Xác định các loại biến dạng trong thực tế lớp 10 (cách giải + bài tập)
Chuyên đề phương pháp giải bài tập Xác định các loại biến dạng trong thực tế lớp 10 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Xác định các loại biến dạng trong thực tế.
Xác định các loại biến dạng trong thực tế lớp 10 (cách giải + bài tập)
1. Phương pháp giải
- Khi không có ngoại lực tác dụng, vật rắn có kích thước và hình dạng xác định.
- Khi có ngoại lực tác dụng, vật rắn thay đổi hình dạng và kích thước, ta nói vật rắn bị biến dạng. Mức độ biến dạng phụ thuộc vào độ lớn của ngoại lực.
- Khi không còn tác dụng của ngoại lực, nếu vật rắn lấy lại được hình dạng và kích thước ban đầu thì biến dạng của vật là biến dạng đàn hồi.
- Giới hạn mà trong đó vật rắn còn giữ được tính đàn hồi được gọi là giới hạn đàn hồi của vật rắn.
- Khi vật chịu tác dụng của cặp lực nén ngược chiều nhau, vuông góc với bề mặt của vật rắn và hướng vào phía trong vật, ta có biến dạng nén.
- Khi vật chịu tác dụng của cặp lực kéo ngược chiều nhau, vuông góc với bề mặt của vật rắn và hướng ra phía ngoài vật, ta có biến dạng kéo.
2. Ví dụ minh hoạ
Ví dụ 1: Mức độ biến dạng của thanh rắn phụ thuộc vào những yếu tố nào?
A. Bản chất của thanh rắn.
B. Độ lớn của ngoại lực tác dụng vào thanh.
C. Tiết diện ngang của thanh.
D. Cả ba yếu tố trên.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D.
Mức độ biến dạng của thanh rắn phụ thuộc vào những yếu tố:
- Bản chất của thanh rắn.
- Độ lớn của ngoại lực tác dụng vào thanh.
- Tiết diện ngang của thanh.
Ví dụ 2: Giới hạn đàn hồi là?
A. Là giá trị của ngoại lực tác dụng vào vật rắn mà khi vượt qua giá trị ấy vật rắn bị biến dạng không thể tự lấy lại kích thước và hình dạng ban đầu.
B. Là giới hạn trong đó vật rắn còn giữ được tính đàn hồi của nó.
C. Là giới hạn mà khi vượt qua nó vật rắn không còn giữ được tính đàn hồi của vật nữa.
D. Cả A, B và C.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D.
Giới hạn đàn hồi có thể được hiểu theo các cách khác nhau:
- Là giá trị của ngoại lực tác dụng vào vật rắn mà khi vượt qua giá trị ấy vật rắn bị biến dạng không thể tự lấy lại kích thước và hình dạng ban đầu.
- Là giới hạn trong đó vật rắn còn giữ được tính đàn hồi của nó.
- Là giới hạn mà khi vượt qua nó vật rắn không còn giữ được tính đàn hồi của vật nữa.
Ví dụ 3: Vật nào dưới đây biến dạng kéo?
A. Trụ cầu.
B. Móng nhà.
C. Dây cáp của cần cẩu đang chuyển hàng.
D. Cột nhà.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C.
A, B, D – là biến dạng nén.
C – là biến dạng kéo.
3. Bài tập trắc nghiệm
Bài 1: Vật nào dưới đây biến dạng nén?
A. dây cáp của cầu treo.
B. thanh nối các toa xe lửa đang chạy.
C. chiếc xà beng đang đẩy một tảng đá to.
D. trụ cầu.
Đáp án đúng là: D.
A, B – biến dạng kéo
C – biến dạng uốn
D – biến dạng nén.
Bài 2: Bungee là một trò chơi mạo hiểm được nhiều người yêu thích. Trò chơi này được thực hiện dựa trên hiện tượng vật lý nào?
Hình ảnh người chơi trò Bungee
A. Rơi tự do.
B. Lực nâng của không khí.
C. Biến dạng đàn hồi của vật rắn.
D. Lực cản của không khí.
Đáp án đúng là C
Trong trò chơi Bungee, sợi dây buộc chân được bện từ các sợi dây cao su nhỏ đàn hồi tốt. Trò chơi này dựa trên hiện tượng biến dạng đàn hồi của vật rắn.
Bài 3: Biến dạng đàn hồi là gì?
A. Khi có ngoại lực tác dụng thì vật rắn bị biến dạng.
B. Khi có ngoại lực tác dụng thì vật rắn bị biến dạng đàn hồi.
C. Khi có ngoại lực tác dụng thì vật rắn bị biến dạng, khi thôi tác dụng của ngoại lực thì vật rắn vẫn bị biến dạng.
D. Khi có ngoại lực tác dụng thì vật rắn bị biến dạng, khi không còn tác dụng của ngoại lực thì vật rắn bị biến lấy lại được hình dạng và kích thước ban đầu.
Đáp án đúng là D.
Khi có ngoại lực tác dụng thì vật rắn bị biến dạng, khi không còn tác dụng của ngoại lực thì vật rắn bị biến lấy lại được hình dạng và kích thước ban đầu thì gọi là biến dạng đàn hồi.
Bài 4: Khi tác dụng ngoại lực vượt quá giới hạn đàn hồi của vật rắn thì
A. vật rắn không còn trở về hình dạng, kích thước ban đầu khi thôi tác dụng ngoại lực.
B. vật rắn trở về hình dạng ban đầu nhưng kích thước bị giảm đi khi thôi tác dụng ngoại lực.
C. vật rắn trở về kích thước ban đầu nhưng bị biến đổi về hình dạng khi thôi tác dụng ngoại lực.
D. vật rắn bị phá hủy hoàn toàn khi thôi tác dụng ngoại lực.
Đáp án đúng là A.
Khi tác dụng ngoại lực vượt quá giới hạn đàn hồi của vật rắn thì vật rắn không còn trở về hình dạng, kích thước ban đầu khi thôi tác dụng ngoại lực.
Bài 5: Khi vật chịu tác dụng của cặp lực nén ngược chiều nhau, vuông góc với bề mặt của vật và hướng vào phía trong vật thì vật chịu biến dạng loại nào?
A. biến dạng uốn.
B. biến dạng nén.
C. biến dạng kéo.
D. biến dạng không đàn hồi.
Đáp án đúng là B
Khi vật chịu tác dụng của cặp lực nén ngược chiều nhau, vuông góc với bề mặt của vật và hướng vào phía trong vật thì vật chịu biến dạng nén.
Bài 6: Khi vật chịu tác dụng của cặp lực nén ngược chiều nhau, vuông góc với bề mặt của vật và hướng ra phía ngoài vật thì vật chịu biến dạng loại nào?
A. biến dạng uốn.
B. biến dạng nén.
C. biến dạng kéo.
D. biến dạng không đàn hồi.
Đáp án đúng là C
Khi vật chịu tác dụng của cặp lực nén ngược chiều nhau, vuông góc với bề mặt của vật và hướng ra phía ngoài vật thì vật chịu biến dạng kéo.
Bài 7: Vật nào sau đây có tính chất đàn hồi:
A. Li thủy tinh.
B. Viên đất sét.
C. Thớt gỗ.
D. Bóng cao su.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Bóng cao su có tính chất đàn hồi do khi tác dụng lực, bóng cao su bị biến dạng; nếu thôi tác dụng lực thì bóng trở về hình dạng ban đầu.
Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí 10 hay, chi tiết khác:
- Lực hướng tâm và gia tốc hướng tâm
- Bài toán liên quan đến lực hướng tâm
- Bài toán lực đàn hồi
- Bài toán khối lượng riêng của các chất
- Bài toán về áp lực
- Bài toán về áp suất chất lỏng
Để học tốt lớp 10 các môn học sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Lớp 10 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT
- Lớp 10 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 10 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - CTST
- Giải Toán 10 - CTST
- Giải sgk Vật lí 10 - CTST
- Giải sgk Hóa học 10 - CTST
- Giải sgk Sinh học 10 - CTST
- Giải sgk Địa lí 10 - CTST
- Giải sgk Lịch sử 10 - CTST
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - CTST
- Lớp 10 - Cánh diều
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều