5+ Viết đoạn văn từ 8 đến 10 câu nêu cảm nhận của em về bài Nhớ đồng của Tố Hữu (điểm cao)
Viết đoạn văn từ 8 đến 10 câu nêu cảm nhận của em về bài Nhớ đồng của Tố Hữu hay nhất, ngắn gọn với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
- Viết đoạn văn từ 8 đến 10 câu nêu cảm nhận của em về bài Nhớ đồng của Tố Hữu (mẫu 1)
- Dàn ý Viết đoạn văn từ 8 đến 10 câu nêu cảm nhận của em về bài Nhớ đồng của Tố Hữu
- Viết đoạn văn từ 8 đến 10 câu nêu cảm nhận của em về bài Nhớ đồng của Tố Hữu (mẫu 2)
- Viết đoạn văn từ 8 đến 10 câu nêu cảm nhận của em về bài Nhớ đồng của Tố Hữu (mẫu 3)
- Viết đoạn văn từ 8 đến 10 câu nêu cảm nhận của em về bài Nhớ đồng của Tố Hữu (mẫu 4)
5+ Viết đoạn văn từ 8 đến 10 câu nêu cảm nhận của em về bài Nhớ đồng của Tố Hữu (điểm cao)
Viết đoạn văn từ 8 đến 10 câu nêu cảm nhận của em về bài Nhớ đồng của Tố Hữu - mẫu 1
Nhớ đồng là bài thơ bộc bạch những tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình - cũng chính là nhà thơ Tố Hữu khi bị giam cầm trong lao ngục. Vốn là một người tự do về thể xác lẫn tâm hồn, được nhiệt thành hoạt động cho cách mạng. Vậy mà bỗng nhiên, anh lại bị giam cầm trong bốn bức tường. Một âm thanh vang lên từ thế giới bên ngoài thôi cũng đủ để đánh thức những kỉ niệm vốn ngủ sâu trong kí ức của anh. Đó là những hồi ức về một miền quê thanh bình có cánh đồng lúa mênh mông, có mái nhà tranh mờ khói, có người mẹ già tần tảo cô đơn. Những hình ảnh ấy khiến cho ngục tù càng thêm bí bách, chật chội và ngột ngạt đến khó thở. Tác giả đã thể hiện những cảm xúc, suy tư của mình một cách trực tiếp qua các cụm từ “gì đâu bằng”, “đâu những”. Từ đó, giúp người đọc cảm nhận được nỗi khát vọng được tự do, được trở về quê hương yêu dấu của tác giả.
Dàn ý Viết đoạn văn từ 8 đến 10 câu nêu cảm nhận của em về bài Nhớ đồng của Tố Hữu
1. Mở đoạn
- Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm Nhớ đồng.
2. Thân đoạn
a. Người tù cộng sản nhớ đến cuộc sống tự do, thoải mái bên ngoài nhà tù
- Tiếng hò được lặp đi lặp lại nhiều lần. Giữa trời trưa, tiếng hò ấy vang lên một cách đơn độc, lẻ loi => khiến cho nhân vật trữ tình cảm nhận được sự lạnh lẽo, hiu quanh của cảnh vật xung quanh.
- Tiếng hò dường như cũng đồng cảm và hoà điệu cùng với nỗi cô đơn, lạnh lẽo. Nỗi nhớ nhung da diết về quê hương và cuộc sống tự do, tươi sáng bên ngoài nhà tù tăm tối tràn đầy trong tâm trí.
- Quê hương yêu dấu hiện lên trong nỗi nhớ thương của tác giả.
- Nhớ tới những con người thân thương.
- Một giọng hò gợi nhớ tới bố mẹ gia xa đơn chiếc => nhớ đến những linh hồn đã khuất.
- Nỗi nhớ chân thành, thương mến.
- Nhớ đến bản thân mình, nhớ về những ngày tháng tụ do được hoạt động cách mạng => Say mê lý tưởng, sôi nổi, nhiệt huyết => Càng cảm thấy tủi nhục, cô đơn với cuộc sống bị giam cầm, mất tự do.
b. Diễn biến tâm trạng của nhà thơ Tố Hữu
- Nỗi nhớ được biểu hiện rõ nét qua tâm trạng của nhà thơ:
=> Nhà thơ bất bình với cuộc sống hiện tại, nhớ về nơi quê hương yêu dấu, nhờ về những người bạn, người quen, người mẹ già và cả chính bản thân mình => Nỗi nhớ tràn ngập bao trùm trong tâm trí tác giả, ông yêu đời, khao khát được tự do.
3. Kết đoạn
- Cảm nghĩ của em sau khi học xong bài thơ Nhớ đồng.
Viết đoạn văn từ 8 đến 10 câu nêu cảm nhận của em về bài Nhớ đồng của Tố Hữu - mẫu 2
Nhớ đồng là một áng thơ hay chứa đựng những cảm xúc chân thật và da diết nhất của nhà thơ Tố Hữu. Bài thơ là những cảm xúc của một người lính cách mạng đang bị giam cầm trong nhà lao. Khi bị nhốt trong không gian bí bách ấy, một âm thanh vang lên từ thế giới bên ngoài đã đánh thức những hồi ức đẹp đẽ nhất của anh. Những hồi ức ấy là một miền quê yên bình, hạnh phúc. Nơi đó có cánh đồng lúa rộng lớn, có những mái nhà tranh. Và hơn cả, có người mẹ già của anh đang ngày ngày chờ đợi con về. Khung cảnh trong quá khứ càng tươi đẹp bao nhiêu, thì thực tại càng bi đát, ngột ngạt bấy nhiêu. Từng suy nghĩ, cung bậc cảm xúc ấy được nhà thơ bộc lộ một cách trực tiếp, không chút hoa mĩ, ẩn dụ. Nhờ vậy đã tạo nên một tác phẩm thơ mang đậm đặc trưng của Tố Hữu.
Viết đoạn văn từ 8 đến 10 câu nêu cảm nhận của em về bài Nhớ đồng của Tố Hữu - mẫu 3
“Nhớ đồng” – bài thơ tái hiện cảnh sắc đồng quê bình yên đến lạ kì! Quê hương trong kí ức người chiến sĩ Cộng sản có “gió cồn thơm đất nhả mùi”, có “ruồng che mát thở yên vui”, có “ô mạ xanh mơn mởn”, có “nương khoai” gần gũi, thân thương. Đó đều là những hình ảnh vô cùng quen thuộc nơi làng quê Việt Nam. Không chỉ nhớ về cảnh sắc, tác giả còn nhớ về những người lao động chân chất, thật thà, siêng năng, chăm chỉ. Họ là những người “lưng cong xuống luống cày” bán mặt cho đất bán lưng cho trời quanh năm suốt tháng. Quê hương đơn giản chỉ là thế! Chẳng cần cầu kì kiêu sa, cũng chẳng cần đao to búa lớn, quê hương là những gì quen thuộc, gắn bó hằng ngày và lâu dài. Tất cả đã làm nên một bức tranh đẹp đến nao lòng! Từ cảnh sắc thiên nhiên đến con người, tất cả đã hòa quyện lại với nhau trở thành miền kí ức ngọt ngào từ đó khơi gợi lên nỗi nhớ quê hương da diết, tình cảm dành cho đất nước được dâng cao và hơn tất cả, ý chí mong muốn sớm được hoạt động Cách mạng, thoát khỏi ngục tù dâng cao mạnh mẽ.
Viết đoạn văn từ 8 đến 10 câu nêu cảm nhận của em về bài Nhớ đồng của Tố Hữu - mẫu 4
Ai cũng có cho mình một quê hương! Trong bài thơ “Nhớ đồng” của tác giả Tố Hữu, người đọc trở về với bức tranh thiên nhiên yên bình, êm ả cùng với cảnh sinh hoạt lao động sản xuất của người nông dân cần cù chăm chỉ. Tiếng “hò” gợi nhớ quê hương. “Nương khoai ngọt sắn bùi” là thành quả lao động miệt mài, chịu thương chịu khó của những người lao động. “Từng ô mạ xanh mơn mởn” được các bác nông dân tỉ mẩn chăm sóc. Làn gió cồn thổi nhẹ mang không gian thoáng đãng, thư thái. Bức tranh quê đẹp một phần nhờ vào bàn tay chăm bẵm của những người thôn quê thật thà, chất phác, hiền hậu. Từng kỉ niệm hiện về trong trí nhớ của Tố Hữu thể hiện nỗi nhớ da diết. Ông buồn khi không thể chứng kiến những điều tuyệt đẹp đấy ngay hiện tại. Trong cảnh ngục tù tối tăm, u uất, dẫu buồn bã song ý chí, tinh thần lạc quan, niềm tin về Cách mạng luôn rực cháy trong tim. Tác giả luôn mong về một tương lai tươi sáng nhất sẽ tới với mình và đất nước.
Mục lục Văn mẫu | Văn hay 9 theo từng phần:
- Mục lục Văn thuyết minh
- Mục lục Văn tự sự
- Mục lục Văn nghị luận xã hội
- Mục lục Văn nghị luận văn học Tập 1
- Mục lục Văn nghị luận văn học Tập 2
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Tuyển tập những bài văn hay | văn mẫu lớp 9 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Văn mẫu lớp 9 và Những bài văn hay lớp 9 đạt điểm cao.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Lớp 9 Kết nối tri thức
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT
- Lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST
- Lớp 9 Cánh diều
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều