nhớ về đêm trăng mình cùng tình lang hẹn hò, thề nguyền đôi lứa mãi mãi bên nhau. Nỗi nhớ người yêu bùng lên trong lòng Kiều khiến nàng càng thêm xót xa vô tận:
“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ
Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”
Hạnh phúc mà nàng có được trong đêm nàng băng tường vượt rào đến với chàng Kim thật khiến nàng không khỏi bồi hồi khi nhớ lại. Những phút giây hạnh phúc nâng chén rượu dưới ánh trăng để hẹn thề, giờ nhớ lại thật là đau xót biết bao. “Tưởng” được Nguyễn Du đặt ngay đầu câu thơ khiến chúng ta như cảm thấy rằng hình ảnh của đôi trai tài gái sắc ấy hiện ra ngay trước mắt. Hay phải chăng chính Kiều cũng đang sống lại trong phút giây ấy trong sự hồi tưởng:
” Vầng trăng vằng vặc giữa trời
Đinh ninh hai miệng một lời song song”
Nàng cũng hình dung thấy rằng ở Lưu Dương cách trở xa xôi kia chàng Kim Trọng vẫn ngày ngày ngóng trông tin tức của nàng, mong ngóng nàng “rày trông mai chờ” trong vô vọng. Nguyễn Du đã đặt ở đây những lời độc thoại từ sâu thẳm bên trong trái tim nàng. Đó là tiếng nói thổn thức của một trái tim yêu hướng về mối tình đầu còn dang dở của mình.
Nàng đang nhớ người yêu tha thiết biết nhường nào! Chén rượu thề nguyền hôm đó vẫn còn đọng nguyên hương vị trong trái tim của nàng và nàng biết dù có đi xa, có cách trở chân trời “chân trời góc bể bơ vơ” thì trong lòng nàng, mối tình ấy vẫn vẹn nguyên, trong sáng. “Tấm son” – tình yêu đầu tiên trong lòng nàng sẽ không bao giờ nhạt phai.
“Chân trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”
Nghĩ tới tình lang Kim Trọng đang mòn mỏi mong ngóng tin tức của nàng, trong lòng nàng lại chợt dâng lên dạt dào nỗi nhớ cha mẹ:
“Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm”
Nàng đã rời xa quê hương, gia đình, ra đi biền biệt, giờ đây ai là người chăm sóc, thăm nom người cha già người mẹ của nàng? Nàng ra đi vì chữ hiếu, nhưng nàng chẳng khỏi băn khoăn, thổn thức không nguôi khi nghĩ tới cảnh cha mẹ già yếu vẫn phải dựa cửa trông mong con gái trong vô vọng. Nếu như ở trên, nhớ người yêu, nàng chỉ hồi tưởng, ngẫm lại “tưởng” thì khi nghĩ về mẹ cha, nàng lại thấy “xót” thương vô cùng.
Kiều cảm thấy thật day dứt, trăn trở khi không thể chăm nom, phụng dưỡng cha mẹ già, lại còn khiến mẹ cha thêm lo lắng vì ngóng chờ tin tức của mình. Ở đây, Nguyễn Du đã dùng một loạt những điển cố, điển tích của Trung Quốc như “Sân Lai, gốc tử” để nhắc tới tâm trạng nhớ thương và tấm lòng hiếu thảo của Kiều đối với cha mẹ của mình.
Nàng đang tưởng tượng ra cha mẹ mình ngày thêm già yếu, “có khi gốc tử đã vừa người ôm”, thế mà nàng lại chẳng được kề bên mà chăm sóc, an ủi cha mẹ mình. Ẩn trong lời thơ là sự trách móc bản thân, sự ân hận của Kiều khi không làm tròn được đạo hiếu của người con.
Qua tám câu thơ nhắc về những nỗi nhớ của Kiều, người ta mới thấy Kiều quả thật là một người con hiếu thảo, một tình nhân thủy chung giàu lòng vị tha. Dù nàng đang phải sống trong những tháng ngày đày đọa, đau khổ, thế nhưng nàng chẳng hề màng tới nỗi đau của bản thân mà chỉ sống trong nỗi tâm tưởng về tình yêu đầu cùng với tấm lòng hiếu thảo hướng về mẹ cha nơi quê nhà.
Nàng nhớ chàng Kim trước bởi vì nàng là người có lỗi. Nàng ra đi mà chẳng thực hiện lời thề, chẳng một lời báo tin tới chàng. Còn mẹ cha ở quê, nàng đã thực hiện phần nào chữ hiếu khi bán thân cứu cha, cứu gia đình. Ở đây, thứ tự sắp xếp đảo ngược so với lễ giáo nhưng lại vô cùng hợp lý trong hoàn cảnh của Kiều.
Đoạn trích hiện lên ở đây một Thúy Kiều với tâm trạng thật cô đơn, buồn tủi, lạc lõng và sợ hãi biết chừng nào. Thế nhưng, nàng vẫn đau đáu trong lòng tình yêu thủy chung với Kim Trọng cùng tấm lòng hiếu kính với mẹ cha. Nguyễn Du đã miêu tả thật sát tâm trạng của Kiều. Nguyễn Du đã cùng đồng cảm, cùng suy tư, cùng sẻ chia những nỗi buồn của nàng. Đó là một trong những điều biểu thị giá trị nhân văn đáng quý. Ông quả là một người thi sĩ vừa tài ba vừa nhân đạo của nền văn học Việt Nam.
Mục lục Văn mẫu | Văn hay 9 theo từng phần:
- Mục lục Văn thuyết minh
- Mục lục Văn tự sự
- Mục lục Văn nghị luận xã hội
- Mục lục Văn nghị luận văn học Tập 1
- Mục lục Văn nghị luận văn học Tập 2
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Tuyển tập những bài văn hay | văn mẫu lớp 9 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Văn mẫu lớp 9 và Những bài văn hay lớp 9 đạt điểm cao.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Lớp 9 Kết nối tri thức
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT
- Lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST
- Lớp 9 Cánh diều
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều