Lý thuyết Vật Lí 7 Bài 24 : Cường độ dòng điện hay, chi tiết



Bài viết Lý thuyết Vật Lí 7 Bài 24 : Cường độ dòng điện hay, chi tiết giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm Lý thuyết Vật Lí 7 Bài 24 : Cường độ dòng điện.

Lý thuyết Vật Lí 7 Bài 24 : Cường độ dòng điện hay, chi tiết

Quảng cáo

Bài giảng: Bài 24: Cường độ dòng điện - Cô Phạm Thị Hằng (Giáo viên VietJack)

I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT

1. Cường độ dòng điện

    - Dòng điện càng mạnh thì cường độ dòng điện càng lớn.

    - Cường độ dòng điện kí hiệu bằng chữ I.

    - Đơn vị đo cường độ dòng điện là Ampe, kí hiệu là A.

    - Đối với cường độ dòng điện có giá trị nhỏ, người ta dùng đơn vị miliampe, kí hiệu là mA.

    1 A = 1000 mA        1 mA = 0,001 A

2. Dụng cụ đo cường độ dòng điện

    - Dụng cụ để đo cường độ dòng điện là Ampe kế.

    - Cách nhận biết ampe kế:

        + Nếu trên mặt ampe kế có ghi chữ A thì số đo cường độ dòng điện tính theo đơn vị A (hình 2.1).

        + Nếu trên mặt ampe kế ghi chữ mA thì số đo cường độ dòng điện tính theo đơn vị mA (hình 2.2).

Vật Lí lớp 7 | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 7 có đáp án

    - Kí hiệu vẽ Ampe kế là:

Vật Lí lớp 7 | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 7 có đáp án

3. Đo cường độ dòng điện

Quảng cáo

    Khi sử dụng ampe kế cần lưu ý:

    - Chọn ampe kế có giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất phù hợp với giá trị cần đo.

    - Mắc ampe kế nối tiếp vào mạch điện cần đo cường độ dòng điện sao cho dòng điện đi vào chốt dương (+) và đi ra chốt (-) của ampe kế (tức là chốt (+) của ampe kế mắc về phía cực dương của nguồn điện còn chốt (-) của ampe kế mắc về phía cực âm của nguồn điện).

Vật Lí lớp 7 | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 7 có đáp án

    - Số chỉ của ampe kế mắc trong một mạch điện chính là giá trị của cường độ dòng điện trong mạch đó.

    - Không được mắc trực tiếp hai chốt của ampe kế vào hai cực của nguồn điện.

II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

1. Cách xác định giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của ampe kế

Quảng cáo

    - Giới hạn đo là số chỉ lớn nhất ghi trên mặt ampe kế.

    - Độ chia nhỏ nhất là khoảng cách giữa hai vạch gần nhau nhất trên mặt ampe kế.

    Ví dụ: Cho một ampe kế như hình vẽ

Vật Lí lớp 7 | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 7 có đáp án

2. Cách chọn ampe kế phù hợp

    - Phải chọn ampe kế có giới hạn đo lớn hơn giá trị cần đo.

    - Nếu có giới hạn đo phù hợp thì ta nên chọn ampe kế nào có độ chia nhỏ nhất nhỏ hơn thì kết quả đo được chính xác hơn.

III. BÀI TẬP BỔ SUNG

Bài 1: Ampe kế là dụng cụ để đo

A. cường độ dòng điện.            

B. hiệu điện thế.

C. công suất điện.                     

D. điện trở.

Bài 2: Chọn câu sai.

A. 1 A = 1 000 mA.                            

B. 1 kA = 1 000 mA.

C. 1 mA = 0,001 A.                            

D. 1 000 A = 1 kA.

Bài 3: Trên một cầu chì có ghi 1 A. Con số này có ý nghĩa gì?

A. Có nghĩa là cường độ dòng điện đi qua cầu chì này từ 1 A trở lên thì cầu chì sẽ đứt.

B. Có nghĩa là cường độ dòng điện đi qua cầu chì này luôn lớn hơn 1 A.

C. Có nghĩa là cường độ dòng điện đi qua cầu chì này luôn bằng 1 A.

D. Có nghĩa là cường độ dòng điện đi qua cầu chì này luôn nhỏ hơn 1 A.

Bài 4: Chọn câu trả lời đúng. Để đo cường độ dòng điện 15 mA, nên chọn ampe kế nào có giới hạn đo phù hợp nhất?

A. 2 mA.               

B. 20 mA.             

C. 200 mA.           

D. 2 A.

Bài 5: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:

Dòng điện chạy qua đèn có …………… thì đèn …………….

A. cường độ càng nhỏ, càng cháy sáng.                  

B. cường độ càng lớn, sáng càng yếu.

C. cường độ càng lớn, càng cháy sáng.                   

D. cường độ thay đổi, sáng như nhau.

Bài 6: Kí hiệu nào sau đây là kí hiệu của ampe kế khi vẽ sơ đồ mạch điện.

Lý thuyết Vật Lí 7 Bài 24 : Cường độ dòng điện hay, chi tiết

Bài 7: Đơn vị đo cường độ dòng điện là
A. ampe (A).
B. niuton (N).

C. dexiben (dB).

D. hec (Hz).

Bài 8: Chọn câu đúng.

A. Cường độ dòng điện cho biết độ mạnh hay yếu của dòng điện.

B. Khi nhiệt độ tăng thì cường độ dòng điện tăng.

C. Cường độ dòng điện qua một đoạn mạch tỉ lệ nghịch với điện lượng dịch chuyển qua đoạn mạch.

D. Dòng điện là dòng các electron dịch chuyển có hướng.

Bài 9: Cường độ dòng điện cho ta biết

A. độ mạnh yếu của dòng điện.

B. dòng điện do nguồn điện nào gây ra.

C. dòng điện do các hạt mang điện dương hoặc âm tạo nên.

D. tác dụng nhiệt hoặc hóa học của dòng điện.

Bài 10: Để đo cường độ dòng điện qua vật dẫn, ta mắc .................... với vật dẫn.

A. ampe kế song song.

B. ampe kế nối tiếp.

C. vôn kế song song.

D. vôn kế nối tiếp.

Xem thêm các bài Lý thuyết và Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 7 có đáp án và lời giải chi tiết khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 7 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình Vật Lý lớp 7.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên