Tính trọng lực của các vật lớp 10 (cách giải + bài tập)

Chuyên đề phương pháp giải bài tập Tính trọng lực của các vật lớp 10 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Tính trọng lực của các vật.

Tính trọng lực của các vật lớp 10 (cách giải + bài tập)

Quảng cáo

1. Phương pháp giải

- Trọng lực là lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên vật gây ra cho vật gia tốc rơi tự do. Trọng lực được kí hiệu là vecto P

- Ở gần Trái Đất, trọng lực có:

Tính trọng lực của các vật lớp 10 (cách giải + bài tập)

+ Phương thẳng đứng

+ Chiều từ trên xuống

+ Điểm đặt gọi là trọng tâm của vật

- Công thức: P=mg

- Độ lớn của trọng lực tác dụng lên một vật gọi là trọng lượng của vật

- Công thức tính trọng lượng: P = mg

- Trọng lượng của một vật có thể đo bằng lực kế hoặc cân lò xo.

Quảng cáo

- Trọng lượng của một vật thay đổi khi đem đến một nơi khác có gia tốc rơi tự do thay đổi

- Khối lượng là số đo lượng chất của vật. Khối lượng của một vật không thay đổi khi chuyển từ nơi này đến nơi khác.

2. Ví dụ minh hoạ

Ví dụ 1: Tại sao khi được buông ra, các vật quanh ta đều rơi xuống đất?

A. Vì các vật nặng nên sẽ rơi xuống đất.

B. Vì các vật chịu tác dụng của trọng lực hướng xuống đất.

C. Vì các vật bị tay tác dụng lực ném xuống đất.

D. Vì không khí đẩy các vật rơi xuống đất.

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là B

Vì các vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của trọng lực hướng xuống đất, nên khi buông tay, các vật đều rơi xuống đất.

Ví dụ 2: Một vật khối lượng 2 kg đặt ở trên mặt đất thì có trọng lượng là

Quảng cáo

A. 2 N.

B. 9,8 N.

C. 20 N.

D. 19,6 N.

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là D.

Khi vật đứng yên trên Trái Đất, trọng lượng của vật bằng độ lớn trọng lực tác dụng lên vật. P = m.g với g ≈ 9,8 m/s2

Vậy vật 2 kg thì có trọng lượng là P = 2.9,8 = 19,6 N.

3. Bài tập trắc nghiệm

Bài 1: Trọng lực là:

A. lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên vật.

B. lực hút giữa các hành tinh.

C. lực đẩy của không khí lên các vật.

D. lực tương tác mạnh giữa Trái Đất với vật.

Quảng cáo

Đáp án đúng là A.

Trọng lực là lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên vật. Trọng lực là một trường hợp riêng của lực hấp dẫn.

Bài 2: Trọng lực được kí hiệu là

A. F.

B. P.

C. P.

D. T.

Đáp án đúng là C.

Trọng lực được kí hiệu là P.

Bài 3: Trọng lực không có đặc điểm nào sau đây:

A. Phương thẳng đứng.

B. Chiều hướng về tâm Trái Đất.

C. Độ lớn P = m.g với g = 9,8 m/s2.

D. Điểm đặt tại bề mặt vật.

Đáp án đúng là D.

Trọng lực có các đặc điểm sau:

- Phương thẳng đứng

- Chiều hướng về tâm Trái Đất

- Độ lớn P = m.g với g ≈ 9,8 m/s2

- Trọng lực có điểm đặt tại trọng tâm của vật.

Bài 4: Khi vật đứng yên trên Trái Đất, trọng lượng là gì?

A. là trọng lực.

B. là khối lượng của vật.

C. gấp 10 lần khối lượng vật.

D. là độ lớn của trọng lực tác dụng lên vật.

Đáp án đúng là D.

Khi vật đứng yên trên Trái Đất, trọng lượng của vật bằng độ lớn trọng lực tác dụng lên vật. P = m.g với g ≈ 9,8 m/s2.

Bài 5: Phân biệt khối lượng và trọng lượng.

A. Trọng lượng của vật thay đổi khi đem đến một nơi khác có gia tốc rơi tự do thay đổi, còn khối lượng thì không đổi.

B. Khối lượng của vật thay đổi khi đem đến một nơi khác có gia tốc rơi tự do thay đổi, còn trọng lượng thì không đổi.

C. Cả khối lượng và trọng lượng của vật đều thay đổi khi đem đến một nơi khác có gia tốc rơi tự do thay đổi.

D. Cả khối lượng và trọng lượng của vật đều không thay đổi khi đem đến một nơi khác có gia tốc rơi tự do thay đổi

Đáp án đúng là A.

Trọng lượng của vật thay đổi khi đem đến một nơi khác có gia tốc rơi tự do thay đổi, còn khối lượng là số đo lượng chất của vật thì không thay đổi khi đem từ nơi này đến nơi khác.

Bài 6: Đối với các vật phẳng, mỏng, và có dạng hình học đối xứng thì trọng tâm của vật ở

A. mép trái của vật.

B. ở đáy dưới của vật.

C. tâm đối xứng của vật.

D. mép phải của vật.

Đáp án đúng là C.

Đối với các vật phẳng, mỏng, và có dạng hình học đối xứng thì trọng tâm của vật nằm ở tâm đối xứng của vật.

Tính trọng lực của các vật lớp 10 (cách giải + bài tập)

Bài 7: Hình nào sau đây biểu diễn đúng trọng lực tác dụng vào vật

A. Tính trọng lực của các vật lớp 10 (cách giải + bài tập)

B. Tính trọng lực của các vật lớp 10 (cách giải + bài tập)

C. Tính trọng lực của các vật lớp 10 (cách giải + bài tập)

D. Tính trọng lực của các vật lớp 10 (cách giải + bài tập)

Đáp án đúng là A.

Trọng lực có các đặc điểm sau:

- Phương thẳng đứng

- Chiều hướng về tâm Trái Đất

- Độ lớn P = m.g với g ≈ 9,8 m/s2

- Trọng lực có điểm đặt tại trọng tâm của vật.

Bài 8: Công thức tính trọng lượng?

A. P = m.g.

B. P=m.g.

C. P = m.g

D. P = mg.

Đáp án đúng là: A.

Công thức tính trọng lượng: P = m.g.

Bài 9: Một vật khối lượng 20 kg thì có trọng lượng gần bằng giá trị nào sau đây?

A. P = 2 N.

B. P = 200 N.

C. P = 2000 N.

D. P = 20 N.

Đáp án đúng là: B.

Lấy g = 9,8 m/s2 thì trọng lượng của vật là P=m.g=20.9,8=196N.

Bài 10: Nhận xét nào sau đây sai?

A. Khối lượng của một vật chỉ lượng chất tạo nên vật đó.

B. Khối lượng của một vật không thay đổi theo vị trí đặt vật.

C. Vì P = mg nên khối lượng và trọng lượng của vật không thay đổi theo vị trí đặt vật.

D. Biết khối lượng của một vật ta có thể suy ra trọng lượng của vật đó.

Đáp án đúng là: C.

A, B đúng: khối lượng chỉ lượng chất tạo nên vật đó, không thay đổi ở các vị trí khác nhau, và có tính chất cộng.

C - sai vì: Công thức P = mg chỉ là công thức tổng quát. Khối lượng vật không thay đổi theo vị trí đặt vật nhưng gia tốc trọng trường g sẽ thay đổi theo vị trí đặt vật, dẫn đến trọng lượng sẽ thay đổi.

Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí 10 hay, chi tiết khác:

Để học tốt lớp 10 các môn học sách mới:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học