Quy tắc tổng hợp hai lực song song cùng chiều lớp 10 (cách giải + bài tập)

Chuyên đề phương pháp giải bài tập Quy tắc tổng hợp hai lực song song cùng chiều lớp 10 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Quy tắc tổng hợp hai lực song song cùng chiều.

Quy tắc tổng hợp hai lực song song cùng chiều lớp 10 (cách giải + bài tập)

Quảng cáo

1. Phương pháp giải

- Hợp lực của hai lực song song, cùng chiều là một lực song song, cùng chiều với hai lực ấy và có độ lớn bằng tổng các độ lớn của hai lực thành phần:

F = F1 + F2

- Điểm đặt O của F chia đoạn thẳng nối điểm đặt O1; O2 của F1; F2 thành những đoạn thẳng tỉ lệ nghịch với độ lớn của hai lực ấy:

OO1OO2=F2F1

Quy tắc tổng hợp hai lực song song cùng chiều lớp 10 (cách giải + bài tập)

2. Ví dụ minh hoạ

Ví dụ: Cho hai lực F1, F2 song song cùng chiều nhau, cách nhau một đoạn 20 cm, với F1 = 15N và có hợp lực F = 25N. Xác định lực F2 và cách hợp lực một đoạn là bao nhiêu?

Quảng cáo

A. F2 = 10 N, d2 = 12 cm.

B. F2 = 30 N, d2 = 22 cm.

C. F2 = 5 N, d2 = 10 cm.

D. F2 = 20 N, d2 = 2 cm.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Vì hai lực song song và cùng chiều nên: F=F1+F2F2=FF1=10N

Áp dụng công thức: F1d1=F2d2150,2d2=10d2d2=0,12m=12cm

3. Bài tập trắc nghiệm

Bài 1: Một người nông dân dùng quang gánh, gánh 2 thúng, thúng gạo nặng 30 kg, thúng ngô nặng 20 kg. Đòn gánh có chiều dài l,5 m. Hỏi vai người nông dân phải đặt ở điểm nào để đòn gánh cân bằng khi đó vai chịu một lực là bao nhiêu? Bỏ qua trọng lượng của đòn gánh lấy g = 10 m/s2 .

A. Điểm đặt cách điểm treo thúng gạo 60 cm và hợp lực có độ lớn 300 N.

B. Điểm đặt cách điểm treo thúng gạo 60 cm và hợp lực có độ lớn 500 N.

Quảng cáo

C. Điểm đặt cách điểm treo thúng ngô 60 cm và hợp lực có độ lớn 300 N.

D. Điểm đặt cách điểm treo thúng ngô 60 cm và hợp lực có độ lớn 500 N.

Đáp án đúng là: B

Gọi d1 là khoảng cách từ điểm treo thúng gạo đến vai, với lực:

P = m1g = 30.10 = 300 (N)

d2 là khoảng cách từ điểm treo thúng ngô đến vai: d2 = 1,5 – d1, với lực:

P2 = m2g = 20.10 = 200 (N)

Áp dụng công thức:

P1.d1 = P2.d2 → 300d1 = (1,5 – d1).200 → d1 = 0,6 (m ) → d2 = 0,9 (m)

Vì hai lực song song cùng chiều, nên hợp lực tác dụng vào vai là

F = P1 + P2 = 300 + 200 = 500 N.

Bài 2: Xác định hợp lực F của hai lực song song F1, F2 đặt tại A, B biết F1 = 2N, F2 = 6N, AB = 4cm. Xét trường hợp hai lực cùng chiều.

Quy tắc tổng hợp hai lực song song cùng chiều lớp 10 (cách giải + bài tập)

Quảng cáo

A. F có giá qua O cách B 3 cm, cách A l cm, cùng chiều với F1;F2 và có độ lớn F = 8N.

B. F có giá qua O cách A 3 cm, cách B l cm, cùng chiều với F1;F2 và có độ lớn F = 8N.

C. F có giá qua O cách A 3 cm, cách B l cm, cùng chiều với F1;F2 và có độ lớn F = 15 N.

D. F có giá qua O cách B 3 cm, cách A l cm, cùng chiều với F1;F2 và có độ lớn F = 6 N.

Đáp án đúng là: B

Gọi O là giao điểm của giá hợp lực F với AB

Hai lực F1;F2 cùng chiều

Điểm đặt O trong khoảng AB.

Ta có: Quy tắc tổng hợp hai lực song song cùng chiều lớp 10 (cách giải + bài tập)

Vậy F có giá qua O cách A 3 cm, cách B l cm, cùng chiều với F1;F2 và có độ lớn = 8N.

Bài 3: Xác định vị trí trọng tâm của bản mỏng đồng chất trong hình bên.

Quy tắc tổng hợp hai lực song song cùng chiều lớp 10 (cách giải + bài tập)

A. Cách mép trái đoạn 36,25 cm.

B. Cách mép trái đoạn 30,2 cm.

C. Cách mép phải đoạn 25,4 cm.

D. Cách mép phải đoạn 15,6 cm.

Đáp án đúng là: A

Quy tắc tổng hợp hai lực song song cùng chiều lớp 10 (cách giải + bài tập)

Ta chia bản mỏng ra thành hai phần. Trọng tâm của các phần này nằm tại O1, O2 như hình vẽ.

Gọi trọng tâm của bản là O, là điểm đặt của hợp các trọng lực P1;P2 của hai phần hình chữ nhật

Theo quy tắc hợp lực song song cùng chiều: OO1OO2=P2P1=m2m1

Bản đồng chất khối lượng tỉ lệ với diện tích: m2m1=S2S1=50.1030.10=53

Ngoài ra: O1O2=OO1+OO2=602=30cm

Từ các phương trình: OO1=18,75cm; OO2=11,25cm

Suy ra trọng tâm cách mép trái đoạn: 11,25+60102=36,25 cm

Bài 4: Một tấm ván nặng 150 N được bắc qua một con mương. Biết trọng tâm G của tấm ván cách điểm tựa A một khoảng là 2 m và cách điểm tựa B một khoảng 1 m. Hãy xác định lực mà tấm ván tác dụng lên hai bờ mương.

Quy tắc tổng hợp hai lực song song cùng chiều lớp 10 (cách giải + bài tập)

A. FA=100N ;FB=100N.

B. FA=50N ;FB=50N.

C. FA=50N ;FB=100N.

D. FA=100N ;FB=50N.

Đáp án đúng là C

Quy tắc tổng hợp hai lực song song cùng chiều lớp 10 (cách giải + bài tập)

Hai đầu của tấm ván tác dụng lên hai bờ mương là FA,FB. Ta có:

FAFB=GBGA=12; FA+FB=150NFA=50N ;FB=100N

Bài 5: Một thanh chắn đường dài 8 m, có trọng lượng 220 N và có trọng tâm cách đầu bên trái 1,5 m. Thanh có thể quay quanh một trục nằm ngang ở cách đầu bên trái 1,8 m. Để giữ thanh cân bằng thì phải tác dụng vào đầu bên phải một lực bằng bao nhiêu?

Quy tắc tổng hợp hai lực song song cùng chiều lớp 10 (cách giải + bài tập)

A. 1,06 N.

B. 10,6 N.

C. 106 N.

D. 1060 N.

Đáp án đúng là B

Quy tắc cân bằng: FP=GOOBF=P.GOOB=220.1,81,581,810,6N

Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí 10 hay, chi tiết khác:

Để học tốt lớp 10 các môn học sách mới:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học