Từ trường của dây dẫn có hình dạng đặc biệt - Nguyên lí chồng chất từ trường - Bài tập và cách giải
Với Từ trường của dây dẫn có hình dạng đặc biệt - Nguyên lí chồng chất từ trường - Bài tập và cách giải sẽ giúp học sinh nắm vững lý thuyết, biết cách làm bài tập từ đó có kế hoạch ôn tập hiệu quả để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Vật lí 11.
- Lý thuyết bài tập Từ trường của dây dẫn có hình dạng đặc biệt - Nguyên lí chồng chất từ trường
- Cách giải bài tập Từ trường của dây dẫn có hình dạng đặc biệt - Nguyên lí chồng chất từ trường
- Ví dụ minh họa bài tập Từ trường của dây dẫn có hình dạng đặc biệt - Nguyên lí chồng chất từ trường
- Bài tập tự luyện Từ trường của dây dẫn có hình dạng đặc biệt - Nguyên lí chồng chất từ trường
Từ trường của dây dẫn có hình dạng đặc biệt - Nguyên lí chồng chất từ trường - Bài tập và cách giải
I. Lý thuyết
1. Tương tác giữa hai vật có từ tính.
- Giữa hai vật có từ tính luôn tồn tại một lực tương tác gọi là lực từ.
+ Đưa hai cực cùng tên của hai nam châm lại gần nhau thì chúng đẩy nhau, còn hai cực khác tên gần nhau thì chúng hút nhau.
+ Cho hai dòng điện chạy qua hai dây dẫn thẳng đặt song song và gần nhau thì chúng cũng có thể hút nhau hoặc đẩy nhau.
+ Đưa nam châm lại gần dòng điện thì chúng cũng tương tác với nhau.
2. Từ trường
- Từ trường là một dạng vật chất tồn tại trong không gian mà biểu hiện cụ thể là sự xuất hiện của lực từ tác dụng lên một dòng điện hay một nam châm đặt trong nó.
- Quy ước: Hướng của từ trường tại một điểm là hướng Nam – Bắc của kim nam châm nhỏ nằm cân bằng tại điểm đó.
- Từ trường đều là từ trường mà đặc tính của nó giống nhau tại mọi điểm; các đường sức từ là những đường thẳng song song, cùng chiều và cách đều nhau.
3. Đường sức từ
- Đường sức từ là những đường vẽ ở trong không gian có từ trường sao cho tiếp tuyến tại mỗi điểm có phương trùng với phương của từ trường tại điểm đó
- Các tính chất của đường sức từ:
+ Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức từ.
+ Các đường sức từ là những đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu.
+ Chiều của đường sức từ tuân theo những quy tắc xác định (quy tắc nắm tay phải, quy tắc vào Nam ra Bắc).
+ Người ta quy ước vẽ các đường sức từ sao cho chỗ nào từ trường mạnh thì các đường sức từ mau và chỗ nào từ trường yếu thì các đường sức từ thưa.
4. Từ trường của dây dẫn có hình dạng đặc biệt
- Từ trường của dòng điện thẳng dài vô hạn
Vectơ cảm ứng từ do dòng điện thẳng rất dài gây ra tại điểm M có:
+ Điểm đặt tại M
+ Phương tiếp tuyến với đường tròn (O, r) tại M.
+ Chiều: Xác định theo qui tắc nắm tay phải: “Để bàn tay phải sao cho ngón cái nằm dọc theo dây dẫn và chỉ theo chiều dòng điện, khi đó các ngón tay kia khum lại cho ta chiều của các đường sức từ.”
+ Có độ lớn:
Trong đó: B là từ trường tại điểm M
r là khoảng cách từ sợi dây đến điểm M
I là cường độ dòng điện chạy qua sợi dây.
Chú ý: Nếu dây dẫn có chiều dài hữu hạn thì cảm ứng từ do dây dẫn gây ra tại M được tính theo công thức:
Trong đó: I là cường độ dòng điện (A)
r là khoảng cách từ M đến dây AB
Nhận thấy khi AB = ∞ ⇒ α1 = α2 = π/2
- Từ trường của dòng điện chạy trong dây dẫn uốn thành vòng tròn
- Vectơ cảm ứng từ tại tâm O của vòng dây có:
+ Có điểm đặt tại tâm O của vòng dây
+ Có phương vuông góc với mặt phẳng vòng dây
+ Có chiều: Xác định theo qui tắc nắm bàn tay phải: “Để bàn tay phải sao cho ngón cái nằm dọc theo dây dẫn và chỉ theo chiều dòng điện, khi đó các ngón kia khum lại cho ta chiều của cảm ứng từ.”
+ Có độ lớn:
Trong đó: N là số vòng dây được cuốn sát nhau
R là bán kính vòng dây
- Từ trường của dòng điện chạy trong ống dây dẫn hình trụ
- Vectơ cảm ứng từ trong lòng ống dây có:
+ Có điểm đặt tại điểm ta xét
+ Có phương song song với trục của ống dây
+ Có chiều xác định theo quy tắc nắm tay phải: Tưởng tượng dùng bàn tay phải nắm lấy ống dây sao cho các ngón trỏ, ngón giữa…hướng theo chiều dòng điện, khi đó ngón cái choãi ra cho ta chiều của đường sức từ
+ Có độ lớn:
Trong đó: l là chiều dài ống dây
là số vòng dây cuốn trên một đơn vị dài của lõi
- Nguyên lí chồng chất từ trường
- Từ trường do nhiều dòng điện gây ra tuân theo nguyên lí chồng chất: Vecto cảm ứng từ tại một điểm do nhiều dòng điện gây ra bằng tổng các vecto cảm ứng từ do từng dòng điện gây ra tại điểm ấy.
- Nếu tại một điểm M có nhiều vectơ cảm ứng từ thì cảm ứng từ tổng hợp tại M là:
= B1→ + B2→ +...+ Bn→
- Nếu chỉ có hai vectơ cảm ứng từ B1→, B2→ thì:
(Với a là góc tạo bởi hai vectơ B1→, B2→)
II. Phương pháp
Bước 1: Xác định chiều của vectơ cảm ứng từ (áp dụng quy tắc nắm bàn tay phải)
Bước 2: Tính cảm ứng từ
Bước 3: Áp dụng nguyên lí chồng chất từ trường để giải bài toán
III. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Cho hai dây dẫn thẳng song song dài vô hạn đặt cách nhau 8 cm trong không khí. Dòng điện chạy trong hai dây là I1 = 10 A, I2 = 20 A, cùng chiều nhau. Hãy xác định cảm ứng từ tổng hợp tại điểm M trong các trường hợp sau đây:
1/ M cách đều hai dây đoạn 4 cm.
A. 5.10-5 (T)
B. 5.10-4 (T)
C. 15.10-5 (T)
D. 0
2/ M cách I1 một đoạn 2 cm, cách I2 đoạn 10 cm.
A. 4.10-5 (T)
B.14.10-5 (T)
C. 10.10-5 (T)
D. 6.10-5 (T)
3/ M cách I1 một đoạn 6 cm, cách I2 đoạn 10 cm.
A. 6,566.10-4 (T)
B. 6,566.10-7 (T)
C. 6,566.10-6 (T)
D. 6,566.10-5 (T)
4/ M cách đều hai dây một đoạn 5 cm
A. 4.10-5 (T)
B. 8.10-5 (T)
C. 7,88.10-5 (T)
D. 12.10-5 (T)
Hướng dẫn giải
1/ Gọi B1→, B2→ lần lượt là cảm ứng từ do dòng điện I1 và I2 gây ra tại M. Áp dụng quy tắc nắm bàn tay phải xác định được chiều của B1→, B2→ như hình vẽ.
+ Ta có:
+ Cảm ứng từ tổng hợp tại M: = B1→ + B2→
+ Vì B1→, B2→ ngược chiều và B2 > B1 nên vectơ cảm ứng từ tổng hợp có chiều là chiều của B2→ và có độ lớn: B = B2 – B1 = 5.10–5 (T) ⇒ Chọn A
2/ Gọi B1→, B2→ lần lượt là cảm ứng từ do dòng điện I1 và I2 gây ra tại M.
Áp dụng quy tắc nắm bàn tay phải xác định được chiều của B1→, B2→ như hình vẽ.
+ Ta có:
+ Cảm ứng từ tổng hợp tại M: = B1→ + B2→
+ Vì B1→, B2→ cùng chiều nên vectơ cảm ứng từ tổng hợp có chiều là chiều của B1→ và B2→ và có độ lớn: B = B1 + B2 = 14.10–5 (T) ⇒ Chọn B
3/ Gọi B1→, B2→ lần lượt là cảm ứng từ do dòng điện I1 và I2 gây ra tại M. Áp dụng quy tắc nắm bàn tay phải xác định được chiều của B1→, B2→ như hình vẽ.
+ Ta có:
+ Cảm ứng từ tổng hợp tại M: = B1→ + B2→
+ Gọi a là góc tạo bởi B1→ và B2→, và từ hình vẽ ta có:
+ Vậy cảm ứng từ tổng hợp tại M là:
+ Gọi b là góc tạo bởi và B1→, theo định lý hàm cos ta có:
+ Vậy cảm ứng từ tổng hợp tại M có phương tạo với B1→ một góc 29,20, có chiều như hình, có độ lớn
B ≈ 6,566.10-5 (T) ⇒ Chọn D
4/ Gọi B1→, B2→ lần lượt là cảm ứng từ do dòng điện I1 và I2 gây ra tại M.
Áp dụng quy tắc nắm bàn tay phải xác định được chiều của B1→, B2→ như hình vẽ.
+ Ta có:
+ Cảm ứng từ tổng hợp tại M: = B1→ + B2→
+ Gọi a là góc tạo bởi B1→ và B2→, và từ hình vẽ ta có:
Theo định lý hàm cos trong tam giác I1MI2 ta có:
+ Vậy cảm ứng từ tổng hợp tại M là:
+ Cảm ứng từ tổng hợp tại M có phương và chiều như hình, có độ lớn: B ≈ 7,88.10-5 (T) ⇒ Chọn C
Ví dụ 2: Một sợi dây rất dài căng thẳng, ở khoảng giữa được uốn thành vòng tròn như hình vẽ. Bán kính vòng trong R = 6cm, cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn I = 3,75A. Cảm ứng từ tại tâm của vòng tròn gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 4,12.10-5 (T)
B. 2,68.10-5 (T)
C. 3,93.10-5 (T)
D. 5,18.10-5 (T)
Hướng dẫn giải
Gọi B1→, B2→ lần lượt là cảm ứng từ gây bởi phần dòng diện thẳng dài và phần dòng điện tròn tại tâm O.
+ Dựa vào quy tắc nắm bàn tay phải suy ra vectơ B1→ có chiều từ trong ra, vectơ B2→ có chiều hướng từ ngoài vào trong (hình vẽ).
Ta có:
+ Cảm ứng từ tổng hợp tại M: = B1→ + B2→
+ Vì B1→, B2→ ngược chiều và B2 > B1 nên vectơ cảm ứng từ tổng hợp có chiều là chiều của B2→ và có độ lớn:
⇒ Chọn B
Ví dụ 3: Một ống dây có chiều dài 20 cm, gồm 500 vòng dây, cho cường độ dòng điện I = 5A chạy trong ống dây.
1/ Độ lớn cảm ứng từ bên trong ống dây gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 15,7.10-3 T
B. 7,85.10-3 T
C. 7,85.10-2 T
D.15,7.10-2 T
2/ Nếu đồng thời tăng chiều dài ống dây, số vòng dây và cường độ dòng điện lên 2 lần thì cảm ứng từ bên trong ống dây lúc này có độ lớn là bao nhiêu?
A. 31,4.10-3 T
B. 15.7.10-3 T
C. 7,85.10-3 T
D. 31,4.10-2 T
3/ Cần phải dùng dòng điện có cường độ bao nhiêu để cảm ứng từ bên trong ống dây giảm đi một nửa so với câu a.
A. 10 A
B. 2,5 mA
C. 2,5 A
D.10 mA
Hướng dẫn giải
a) Độ lớn cảm ứng từ bên trong ống dây: ⇒ Chọn A
b) Ta có nên nếu đồng thời tăng chiều dài ống dây, số vòng dây và cường độ dòng điện lên 2 lần thì cảm ứng từ bên trong ống dây lúc này tăng lên 2 lần.
+ Do đó ta có: B' = 2B = 0,0314 (T) ⇒ Chọn A
c) Ta có nên để B giảm 2 lần thì I phải giảm 2 lần. Do đó:
⇒ Chọn C
IV. Bài tập tự luyện
Bài 1: Hai điểm M và N gần một dòng điện thẳng dài. Khoảng cách từ M đến dòng điện lớn gấp hai lần khoảng cách từ N đến dòng điện. Độ lớn của cảm ứng từ tại M và N là BM và BN thì
A. BM = 2BN
B. BM = 4BN
C. BM = BN/2
D. BM = BN /4
Đáp án: C
Bài 2: Dòng điện I = 1 (A) chạy trong dây dẫn thẳng dài. Cảm ứng từ tại điểm M cách dây dẫn 10 (cm) có độ lớn là:
A. 2.10-8 (T)
B. 4.10-6 (T)
C. 2.10-6 (T)
D. 4.10-7 (T)
Đáp án: C
Bài 3: Một dòng điện có cường độ I = 5 (A) chạy trong một dây dẫn thẳng, dài. Cảm ứng từ do dòng điện này gây ra tại điểm M có độ lớn B = 4.10-5 (T). Điểm M cách dây một khoảng
A. 25 (cm)
B. 10 (cm)
C. 5 (cm)
D. 2,5 (cm)
Đáp án: D
Bài 4: Một vòng dây tròn đặt trong chân không có bán kính R mang dòng điện có cường độ I thì cảm ứng từ tại tâm vòng dây là 10μT. Nếu cho dòng điện trên qua vòng dây có bán kính 4R thì cảm ứng từ tại tâm vòng dây có độ lớn là
A. 6.10-6 T.
B. 1,2.10-6 T.
C. 15.10-6 T.
D. 2,5.10-6 T.
Đáp án: D
Bài 5: Khi cho dòng điện cường độ chạy 10 A qua một vòng dây dẫn đặt trong không khí thì cảm ứng từ tại tâm của vòng dây dẫn có độ lớn là 2,1.10-4 T. Bán kính của vòng dây là
A. 5,0 cm.
B. 0,3 cm.
C. 3,0 cm.
D. 2,5 cm.
Đáp án: C
Bài 6: Cho dòng điện cường độ 20 A chạy qua một dây đồng có tiết diện 1,0 mm2 được uốn thành một vòng tròn đặt trong không khí. Khi đó cảm ứng từ tại tâm của vòng dây đồng có độ lớn bằng 2,5.10-4 T. Cho biết dây đồng có điện trở suất là 1,7.10-8 Ω.m. Hiệu điện thế giữa hai đầu vòng dây đồng gần giá trị nào nhất sau đây?
A.128 mV
B. 107 mV
C. 156 mV
D. 99 mV
Đáp án:
Bài 7: Một dây dẫn đường kính tiết diện d = 0,5 mm được phủ một lớp sơn cách điện mỏng và quấn thành một ống dây, các vòng dây quấn sát nhau. Cho dòng điện có cường độ I = 2 A chạy qua ống dây. Độ lớn cảm ứng từ tại một điểm trên trục trong ống dây là
A. B = 5.10-3 T.
B. B = 1,25.10-4 T.
C. B = 2,5.10-4 T.
D. B = 3,75.10-4 T.
Đáp án:
Bài 8: Hai ống dây dài bằng nhau và có cùng số vòng dây, nhưng đường kính ống một gấp đôi đường kính ống hai. Khi ống dây một có dòng điện 10 A thì độ lớn cảm ứng từ trong lòng ống một là 0,2 T. Nếu dòng điện trong ống hai là 5 A thì độ lớn cảm ứng từ trong lòng ống hai là
A. 0,1 T.
B. 0,2 T.
C. 0,05 T.
D. 0,4 T.
Đáp án: A
Bài 9 : Một sợi dây nhôm hình trụ có đường kính 0,4 mm, hiệu điện thế đặt vào hai đầu ống dây là 4 V, lớp sơn bên ngoài rất mỏng. Dùng dây này để cuốn một ống dây dài l = 20 cm, các vòng dây cuốn sát nhau. Cho dòng điện chạy qua ống dây thì cảm ứng từ bên trong ống dây có độ lớn là B = 6,28.10-3 T, điện trở của ống dây và số vòng dây cuốn trên ống là
A. R = 2 Ω; 2500 vòng.
B. R = 4 Ω; 500 vòng.
C. R = 4 Ω; 2500 vòng.
D. R = 2 Ω; 500 vòng.
Đáp án: D
Bài 10: Cho mạch điện có sơ đồ như hình bên: L là một ống dây dẫn hình trụ dài 10 cm, gồm 1000 vòng dây, không có lõi, được đặt trong không khí; điện trở R; nguồn điện có E = 12 V và r = 1 W. Biết đường kính của mỗi vòng dây rất nhỏ so với chiều dài của ống dây. Bỏ qua điện trở của ống dây và dây nối. Khi dòng điện trong mạch ổn định thì cảm ứng từ trong ống dây có độ lớn là 2,51.10-2 T. Giá trị của R là
A. 7 Ω.
B. 6 Ω.
C. 5 Ω.
D. 4 Ω.
Đáp án: C
Bài 11: Hai dây dẫn thẳng, dài song song cách nhau 32 (cm) trong không khí, cường độ dòng điện chạy trên dây 1 là I1 = 5 (A), cường độ dòng điện chạy trên dây 2 là I2. Điểm M nằm trong mặt phẳng 2 dòng điện, ngoài khoảng 2 dòng điện và cách dòng I2 8 (cm). Để cảm ứng từ tại M bằng không thì dòng điện I2 có
A. cường độ I2 = 2 (A) và cùng chiều với I1.
B. cường độ I2 = 2 (A) và ngược chiều với I1
C. cường độ I2 = 1 (A) và cùng chiều với I1.
D. cường độ I2 = 1 (A) và ngược chiều với I1.
Đáp án: D
Bài 12: Một dòng điện không đổi chạy trong dây dẫn thẳng, dài đặt trong chân không. Trên đường thẳng ∆ vuông góc với dây dẫn có hai điểm M và N nằm ở một phía so với sợi dây. Biết cảm ứng từ tại M và N có độ lớn lần lượt là BM = 3.10-5 T và BN = 2.10-5 T. Cảm ứng từ tại trung điểm của đoạn MN có độ lớn là
A. 2,2.10-5 T
B. 2,5.10-5 T
C. 2,6.10-5 T
D. 2,4.10-5 T
Đáp án: D
Bài 13: Trong chân không, cho hai dây dẫn d1, d2 song song và cách nhau 5cm. Dòng điện trong hai dây cùng chiều và có cường độ tương ứng là I1 = 30A, I2 = 20A. Gọi M là một điểm gần hai dây dẫn mà cảm ứng từ tại M bằng 0. Điểm M cách dây d1
A. 3 cm
B. 2 cm
C. 8 cm
D. 7 cm
Đáp án: A
Bài 14: Một dây dẫn rất dài được căng thẳng trừ một đoạn ở giữa dây uốn thành một vòng tròn bán kính 1,5 cm. Cho dòng điện 3 A chạy trong dây dẫn. Xác định cảm ứng từ tại tâm của vòng tròn nếu vòng tròn và phần dây thẳng cùng nằm trong một mặt phẳng:
A. 5,6.10-5 T
B. 6,6. 10-5 T
C. 7,6. 10-5 T
D. 8,6. 10-5 T
Đáp án: D
Bài 15: Hai vòng tròn dây dẫn đồng tâm, bán kính vòng thứ nhất là R = 8 cm vòng thứ 2 là 2R, trong mỗi vòng có dòng điện cường đội I = 10 A chạy qua. Nếu hai vòng dây nằm trong hai mặt phẳng vuông góc với nhau thì độ lớn cảm ứng từ tống hợp tại O là
A. 8,78.10-5 T.
B. 2,12.10-5 T.
C. 0,71.10-5 T.
D. 3,93.10-5 T.
Đáp án: A
Bài tập bổ sung
Bài 1: Hai dòng điện thẳng dài vô hạn đặt song song trong không khí và cách nhau một khoảng d = 100cm. Dòng điện chạy trong hai dây dẫn chạy cùng chiều và cùng cường độ I = 2A. Xác định cảm ứng từ tại điểm M trong hai trường hợp sau:
a. M nằm trong mặt phẳng chứa hai dây dẫn và cách hai dây dẫn lần lượt d1= 60 cm, d2= 40cm.
b. M cách hai dây dẫn lần lượt d1= 60cm, d2= 80 cm.
Bài 2: Hai dây dẫn thẳng, dài song song cách nhau 32 (cm) trong không khí, dòng điện chạy trên dây 1 là I1 = 5 (A), dòng điện chạy trên dây 2 là I2 = 1 (A) ngược chiều với I1. Điểm M nằm trong mặt phẳng của hai dây và cách đều hai dây. Tính cảm ứng từ tại M.
Bài 3: Hai dây dẫn thẳng, dài song song cách nhau 32 (cm) trong không khí, dòng điện chạy trên dây 1 là I1 = 5 (A), dòng điện chạy trên dây 2 là I2 = 1 (A) ngược chiều với I1. Điểm M nằm trong mặt phẳng của 2 dòng điện ngoài khoảng hai dòng điện và cách dòng điện I1 8(cm). Tính cảm ứng từ tại M.
Bài 4: Hai dây dẫn thẳng song song dài vô hạn đặt cách nhau d = 14cm trong không khí. Dòng điện chạy trong hai dây là I1 = I2 = 1,25A. Xác định vecto cảm ứng từ tại M cách mỗi dây r = 25cm trong trường hợp hai dòng điện:
a. Cùng chiều
b. Ngược chiều
Bài 5: Hai dòng điện thẳng dài vô hạn I1 = 10A; I2 = 30A vuông góc nhau trong không khí. Khoảng cách ngắn nhất giữa chúng là 4cm. Tính cảm ứng từ tại điểm cách mỗi dòng điện 2cm.
Bài 6: Hai dây dẫn thẳng, rất dài, đặt song song, cách nhau 20cm trong không khí, có hai dòng điện ngược chiều, có cường độ I1 = 12A, I2 = 15A chạy qua. Xác định cảm ứng từ tổng hợp do hai dòng điện này gây ra tại điểm M cách dây dẫn mang dòng I1 15cm và cách dây dẫn mang dòng I2 5cm.
Bài 7: Hai dây dẫn thẳng dài song song cách nhau một khoảng cố định 42cm. Dây thứ nhất mang dòng điện 3A, dây thứ hai mang dòng điện 1,5A, nếu hai dòng điện ngược chiều, những điểm mà tại đó cảm ứng từ bằng không nằm trên đường thẳng:
A. song song với I1, I2 và cách I1 28cm.
B. nằm giữa hai dây dẫn, trong mặt phẳng và song song với I1, I2, cách I2 14cm
C. trong mặt phẳng và song song với I1, I2, nằm ngoài khoảng giữa hai dòng điện gần I2 cách I2 42cm
D. song song với I1, I2 và cách I2 20cm
Bài 8: Tính cảm ứng từ tại tâm của hai vòng tròn dây dẫn đồng tâm, bán kính một vòng là R1 = 8cm, vòng kia là R2 = 16cm, trong mỗi vòng dây đều có dòng điện cường độ I = 10A chạy qua. Biết hai vòng dây nằm trong cùng một mặt phẳng, và dòng điện chạy trong hai vòng ngược chiều:
A. 2,7.10-5T
B. 1,6. 10-5T
C. 4,8. 10-5T
D. 3,9. 10-5T
Bài 9: Tính cảm ứng từ tại tâm của hai vòng tròn dây dẫn đồng tâm, bán kính một vòng là R1 = 8cm, vòng kia là R2 = 16cm, trong mỗi vòng dây đều có dòng điện cường độ I = 10A chạy qua. Biết hai vòng dây nằm trong hai mặt phẳng vuông góc với nhau.
A. 8,8.10-5T
B. 7,6. 10-5T
C. 6,8. 10-5T
D. 3,9. 10-5T
Bài 10: Tính cảm ứng từ tại tâm của hai vòng tròn dây dẫn đồng tâm, bán kính một vòng là R1 = 8cm, vòng kia là R2 = 16cm, trong mỗi vòng dây đều có dòng điện cường độ I = 10A chạy qua. Biết hai vòng dây nằm trong cùng một mặt phẳng, và dòng điện chạy trong hai vòng cùng chiều:
A. 9,8.10-5T
B. 10,8. 10-5T
C. 11,8. 10-5T
D. 12,8. 10-5T
Xem thêm phương pháp giải các dạng bài tập Vật Lí lớp 11 hay, chi tiết khác:
- Các dạng bài tập lực từ và cách giải
- Bài tập về lực lo – ren – xơ và cách giải
- Bài tập xác định chiều dòng điện cảm ứng và cách giải
- Bài tập tính từ thông, suất điện động cảm ứng và cường độ đòng điện cảm ứng và cách giải
- Bài tập suất điện động cảm ứng trong một đoạn dây dẫn chuyển động và cách giải
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 11 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
- Lớp 11 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 11 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
- Giải sgk Tin học 11 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT
- Lớp 11 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 11 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
- Giải sgk Hóa học 11 - CTST
- Giải sgk Sinh học 11 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST
- Lớp 11 - Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều