Lý thuyết Vật Lí 7 Bài 21 : Sơ đồ mạch điện, Chiều dòng điện hay, chi tiết



Bài viết Lý thuyết Vật Lí 7 Bài 21 : Sơ đồ mạch điện, Chiều dòng điện hay, chi tiết giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm Lý thuyết Vật Lí 7 Bài 21 : Sơ đồ mạch điện, Chiều dòng điện.

Lý thuyết Vật Lí 7 Bài 21 : Sơ đồ mạch điện, Chiều dòng điện hay, chi tiết

Bài giảng: Bài 21: Sơ đồ mạch điện - Chiều dòng điện - Cô Phạm Thị Hằng (Giáo viên VietJack)

I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT

1. Sơ đồ mạch điện

Vật Lí lớp 7 | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 7 có đáp án

    - Hình 1.1 biểu diễn sơ đồ mạch điện đơn giản chỉ có một bóng đèn, một pin và dây nối trong thực thế. Mũi tên chỉ chiều chuyển động của các electron. Nếu ta biểu diễn mạch điện trong đó có các thiết bị dùng điện cũng vẽ giống như trong thực tế thì quá rườm rà và mất thời gian.

Quảng cáo

    - Để mô tả đơn giản các mạch điện và mắc mạch điện theo đúng yêu cầu, người ta sử dụng các kí hiệu biểu thị các bộ phận của mạch điện để vẽ sơ đồ cho mạch điện.

    - Một số bộ phận của mạch điện được biểu diễn trong bảng sau:

Vật Lí lớp 7 | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 7 có đáp án

2. Chiều dòng điện

    Quy ước: Chiều dòng điện là chiều đi từ cực dương qua vật dẫn về cực âm của nguồn điện.

    Hình vẽ 1.2: Một mạch điện gồm 1 bóng đèn, 1 nguồn và 1 công tắc có chiều mũi tên chỉ chiều của dòng điện.

Vật Lí lớp 7 | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 7 có đáp án
Quảng cáo

    Lưu ý:

        + Chiều chuyển động của các electron ngược với chiều của dòng điện theo quy ước.

        + Dòng điện cung cấp bởi pin và acquy có chiều không thay đổi được gọi là dòng điện một chiều.

        + Dòng điện chạy trong mạch điện gia đình là dòng điện xoay chiều. Mỗi lỗ của ổ lấy điện lúc là cực dương, lúc là cực âm và cứ thế thay đổi luân phiên.

        + Các vật tiêu thụ điện được nối với nhau tạo thành một dãy liên tiếp ta nói các vật đó được mắc nối tiếp với nhau (hình 1.3).

        + Nếu các điểm đầu của các vật tiêu thụ điện được nối với nhau và các điểm cuối của chúng cũng được nối với nhau tạo thành nhiều nhánh, ta nói các vật đó được mắc song song với nhau (hình 1.4).

Vật Lí lớp 7 | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 7 có đáp án
Quảng cáo

II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

    Xác định chiều của dòng điện và chiều chuyển động của các electron

    - Để xác định chiều của dòng điện ta căn cứ vào: Chiều dòng điện theo quy ước là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện về cực âm của nguồn điện.

    - Để xác định chiều chuyển động có hướng của các electron trong kim loại ta căn cứ vào chiều của dòng điện: Chiều chuyển động của các electron luôn ngược chiều với chiều của dòng điện.

Xem thêm các bài Lý thuyết và Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 7 có đáp án và lời giải chi tiết khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 7 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình Vật Lý lớp 7.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên