100 câu trắc nghiệm Sóng ánh sáng có lời giải (cơ bản - phần 2)



Với 100 câu trắc nghiệm Sóng ánh sáng (cơ bản - phần 2) có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm câu trắc nghiệm Sóng ánh sáng có lời giải (cơ bản - phần 2).

100 câu trắc nghiệm Sóng ánh sáng có lời giải (cơ bản - phần 2)

Bài 1: Hai khe Y-âng cách nhau 3mm được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,60μm. Các vân giao thoa được hứng trên màn cách hai khe 2m. Tại điểm M cách vân trung tâm 1,2 mm có:

Quảng cáo

A. vân sáng bậc 3.       B. vân tối.

C. vân sáng bậc 5.       D. vân sáng bậc 4.

Lời giải:

Chọn A.

Khoảng vân 100 câu trắc nghiệm Sóng ánh sáng có lời giải (cơ bản - phần 2) thấy 1,2mm = 3.0,4mm = k.i , suy ra M có vân sáng bậc 3.

Bài 2: Hai khe Y-âng cách nhau 3mm được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,60μm. Các vân giao thoa được hứng trên màn cách hai khe 2m. Tại N cách vân trung tâm 1,8 mm có:

A. vân sáng bậc 2.       B. vân sáng bậc 4.

C. vân tối.       D. vân sáng bậc 5.

Lời giải:

Chọn C.

Khoảng vân 100 câu trắc nghiệm Sóng ánh sáng có lời giải (cơ bản - phần 2) thấy 1,8mm = (4 + 0,5).i= (k+1/2).i, suy ra N là vân tối thứ 5.

Bài 3: Trong một thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe Y-âng cách nhau 2mm, hình ảnh giao thoa được hứng trên màn ảnh cách hai khe 1m. Sử dụng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ, khoảng vân đo được là 0,2 mm. Bước sóng của ánh sáng đó là:

A. 0,64 μm.       B. 0,55 μm.       C. 0,48 μm.       D. 0,40 μm.

Lời giải:

Chọn D.

100 câu trắc nghiệm Sóng ánh sáng có lời giải (cơ bản - phần 2)
Quảng cáo

Bài 4: Trong một thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe Y-âng cách nhau 2mm, hình ảnh giao thoa được hứng trên màn ảnh cách hai khe 1m. Sử dụng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ, khoảng vân đo được là 0,2 mm. Vị trí vân sáng thứ ba kể từ vân sáng trung tâm là:

A. 0,4 mm.       B. 0,5 mm.       C. 0,6 mm.       D. 0,7 mm.

Lời giải:

Chọn C.

Khoảng vân i = 0,2mm, vị trí vân sáng bậc 3 (với k = 3) là x3 = 3.i = 0,6mm.

Bài 5: Trong một thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe Y-âng cách nhau 2mm, hình ảnh giao thoa được hứng trên màn ảnh cách hai khe 1m. Sử dụng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ, khoảng vân đo được là 0,2 mm. Thay bức xạ trên bằng bức xạ có bước sóng λ' > λ thì tại vị trí của vân sáng bậc 3 của bức xạ λ có một vân sáng của bức xạ λ'. Bức xạ λ' có giá trị nào dưới đây:

A. λ' = 0,48 μm.       B. λ' = 0,52 μm.

C. λ' = 0,58 μm.       D. λ' = 0,60 μm.

Lời giải:

Chọn D.

Với bức xạ λ vị trí vân sáng bậc k = 3, ta có:

100 câu trắc nghiệm Sóng ánh sáng có lời giải (cơ bản - phần 2)

Với bức xạ λ’ vị trí vân sáng bậc k’, ta có:

100 câu trắc nghiệm Sóng ánh sáng có lời giải (cơ bản - phần 2)

Hai vân sáng này trùng nhau ta suy ra xk = xk' tương đương với kλ = k’λ’ tính được λ’ = 0,6μm.

Bài 6: Trong một thí nghiệm về giao thoa ánh sáng. Hai khe Y-âng cách nhau 3mm, hình ảnh giao thoa được hứng trên màn ảnh cách hai khe 3m. Sử dụng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ, khoảng cách giữa 9 vân sáng liên tiếp đo được là 4mm. Bước sóng của ánh sáng đó là:

A. λ = 0,40 μm.       B. λ = 0,50 μm.

C. λ = 0,55 μm.       D. λ = 0,60 μm.

Lời giải:

Chọn B.

Trong khoảng 9 vân sáng liên tiếp có 8 khoảng vân i, suy ra khoảng vân i = 0,5mm. Áp dụng công thức tính bước sóng:

100 câu trắc nghiệm Sóng ánh sáng có lời giải (cơ bản - phần 2)

Bài 7: Trong một thí nghiệm về giao thoa ánh sáng. Hai khe Y-âng cách nhau 3mm, hình ảnh giao thoa được hứng trên màn cách hai khe 3m. Sử dụng ánh sáng trắng có bước sóng từ 0,40 μm đến 0,75 μm. Trên màn quan sát thu được các dải quang phổ. Bề rộng của dải quang phổ ngay sát vạch sáng trắng trung tâm là:

A. 0,35 mm.       B. 0,45 mm.       C. 0,50 mm.       D. 0,55 mm.

Quảng cáo

Lời giải:

Chọn A.

Khoảng vân ứng với ánh sáng đỏ là:

100 câu trắc nghiệm Sóng ánh sáng có lời giải (cơ bản - phần 2)

Khoảng vân ứng với ánh sáng tím là:

100 câu trắc nghiệm Sóng ánh sáng có lời giải (cơ bản - phần 2)

Bề rộng của quang phổ thứ nhất là d = 0,75mm – 0,40mm = 0,35mm.

Bài 8: Trong một thí nghiệm về giao thoa ánh sáng. Hai khe Y-âng cách nhau 3mm, hình ảnh giao thoa được hứng trên màn ảnh cách hai khe 3m. Sử dụng ánh sáng trắng có bước sóng từ 0,40 μm đến 0,75 μm. Trên màn quan sát thu được các dải quang phổ. Bề rộng của dải quang phổ thứ hai kể từ vân sáng trắng trung tâm là:

A. 0,45 mm.       B. 0,60 mm.       C. 0,70 mm.       D. 0,85 mm.

Lời giải:

Chọn C.

→ Bề rộng của quang phổ thứ hai là:

d = xđỏ 2 - xtím 2 = 2.iđỏ -2.itím = 2.0,75mm – 2.0,40mm = 0,7mm.

Bài 9: Máy quang phổ càng tốt, nếu chiết suất của chất làm lăng kính:

A. càng lớn.

B. càng nhỏ.

C. biến thiên càng nhanh theo bước sóng ánh sáng.

D. biến thiên càng chậm theo bước sóng ánh sáng.

Lời giải:

Chọn C.

Máy quang phổ tốt thì tán sắc ánh sáng rõ nét.

Bài 10: Quang phổ liên tục được phát ra khi nung nóng:

A. chất rắn, chất lỏng, chất khí.

B. chất rắn, chất lỏng, chất khí có khối lượng riêng lớn.

C. chất rắn và chất lỏng.

D. chất rắn.

Lời giải:

Chọn B.

Do các vật được nung nóng ở trạng thái rắn, lỏng hoặc khí có tỷ khối lớn phát ra.

Bài 11: Khi tăng nhiệt độ của dây tóc bóng điện, thì quang phổ của ánh sáng do nó phát ra thay đổi thế nào?

A. Sáng dần lên, nhưng vẫn chưa đủ bảy màu như cầu vồng.

B. Ban đầu chỉ có màu đỏ, sau đó lần lượt có thêm màu vàng, cuối cùng khi nhiệt độ cao, mới có đủ bảy màu chứ không sáng thêm.

C. Vừa sáng tăng dần, vừa trải rộng dần, từ màu đỏ, qua các màu da cam, vàng... cuối cùng, khi nhiệt độ cao mới có đủ bày màu.

D. Hoàn toàn không thay đổi gì.

Lời giải:

Chọn C.

Đặc điểm của quang phổ liên tục: Có cường độ và bề rộng không phụ thuộc vào cấu tạo hóa học của vật phát mà chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn. Nhiệt độ càng lớn cường độ sáng tăng về phía bước sóng ngắn.

Quảng cáo

Bài 12: Điều nào sau đây là không đúng khi nói về quang phổ liên tục?

A. Quang phổ liên tục không phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng.

B. Quang phổ liên tục phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng.

C. Quang phổ liên tục là những vạch màu riêng biệt hiện trên một nền tối.

D. Quang phổ liên tục do các vật rắn, lỏng hoặc khí có tỉ khối lớn khi bị nung nóng phát ra.

Lời giải:

Chọn C.

Theo định nghĩa quang phổ liên tục: Là dải màu biến thiên liên tục (không nhất thiết phải đủ từ đỏ đến tím).

Bài 13: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về máy quang phổ?

A. Trong máy quang phổ thì ống chuẩn trực có tác dụng tạo ra chùm tia sáng song song.

B. Trong máy quang phổ thì buồng ảnh nằm ở phía sau lăng kính.

C. Trong máy quang phổ thì Lăng kính có tác dụng phân tích chùm ánh sáng phức tạp song song thành các chùm sáng đơn sắc song song.

D. Trong máy quang phổ thì quang phổ của một chùm sáng thu được trong buồng ảnh của máy là một dải sáng có màu cầu vồng.

Lời giải:

Chọn D.

Trong máy quang phổ thì quang phổ của một chùm sáng thu được trong buồng ảnh của máy phụ thuộc vào cấu tạo đơn sắc của chùm sáng tới. Trong trường hợp ánh sáng tới máy quang phổ là ánh sáng trắng thì quang phổ là một dải sáng có màu cầu vồng.

Bài 14: Chùm tia sáng ló ra khỏi lăng kính của máy quang phổ trước khi đi qua thấu kính của buồng ảnh là:

A. một chùm tia phân kỳ có nhiều màu khác nhau.

B. tập hợp gồm nhiều chùm tia sáng song song, mỗi chùm một màu có hướng không trùng nhau.

C. một chùm tia phân kỳ màu trắng.

D. một chùm tia sáng màu song song.

Lời giải:

Chọn B.

Chùm tia sáng ló ra khỏi lăng kính của máy quang phổ trước khi đi qua thấu kính của buồng ảnh là tập hợp gồm nhiều chùm tia sáng song song, mỗi chùm một màu có hướng không trùng nhau. Vì chùm tới lăng kính là chùm song song.

Bài 15: Quang phổ liên tục của một vật:

A. phụ thuộc vào bản chất của vật.

B. phụ thuộc vào nhiệt độ của vật nóng sáng.

C. không phụ thuộc vào nhiệt độ và bản chất của vật.

D. phụ thuộc cả nhiệt độ và bản chất của vật.

Lời giải:

Chọn B.

Quang phổ liên tục không phụ thuộc vào bản chất vật nóng sáng mà phụ thuộc vào nhiệt độ của vật nóng sáng.

Bài 16: Quang phổ liên tục phát ra bởi hai vật có bản chất khác nhau thì:

A. hoàn toàn khác nhau ở mọi nhiệt độ.

B. hoàn toàn giống nhau ở mọi nhiệt độ.

C. giống nhau nếu mỗi vật có một nhiệt độ thích hợp.

D. giống nhau nếu hai vật có nhiệt độ bằng nhau.

Lời giải:

Chọn C.

Giống nhau nếu mỗi vật có một nhiệt độ thích hợp.

Bài 17: Quang phổ vạch phát xạ là quang phổ có đặc điểm gì sau đây?

A. Chứa các vạch cùng độ sáng, màu sắc khác nhau, đặt cách đều đặn trên quang phổ.

B. Gồm toàn vạch sáng đặt nối tiếp nhau trên quang phổ.

C. Chứa một số (ít hoặc nhiều) vạch màu sắc khác nhau xen kẽ những khoảng tối.

D. Chỉ chứa một số rất ít các vạch màu.

Lời giải:

Chọn C.

Định nghĩa quang phổ vạch: Gồm các vạch màu riêng lẻ bị ngăn cách bởi các vạch tối xen kẽ.

Bài 18: Quang phổ vạch được phát ra khi nung nóng:

A. một chất rắn, lỏng hoặc khí.

B. một chất lỏng hoặc khí.

C. một chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn.

D. một chất khí ở áp suất thấp.

Lời giải:

Chọn D.

Nguồn phát ra quang phổ vạch: Do các chất khí hay hơi có áp suất thấp và bị kích thích (bởi nhiệt độ cao hay điện trường mạnh…) phát ra.

Bài 19: Quang phổ vạch phát xạ của một chất thì đặc trưng cho:

A. chính chất ấy.

B. thành phần hoá học của chất ấy.

C. thành phần nguyên tố (tức tỉ lệ phần trăm các nguyên tố) của chất ấy.

D. cấu tạo phân tử của chất ấy.

Lời giải:

Chọn C.

Tính chất quang phổ vạch: Đặc trưng cho từng nguyên tố hóa học tức là khi ở cùng trạng thái khí hay hơi có áp suất thấp và bị kích thích mỗi nguyên tố hóa học phát ra quang phổ vạch khác nhau về cường độ, màu sắc, vị trí các vạch, độ sáng tỉ đối của các vạch (vạch quang phổ không có bề rộng).

Bài 20: Sự đảo (hay đảo sắc) vạch quang phổ là:

A. sự đảo ngược, từ vị trí ngược chiều khe mây thành cùng chiều.

B. sự chuyển một sáng thành vạch tối trên nền sáng, do bị hấp thụ.

C. sự đảo ngược trật tự các vạch quang phổ.

D. sự thay đổi màu sắc các vạch quang phổ.

Lời giải:

Chọn B.

Trong cùng điều kiện(áp suất thấp, nhiệt độ cao) 1 nguyên tố bị kích thích có khả năng phát ra những bức xạ nào thì cũng có khả năng hấp thụ những bức xạ đó (hiện tượng đảo vạch). Do vậy sự đảo (hay đảo sắc) vạch quang phổ là sự chuyển một sáng thành vạch tối trên nền sáng, do bị hấp thụ.

Bài 21: Phát biểu nào sau đây khi nói về quang phổ vạch phát xạ là không đúng?

A. Quang phổ vạch phát xạ bao gồm một hệ thống những vạch màu riêng rẽ nằm trên một nền tối.

B. Quang phổ vạch phát xạ bao gồm một hệ thống những dải màu biến thiên liên tục nằm trên một nền tối.

C. Mỗi nguyên tố hoá học ở những trạng thái khí hay hơi nóng sáng dưới áp xuất thấp cho một quang phổ vạch riêng, đặc trưng cho nguyên tố đó.

D. Quang phổ vạch phát xạ của các nguyên tố khác nhau là rất khác nhau về số lượng các vạch, về bước sóng (tức là vị trí các vạch) và cường độ sáng của các vạch đó.

Lời giải:

Chọn B.

Quang phổ vạch phát xạ bao gồm một hệ thống những vạch màu riêng rẽ nằm trên một nền tối.

Bài 22: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Quang phổ vạch phát xạ của các nguyên tố khác nhau thì khác nhau về số lượng vạch màu, màu sắc vạch, vị trí và độ sáng tỉ đối của các vạch quang phổ.

B. Mỗi nguyên tố hóa học ở trạng thái khí hay hơi ở áp suất thấp được kích thích phát sáng có một quang phổ vạch phát xạ đặc trưng.

C. Quang phổ vạch phát xạ là những dải màu biến đổi liên tục nằm trên một nền tối.

D. Quang phổ vạch phát xạ là một hệ thống các vạch sáng màu nằm riêng rẽ trên một nền tối.

Lời giải:

Chọn C.

Quang phổ vạch phát xạ là những vạch màu riêng rẽ nằm trên một nền tối.

Bài 23: Để thu được quang phổ vạch hấp thụ thì:

A. nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ phải lớn hơn nhiệt độ của nguồn sáng trắng.

B. nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ phải nhỏ hơn nhiệt độ của nguồn sáng trắng.

C. nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ phải bằng nhiệt độ của nguồn sáng trắng.

D. áp suất của đám khí hấp thụ phải rất lớn.

Lời giải:

Chọn B.

Để thu được quang phổ vạch hấp thụ thì nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ phải nhỏ hơn nhiệt độ của nguồn sáng trắng.

Bài 24: Phép phân tích quang phổ là:

A. phép phân tích một chùm sáng nhờ hiện tượng tán sắc.

B. phép phân tích thành phần cấu tạo của một chất dựa trên việc nghiên cứu quang phổ do nó phát ra.

C. phép đo nhiệt độ của một vật dựa trên quang phổ do vật phát ra.

D. phép đo vận tốc và bước sóng của ánh sáng từ quang phổ thu được.

Lời giải:

Chọn B.

Theo định nghĩa: Phép phân tích quang phổ là phép phân tích thành phần cấu tạo của một chất dựa trên việc nghiên cứu quang phổ do nó phát ra.

Bài 25: Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Vị trí vạch tối trong quang phổ hấp thụ của một nguyên tố trùng với vị trí vạch sáng màu trong quang phổ vạch phát xạ của nguyên tố đó.

B. Trong quang phổ vạch hấp thụ các vân tối cách đều nhau.

C. Trong quang phổ vạch phát xạ các vân sáng và các vân tối cách đều nhau.

D. Quang phổ vạch của các nguyên tố hóa học đều giống nhau ở cùng một nhiệt độ.

Lời giải:

Chọn A.

Vị trí vạch tối trong quang phổ hấp thụ của một nguyên tố trùng với vị trí vạch sáng màu trong quang phổ vạch phát xạ của nguyên tố đó. Đây chính là hiện tượng đảo sắc.

Bài 26: Tia hồng ngoại được phát ra:

A. chỉ bởi các vật nung nóng.

B. chỉ bởi vật có nhiệt độ cao.

C. chỉ bởi các vật có nhiệt độ trên 0oC.

D. bởi mọi vật có nhiết độ lớn hơn 0K.

Lời giải:

Chọn D.

- Mọi vật có nhiệt độ > -273oC đều phát ra tia hồng ngoại.

- Các vật nung nóng là nguồn phát hồng ngoại thông dụng.

Bài 27: Tác dụng nổi bật của tia hồng ngoại là tác dụng:

A. quang điện.       B. quang học.

C. nhiệt.       D. hoá học (làm đen phi ảnh).

Lời giải:

Chọn C.

- Tác dụng chủ yếu của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt, dùng sấy khô, sưởi...

Bài 28: Tia tử ngoại được phát ra rất mạnh từ nguồn nào sau đây?

A. Lò sưởi điện.       B. Hồ quang điện.

C. Lò vi sóng.       D. Màn hình vô tuyến.

Lời giải:

Chọn B.

Nguồn phát tia tử ngoại:

- Đèn hơi thủy ngân. Mặt Trời.

- Vật nóng trên 2000oC.

- Hồ quang điện, hoặc vật nóng sáng trên 3000o là nguồn tự ngoại phổ biến.

Bài 29: Tia tử ngoại không có tác dụng nào sau đây?

A. Quang điện.       B. Chiếu sáng.

C. Kích thích sự phát quang.       D. Sinh lí.

Lời giải:

Chọn B.

Tia tử ngoại là bức xạ không nhìn thấy được nên không được dùng trong chiếu sáng.

Tính chất tia tử ngoại:

- Tác dụng mạnh lên kính ảnh và Ion hóa chất khí.

- Bị nước và thủy tinh hấp thụ mạnh nhưng ít bị thạch anh hấp thụ.

- Kích thích phát quang nhiều chất; Gây ra các phản ứng quang hóa.

- Diệt tế bào, làm mờ mắt, đen da, diệt khuẩn, nấm mốc.

- Gây ra một số hiện tượng quang điện.

Bài 30: Tia X:

A. là một loại sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn cả bước sóng của tia tử ngoại.

B. là một loại sóng điện từ phát ra từ những vật bị nung nóng đến nhiệt độ khoảng 500oC.

C. không có khả năng đâm xuyên.

D. được phát ra từ đèn điện.

Lời giải:

Chọn A.

Tia X có bước sóng trong khoảng 10-9 m đến 10-12 m. Tia tử ngoại có bước sóng trong khoảng 0,38.10-7 m đến 10-9 m.

Bài 31: Thân thể con người ở nhiệt độ 37oC phát ra những bức xạ nào sau đây?

A. Tia X.       B. Bức xạ nhìn thấy.

C. Tia hồng ngoại.       D. Tia tử ngoại.

Lời giải:

Chọn C.

Con người ở 37oC phát ra tia hồng ngoại có bước sóng 9μm.

Bài 32: Điều nào sau đây là không đúng khi so sánh tia hồng ngoại với tia tử ngoại?

A. Cùng bản chất là sóng điện từ.

B. Tia hồng ngoại có bước sóng nhỏ hơn tia tử ngoại.

C. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều tác dụng lên kính ảnh.

D. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều không nhìn thấy bằng mắt thường.

Lời giải:

Chọn B.

Tia hồng ngoại có bước sóng trong khoảng vài mm đến 0,75.10-6 m. Còn tia tử ngoại có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng tím. (0,38 μm → 10-9 m)

Bài 33: Tia hồng ngoại:

A. là một bức xạ đơn sắc có màu hồng.

B. là sóng điện từ có bước sóng nhỏ hơn 0,4 μm.

C. do các vật có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ môi trường xung quanh phát ra.

D. bị lệch trong điện trường và từ trường.

Lời giải:

Chọn C.

Tia hồng ngoại do các vật có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ môi trường xung quanh phát ra.

Bài 34: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Tia hồng ngoại do các vật bị nung nóng phát ra.

B. Tia hồng ngoại là sóng điện từ có bước sóng lớn hơn 0,76 μm.

C. Tia hồng ngoại có tác dụng lên mọi kính ảnh.

D. Tia hồng ngoại có tác dụng nhiệt rất mạnh.

Lời giải:

Chọn C.

Tia hồng ngoại là sóng điện từ có bước sóng lớn hơn 0,76 μm. Do các vật bị nung nóng phát ra và có tác dụng nhiệt rất mạnh.

Bài 35: Tia hồng ngoại:

A. có khả năng đâm xuyên rất mạnh.

B. có thể kích thích cho một số chất phát quang.

C. chỉ được phát ra từ các vật bị nung nóng có nhiệt độ trên 500oC.

D. mắt người không nhìn thấy được.

Lời giải:

Chọn D.

Tia hồng ngoại là bức xạ điện từ không nhìn thấy có bước sóng lớn hơn 0,76 μm. Do các vật bị nung nóng phát ra và có tác dụng nhiệt rất mạnh.

Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 12 có trong đề thi THPT Quốc gia khác:

Săn shopee siêu SALE :

CHỈ CÒN 250K 1 KHÓA HỌC BẤT KÌ, VIETJACK HỖ TRỢ DỊCH COVID

Tổng hợp các video dạy học từ các giáo viên giỏi nhất - CHỈ TỪ 399K tại khoahoc.vietjack.com

Tổng đài hỗ trợ đăng ký khóa học: 084 283 45 85


song-anh-sang.jsp


Các loạt bài lớp 12 khác
Tài liệu giáo viên