Dao động tắt dần là gì, dao động cưỡng bức, dao động duy trì (hay, chi tiết nhất)
Bài viết Dao động tắt dần là gì, dao động cưỡng bức, dao động duy trì với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Dao động tắt dần là gì, dao động cưỡng bức, dao động duy trì.
Dao động tắt dần là gì, dao động cưỡng bức, dao động duy trì
I. Lý thuyết - Phương pháp giải
1. Các loại dao động
• Dao động tuần hoàn: là dao động mà trạng thái dao động lặp lại như cũ sau những khoảng thời gian như nhau
• Dao động tự do: là dao động mà chu kỳ của hệ chỉ phụ thuộc vào đặc tính bên trong của hệ
• Dao động tắt dần: là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian, nguyên nhân của sự tắt dần là do ma sát với môi trường. Ma sát càng lớn thì tắt dần càng nhanh.
• Dao động duy trì: là dao động có biên độ không đổi theo thời gian trong đó sự cung cấp thêm năng lượng để bù lại sự tiêu hao do ma sát ma không làm thay đổi chu kỳ riêng của nó thì dao động kéo dài mãi mãi và gọi là dao động duy trì.
• Dao động cưỡng bức: là dao động chịu sự tác dụng của ngoại lực biến đổi điều hòa F = FocosΩt
- Dao động cưỡng bức là điều hòa có dạng hàm cos(t).
- Tần số của dao động cưỡng bức bằng tần số góc Ω của ngoại lực
- Biên độ của dao động cưỡng bức của ngoại lực tỉ lệ thuận với biên độ F0 của ngoại lực phụ thuộc vào tần số góc của ngoại lực và lực cản môi trường.
- Hiện tượng cộng hưởng: khi biên độ A của dao động cưỡng bức đạt giá trị cực đại. người ta nói rằng có hiện tượng cộng hưởng.
- Giá trị cực đại của biên độ A của dao động đạt được khi tần số góc của ngoại lực bằng tần số góc riêng ωo của hệ dao động tắt dần
- Hiện tượng cộng hưởng càng rõ nét khi lực cản càng nhỏ.
Phân biệt dao động duy trì và dao động cưỡng bức:
Dao động cưỡng bức | Dao động duy trì |
Dao động cưỡng bức là dao động xảy ra dưới tác dụng của ngoại lực tuần hoàn có tần số góc Ω bất kỳ. sau giai đoạn chuyển tiếp thì dao động cưỡng bức có tần số góc của ngoại lực. | Dao động duy trì cũng xảy ra dưới tác dụng của ngoại lực, nhưng ở đây ngoại lực được điều khiển có tần số góc bằng tần số góc 0 của dao động tự do của hệ |
Dao động xảy ra xảy ra trong hệ dưới tác dụng dưới tác dụng của ngoại lực độc lập đối với hệ | Dao động duy trì là là dao động riêng là dao động riêng của hệ được bù thêm năng lượng do một lực điều khiển bởi chính dao động ấy thông qua một hệ cơ cấu nào đó. |
2. Bài tập về dao động tắt dần của con lắc lò xo
Bài toán: Một vật có khối lượng m, gắn vào lò xo có độ cứng k. Kéo lò xo ra khỏi vị trí cân bằng một đoạn A rồi buông tay ra cho vật dao động. Biết hệ số ma sát của vật với mặt sàn là μ
a) Tìm quãng đường vật đi được đến khí dừng hẳn?
Đến khi vật dừng hẳn thì toàn bộ cơ năng của con lắc lò xo đã bị công của lực ma sát làm triệt tiêu:
b) Độ giảm biên độ sau nửa chu kỳ, sau một chu kỳ
Gọi A1 là biên độ ban đầu của con lắc lò xo, A2 là biên độ sau nửa chu kỳ
ΔA1 gọi là độ giảm biên độ trong nửa chu kỳ.
⇒ Độ giảm biên độ sau một chu kỳ là:
c) Số dao động đến lúc dừng hẳn
d) Thời gian đến lúc dừng hẳn
e) Bài toán tìm vận tốc của vật khi vật đi được quãng đường S
Ta có: W = Wđ + Wt +Ams
⇒ Wđ = W - Wt - Ams
3. Bài tập về dao động tắt dần của con lắc đơn
Con lắc đơn có chiều dài l dao động tắt dần với một lực cản đều là Fc, biên độ góc ban đầu là α01.
a) Hãy xác định quãng đường mà con lắc thực hiện đến lúc tắt hẳn của con lắc đơn.
b) Xác định độ giảm biên độ trong một chu kỳ.
Ta có: năng lượng ban đầu của con lắc là:
Năng lượng còn lại của con lắc khi ở biên
⇒ Độ giảm biên độ trong một chu kỳ là:
c) Số dao động đến lúc tắt hẳn.
d) Thời gian đến lúc tắt hẳn: t = N.T
e) Số lần đi vị trí cân bằng đến lúc tắt hẳn: n = 2.N
4. Bài tập về cộng hưởng
• Điều kiện cộng hưởng: Tr = Tcb
Trong đó:
Tr: Chu kỳ riêng
Tcb: chu kỳ cưỡng bức
• Công thức xác định vận tốc của xe lửa để con lắc dao động mạnh nhất v = L/Tr
Trong đó:
l: chiều dài thanh ray
Tr: là chu kỳ riêng của con lắc
II. Ví dụ
Ví dụ 1: Một con lắc lò xo thực hiện dao động tắt dần. Sau mỗi chu kỳ biên độ giảm 2%. Hỏi Năng lượng còn lại và mất đi sau mỗi chu kỳ là:
A. 96%; 4% B. 99%; 1% C. 6%; 94% D. 96,6%; 3,4%
Lời giải:
Biên độ còn lại là: A1 = 0,98A
năng lượng còn lại:
⇒ ΔW = W - WcL = W - 0,96W = 0,04W (Kl: Năng lượng mất đi chiếm 4%)
Ví dụ 2: Một con lắc lò xo có độ cứng 50N/m, vật nặng có khối lượng m = 50g, kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng một đoạn 10 cm rồi buông tay cho con lắc lò xo thực hiện dao động tắt dần trên mặt sàn nằm ngang có hệ số ma sát là μ= 0,01. Xác định quãng đường vật có thể đi được đến lức dừng hẳn.
A. 10 m B. 103 m C. 100m D. 500m
Lời giải:
Khi vật dừng lại hẳn thì toàn bộ năng lượng của con lắc lò xo đã cân bằng với công của lực ma sát.
Ví dụ 3: Một con lắc đơn có chiều dài l vật nặng khối lượng m được treo tại nơi có gia tốc trọng trường g. Ban đầu người ta kéo con lắc ra khỏi vị trí cân bằng một góc = 0,1 rad và buông tay không vận tốc đầu. Trong quá trình dao động vật luôn chịu tác dụng của lực cản không đổi có độ lớn 1/1000 trọng lực. Khi con lắc tắt hẳn vật đã đi qua vị trí cân bằng bao nhiêu lần?
A. 25 lần B. 100 lần C. 50 lần D. 75 lần
Lời giải:
Ta có: năng lượng ban đầu của con lắc là:
Năng lượng còn lại của con lắc khi ở biên α02:
Năng lượng mất đi:
là độ giảm biên độ trong nửa chu kỳ.⇒ Độ giảm biên độ trong một chu kỳ là:
⇒ Số dao động đến lúc tắt hẳn là:
⇒ Số lần đi qua vị trí cân bằng là: n = 2.N = 2.25 = 50 lần
III. Bài tập bổ sung
Câu 1: Một vật dao động tắt dần chậm. Cứ sau mỗi chu kì, biên độ giảm 3%. Phần năng lượng của con lắc bị mất đi trong một dao động toàn phần xấp xỉ bằng:
A. 6%
B. 3%
C. 94%
D. 9%
Câu 2: Một con lắc lò xo đặt nằm ngang gồm một vật nặng có khối lượng m = 100g gắn vào một lò xo có độ cứng k = 10N/m. Hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn là 0,1. Lấy g = 10m/s2. Ban đầu đưa vật đến vị trí lò xo bị nén một đoạn và thả nhẹ. Khi vật qua vị trí O1, tốc độ của vật đạt cực đại lần thứ nhất và bằng 80 cm/s. Quãng đường vật đi được từ lúc bắt đầu dao động đến khi dừng lại gần nhất giá trị nào?
A. 40 cm
B. 22,5 cm
C. 24 cm
D. 25 cm
Câu 3: Cho một con lắc dao động tắt dần chậm trong môi trường có ma sát. Nếu sau mỗi chu kì cơ năng của con lắc giảm 5% thì sau 10 chu kì biên độ của nó giảm xấp xỉ:
A. 77%
B. 36%
C. 23%
D. 64%
Câu 4: Một con lắc dao động tắt dần. Cứ sau mỗi chu kì, biên độ giảm đi 3%. Phần năng lượng của con lắc còn lại sau 1 chu kì đầu tiên là
A. 3%
B. 94%
C. 4,5%
D. 6%
Câu 5: Một con lắc lò xo đang dao động tắt dần. Người ta đo được độ giảm tương đối của biên độ trong ba chu kì đầu tiên là 10%. Độ giảm tương đối của cơ năng tương ứng là bao nhiêu?
A. 10%
B. 19%
C. 0,1%
D. Không xác định được vì chưa biết độ cứng của lò xo.
Câu 6: Một con lắc lò xo có độ cứng k = 1 N/m, khối lượng m = 0,02 kg dao động tắt dần trên mặt phẳng nằm ngang do ma sát, hệ số ma sát µ = 0,1. Ban đầu lò xo bị nén 10 cm rồi buông nhẹ cho con lắc dao động tắt dần. Tốc độ lớn nhất mà vật đạt được trong quá trình dao động là:
A. 20 cm/s
B. 40 cm/s
C. 40 cm/s
D. 10 cm/s
Câu 7: Một con lắc đơn dao động tắt dần. Cứ sau mỗi chu kì, biên độ giảm 2%. Phần năng lượng của con lắc mất đi sau một dao động toàn phần là:
A. 4%
B. 2%
C. 1,5%
D. 1%
Câu 8: Một con lắc lò xo, vật nặng có khối lượng 100g, lò xo có độ cứng 100 N/m, dao động trên mặt phẳng ngang với biên độ ban đầu 10 cm. Lấy gia tốc trọng trường 10 m/s2. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là 0,1. Số dao động thực hiện được kể từ lúc dao động cho đến lúc dừng lại là:
A. 25
B. 50
C. 30
D. 20
Câu 9: Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng 100 N/m và vật nặng khối lượng 200g dao động trên mặt phẳng nằm ngang. Hệ số ma sát trượt giữu mặt phẳng ngang và vật là 0,1. Từ vị trí lò xo không biến dạng, truyền cho vận tốc ban đầu 1 m/s thì thấy con lắc dao động tắt dần trong giới hạn đàn hồi của lò xo. Lấy g = 10m/s2. Trong quá trình dao động, biên độ cực đại là:
A. 3,2 cm
B. 5,6 cm
C. 4,3 cm
D. 6,8 cm
Câu 10: Một con lắc lò xo nằm ngang gồm lò xo có độ cứng k = 100 N/m và vật có khối lượng m = 100g, dao động trên mặt phẳng ngang, hệ số ma sát giữa vật và mặt ngang là µ = 0,02. Kéo vật lệch khỏi vị trí cân bằng một đoạn 10 cm rồi thả nhẹ cho vật dao động. Quãng đường vật đi được từ khi bắt đầu dao động đến khi dừng có giá trị gần bằng:
A. 50 m
B. 25cm
C. 50 cm
D. 25 m
Xem thêm các bài Lý thuyết Vật Lí lớp 12 hay khác:
Lý thuyết - Phương pháp giải: Dao động tắt dần, dao động cưỡng bức, dao động duy trì
Bài tập Dao động tắt dần, dao động cưỡng bức, dao động duy trì
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều