100 câu trắc nghiệm Lượng tử ánh sáng có lời giải (cơ bản - phần 1)

Với 100 câu trắc nghiệm Lượng tử ánh sáng (cơ bản - phần 1) có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm câu trắc nghiệm Lượng tử ánh sáng có lời giải (cơ bản - phần 1).

100 câu trắc nghiệm Lượng tử ánh sáng có lời giải (cơ bản - phần 1)

Bài 1: Nếu chiếu một chùm tia hồng ngoại vào tấm kẽm tích điện âm thì

Quảng cáo

A. tấm kẽm mất dần điện tích dương.

B. tấm kẽm mất dần điện tích âm.

C. tấm kẽm trở nên trung hoà về điện.

D. điện tích âm của tấm kẽm không đổi.

Lời giải:

Đáp án: D

HD Giải: Giới hạn quang điện của kẽm là tia tử ngoại.

Bài 2: Giới hạn quang điện của mỗi kim loại là

A. bước sóng của ánh sáng kích thích chiếu vào kim loại.

B. công thoát của các êlectron ở bề mặt kim loại đó.

C. bước sóng giới hạn của ánh sáng kích thích để gây ra hiện tượng quang điện kim loại đó.

D. hiệu điện thế hãm.

Lời giải:

Đáp án: C

HD Giải: Định luật 1 quang điện: Hiện tượng quang điện chỉ xảy ra khi ánh sáng kích thích chiếu vào kim loại có bước sóng nhỏ hơn hoặc bằng bước sóng λ0, λ0 được gọi là giới hạn quang điện của kim loại: λ ≤ λ0

Bài 3: Để gây được hiệu ứng quang điện, bức xạ dọi vào kim loại được thoả mãn điều kiện nào sau đây?

A. Tần số lớn hơn giới hạn quang điện.

B. Tần số nhỏ hơn giới hạn quang điện.

C. Bước sóng nhỏ hơn giới hạn quang điện.

D. Bước sóng lớn hơn giới hạn quang điện.

Quảng cáo

Lời giải:

Đáp án: C

HD Giải: Hiện tượng quang điện chỉ xảy ra khi ánh sáng kích thích chiếu vào kim loại có bước sóng nhỏ hơn hoặc bằng bước sóng λ0, λ0 được gọi là giới hạn quang điện của kim loại: λ ≤ λ0

Bài 4: Với một bức xạ có bước sóng thích hợp thì cường độ dòng quang điện bão hoà:

A. Triệt tiêu, khi cường độ chùm sáng kích thích nhỏ hơn một giá trị goới hạn.

B. tỉ lệ với bình phương cường độ chùm sáng.

C. tỉ lệ với căn bậc hai của cường độ chùm sáng.

D. tỉ lệ với cường độ chùm sáng.

Lời giải:

Đáp án: D

HD Giải: Định luật 2 quang điện: Đối với mỗi ánh sáng thích hợp (có λ ≤ λ0), cường độ dòng quang điện bão hòa tỉ lệ thuận với cường độ của chùm sáng kích thích.

Bài 5: Điều nào dưới đây sai, khi nói về những kết quả rút ra từ thí nghiệm với tế bào quang điện?

A. Hiệu điện thế giữa anốt và catốt của tế bào quang điện luôn có giá trị âm khi dòng quang điện triệt tiêu.

B. Dòng quang điện vẫn còn tồn tại ngay cả khi hiệu điện thế giữa anốt và catôt của tế bào quang điện bằng không.

C. Cường độ dòng quang điện bão hoà không phụ thuộc vào cường độ chùm sáng kích thích.

D. Giá trị của hiệu điện thế hãm phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng kích thích.

Lời giải:

Đáp án: C

HD Giải: Theo định luật 2: Cường độ dòng điện bão hoà phụ thuộc vào cường độ ánh sáng.

Bài 6: Phát biểu nào sau đây khi nói về hiện tượng quang điện là đúng ?

A. Là hiện tượng hiện tượng êlectron bứt ra khỏi bề mặt tấm kim loại khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào nó.

B. Là hiện tượng hiện tượng êlectron bứt ra khỏi bề mặt tấm kim loại khi tấm kim loại bị nung nóng.

C. Là hiện tượng hiện tượng êlectron bứt ra khỏi bề mặt tấm kim loại bị nhiễm điện do tiếp xúc với một vật nhiễm điện khác.

