Cách giải các dạng bài tập về dòng điện trong chất điện phân (hay, chi tiết)
Bài viết Cách giải các dạng bài tập về dòng điện trong chất điện phân với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập về dòng điện trong chất điện phân.
Cách giải các dạng bài tập về dòng điện trong chất điện phân (hay, chi tiết)
A. Phương pháp & Ví dụ
LOẠI 1: ĐIỆN PHÂN CÓ DƯƠNG CỰC TAN
+ Hiện tượng dương cực tan xảy ra khi điện phân một dung dịch muối mà kim loại anôt làm bằng chính kim loại ấy.
+ Khi có hiện tượng dương cực tan, dòng điện trong chất điện phân tuân theo định luật ôm, giống như đoạn mạch chỉ có điện trở thuần (vì khi đó có một cực bị tan nên bình điện phân xem như một điện trở).
+ Sử dụng định luật Farađây:
♦ Định luật 1: Khối lượng m của các chất được giải phóng ra ở điện cực của bình điện phân tỉ lệ với điện lượng q chạy qua bình đó.
• Biểu thức: m = kq (1) (hệ số tỉ lệ k gọi là đương lượng điện hóa, k phụ thuộc vào bản chất của chất được giải phóng, k có đơn vị là kg/C)
♦ Định lật 2: Đương lượng điện hóa k của một nguyên tố, tỉ lệ với đương lượng gam của nguyên tố đó
• Biểu thức:
Kết hợp (1) và (2) ta có biểu thức của định luật Fa-ra-đây, biểu thị 2 định luật như sau:
Trong đó:
• k là đương lượng điện hóa của chất được giả phóng ra ở điện cực ( đơn vị g/C).
• F = 96 500 C/mol: là hằng số Farađây.
• n là hóa trị của chất thoát ra.
• A là khối lượng nguyên tử của chất được giải phóng ( đơn vị gam).
• q là điện lượng dịch chuyển qua bình điện phân ( đơn vị C ).
• I là cường độ dòng điện qua bình điện phân. ( đơn vị A).
• t là thời gian điện phân ( đơn vị s).
• m là khối lượng chất được giải phóng ( đơn vị gam)..
LOẠI 2: ĐIỆN PHÂN KHÔNG CÓ DƯƠNG CỰC TAN
+ Khi không có hiện tượng dương cực tan thì bình điện phân xem như một máy thu điện, nên dòng điện qua bình tuân theo định luật ôm cho đoạn mạch chứa máy thu (vì có hai cực, dòng vào cực dương ra cực âm)
+ Để giải ta cũng sử dụng định luật Farađây:
hay:
Các công thức liên quan: khối lượng riêng:
thể tích: V = S.d
Trong đó:
• D (kg/m3): khối lượng riêng
• d (m): bề dày kim loại bám vào điện cực
• S (m2): diện tích mặt phủ của tấm kim loại
• V (m3): thể tích kim loại bám vào điện cực.
Ví dụ 1: Muốn mạ đồng một tấm sắt có diện tích tổng cộng 200 cm2, người ta dùng tấm sắt làm catôt của một bình điện phân đựng dung dịch CuSO4 và anôt là một thanh đồng nguyên chất, rồi cho dòng điện có cường độ I = 10 A chạy qua trong thời gian 2 giờ 40 phút 50 giây. Tìm bề dày lớp đồng bám trên mặt tấm sắt. Cho biết đồng có A = 64; n = 2 và có khối lượng riêng ρ = 8,9.103 kg/m3.
Đổi: S = 200cm2 = 2.10-2m2; t = 2 giờ 40 phút 50 giây = 2.3600 + 40.60 + 50 = 9650 giây
Sau khi mạ đồng, tấm sắt sẽ bị đồng bám trên bề mặt vì thế cả khối lượng và thể tích của tấm sắt sẽ tăng lên.
Bình điện phân đựng dung dịch CuSO4 và anôt là một thanh đồng nguyên chất nên xảy ra hiện tượng cực dương tan trong quá trình điện phân.
Ví dụ 2: Cho mạch điện như hình vẽ: Có bộ nguồn (E = 12 V; r = 0,4 Ω), R1 = 9Ω, R2 = 6Ω và một bình điện phân đựng dung dịch CuSO4, anôt bằng đồng Cu và điện trở của bình điện phân Rp = 4Ω. Tính:
a) Cường độ dòng điện qua mạch chính.
b) Khối lượng đồng thoát ra ở cực dương trong 16 phút 5 giây.
Hướng dẫn:
Khi điện phân một dung dịch muối mà kim loại anôt làm bằng chính kim loại ấy thì xảy ra hiện tượng cực dương ta (kim loại đề cập trong bài trên chính là Cu). Đến đây bài toán không có gì mới. Ta xem bình điện phân như một điện trở và tính toán bình thường. Riêng bình điện phân thì ta quan tâm tới dòng điện chạy qua bình điện phân, thời gian điện phân và khối lượng kim loại giải phóng ở điện cực. Lưu ý rằng khối lượng này tính bằng gam (g) chứ không phải bằng kilogam (kg)
a) Điện trở tương đương mạch ngoài:
+ Dòng điện trong mạch chính:
b) Khối lượng đồng thoát ra ở cực dương:
Ví dụ 3: Cho mạch điện như hình vẽ: E = 13,5 V, r = 1 Ω; R1 = 3 Ω; R3 = R4 = 4 Ω. Bình điện phân đựng dung dịch CuSO4, anốt bằng đồng, có điện trở R2 = 4 Ω. Hãy tính:
a) Điện trở tương đương RMN của mạch ngoài, cường độ dòng điện qua nguồn, qua bình điện phân.
b) Khối lượng đồng thoát ra ở catốt sau thời gian t = 3 phút 13 giây. Cho khối lượng nguyên tử của Cu = 64 và n = 2.
c) Công suất của nguồn và công suất tiêu thụ ở mạch ngoài.
Hướng dẫn:
a) Ta có:
⇒ R234 = R2 + R34 = 6Ω
+ Điện trở tương đương RMN của mạch ngoài:
+ Cường độ dòng điện qua nguồn:
+ Ta có: UMN = IRMN = 9V
b) Khối lượng đồng thoát ra ở catốt sau thời gian t = 3 phút 13 giây:
c) Công suất của nguồn: PE = E.I = 60,75W
+ Công suất tiêu thụ ở mạch ngoài: PMN = I2RMN = 40,5W
Ví dụ 4: Người ta dùng 36 nguồn giống nhau, mỗi nguồn có suất điện động 1,5 V, điện trở trong 0,9 Ω để cung cấp điện cho một bình điện phân đựng dung dịch ZnSO4 với cực dương bằng kẽm, có điện trở R = 3,6 Ω. Hỏi phải mắc hỗn hợp đối xứng bộ nguồn như thế nào để dòng điện qua bình điện phân là lớn nhất. Tính lượng kẽm bám vào catôt của bình điện phân trong thời gian 1 giờ 4 phút 20 giây. Biết Zn có A = 65; n = 2.
Hướng dẫn:
+ Giả sử các nguồn được mắc thành m hàng, mỗi hàng có n nguồn nối tiếp nhau:
+ Lại có:
+ Vì số nguồn là 36 nên: mn = 36
+ Nhận thấy Imax khi (3,6m + 0,9n) = min
+ Theo cô-si:
+ Dấu "=" xảy ra khi: 3,6m = 0,9n ⇒ n = 4m
Mà mn = 36 ⇒ m = 3; n = 12
+ Vậy phải mắc thành 3 hàng, mỗi hàng có 12 nguồn mắc nối tiếp, khi đó Imax bằng 2,5 A
Lượng kẽm bám vào catôt của bình điện phân trong thời gian 1 giờ 4 phút 20 giây:
Ví dụ 5: Cho điện như hình vẽ. Trong đó bộ nguồn có n pin mắc nối tiếp, mỗi pin có suất điện động 1,5 V và điện trở trong 0,5 Ω. Mạch ngoài gồm các điện trở R1 = 20 Ω; R2 = 9 Ω; R3 = 2 Ω; đèn Đ loại 3V - 3W; Rp là bình điện phân đựng dung dịch AgNO3, có cực dương bằng bạc. Điện trở của ampe kế và dây nối không đáng kể; điện trở của vôn kế rất lớn. Biết ampe kế A1 chỉ 0,6 A, ampe kế A2 chỉ 0,4 A. Tính:
a) Cường độ dòng điện qua bình điện phân và điện trở của bình điện phân.
b) Số pin và công suất của bộ nguồn.
c) Số chỉ của vôn kế.
d) Khối lượng bạc giải phóng ở catôt sau 32 phút 10 giây.
e) Đèn Đ có sáng bình thường không? Tại sao?
Hướng dẫn:
a) Điện trở của bóng đèn:
⇒ R2Đ = R2 + RĐ = 12Ω
+ Ta có: U2Đ = U3p = UCB = IA2.R2Đ = 4,8 V; I3p = I3 = Ip = IA1 – IA2 = 0,2 A;
+ Lại có:
Rp = R3p – R3 = 22Ω.
b) Điện trở mạch ngoài: R = R1 + RCB = R1 + UCB = 28 Ω;
+ Ta có:
⇒ 16,8 + 0,3n = 1,5n ⇒ n = 14 nguồn
+ Công suất của bộ nguồn: Png = I.Eb = 12,6 W.
c) Số chỉ vôn kế: UV = U = IR = 16,8 V.
d) Khối lượng bạc giải phóng:
e)
nên đèn sáng yếu hơn bình thường.
Ví dụ 6: Một mạch điện kín gồm một nguồn điện có suất điện động E = 6V, điện trở trong r = 0,5Ω , cung cấp dòng điện cho bình điện phân dung dịch đồng sunfat với anôt làm bằng chì. Biết suất phản điện của bình điện phân là Ep = 2V, và lượng đồng bám trên ca tôt là 2,4g. Hãy tính:
a) Điện lượng dịch chuyển qua bình điện phân.
b) Cường độ dòng điện qua bình điện phân.
c) Thời gian điện phân.
Hướng dẫn:
Bình điện phân đựng dung dịch CuSO4 và anôt được làm bằng chì (Pb) nên không xảy ra hiện tượng cực dương tan trong quá trình điện phân. Trong trường hợp này bình điện phân xem như một máy thu điện, nên dòng điện qua bình tuân theo định luật ôm cho đoạn mạch chứa máy thu
a) Điện lượng dịch chuyển qua bình điện phân:
Ta có:
Thay số:
b) Cường độ dòng điện qua bình điện phân:
c) Thời gian điện phân:
B. Bài tập
Bài 1. Một tấm kim loại được đem mạ niken bằng phương pháp điện phân. Biết diện tích bề mặt kim loại là 40cm2, cường độ dòng điện qua bình là 2A, niken có khối lượng riêng D = 8,9.103kg/m3, A = 58, n = 2. Tính chiều dày của lớp niken trên tấm kinh loại sau khi điện phân 30 phút. Coi niken bám đều lên bề mặt tấm kim loại.
Lời giải:
+ Sử dụng công thức:
+ Chiều dày của lớp mạ được tính:
Bài 2. Chiều dày của một lớp niken phủ lên một tấm kim loại là h = 0,05 mm sau khi điện phân trong 30 phút. Diện tích mặt phủ của tấm kim loại là 30 cm2. Xác định cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân. Biết niken có A = 58, n = 2 và có khối lượng riêng là ρ = 8,9 g/cm3.
Lời giải:
+ Khối lượng kim loại đã phủ lên bề mặt tấm niken: m = ρV = ρSh = 1,335 g
+ Lại có:
Bài 3. Cho mạch điện như hình vẽ. E = 9 V, r = 0,5 Ω. Bình điện phân chứa dung dịch đồng sunfat với hai cực bằng đồng. Đèn có ghi 6 V – 9 W; Rx là một biến trở. Điều chỉnh để Rx = 12 Ω thì đèn sáng bình thường. Cho Cu = 64, n = 2. Tính khối lượng đồng bám vào catốt của bình điện phân trong 16 phút 5 giây và điện trở của bình điện phân.
Lời giải:
+ Điện trở của bóng đèn:
+ Cường độ dòng điện định mức của đèn là:
+ Hiệu điện thế hai đầu biến trở là:
+ Dòng điện trong mạch chính là: I = IĐ + IRx = 2 A
+ Khối lượng Cu bám trên catot:
+ Ta có:
+ Lại có:
Bài 4. Một nguồn gồm 30 pin mắc thành 3 nhóm nối tiếp, mỗi nhóm có 10 pin mắc song song, mỗi pin có suất điện động 0,9 (V) và điện trở trong 0,6 (Ω). Bình điện phân có anôt làm bằng Cu và dung dịch điện phân là CuSO4, điện trở của bình điện phân là 205Ω, mắc bình điện phân vào hai cực của bộ nguồn. Trong thời gian 50 phút khối lượng đồng Cu bám vào catốt là:
Lời giải:
+ Mạch điện như hình
+ Suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn là:
+ Cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân là:
+ Khối lượng đồng Cu bám vào catốt là:
Bài 5. Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ. Nguồn điện có suất điện động E và điện trở trong r = 1 Ω. R1 = 3 Ω ; R2 = R3 = R4 = 4 Ω. R2 là bình điện phân, đựng dung dịch CuSO4 có anốt bằng đồng. Biết sau 16 phút 5 giây điện phân khối lượng đồng được giải phóng ở catốt là 0,48g.
a) Tính cường độ dòng điện qua bình điện phân và cường độ dòng điện qua các điện trở ?
b) Tính E ?
Lời giải:
a) Ta có:
+ Ta có:
⇒ R234 = R2 + R3
+ Lại có: U34 = I34.R34 = 3(V) ⇒ U3 = U4 = 3V
⇒ I4 = I34 - I3 = 0,75(A)
+ Hiệu điện thế giữa hai điểm A, B:
+ Dòng điện qua điện trở R1:
b) Dòng điện trong mạch chính: I = I1 + I2 = 4,5V
+ Điện trở tương đương RMN của mạch ngoài:
+ Cường độ dòng điện qua nguồn:
Bài 6. Cho mạch điện như hình vẽ: Mỗi nguồn E = 4,5V, r = 0,5Ω, R1 = 1Ω, R3 = 6Ω; R2: Đèn (6V - 6W), R4 = 2Ω, R5 = 4Ω (với R5 là bình điện phân đựng dung dịch CuSO4/Cu. Cho biết A = 64, n =2. Tính:
a) Suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn.
b) Nhiệt lượng tỏa ra trên bóng đèn trong thời gian 10phút.
c) Khối lượng Cu bám vào catốt trong thòi gian 16 phút 5 giây.
d) Hiệu điện thế giữa hai điểm C và M.
Lời giải:
a) Suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn:
b) Ta có:
+ Dòng điện trong mạch chính:
+ Ta có: U23 = U45 = IR23,45 = 12V
+ Dòng điện qua bóng đèn: I2 = I23 = 1(A)
+ Nhiệt lượng tỏa ra trên bóng đèn trong thời gian 10 phút: Q = I22R2t = 3600J
c) Dòng điện chạy qua bình điện phân: I5 = I45 = 2(A)
+ Khối lượng Cu bám trên catot:
d) Ta có: UCM = E + E - ICB.2r - I23R3 = 1,5V
Bài 7. Cho mạch điện như hình vẽ. Bộ nguồn gồm n pin mắc nối tiếp, mỗi pin có: E = 1,5V, r0 = 0,5Ω. Mạch ngoài R1 = 2Ω, R2 = 9Ω, R4 = 4Ω, đèn R3: 3V – 3W, R5 là bình điện phân dung dịch AgNO3 có dương cực tan. Biết ampe kế A1 chỉ 0,6A, ampe kế A2 chỉ 0,4A, RA = 0, RV rất lớn. Tìm:
a) Cường độ dòng điện qua bình điện phân và điện trở bình điện phân.
b) Số pin và công suất mỗi pin.
c) Số chỉ trên vôn kế hai đầu bộ nguồn.
d) Khối lượng bạc được giải phóng ở catot sau 16 phút 5 giây điện phân.
e) Độ sáng của đèn R3?
Lời giải:
Với bộ nguồn: Eb = nE = 1,5n; rb = nr0 = 0,5n.
Điện trở của đèn:
a) Cường độ dòng điện qua bình điện phân và điện trở bình điện phân
– Hiệu điện thế 2 đầu R4, R5: U45 = I2(R2 + R3) = 0,4(9 + 3) = 4,8V
– Cường độ dòng điện qua bình điện phân:
I4 = I5 = I1 – I2 = 0,6 – 0,4 = 0,2A
– Hiệu điện thế 2 đầu R4: U4 = I4R4 = 0,2.4 = 0,8V.
– Hiệu điện thế 2 đầu R5: U5 = U45 – U4 = 4,8 – 0,8 = 4V.
– Điện trở của bình điện phân:
b)
⇔ 1,5n = 6 + 0,3n ⇔ n = 5.
P = EbI = 1,5.5.0,6 = 4,5W, .
c) Số chỉ của vôn kế hai đầu bộ nguồn: U = Eb - rbI = 1,5.5 – 0,5.5.0,6 = 6V.
d)
e)
Ta thấy: I2 = 0,4A < Iđm: đèn Đ3 sáng tối hơn bình thường.
C. Bài tập tự luyện
Bài 1: Khi điện phân nóng chảy muối của kim loại kiềm thì
A. cả ion của gốc axit và ion kim loại đều chạy về cực dương.
B. cả ion của gốc axit và ion kim loại đều chạy về cực âm.
C. ion kim loại chạy về cực dương, ion của gốc axit chạy về cực âm.
D. ion kim loại chạy về cực âm, ion của gốc axit chạy về cực dương.
Bài 2: Điện phân cực dương tan một dung dịch trong 20 phút thì khối lượng cực âm tăng thêm 4 gam. Nếu điện phân trong một giờ với cùng cường độ dòng điện như trước thì khối lượng cực âm tăng thêm là
A. 24 gam.
B. 12 gam.
C. 6 gam.
D. 48 gam.
Bài 3: Khối lượng chất giải phóng ở điện cực của bình điện phân tỉ lệ với
A. điện lượng chuyển qua bình.
B. thể tích của dung dịch trong bình.
C. khối lượng dung dịch trong bình.
D. khối lượng chất điện phân.
Bài 4: Hiện tượng điện phân không ứng dụng để
A. đúc điện.
B. mạ điện.
C. sơn tĩnh điện.
D. luyện nhôm.
Bài 5: Khi điện phân dung dịch AgNO3 với cực dương là Ag biết khối lượng mol của bạc là 108. Cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân để trong 1 h để có 27 gam Ag bám ở cực âm là
A. 6,7A.
B. 3,35A.
C. 24124A.
D. 108A.
Bài 6: Cực âm của một bình điện phân dương cực tan có dạng một lá mỏng. Khi dòng điện chạy qua bình điện phân trong 1 h thì cực âm dày thêm 1mm. Để cực âm dày thêm 2 mm nữa thì phải tiếp tục điện phân cùng điều kiện như trước trong thời gian là
A. 1 h.
B. 2 h.
C. 3 h.
D. 4 h.
Bài 7: Nếu có dòng điện không đổi chạy qua bình điện phân gây ra hiện tượng dương cực tan thì khối lượng chất giải phóng ở điện cực không tỉ lệ thuận với
A. khối lượng mol của chất đượng giải phóng.
B. cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân.
C. thời gian dòng điện chạy qua bình điện phân.
D. hóa trị của của chất được giải phóng.
Bài 8: Mắc nối tiếp hai bình điện phân, bình thứ nhất đựng dung dịch CuSO4, bình thứ hai đựng dung dịch AgNO3. Sau một giờ, lượng đồng giải phóng ở catot của bình thứ nhất là 0,32g. Khối lượng bạc giải phóng ở catot thứ hai có giá trị nào sau đây. Cho Cu = 64, Ag = 108.
A. 1,08 g.
B. 108 g.
C. 5,4 g.
D. 0,54 g.
Bài 9: Một bình điện phân đựng dung dịch CuSO4, với các điện cực đều bằng đồng, diện tích catot bằng 10 cm2, khoảng cách từ catot đến anot là 5 cm. Đương lượng gam của đồng là 32. Hiệu điện thế đặt vào U = 15 V, điện trở suất của dung dịch là 0,2 Ω.m. Sau thời gian 1 h, khối lượng đồng bám vào catot gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 0,327 g.
B. 1,64 g.
C. 1,78 g.
D. 2,65 g.
Bài 10: Khi điện phân một dung dịch HCl, người ta thu được 3,32 lít khí hydro ở điều kiện tiêu chuẩn. Biết thời gian thực hiện điện phân là 90 phút. Tìm cường độ dòng điện được sử dụng.
A. 5,5A.
B. 2,65A.
C. 5,3A.
D. 10,8A.
Bài tập bổ sung
Bài 1: Một thấu kính phân kì có tiêu cự 10 cm. đặt vật AB vuông góc với trục chính cho ảnh ảo A1B1. Dịch chuyển vật sáng lại gần thấu kính 15 cm thì ảnh dịch chuyển 1,5 cm. Xác định vị trí vật và ảnh trước khi di chuyển vật?
A. d = 7,5 cm; d' = 30 cm.
B. d = 25 cm; d' = 9 cm.
C. d = 9 cm; d' = 25 cm.
D. d = 30 cm; d' = 7,5 cm.
Bài 2: Đặt vật sáng AB vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ và cách thấu kính một khoảng nào đó cho ảnh thật gấp 4 lần vật. Nếu tịnh tiến vật dọc trục chính lại gần thấu kính một đoạn 4cm thì ảnh thu được trên màn bằng với ảnh khi ta dịch chuyển vật từ vị trí ban đầu đến gần thấu kính 6cm. Tìm khoảng cách ban đầu của vật.
A. 5 cm.
B. 15 cm.
C. 20 cm.
D. 10 cm.
Bài 3: Đặt vật sáng AB vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ. Qua thấu kính cho ảnh A1B1 thu được trên màn sau thấu kính, lớn hơn vật và cao 4 cm. Giữ vật cố định, tịnh tiến thấu kính dọc trục chính 5cm về phía màn thì phải dịch chuyển màn dọc trục chính 35 cm lại thu được ảnh A2B2 cao 2cm. Tính tiêu cự của thấu kính và chiều cao của vật?
A. f = 20cm; h = 1cm.
B. f = 20cm; h = 0,5cm.
C. f = 10cm; h = 1cm.
D. f = 10cm; h = 0,5cm.
Bài 4: Đặt vật sáng AB vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ. Qua thấu kính cho ảnh thật A1B1 Nếu tịnh tiến vật dọc trục chính lại gần thấu kính thêm một đoạn 30 cm lại thu được ảnh A2B2 vẫn là ảnh thật và cách vật AB một khoảng như cũ. Biết ảnh lúc sau bằng 4 lần ảnh lúc đầu. Tìm tiêu cự của thấu kính và vị trí ban đầu?
A. f = 20cm; d1 = 40cm.
B. f = 20cm; d1 = 60cm.
C. f = 10cm; d1 = 50cm.
D. f = 10cm; d1 = 30cm.
Bài 5: Đặt một điểm sáng S trên trục chính của một thấu kính phân kỳ (tiêu cự bằng l0cm) ta thu được ảnh S'. Di chuyển S một khoảng 15cm lại gần thấu kính ta thấy ảnh S' di chuyển một khoảng l,5cm. Tìm vị trí của vật và ảnh lúc đầu và lúc sau khi di chuyển.
Bài 6: Một vật thật AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính. Ban đầu ảnh của vật qua thấu kính là ảnh ảo và bằng nửa vật. Giữ thấu kính cố định di chuyển vật dọc trục chính 100 cm. Ảnh của vật vẫn là ảnh ảo và cao bằng vật. Xác định chiều dời của vật, vị trí ban đầu của vật và tiêu cự của thấu kính?
A. Vật ra xa thấu kính, f = -100cm, d = 100cm.
B. Vật lại gần thấu kính, f = -100cm, d = 100cm.
C. Vật ra xa thấu kính, f = -50cm, d = 50cm.
D. Vật lại gần thấu kính, f = -50cm, d = 50cm.
Bài 7: Một vật thật AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính. Ban đầu ảnh của vật qua thấu kính A1B1 là ảnh thật. Giữ thấu kính cố định di chuyển vật dọc trục chính lại gần thấu kính 2 cm thì thu được ảnh của vật là A2B2 vẫn là ảnh thật và cách A1B1 một đoạn 30 cm. Biết ảnh sau và ảnh trước có chiều dài lập theo tỉ số .
a) Xác định loại thấu kính, chiều dịch chuyển của ảnh?
A. Thấu kính hội tụ, ảnh dịch ra xa thấu kính.
B. Thấu kính hội tụ, ảnh dịch lại gần thấu kính.
C. Thấu kính phân kì, ảnh dịch ra xa thấu kính.
D. Thấu kính phân kì, ảnh dịch lại gần thấu kính.
Bài 8: Đặt vật sáng AB vuông góc với trục chính của một thấu kính. Qua thấu kính cho ảnh A1B1 cùng chiều và nhỏ hơn vật. Nếu tịnh tiến vật dọc trục chính một đoạn 30 cm thì ảnh tịnh tiến 1 cm. Biết ảnh lúc đàu bằng 1,2 lần ảnh lúc sau. Tìm tiêu cực của thấu kính?
A. 25 cm.
B. 30 cm.
C. 15 cm.
D. 10 cm.
Bài 9: Đặt vật sáng AB vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ và cách thấu kính 30 cm. Qua thấu kính cho ảnh A1B1 thu được trên màn sau thấu kính. Nếu tịnh tiến vật dọc trục chính lại gần thấu kính một đoạn 10 cm thì phải dịch chuyển màn ra xa thấu kính để lại thu được ảnh A2B2 . Biết ảnh lúc sau bằng 2 lần ảnh lúc đầu.
a) Tìm tiêu cự của thấu kính?
A. 10 cm.
B. 20 cm.
C. 15 cm.
D. 30 cm.
b) Tìm độ phóng đại ảnh lúc đầu và lúc sau?
A. 0,5 và 1.
B. 1 và 0,5.
C. 0,25 và 0,5.
D. 0,5 và 0,25.
Bài 10: Đặt vật sáng AB vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ và cách thấu kính 20cm. Qua thấu kính cho ảnh thật A1B1. Nếu tịnh tiến vật dọc trục chính ra xa thấu kính một đoạn 4 cm lại thu được ảnh A2B2. Biết ảnh lúc sau bằng lần ảnh lúc đầu.
a) Tìm tiêu cự của thấu kính?
A. 9 cm.
B. 18 cm.
C. 24 cm.
D. 12 cm.
Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 11 có trong đề thi THPT Quốc gia khác:
- Lý thuyết Dòng điện trong chất điện phân
- Trắc nghiệm Dòng điện trong chất điện phân
- Lý thuyết Dòng điện trong chất khí, chân không, chất bán dẫn
- 23 bài tập trắc nghiệm Dòng điện trong chất khí có đáp án chi tiết
- 16 bài tập trắc nghiệm Dòng điện trong chân có đáp án chi tiết
- 15 bài tập trắc nghiệm Dòng điện trong chất bán dẫn có đáp án chi tiết
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Lớp 11 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT
- Lớp 11 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST
- Lớp 11 - Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều