Lý thuyết Truyền tải điện năng máy biến áp (hay, chi tiết nhất)



Bài viết Lý thuyết Truyền tải điện năng máy biến áp với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Lý thuyết Truyền tải điện năng máy biến áp.

Lý thuyết Truyền tải điện năng máy biến áp

Bài giảng: Bài 16: Truyền tải điện năng. Máy biến áp - Cô Trần Thị Hạnh (Giáo viên VietJack)

Quảng cáo

I) Công suất hao phí khi truyền tải điện năng.

     Điện năng được truyền từ nhà máy phát điện đến nơi tiêu thụ nhờ đường dây có điện trở r.

     Giả sử công suất phát điện tại nhà máy là Pphát = UphátIcos⁡φphát

     Khi đó công suất hao phí trên đường dây là Php = I2r

     Do mắc nối tiếp nên cường độ dòng điện phát đi cũng bằng cường độ dòng điện trên dây nên

Truyền tải điện năng máy biến áp - Lý thuyết Vật Lý 12 đầy đủ

     Nhận xét: Muốn giảm công suất hao phí trên đường dây ta có thể

         + Giảm Truyền tải điện năng máy biến áp - Lý thuyết Vật Lý 12 đầy đủ thay đồng bằng vật liệu dẫn điện tốt hơn như bạc, vật liệu siêu dẫn,... → tốn kém. Tăng diện tích dây → khối lượng đồng tăng lên, lượng cột điện tăng lên → tốn kém.

         + Tăng hiệu điện thế nơi phát: khi Uphát tăng 10 lần thì Php giảm 100 lần → hiểu quả, không tốn kém→ cần một thiết bị biến đổi điện áp.

     Hiệu suất truyền tải điện năng:

Truyền tải điện năng máy biến áp - Lý thuyết Vật Lý 12 đầy đủ
Quảng cáo

II) Máy biến áp:

     - Khái niệm: máy biến áp là máy có thể biến đổi điện áp xoay chiều.

     - Kí hiệu: như hình bên.

Truyền tải điện năng máy biến áp - Lý thuyết Vật Lý 12 đầy đủ

     - Phân loại:

         +) Máy tăng áp: máy làm tăng hiệu điện thế xoay chiều.

         +) Máy giảm áp: máy làm giảm hiệu điện thế xoay chiều.

     - Cấu tạo: 2 bộ phận chính:

         +) Lõi biến áp: một khung sắt non có pha silic giúp truyền toàn bộ từ thông từ cuộn dây này sang cuộn dây kia.

         +) Hai cuộn dây D1,D2 quấn trên 2 cạnh đối diện của khung, có ddienj trở nhỏ và hệ số tự cảm lớn, có số vòng dây lần lượt là N1,N2. Cuộn dây nối vào nguồn phát điện gọi là cuộn sơ cấp, cuộn dây được nối ra các cơ sơ tiêu thụ là cuộn thứ cấp .

     - Nguyên tắc hoạt động: dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ.

     Khi đặt một hiệu điện thế xoay chiều có giá trị hiệu dụng là U1 vào đầu cuộn dây sơ cấp có N1 vòng, tạo ra một dòng xoay chiều có giá trị hiệu dụng là I1 . Nhờ lõi biến áp mà từ thông ở mỗi vòng dây của cuộn sơ cấp luôn bằng từ thông ở mỗi vòng dây của cuộn thứ cấp đều bằng Ф. Vì dòng điện xoay chiều nên tư thông do nó sinh ra cũng biên thiên điều hòa với cùng tần số. nên ở cuộn thứ cấp sẽ xuất hiện một hiện điện thế thứ cấp có giá trị hiệu dụng là U2và có cường độ dòng điện có giá trị hiệu dụng là I2.

     - Ứng dụng: nấu chảy kim loại, hàn điện, dùng trong truyền tải điện năng. ở nhà máy phát điện cần sử dụng máy tăng áp đẻ tăn hiệu điện thế trước khi phát làm giảm hao phí trên đường dây, ở nơi tiêu thụ cần máy hạ áp để có hiệu điện thế phù hợp để sử dụng,...

Quảng cáo

     - Thực nghiệm chứng minh: Truyền tải điện năng máy biến áp - Lý thuyết Vật Lý 12 đầy đủ

     Nếu máy biến áp lý tưởng ( không có hao phí điện năng P1 = P2)

Truyền tải điện năng máy biến áp - Lý thuyết Vật Lý 12 đầy đủ

Bài giảng: Bài 16: Truyền tải điện năng. Máy biến áp - Cô Phan Thanh Nga (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các bài Lý thuyết Vật Lí lớp 12 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


dong-dien-xoay-chieu.jsp


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên