Lý thuyết Sơ lược về Laze (hay, chi tiết nhất)
Bài viết Lý thuyết Sơ lược về Laze với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Lý thuyết Sơ lược về Laze.
Lý thuyết Sơ lược về Laze
I) Khái niệm, đặc điểm:
- Khái niệm: Laze là một nguồn sáng phát ra một chùm sáng có cường độ lớn dựa vào hiện tượng phát xạ cảm ứng.
- Đặc điểm:
+) có tính đơn sắc rất cao
+) là chùm sáng kết hợp ( cùng tần số, cùng pha)
+) là chùm sáng song song ( có tính định hướng cao)
+) có cường độ lớn
II) Nguyên tắc hoạt động
- Nguyên tắc hoạt động quang trọng nhất của laze là sự phát xạ cảm ứng. phát xạ cảm ứng là hiện tượng: Nếu một nguyên tử đang ở trạng thái kích thích, sẵn sàng phát ra một phôtôn có năng lượng ε = hf, bắt gặp một phôtôn có năng lượng ε' = ε bay lướt qua nó thì lập tứ nguyên tử này cũng phát ra phôtôn ε. Phôtôn ε bay cùng phương với phôtôn ε'. Ngoài ra sóng điện từ ứng với phôtôn ε cùng pha và dao động trong một mặt phẳng song song với mặt phẳng dao động của sóng điện từ ứng với phôtôn ε'. Như vậy nếu có một phôtôn bay qua một loạt các nguyên tử đang ở trạng thái kích thích thí số phôtôn tăng lên theo cấp số nhân. Các phôtôn này cùng năng lượng, cùng phương, cùng pha dao động.
III) Ứng dụng:
- Y học: sử dụng làm dao mổ trong các phẫu thuật tinh vi, chữa một số bệnh ngoài ra nhờ tác dụng nhiệt.
- Thông tin liên lạc: liên lạc vô tuyến ( vô tuyến định vị, liên lạc vệ tinh, điều khiển các con tàu vũ trụ,...), truyền tin bằng cáp quang, đọc đĩa CD,...
- Công nghiệp: cắt, khoan,... chính xác.
- Trắc địa: đo khoảng cách, tam giác đạc, ngắm đường thẳng,...
IV) Bài tập bổ sung
Bài 1: Trong laze rubi có sự biến đổi năng lượng từ dạng nào sang quang năng?
A. Quang năng
B. Hiện tượng cảm ứng điện từ
C. Nhiệt năng
D. Điện năng
Bài 2: Tia laze không có đặc điểm:
A. Độ định hướng cao
B. Độ đơn sắc cao
C. Cường độ lớn
D. Công suất trung bình có giá trị lớn
Bài 3: Màu do một laze phát ra:
A. Màu trắng
B. Hỗn hợp hai màu đơn sắc
C. Hỗn hợp nhiều màu đơn sắc
D. Màu đơn sắc
Bài 4: Tìm phát biểu sai về tia laze:
A. Tia laze có tính định hướng cao
B. Tia laze bị tán sắc khi qua lăng kính
C. Tia laze là chùm sáng kết hợp
D. Tia laze có cường độ lớn
Bài 5: Hiệu suất của một laze:
A. Lớn hơn 100%
B. Nhỏ hơn 100%
C. Bằng 100%
D. Rất lơn so với 100%
Bài 6: Tìm phát biểu sai. Các loại laze thông thường đã được sản xuất là
A. Laze rắn
B. Laze khí
C. Laze lỏng
D. Laze bán dẫnv
Bài 7: Laze không được ứng dụng:
A. Làm dao mổ trong y học
B. Xác định tuổi cổ vật trong ngành khảo cổ học
C. Để truyền tin bằng cáp quang
D. Đo các khoảng cách trong ngành trắc địa
Bài 8: Laze A phát ra chùm bức xạ có bước sóng 0,45 μm với công suất 0,8W. Laze B phát ra chùm bức xạ có bước sóng 0,60 μm với công suất 0,6 W. Tỉ số giữa số phôtôn của laze B và số phôtôn của laze A phát ra trong mỗi giây là:
A. 1.
B. 20/9.
C. 2.
D. 3/4.
Bài 9: Cho nguồn laze phát ra chùm bức xạ có bước sóng 0,45µm với công suất 1,2W. Trong mỗi giây, số photon do chùm sáng phát ra là:
A. 4,42.1012 photon/s
B. 4,42.1018 photon/s
C. 2,72.1012 photon/s
D. 2,72.1018 photon/s
Bài 10: Dùng laze CO2 có công suất P = 10 W để làm dao mổ. Khi tia laze được chiếu vào vị trí cần mổ sẽ làm cho nước ở phần mô chỗ đó bốc hơi và mô bị cắt. Biết chùm laze có bán kính r = 0,1 mm và di chuyển với vận tốc v = 0,5cm/s trên bề mặt của mô mềm. Biết thể tích nước bốc hơi trong 1 s là 3,5 mm3. Chiều sâu cực đại của vết cắt là:
A. 1 mm.
B. 2 mm.
C. 3,5 mm.
D. 4 mm.
Xem thêm các bài Lý thuyết Vật Lí lớp 12 hay khác:
- Lý thuyết Hiện tượng quang điện thuyết lượng tử ánh sáng
- Lý thuyết Hiện tượng quang điện trong
- Lý thuyết Hiện tượng quang - Phát quang
- Lý thuyết Mẫu nguyên tử Bo
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều