5+ Viết đoạn văn nghị luận về sức mạnh của lời nói (điểm cao)

Viết đoạn văn nghị luận về sức mạnh của lời nói hay nhất, ngắn gọn với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

5+ Viết đoạn văn nghị luận về sức mạnh của lời nói (điểm cao)

Quảng cáo

Viết đoạn văn nghị luận về sức mạnh của lời nói - mẫu 1

Trong cuộc sống hàng ngày và trong mối quan hệ với những người xung quanh, lời nói có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi cá nhân. Thật vậy, những lời nói hàng ngày là phương thức để chúng ta giao tiếp, làm việc và thể hiện bản thân mình. Khả năng nói chuyện và giao tiếp bằng ngôn ngữ là khả năng tuyệt vời của mỗi người đều cần có. Hãy luôn dùng những lời lẽ khôn khéo, dịu dàng, đúng đắn và lịch sự để nói chuyện với người khác để có thể không làm phật lòng người khác mà vẫn đạt được mục đích giao tiếp của bản thân. Khi chúng ta biết dùng những lời nói khôn khéo trong giao tiếp thì ta sẽ có thể xây dựng được những mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh, đồng thời vẫn đạt được mục đích giao tiếp của chính bản thân mình. Cùng với đó, khi nói chuyện giao tiếp cần chú ý đến lời nói sao cho lịch sự, đúng mực để có thể thể hiện sự tôn trọng người khác và thể hiện sự đúng mực của bản thân trong giao tiếp. Những lời nói thông dụng trong giao tiếp như lời cảm ơn, xin lỗi càng cần nói phổ biến và thường xuyên hơn. Đó chính là những lời nói thường trực ở cửa miệng, để ta có thể luôn là người lịch sự, có văn hóa, biết giao tiếp tốt với tất cả những người xung quanh mình. Ở quy mô lớn hơn, những lời nói của những nguyên thủ quốc gia hay những người truyền cảm hứng đều là những lời nói có sức mạnh, có sức truyền cảm hứng tuyệt vời đến những người xung quanh. Tóm lại, lời nói chính là phương thức giao tiếp quan trọng trong cuộc sống mỗi người dù ở quy mô cá nhân hay quy mô đất nước.

Quảng cáo

Dàn ý Viết đoạn văn nghị luận về sức mạnh của lời nói

1. Mở đoạn

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: câu nói Lời nói tuy vô hình nhưng có sức mạnh to lớn.

2. Thân đoạn

a. Giải thích

Ý câu nói: khuyên nhủ con người nên cẩn trọng trong lời nói của mình để tránh làm tổn thương người khác cũng như sứt mẻ mối quan hệ.

b. Phân tích

Lời nói là công cụ truyền đạt suy nghĩ trong đầu của chúng ta đối với người cùng ta giao tiếp. Lời nói thế nào, người hiểu sẽ luận nghĩa như vậy. Chúng ta nên suy nghĩ kĩ lưỡng trước khi nói điều gì đặc biệt là những điều có thể làm tổn thương người khác.

Dân gian có câu: “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, chúng ta sẽ không hiểu được lời nói của mình có sức nặng thế nào đối với người khác, thế nên hãy chọn những lời nói nhẹ nhàng nhất.

Lời nói phản ánh thái độ của con người, hãy yêu đời, làm một người nhẹ nhàng, sống bình yên và đối xử dịu dàng với người khác.

Quảng cáo

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những người nói năng nhẹ nhàng, dễ nghe,… để minh họa cho bài làm văn của mình.

d. Phản đề

Tuy nhiên trong xã hội hiện nay vẫn còn có nhiều người không suy nghĩ kĩ càng trước khi nói gây ra tổn thương cho người khác. Có những người nói năng bậy bạ, gây phản cảm,… những người này đáng bị phê phán và cần phải sửa đổi.

3. Kết đoạn

Khái quát lại vấn đề nghị luận: câu nói Lời nói tuy vô hình nhưng có sức mạnh to lớn; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

Viết đoạn văn nghị luận về sức mạnh của lời nói - mẫu 2

Trên thế giới này, không có gì có sức mạnh đồng đều với lời nói. Nó có thể vượt trội hơn cả những công nghệ tiên tiến như máy móc, bom hiện đại, hay nam châm khổng lồ. Con người khi mới sinh ra, không có khả năng nói, nhưng khi lớn lên, họ sẽ trải qua các giai đoạn khác nhau trong việc sử dụng lời nói. Họ sẽ học cách suy nghĩ trước khi nói và nhận ra sức mạnh của lời nói thật đáng sợ. Lời nói có thể làm cho người khác vui vẻ và hạnh phúc, hoặc gây tổn thương nặng nề. Nó có thể cứu rỗi một người trong tuyệt vọng và giúp cho một đứa trẻ trưởng thành, hoặc mang đến cái chết cho một người khác. Chúng ta phải cẩn trọng khi sử dụng lời nói và hiểu rằng hậu quả của lời nói có thể rất khủng khiếp. Những lời nói vô tình hoặc những nghi ngờ không có bằng chứng đủ để chứng minh cũng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là cái chết. Đặc biệt, những người trẻ tuổi và những người nổi tiếng luôn phải đối mặt với sự chỉ trích từ dư luận. Trong những trường hợp này, chúng ta không phải lúc nào cũng có thể hiểu được cảm giác của người khác. Tuy nhiên, chúng ta có thể tránh được những sai lầm đáng tiếc bằng cách suy nghĩ kỹ trước khi nói, nói chậm và chắc chắn hơn, và đặc biệt là không để nỗi giận của mình tràn ngập và làm mất kiểm soát. Lời nói không phải là một con dao, nhưng nó có thể làm tổn thương nặng nề. Tuy nhiên, lời nói cũng có thể mang lại sự khỏe mạnh, niềm vui và hạnh phúc cho cuộc sống của chúng ta và của những người xung quanh.

Quảng cáo

Viết đoạn văn nghị luận về sức mạnh của lời nói - mẫu 3

Lời nói là một trong những biểu hiện nhân cách của con người. Lời nói tuy vô hình nhưng lại có tác động to lớn đối với chúng ta. Sức mạnh của lời nói vượt xa những gì ta có thể nghĩ tới, ta có thể đem cho người khác niềm vui và hạnh phúc. Cũng bằng lời nói, ta cũng có thể khiến người khác căm ghét và thù hận. Lời nói là sự diễn đạt bằng ngôn ngữ tạo thành một mục đích giao tiếp. Một lời nói đúng đắn, dễ nghe có thể xua tan căng thẳng, hàn gắn được vết thương lòng, nó có thể giúp cho người ta có niềm tin, nghị lực vào cuộc sống. Khi xảy ra xung đột, một người biết nhượng bộ, dùng lời lẽ hiền dịu, mềm dẻo để hòa giải sẽ không có bạo lực xảy ra, hay việc lớn sẽ thành việc nhỏ, việc nhỏ sẽ thành không có. Khi người khác buồn phiền, hay có chuyện không vui, một lời động viên đúng lúc có thể khiến họ vui lên, vơi bớt nỗi đau buồn. Từ xưa, con người đã biết vận dụng sức mạnh của lời nói. Lời nói của tướng Trần Hưng Đạo trong Hịch Tướng Sĩ đã kích động lòng quân, giúp họ nhận thấy lỗi lầm, nhận ra nhiệm vụ mà một lòng cùng chủ tướng quyết tâm đánh giặc cứu nước. Hay là cậu bé trong câu chuyện trên, ông lão ăn xin dù ko nhận được vật chất mà đã nhận được một tấm lòng chân thành, một thứ có thể sưởi ấm trái tim ông, một thức mà ông có thể chưa bao giờ nhận được bởi những người qua đường trước kia. Ngược lại, có người không biết nói lời hay, lời đẹp hay cố tình gây tổn thương cho người khác thì đó là hành động xấu xa, đánh lên án. Lời nói không tử tế có thể gây ra những vết thương lớn hằn sâu trong tinh thần họ mà không thể nào hàn gắn, xóa đi được. Một lời nói bất cẩn có thể nhóm lên xung đột. Một lời nói cay độc chẳng khác nào là bạo lực tinh thần, bạo lực ngôn ngữ. Một lời nói tàn nhẫn cũng còn có thể phá hỏng cả một cuộc đời. Mỗi một lời nói của chúng ta đề ẩn chứa một sức mạnh vô hình. Một lời nói đẹp có thể giúp cho những người đang trong cơn bế tắc lấy lại tinh thần và vượt qua khó khăn. Hãy biết suy nghĩ trước khi nói để nói ra những lời nói dịu dàng, đúng đắn và chân thành, đem đến niềm vui cho mọi người như người xưa đã dạy :

“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”

Mục lục Văn mẫu | Văn hay 9 theo từng phần:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Tuyển tập những bài văn hay | văn mẫu lớp 9 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Văn mẫu lớp 9Những bài văn hay lớp 9 đạt điểm cao.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên