125 câu trắc nghiệm Sóng cơ và Sóng âm có lời giải (cơ bản - phần 3)



Với 125 câu trắc nghiệm Sóng cơ và Sóng âm (cơ bản - phần 3) có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm câu trắc nghiệm Sóng cơ và Sóng âm có lời giải (cơ bản - phần 3).

125 câu trắc nghiệm Sóng cơ và Sóng âm có lời giải (cơ bản - phần 3)

Bài 1: Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, khoảng cách từ vị trí cân bằng một bụng sóng đến nút gần nó nhất bằng

Quảng cáo

A. một nửa bước sóng.

B. một số nguyên lần bước sóng.

C. một bước sóng.

D. một phần tư bước sóng.

Lời giải:

Đáp án: D

Khoảng cách từ vị trí cân bằng một bụng sóng đến nút gần nó nhất bằng một phần tư bước sóng.

Bài 2: Ứng dụng của hiện tượng sóng dừng để

A. xác định tốc độ truyền sóng.

B. xác định chu kì sóng.

C. xác định năng lượng sóng.

D. xác định tần số sóng.

Lời giải:

Đáp án: A

Ứng dụng của hiện tượng sóng dừng để xác định tốc độ truyền sóng.

Bài 3: Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, khoảng cách giữa hai bụng sóng liên tiếp bằng

A. hai lần bước sóng.

B. một bước sóng.

C. một nửa bước sóng.

D. một phần tư bước sóng.

Lời giải:

Đáp án: C

Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, khoảng cách giữa hai bụng sóng liên tiếp bằng một nửa bước sóng.

Quảng cáo

Bài 4: Xét sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi rất dài, tại A là một bụng sóng, tại B là một nút sóng. Quan sát thấy giữa A và B còn có một bụng sóng khác. Khoảng cách A và B bằng bao nhiêu lần bước sóng.

A. Ba phần tư.     B. Năm phần tư.

C. Một phần tư.     D. Nửa bước sóng.

Lời giải:

Đáp án: A

Chiều dài sợi dây bằng ba phần tư bước sóng.

125 câu trắc nghiệm Sóng cơ và Sóng âm có lời giải (cơ bản - phần 3)

Bài 5: Khi có sóng dừng trên một sợi dây, khoảng cách giữa 2 nút liên tiếp bằng

A. một phần ba bước sóng.

B. một phần tư bước sóng.

C. nửa bước sóng.

D. một bước sóng.

Lời giải:

Đáp án: C

Khi có sóng dừng trên một sợi dây, khoảng cách giữa 2 nút liên tiếp bằng nửa bước sóng.

Bài 6: Sóng âm được chia thành

A. hạ âm, siêu âm

B. hạ âm, âm nghe được, siêu âm

C. siêu âm, âm thanh

D. hạ âm, âm thanh

Lời giải:

Đáp án: B

Sóng âm được chia thành hạ âm, âm nghe được, siêu âm.

Bài 7: Tốc độ truyền sóng cơ phụ thuộc

A. môi trường truyền sóng.

B. bước sóng λ.

C. tần số dao động.

D. năng lượng sóng.

Lời giải:

Đáp án: A

Tốc độ truyền sóng cơ phụ thuộc môi trường truyền sóng.

Bài 8: Xét sự truyền âm trong các chất liệu: nhôm, gỗ, nước, không khí. Chất liệu truyền âm kém nhất là

A. nhôm.     B. không khí.

C. gỗ.     D. nước.

Quảng cáo

Lời giải:

Đáp án: B

Tốc độ truyền âm lớn nhất trong chất rắn và nhỏ nhất trong chất khí

Bài 9: Khi sóng âm truyền từ không khí vào nước thì

A. bước sóng tăng, tần số không đổi.

B. bước sóng giảm, tần số không đổi.

C. bước sóng và tần số đều tăng.

D. bước sóng và tần số đều giảm.

Lời giải:

Đáp án: A

Khi truyền từ không khí vào nước thì tần số không đổi vận tốc tăng nên bước sóng tăng

Bài 10: Khi nói về sóng âm, phát biểu nào sau đây sai?

A. Sóng âm không truyền được trong chân không.

B. Sóng âm có tần số lớn hơn 20000 Hz gọi là siêu âm.

C. Sóng siêu âm truyền được trong chân không.

D. Sóng âm có tần số nhỏ hơn 16 Hz gọi là hạ âm.

Lời giải:

Đáp án: C

Sóng siêu âm không truyền được trong chân không.

Bài 11: Hạ âm là âm.

A. truyền được trong chân không.

B. có tần số nhỏ.

C. có tần số nhỏ hơn 16 Hz.

D. có tần số lớn hơn 20000 Hz.

Lời giải:

Đáp án: C

Hạ âm là âm có tần số nhỏ hơn 16 Hz.

Bài 12: Tai người có thể nghe được sóng âm có tần số nằm trong khoảng nào dưới đây?

A. Từ 15 Hz đến 16000 Hz.

B. Từ 16 Hz đến 20000 Hz.

C. Từ 10 Hz đến 20000 Hz.

D. Từ 16 Hz đến 22000 Hz.

Quảng cáo

Lời giải:

Đáp án: B

Tai người có thể nghe được sóng âm có tần số từ 16 Hz đến 20000 Hz.

Bài 13: Khi nói về siêu âm, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Siêu âm có thể truyền được trong chân không.

B. Siêu âm không thể truyền được trong chất rắn.

C. Siêu âm không phản xạ khi gặp vật cản.

D. Siêu âm có tần số lớn hơn 20000Hz.

Lời giải:

Đáp án: D

Siêu âm có tần số lớn hơn 20000Hz.

Bài 14: Sóng âm không truyền được trong môi trường nào sau đây?

A. chân không.     B. chất rắn.

C. chất khí.     D. chất lỏng.

Lời giải:

Đáp án: A

Sóng âm không truyền được trong chân không.

Bài 15: Loài động vật nào sau đây “nghe” được hạ âm?

A. Voi, chim bồ câu

B. Voi, cá heo

C. Dơi, chó, cá heo

D. Chim bồ câu, dơi

Lời giải:

Đáp án: A

Loài động vật nào sau đây “nghe” được hạ âm là voi, chim bồ câu

Bài 16: Loài động vật nào sau đây “nghe” được siêu âm?

A. Voi, chim bồ câu

B. Voi, cá heo

C. Dơi, chó, cá heo

D. Chim bồ câu, dơi

Lời giải:

Đáp án: C

Loài động vật nào sau đây “nghe” được hạ âm là dơi, chó, cá heo

Bài 17: Người ta sử dụng chất liệu nào sau đây dùng làm chất cách âm?

A. Nhôm, len     B. Nhựa, bông

C. Bông, len     D. Nhôm, nhựa

Lời giải:

Đáp án: C

Người ta sử dụng bông, len để làm chất cách âm

Bài 18: Tại một điểm, đại lượng đo bằng lượng năng lượng mà sóng âm truyền qua một đơn vị diện tích đặt tại điểm đó, vuông góc với phương truyền sóng trong một đơn vị thời gian là

A. độ to của âm.     B. độ cao của âm.

C. mức cường độ âm.     D. cường độ âm.

Lời giải:

Đáp án: D

Cường độ âm là đại lượng được đo bằng năng lượng mà sóng âm truyền qua một đơn vị diện tích đặt tại điểm đó, vuông góc với phương truyền sóng trong một đơn vị thời gian

Bài 19: Cường độ âm được đo bằng đơn vị

A. niutơn trên mét.

B. oát trên mét vuông.

C. oát.

D. niutơn trên mét vuông.

Lời giải:

Đáp án: B

Đơn vị đo cường độ âm là oát trên mét vuông

Bài 20: Tại một vị trí trong môi trường truyền âm, một sóng âm có cường độ âm I. Biết cường độ âm chuẩn là I0. Mức cường độ âm L của sóng âm này tại vị trí đó được tính bằng công thức

125 câu trắc nghiệm Sóng cơ và Sóng âm có lời giải (cơ bản - phần 3)

Lời giải:

Đáp án: B

Mức cường độ âm 125 câu trắc nghiệm Sóng cơ và Sóng âm có lời giải (cơ bản - phần 3)

Bài 21: Đơn vị thường dùng để đo mức cường độ âm là

A. W/m     B. Đề xi ben (dB)

C. J/s     D. W/m2

Lời giải:

Đáp án: B

Đơn vị thường dùng để đo mức cường độ âm là Đề xi ben (dB)

Bài 22: Âm do hai nhạc cụ khác nhau phát ra luôn khác nhau về

A. âm sắc.

B. độ to.

C. độ cao.

D. cả độ cao, độ to lẫn âm sắc.

Lời giải:

Đáp án: A

Âm do hai nhạc cụ khác nhau phát ra luôn khác nhau về âm sắc

Bài 23: Âm sắc là đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với

A. độ cao.

B. cả độ cao và độ to.

C. đồ thị dao động âm.

D. độ to.

Lời giải:

Đáp án: C

Âm sắc là đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với đồ thị dao động âm

Bài 24: Hai âm cùng độ cao là hai âm có cùng

A. cường độ âm.     B. mức cường độ âm.

C. biên độ.     D. tần số.

Lời giải:

Đáp án: D

Hai âm cùng độ cao là hai âm có cùng tần số.

Bài 25: Độ to là một đặc trưng sinh lí của âm phụ thuộc vào

A. mức cường độ âm.

B. biên độ âm.

C. tần số và biên độ âm.

D. tần số âm.

Lời giải:

Đáp án: A

Độ to là một đặc trưng sinh lí của âm phụ thuộc vào mức cường độ âm

Bài 26: Độ cao của âm là một đặc trưng sinh lí gắn liền với đặc trưng vật lí của âm là

A. cường độ âm.

B. tần số.

C. mức cường độ âm.

D. đồ thị dao động.

Lời giải:

Đáp án: B

Độ cao của âm là một đặc trưng sinh lí gắn liền với đặc trưng vật lí của âm là tần số.

Bài 27: Âm sắc là

A. đặc trưng sinh lí của âm.

B. màu sắc của âm.

C. đặc trưng vật lí của âm.

D. tính chất của âm giúp ta cảm giác về sự trầm, bổng của các âm.

Lời giải:

Đáp án: A

Âm sắc là đặc trưng sinh lí của âm.

Bài 28: Cảm giác về sự trầm, bổng của âm được mô tả bằng khái niệm

A. độ to của âm     B. độ cao của âm

C. âm sắc của âm     D. mức cường độ âm

Lời giải:

Đáp án: B

Cảm giác về sự trầm, bổng của âm được mô tả bằng khái niệm độ cao của âm.

Bài 29: Khi nói về sóng âm, phát biểu nào sau đây sai?

A. Âm sắc, độ cao, độ to là những đặc trưng sinh lí của âm.

B. Sóng âm là các sóng cơ truyền trong các môi trường rắn, lỏng, khí.

C. Âm nghe được có cùng bản chất với siêu âm và hạ âm.

D. Tốc độ truyền âm trong môi trường tỉ lệ với tần số âm.

Lời giải:

Đáp án: D

Tốc độ truyền âm trong môi trường phụ thuộc vào bản chất của môi trường đó.

Bài 30: Khi nói về sóng âm, phát biểu nào sau đây sai?

A. Tốc độ truyền âm thay đổi theo nhiệt độ.

B. Đơn vị cường độ âm là W/m2.

C. Môi trường truyền âm có thể là rắn, lỏng hoặc khí.

D. Những vật liệu như bông, xốp, nhung truyền âm tốt hơn kim loại.

Lời giải:

Đáp án: D

Bông, xốp là những vật liệu cách âm

Bài 31: Khi nói về đặc trưng sinh lí của âm, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Độ cao của âm phụ thuộc vào tần số âm.

B. Âm sắc phụ thuộc tần số của âm.

C. Độ to của âm không phụ thuộc vào mức cường độ âm.

D. Độ cao của âm phụ thuộc vào môi trường truyền âm.

Lời giải:

Đáp án: A

Độ cao của âm phụ thuộc vào tần số âm.

Bài 32: Một nhạc cụ phát ra âm có tần số cơ bản ƒ0 thì hoạ âm bậc 4 của nó là

A. ƒ0     B. 2ƒ0     C. 3ƒ0     D. 4ƒ0

Lời giải:

Đáp án: D

Hoạ âm bậc 4 có tần số là 4ƒ0

Bài 33: Một sóng âm truyền trong không khí, trong số các đại lượng: biên độ sóng, tần số sóng, độ cao của âm và bước sóng; đại lượng không phụ thuộc vào các đại lượng còn lại là

A. bước sóng.     B. biên độ sóng.

C. Độ cao của âm.     D. tần số sóng.

Lời giải:

Đáp án: B

Biên độ sóng không phụ thuộc và tần số, độ cao và bước sóng.

Bài 34: Sóng siêu âm

A. truyền được trong chân không.

B. không truyền được trong chân không.

C. truyền trong không khí nhanh hơn trong nước.

D. truyền trong nước nhanh hơn trong sắt.

Lời giải:

Đáp án: B

Sóng siêu âm không truyền được trong chân không

Bài 35: Một âm có tần số xác định lần lượt truyền trong nhôm, nước, không khí với tốc độ tương ứng là v1, v2, v3. Nhận định nào sau đây là đúng:

A. v2 > v1 > v3     B. v1 > v2 > v3

C. v3 > v2 > v1     D. v2 > v3 > v2

Lời giải:

Đáp án: B

Sóng âm truyền nhanh nhất trong chất rắn, chất lỏng, chất khí nên v1 > v2 > v.3

Bài 36: Cho các chất sau: không khí ở 0ºC, không khí ở 25ºC, nước và sắt. Sóng âm truyền nhanh nhất trong

A. sắt.     B. không khí ở 0ºC.

C. nước.     D. không khí ở 25ºC.

Lời giải:

Đáp án: A

Sóng âm truyền nhanh nhất trong chất rắn.

Bài 37: Một sóng âm có tần số 200 Hz lan truyền trong môi trường nước với vận tốc 1500m/s. Bước sóng của sóng này trong môi trường nước là

A. 30,5m.     B. 3,0 km.

C. 75,0m.     D. 7,5m

Lời giải:

Đáp án: D

125 câu trắc nghiệm Sóng cơ và Sóng âm có lời giải (cơ bản - phần 3)

Bài 38: Một sóng âm truyền trong không khí với tốc độ 340 m/s và bước sóng 34 cm. Tần số của sóng âm này là:

A. 500 Hz     B. 2000 Hz

C. 1000 Hz     D. 1500 Hz

Lời giải:

Đáp án: C

125 câu trắc nghiệm Sóng cơ và Sóng âm có lời giải (cơ bản - phần 3)

Bài 39: Một lá thép mỏng, một đầu giữ cố định, đầu còn lại được kích thích để dao động với chu kì bằng . Âm do lá thép phát ra

A. là siêu âm.

B. là âm nghe được.

C. truyền được trong chân không.

D. là hạ âm.

Lời giải:

Đáp án: B

125 câu trắc nghiệm Sóng cơ và Sóng âm có lời giải (cơ bản - phần 3) là âm nghe được

Bài 40: Một sóng âm có chu kì 80 ms. Sóng âm này

A. là âm nghe được.

B. là siêu âm.

C. là hạ âm.

D. truyền được trong chân không.

Lời giải:

Đáp án: C

125 câu trắc nghiệm Sóng cơ và Sóng âm có lời giải (cơ bản - phần 3) là hạ âm

Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 12 có trong đề thi THPT Quốc gia khác:

Săn shopee siêu SALE :

CHỈ CÒN 250K 1 KHÓA HỌC BẤT KÌ, VIETJACK HỖ TRỢ DỊCH COVID

Tổng hợp các video dạy học từ các giáo viên giỏi nhất - CHỈ TỪ 399K tại khoahoc.vietjack.com

Tổng đài hỗ trợ đăng ký khóa học: 084 283 45 85


song-co-va-song-am.jsp


Các loạt bài lớp 12 khác
Tài liệu giáo viên