D. Là hiện tượng hiện tượng êlectron bứt ra khỏi bề mặt tấm kim loại do bất kỳ nguyên nhân nào khác.

Lời giải:

Đáp án: A

HD Giải: Hiện tượng ánh sáng làm bật các êlectron ra khỏi bề mặt kim loại gọi là hiện tượng quang điện ngoài, thường gọi tắt là hiện tượng quang điện. Các êlectron bị bật ra khỏi bề mặt kim loại gọi là quang electron hay electron quang điện.

Quảng cáo

Bài 7: Phát biểu mào sau đây là sai khi nói về thuyết lượng tử ánh sáng?

A. Những nguyên tử hay phân tử vật chất không hấp thụ hay bức xạ ánh sáng một cách liên tục mà thành từng phần riêng biệt, đứt quãng.

B. Chùm sáng là dòng hạt, mỗi hạt là một phôtôn.

C. Năng lượng của các phôtôn ánh sáng là như nhau, không phụ thuộc vào bước sóng ánh sáng.

D. Khi ánh sáng truyền đi, các lượng tử ánh sáng không bị thay đổi, không phụ thuộc khoảng cách tới nguồn sáng.

Lời giải:

Đáp án: C

HD Giải: Năng lượng chùm sáng phụ thuộc vào tần số, vậy phụ thuộc bước sóng.

Bài 8: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về động năng ban đầu cực đại của các êlectron quang điện.

A. Động năng ban đầu cực đại của các êlectron quang điện không phụ thuộc vào cường độ chùm sáng kích thích.

B. Động năng ban đầu cực đại của các êlectron quang điện phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng kích thích.

C. Động năng ban đầu cực đại của các êlectron quang điện không phụ thuộc vào bản chất của kim loại làm catôt.

D. Động năng ban đầu cực đại của các êlectron quang điện phụ thuộc vào bản chất của kim loại làm catôt.

Lời giải:

Đáp án: C

HD Giải: Động năng ban đầu cực đại của các êlectron quang điện phụ thuộc vào bản chất của kim loại làm catôt.

Bài 9: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Hiện tượng quang điện là hiện tượng electron bị bứt ra khỏi kim loại khi chiếu vào kim loại ánh sáng thích hợp.

B. Hiện tượng quang điện là hiện tượng electron bị bứt ra khỏi kim loại khi nó bị nung nóng.

C. Hiện tượng quang điện là hiện tượng electron bị bứt ra khỏi kim loại khi đặt tấm kim loại vào trong một điện trường mạnh.

D. Hiện tượng quang điện là hiện tượng electron bị bứt ra khỏi kim loại khi nhúng tấm kim loại vào trong một dung dịch.

Lời giải:

Đáp án: A

HD Giải: Theo định nghĩa: “Hiện tượng quang điện là hiện tượng electron bị bứt ra khỏi kim loại khi chiếu vào kim loại ánh sáng có bước sóng thích hợp”.

Bài 10: Chiếu một chùm bức xạ đơn sắc vào một tấm kẽm có giới hạn quang điện 0,35μm. Hiện tượng quang điện sẽ không xảy ra khi chùm bức xạ có bước sóng

A. 0,1 μm.    B. 0,2 μm.    C. 0,3 μm.    D. 0,4 μm

Lời giải:

Đáp án: D

HD Giải: Điều kiện xảy ra hiện tượng quang điện λ ≤ λ0.

Quảng cáo

Bài 11: Giới hạn quang điện của mỗi kim loại là

A. Bước sóng dài nhất của bức xạ chiếu vào kim loại đó mà gây ra được hiện tượng quang điện.

B. Bước sóng ngắn nhất của bức xạ chiếu vào kim loại đó mà gây ra được hiện tượng quang điện.

C. Công nhỏ nhất dùng để bứt electron ra khỏi bề mặt kim loại đó.

D. Công lớn nhất dùng để bứt electron ra khỏi bề mặt kim loại đó.

Lời giải:

Đáp án: A

HD Giải: Điều kiện xảy ra hiện tượng quang điện λ ≤ λ0. λ0 gọi là giới hạn quang điện. Do đó giới hạn quang điện của mỗi kim loại là bước sóng dài nhất của bức xạ chiếu vào kim loại đó mà gây ra được hiện tượng quang điện.

Bài 12: Dòng quang điện đạt đến giá trị bão hòa khi

A. Tất cả các electron bật ra từ catôt khi catôt được chiếu sáng đều đi về được anôt.

B. Tất cả các electron bật ra từ catôt khi catôt được chiếu sáng đều quay trở về được catôt.

C. Có sự cân bằng giữa số electron bật ra từ catôt và số electron bị hút quay trở lại catôt.

D. Số electron đi về được catôt không đổi theo thời gian.

Lời giải:

Đáp án: A

HD Giải:Khi chiếu ánh sáng có bước sóng thích hợp vào catôt của một tế bào quang điện, thì số electron bật ra khỏi catôt một phần bị hút về anôt, một phần quay trở lại catôt. Dòng quang điện đạt đến giá trị bão hòa khi tất cả các electron bật ra từ catôt đều đi về anôt.

Bài 13: Dòng quang điện tồn tại trong tế bào quang điện khi

A. Chiếu vào catôt của tế bào quang điện một chùm bức xạ có cường độ lớn và hiệu điện thế giữa anôt và catôt của TBQĐ là UAK > 0.

B. Chiếu vào catốt của tế bào quang điện một chùm bức xạ có bước sóng dài.

C. Chiếu vào catôt của tế bào quang điện một chùm bức xạ có bước sóng ngắn thích hợp.

D. Chiếu vào catôt của tế bào quang điện một chùm bức xạ có bước sóng ngắn thích hợp và hiệu điện thế giữa anôt và catôt của TBQĐ là UAK phải lớn hơn hiệu điện thế hãm Uh

Lời giải:

Đáp án: D

HD Giải: Dòng quang điện bị triệt tiêu hoàn toàn khi UAK ≤ Uh.

Bài 14: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Động năng ban đầu cực đại của electron quang điện phụ thuộc vào bản chất của kim loại.

B. Động năng ban đầu cực đại của electron quang điện phụ thuộc bước sóng của chùm ánh sáng kích thích.

C. Động năng ban đầu cực đại của electron quang điện phụ thuộc tần số của chùm ánh sáng kích thích.

D. Động năng ban đầu cực đại của electron quang điện phụ thuộc cường độ của chùm ánh sáng kích thích.

Lời giải:

Đáp án: D

HD Giải:Theo định luật quang điện thứ 3: Động năng ban đầu cực đại của các electron quang điện không phụ thuộc cường độ chùm sáng kích thích mà chỉ phụ thuộc vào bước sóng ánh sáng kích thích và bản chất kim loại.

Bài 15: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Hiện tượng quang điện chỉ xảy ra khi giới hạn quang điện λ0 của kim loại làm catôt nhỏ hơn bước sóng λ của ánh sáng kích thích.

B. Với ánh sáng kích thích có bước sóng λ ≥ λ0 thì cường độ dòng quang điện bão hòa tỉ lệ thuận với cường độ chùm ánh sáng kích thích.

C. Hiệu điện thế hãm phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng kích thích và bản chất của kim loại dùng làm catôt.

D. Hiệu điện thế hãm phụ thuộc vào cường độ của chùm ánh sáng kích thích.

Lời giải:

Đáp án: C

HD Giải: Hiệu điện thế hãm phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng kích thích và bản chất của kim loại dùng làm catôt.

Bài 16: Chiếu lần lượt hai chùm bức xạ đơn sắc có bước sóng λ1 và λ2 vào catôt của một tế bào quang điện thu được hai đường đặc trưng V - A như hình vẽ 7.8. Kết luận nào sau đây là đúng?

100 câu trắc nghiệm Lượng tử ánh sáng có lời giải (cơ bản - phần 1)

A. Bước sóng của chùm bức xạ 2 lớn hơn bước sóng của chùm bức xạ 1.

B. Tần số của chùm bức xạ 1 lớn hơn tần số của chùm bức xạ 2.

C. Cường độ của chùm sáng 1 lớn hơn cường độ của chùm sáng 2.

D. Giới hạn quang điện của kim loại dùng làm catôt đối với chùm bức xạ 1 lớn hơn đối với chùm bức xạ 2.

Lời giải:

Đáp án: C

HD Giải: Theo định luật quang điện thứ 2: Đối với mỗi ánh sáng thích hợp (λ ≤ λ0) cường độ dòng quang điện bão hoà tỉ lệ thuận với cường độ chùm sáng kích thích. Từ hình vẽ 7.8 ta thây Ibh1 > Ibh2 suy ra cường độ của chùm sáng 1 lớn hơn cường độ của chùm sáng 2

Bài 17: Chọn câu đúng: Chiếu ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ vào catôt của tế bào quang điện có bước sóng giới hạn λ0. Đường đặc trưng V – A của tế bào quang điện như hình vẽ 7.9 thì

100 câu trắc nghiệm Lượng tử ánh sáng có lời giải (cơ bản - phần 1)

A. λ > λ0    B. λ ≥ λ0    C. λ < λ0.    D. λ = λ0

Lời giải:

Đáp án: D

HD Giải: Từ hình vẽ ta thấy Uh = 0, áp dụng công thức Anh-xtanh (hc/λ) = (hc/λ0) + eUh suy ra λ = λ0.

Bài 18: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Khi tăng cường độ của chùm ánh sáng kích thích lên hai lần thì cường độ dòng quang điện tăng lên hai lần.

B. Khi tăng bước sóng của chùm ánh sáng kích thích lên hai lần thì cường độ dòng quang điện tăng lên hai lần.

C. Khi giảm bước sóng của chùm ánh sáng kích thích xuống hai lần thì cường độ dòng quang điện tăng lên hai lần.

D. Khi ánh sáng kích thích gây ra được hiện tượng quang điện. Nếu giảm bước sóng của chùm bức xạ thì động năng ban đầu cực đại của electron quang điện tăng lên.

Lời giải:

Đáp án: D

HD Giải: Áp dụng công thức Anh-xtanh (hc/λ) = (hc/λ0) + eUh suy ra nếu giảm bước sóng của chùm bức xạ chiếu tới catôt thì động năng ban đầu cực đại của electron quang điện tăng lên.

Bài 19: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Hiệu điện thế hãm là hiệu điện thế âm cần đặt giữa catôt và anôt của tế bào quang điện để triệt tiêu dòng quang điện.

B. Hiệu điện thế hãm là hiệu điện thế âm cần đặt giữa catôt và anôt của tế bào quang điện để vừa đủ triệt tiêu dòng quang điện.

C. Hiệu điện thế hãm là hiệu điện thế dương cần đặt giữa catôt và anôt của tế bào quang điện để triệt tiêu dòng quang điện.

D. Hiệu điện thế hãm là hiệu điện thế dương cần đặt giữa catôt và anôt của tế bào quang điện để vừa đủ triệt tiêu dòng quang điện.

Lời giải:

Đáp án: B

HD Giải: Hiệu điện thế hãm là hiệu điện thế âm cần đặt giữa catôt và anôt của tế bào quang điện để vừa đủ triệt tiêu dòng quang điện.

Bài 20: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Động năng ban đầu cực đại của electron quang điện không phụ thuộc vào cường độ của chùm ánh sáng kích thích.

B. Động năng ban đầu cực đại của electron quang điện phụ thuộc vào bản chất kim loại dùng làm catôt.

C. Động năng ban đầu cực đại của electron quang điện không phụ thuộc vào bước sóng của chùm ánh sáng kích thích.

D. Động năng ban đầu cực đại của electron quang điện phụ thuộc vào bước sóng của chùm ánh sáng kích thích.

Lời giải:

Đáp án: C

HD Giải: Theo định luật quang điện thứ 3: Động năng ban đầu cực đại của các electron quang điện không phụ thuộc cường độ chùm sáng kích thích mà chỉ phụ thuộc vào bước sóng ánh sáng kích thích và bản chất kim loại.

Bài 21: Theo giả thuết lượng tử của Plăng thì năng lượng

A. của mọi êlectron .

B. của một nguyên tử.

C. của một phân tử.

D. của một chùm sáng đơn sắc.

phải luôn luôn bằng số lần lượng tử năng lượng.

Lời giải:

Đáp án: D

HD Giải: Chùm sáng đơn sắc.

Bài 22: Theo thuyết phôtôn của Anh-xtanh, thì năng lượng

A. của mọi phôtôn đều bằng nhau.

B. của một phôtôn bằng một lượng tử năng lượng.

C. giảm dần khi phôtôn ra xa dần nguồn sáng.

D. của phôtoon không phụ thuộc vào bước sóng.

Lời giải:

Đáp án: B

HD Giải: Phôton hay lượng tử.

Bài 23: Trong các công thức nêu dưới đây, công thức nào là công thức của Anh-xtanh về hiện tượng quang điện ngoài.

A. 100 câu trắc nghiệm Lượng tử ánh sáng có lời giải (cơ bản - phần 1)

B. 100 câu trắc nghiệm Lượng tử ánh sáng có lời giải (cơ bản - phần 1)

C. 100 câu trắc nghiệm Lượng tử ánh sáng có lời giải (cơ bản - phần 1)

D. 100 câu trắc nghiệm Lượng tử ánh sáng có lời giải (cơ bản - phần 1)

Lời giải:

Đáp án: A

HD Giải: Đây là biểu thức Anhxtanh

Bài 24: Theo các quy ước thông thường, công thức nào sau đây đúng cho trường hợp dòng quang điện triệt tiêu?

A. 100 câu trắc nghiệm Lượng tử ánh sáng có lời giải (cơ bản - phần 1)

B. 100 câu trắc nghiệm Lượng tử ánh sáng có lời giải (cơ bản - phần 1)

C. 100 câu trắc nghiệm Lượng tử ánh sáng có lời giải (cơ bản - phần 1)

D. 100 câu trắc nghiệm Lượng tử ánh sáng có lời giải (cơ bản - phần 1)

Lời giải:

Đáp án: C

HD Giải: Công điện trường do hiệu điện thế hãm sinh ra bằng động năng ban đầu cực đại của êlectron quang điện thì I = 0.

Bài 25: Điều khảng định nào sau đây là sai khi nói về bản chất của ánh sáng?

A. ánh sáng có lưỡng tính sóng - hạt.

B. Khi bước sóng của ánh sáng càng ngắn thì tính chất hạt thể hiện càng rõ nét, tính chất sóng càng ít thể hiện.

C. Khi tính chất hạt thể hiện rõ nét, ta rễ quan sát hiện tượng giao thoa ánh sáng.

D. A hoặc B hoặc C sai.

Lời giải:

Đáp án: C

HD Giải: Tính chất hạt rõ nét, giao thoa khó quan sát, tính chất sóng rõ nét thì giao thoa dễ quan sát.

Bài 26: Theo quan điểm của thuyết lượng tử phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Chùm ánh sáng là một dòng hạt, mỗi hạt là một photon mang năng lượng.

B. Cường độ chùm sáng tỉ lệ thuận với số phôton trong chùm.

C. Khi ánh sáng truyền đi các phôton ánh sáng không đổi, không phụ thuộc khoảng cách đến nguồn sáng.

D. Các photon có năng lượng bằng nhau vì chúng lan truyền với vận tốc bằng nhau.

Lời giải:

Đáp án: D

HD Giải: Năng lượng của phôton ánh sáng được tính theo công thức ε = hf, năng lượng của một phôton phụ thuộc vào tần số của phôton. Do đó kết luận: “Các photon có năng lượng bằng nhau vì chúng lan truyền với vận tốc bằng nhau” là sai.

Bài 27: Chiếu một chùm bức xạ đơn sắc vào catôt của tế bào quang điện để triệt tiêu dòng quang điện thì hiệu điện thế hãm có giá trị tuyệt đối là 1,9V. Vận tốc ban đầu cực đại của quang electron là bao nhiêu?

A. 5,2.105m/s.    B. 6,2.105m/s.    C. 7,2.105m/s.    D. 8,2.105m/s

Lời giải:

Đáp án: D

HD Giải: Vận tốc ban đầu cực đại của các quang electron được tính theo công thức: eUh = (1/2)mV0max2 , suy ra v0max = 8,2.105m/s.

Bài 28: Chiếu một chùm ánh sáng đơn sắc có bước sóng 400nm vào catôt của một tế bào quang điện, được làm bằng Na. Giới hạn quang điện của Na là 0,50μm. Vận tốc ban đầu cực đại của electron quang điện là

A. 3.28.105m/s.    B. 4,67.105m/s.    C. 5,45.105m/s.    D. 6,33.105m/s

Lời giải:

Đáp án: B

HD Giải: Áp dụng công thức Anh-xtanh : 100 câu trắc nghiệm Lượng tử ánh sáng có lời giải (cơ bản - phần 1)

100 câu trắc nghiệm Lượng tử ánh sáng có lời giải (cơ bản - phần 1)

100 câu trắc nghiệm Lượng tử ánh sáng có lời giải (cơ bản - phần 1)

Bài 29: Chiếu vào catốt của một tế bào quang điện một chùm bức xạ đơn sắc có bước sóng 0,330μm. Để triệt tiêu dòng quang điện cần một hiệu điện thế hãm có giá trị tuyệt đối là 1,38V. Công thoát của kim loại dùng làm catôt là

A. 1,16eV.    B. 1,94eV.    C. 2,38eV.    D. 2,72eV

Lời giải:

Đáp án: C

HD Giải: Áp dụng công thức Anh-xtanh (hc/λ) = A + eUh ta suy ra A = 2,38eV

Bài 30: Chiếu vào catốt của một tế bào quang điện một chùm bức xạ đơn sắc có bước sóng 0,330μm. Để triệt tiêu dòng quang điện cần một hiệu điện thế hãm có giá trị tuyệt đối là 1,38V. Giới hạn quang điện của kim loại dùng làm catôt là

A. 0,521μm.    B. 0,442μm.    C. 0,440μm.    D. 0,385μm

Lời giải:

Đáp án: A

HD Giải: Áp dụng công thức Anh-xtanh (hc/λ) = (hc/λ0) + eUh suy ra λ0 = 0,521μm.

Bài 31: Chiếu một chùm bức xạ đơn sắc có bước sóng 0,276μm vào catôt của một tế bào quang điện thì hiệu điện hãm có giá trị tuyệt đối bằng 2V. Công thoát của kim loại dùng làm catôt là

A. 2,5eV.    B. 2,0eV.    C. 1,5eV.    D. 0,5eV

Lời giải:

Đáp án: A

HD Giải: Áp dụng công thức Anh-xtanh (hc/λ) = A + eUh

Suy ra: 100 câu trắc nghiệm Lượng tử ánh sáng có lời giải (cơ bản - phần 1)

Đổi sang đơn vị eV ta được A = 2,5eV

Bài 32: Chiếu một chùm bức xạ đơn sắc có bước sóng 0,5μm vào catôt của một tế bào quang điện có giới hạn quang điện là 0,66μm. Vận tốc ban đầu cực đại của electron quang điện là

A. 2,5.105m/s.    B. 3,7.105m/s.    C. 4,6.105m/s.    D. 5,2.105m/s

Lời giải:

Đáp án: C

HD Giải: Áp dụng công thức Anh-xtanh : 100 câu trắc nghiệm Lượng tử ánh sáng có lời giải (cơ bản - phần 1)

100 câu trắc nghiệm Lượng tử ánh sáng có lời giải (cơ bản - phần 1)

100 câu trắc nghiệm Lượng tử ánh sáng có lời giải (cơ bản - phần 1)

Bài 33: Chiếu một chùm bức xạ đơn sắc có bước sóng 0,5μm vào catôt của một tế bào quang điện có giới hạn quang điện là 0,66μm. Hiệu điện thế cần đặt giữa anôt và catôt để triệt tiêu dòng quang điện là

A. 0,2V.    B. - 0,2V.    C. 0,6V.    D. - 0,6V

Lời giải:

Đáp án: D

HD Giải: Áp dụng công thức Anh-xtanh (hc/λ) = (hc/λ0) + eUh suy ra Uh = ((hc/λ) - (hc/λ0))/e = 0,6V

Bài 34: Chiếu một chùm bức xạ đơn sắc có bước sóng 0,20μm vào một quả cầu bằng đồng, đặt cô lập về điện. Giới hạn quang điện của đồng là 0,30μm. Điện thế cực đại mà quả cầu đạt được so với đất là

A. 1,34V.    B. 2,07V.    C. 3,12V.    D. 4,26V

Lời giải:

Đáp án: B

HD Giải: Áp dụng công thức Anh-xtanh đối với quả cầu cô lập về điện có điện thế cực đại Vmax100 câu trắc nghiệm Lượng tử ánh sáng có lời giải (cơ bản - phần 1) , ta suy ra Vmax = 2,07V.

Bài 35: Giới hạn quang điện của kim loại dùng làm catôt là λ0 = 0,30μm. Công thoát của kim loại dùng làm catôt là

A. 1,16eV.    B. 2,21eV.    C. 4,14eV.    D. 6,62eV

Lời giải:

Đáp án: C

HD Giải: Công thoát kim koại làm catôt là A = hc/λ0 = 4,14eV.

Bài 36: Chiếu một chùm bức xạ có bước sóng λ = 0,18μm vào catôt của một tế bào quang điện. Giới hạn quang điện của kim loại dùng làm catôt là λ0 = 0,30μm. Vận tốc ban đầu cực đại của electron quang điện là

A. 9,85.105m/s.    B. 8,36.106m/s.    C. 7,56.105m/s.    D. 6,54.106m/s

Lời giải:

Đáp án: A

HD Giải:Áp dụng công thức Anh-xtanh : 100 câu trắc nghiệm Lượng tử ánh sáng có lời giải (cơ bản - phần 1)

100 câu trắc nghiệm Lượng tử ánh sáng có lời giải (cơ bản - phần 1)

100 câu trắc nghiệm Lượng tử ánh sáng có lời giải (cơ bản - phần 1)

Bài 37: Chiếu một chùm bức xạ có bước sóng λ = 0,18μm vào catôt của một tế bào quang điện. Giới hạn quang điện của kim loại dùng làm catôt là λ0 = 0,30μm. Hiệu điện thế hãm để triệt tiêu dòng quang điện là

A. Uh = - 1,85V.    B. Uh = - 2,76V.    C. Uh = - 3,20V.    D. Uh = - 4,25V

Lời giải:

Đáp án: B

HD Giải: Áp dụng công thức Anh-xtanh hc/λ = hc/λ0 + e|Uh| suy ra |Uh| = (hc/λ - hc/λ0)/e = 2,76V

Vậy Uh= -2,76V

Bài 38: Kim loại dùng làm catôt của một tế bào quang điện có công thoát là 2,2eV. Chiếu vào catôt bức xạ điện từ có bước sóng λ. Để triệt tiêu dòng quang điện cần đặt có một hiệu điện thế hãm Uh = UKA = 0,4V. Giới hạn quang điện của kim loại dùng làm catôt là

A. 0,4342.10-6m.    B. 0,4824.10-6m.    C. 0,5236.10-6m.    D. 0,5646.10-6m

Lời giải:

Đáp án: D

HD Giải: Ta có:

100 câu trắc nghiệm Lượng tử ánh sáng có lời giải (cơ bản - phần 1)

Bài 39: Kim loại dùng làm catôt của một tế bào quang điện có công thoát là 2,2eV. Chiếu vào catôt bức xạ điện từ có bước sóng λ. Để triệt tiêu dòng quang điện cần đặt có một hiệu điện thế hãm Uh = UKA = 0,4V. Vận tốc ban đầu cực đại của electron quang điện là

A. 3,75.105m/s.    B. 4,15.105m/s.    C. 3,75.106m/s.    D. 4,15.106m/s

Lời giải:

Đáp án: A

HD Giải: Ta có: 100 câu trắc nghiệm Lượng tử ánh sáng có lời giải (cơ bản - phần 1)

Thay số ta được v0max = 3,75.105m/s

Bài 40: Kim loại dùng làm catôt của một tế bào quang điện có công thoát là 2,2eV. Chiếu vào catôt bức xạ điện từ có bước sóng λ. Để triệt tiêu dòng quang điện cần đặt có một hiệu điện thế hãm Uh = UKA = 0,4V. Tần số của bức xạ điện từ là

A. 3,75.1014Hz.    B. 4,58.1014Hz.    C. 5,83.1014Hz.    D. 6,28.1014Hz

Lời giải:

Đáp án: D

HD Giải: Áp dụng công thức Anh-xtanh hf = hc/λ0 + eUh suy ra f = 6,28.1014Hz

Bài tập bổ sung

Bài 1: Hiện tượng quang dẫn là hiện tượng

A. Một chất cách điện trở thành dẫn điện khi được chiếu sáng.

B. Giảm điện trở của kim loại khi được chiếu sáng.

C. Giảm điện trở của một chất bán dẫn, khi được chiếu sáng.

D. Truyền dẫn ánh sáng theo các sợi quang uốn cong một cách bất kỳ.

Bài 2: Pin quang điện là nguồn điện trong đó

A. Quang năng được trực tiếp biến đổi thành điện năng.

A. Năng lượng Mặt Trời được biến đổi trực tiếp thành điện năng.

A. Một tế bào quang điện được dùng làm máy phát điện.

A. Một quang điện trở, khi được chiếu sáng, thì trở thành máy phát điện.

Bài 3: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Để một chất bán dẫn trở thành vật dẫn thì bức xạ điện từ chiếu vào chất bán dẫn phải có bước sóng lớn hơn một giá trị λ0 phụ thuộc vào bản chất của chất bán dẫn.

B. Để một chất bán dẫn trở thành vật dẫn thì bức xạ điện từ chiếu vào chất bán dẫn phải có tần số lớn hơn một giá trị f0 phụ thuộc vào bản chất của chất bán dẫn.

C. Để một chất bán dẫn trở thành vật dẫn thì cường độ của chùm bức xạ điện từ chiếu vào chất bán dẫn phải lớn hơn một giá trị nào đó phụ thuộc vào bản chất của chất bán dẫn.

D. Để một chất bán dẫn trở thành vật dẫn thì cường độ của chùm bức xạ điện từ chiếu vào chất bán dẫn phải nhỏ hơn một giá trị nào đó phụ thuộc vào bản chất của chất bán dẫn.

Bài 4: Theo định nghĩa, hiện tượng quang điện trong là

A. Hiện tượng quang điện xảy ra bên trong một chất bán dẫn.

B. Hiện tượng quang điện xảy ra bên trong một chất bán dẫm.

C. Nguyên nhân sinh ra hiện tượng quang dẫn.

D. Sự giải phóng các êlectron liên kết để chúng trở thành êlectron dẫn nhờ tác dụng của một bức xạ điện từ.

Bài 5: hát biểu nào sau đây là đúng?

A. Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng bứt electron ra khỏi bề mặt kim loại khi chiếu vào kim loại ánh sáng có bước sóng thích hợp.

B. Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng electron bị bắn ra khỏi kim loại khi kim loại bị đốt nóng

C. Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng electron liên kết được giải phóng thành electron dẫn khi chất bán dẫn được chiếu bằng bức xạ thích hợp.

D. Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng điện trở của vật dẫn kim loại tăng lên khi chiếu ánh sáng vào kim loại.

Bài 6: Một chất quang dẫn có giới hạn quang dẫn là 0,62μm. Chiếu vào chất bán dẫn đó lần lượt các chùm bức xạ đơn sắc có tần số f1 = 4,5.1014Hz. f2 = 5,0.1013Hz. f3 = 6,5.1013Hz. f4 = 6,0.1014Hz thì hiện tượng quang dẫn sẽ xảy ra với

A. Chùm bức xạ 1.

B. Chùm bức xạ 2.

C. Chùm bức xạ 3.

D. Chùm bức xạ 4.

Bài 7: Trong hiện tượng quang dẫn của một chất bán dẫn. Năng lượng cần thiết để giải phóng một electron liên kết thành electron tự do là A thì bước sóng dài nhất của ánh sáng kích thích gây ra được hiện tượng quang dẫn ở chất bán dẫn đó được xác định từ công thức

A. hc/A.    

B. hA/c.    

C. c/hA.    

D. A/hc.

Bài 8: Trạng thái dừng của nguyên tử là

A. Trạng thái đứng yên của nguyên tử.

B. Trạng thái chuyển động đều của nguyên tử.

C. Trạng thái trong đó mọi êlectron của nguyên tử đều không chuyển động đối với hạt nhân.

D. Một trong số các trạng thái có năng lượng xác định, mà nguyên tử có thể tồn tại.

Bài 9: Phát biểu nào sau đây là đúng nhất khi nói về nội dung tiên đề “các trạng thái dừng của nguyên tử” trong mẫu nguyên tử Bo?

A. Trạng thái dừng là trạng thái có năng lượng xác định.

B. Trạng thái dừng là trạng thái mà nguyên tử đứng yên.

C. Trạng thái dừng là trạng thái mà năng lượng của nguyên tử không thay đổi được.

D. Trạng thái dừng là trạng thái mà nguyên tử có thể tồn tại trong một khoảng thời gian xác định mà không bức xạ năng lượng.

Bài 10: Công thoát của kim loại Na là 2,48eV. Chiếu một chùm bức xạ có bước sóng 0,36μm vào tế bào quang điện có catôt làm bằng Na thì cường độ dòng quang điện bão hòa là 3μA thì. Nếu hiệu suất lượng tử (tỉ số electron bật ra từ catôt và số photon đến đập vào catôt trong một đơn vị thời gian) là 50% thì công suất của chùm bức xạ chiếu vào catôt là

A. 35,5.10-5W.    

B. 20,7.10-5W.    

C. 35,5.10-6W.    

D. 20,7.10-6W

Săn shopee siêu SALE :

CHỈ CÒN 250K 1 KHÓA HỌC BẤT KÌ, VIETJACK HỖ TRỢ DỊCH COVID

Tổng hợp các video dạy học từ các giáo viên giỏi nhất - CHỈ TỪ 399K tại khoahoc.vietjack.com

Tổng đài hỗ trợ đăng ký khóa học: 084 283 45 85

luong-tu-anh-sang.jsp

Các loạt bài lớp 12 khác
Tài liệu giáo viên