Các dạng bài tập KHTN 7 Kết nối tri thức (hay nhất)

Trọn bộ các dạng bài tập Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với phương pháp giải chi tiết, ví dụ minh họa có lời giải và bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh lớp 7 biết cách làm bài tập KHTN 7.

Các dạng bài tập KHTN 7 Kết nối tri thức (hay nhất)

Quảng cáo

Các dạng bài tập Vật Lí

Các dạng bài tập Hóa học

Dạng bài tập về tốc độ của vật (cách giải + bài tập)

1. Phương pháp giải

Bài toán 1: Bài tập định tính

Vận dụng các kiến thức trọng tâm sau để làm các câu hỏi lí thuyết:

- Tốc độ của vật là đại lượng cho biết sự nhanh, chậm của chuyển động, được xác định bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.

Công thức tính tốc độ: v=st

Trong đó: s là quãng đường vật đi được; t là thời gian vật đi được hết quãng đường s;

v là tốc độ chuyển động của vật.

- Đơn vị đo tốc độ phụ thuộc vào đơn vị của quãng đường và đơn vị của thời gian. Đơn vị đo tốc độ trong hệ đo lường chính thức của nước ta là m/s và km/h.

1 m/s = 3,6 km/h

- Trong thực tế, tốc độ chuyển động của vật thường thay đổi nên v=st còn được gọi là tốc độ trung bình của chuyển động.

- Để đo tốc độ người ta có thể dùng đồng hồ bấm giây, đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện hoặc thiết bị bắn tốc độ.

- Ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông:

+ Người điều khiển phương tiện giao thông có tốc độ càng lớn thì càng không có đủ thời gian cũng như khoảng cách để tránh va chạm gây tai nạn.

+ Người tham gia giao thông vừa phải có ý thức thực hiện an toàn giao thông vừa phải có hiểu biết về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông.

+ Để đảm bảo an toàn, người tham gia giao thông phải tuân thủ các quy định về tốc độ khi tham gia giao thông.

Bài toán 2: Xác định các đại lượng s, v, t.

Vận dụng các bước sau để giải:

Bước 1: Tóm tắt bài toán, xác định các đại lượng bài toán cho s, v, t.

Bước 2: Tìm đại lượng còn lại theo một trong các công thức sau:

v=st; s=v.t; t=sv

Bài toán 3: Tốc độ trong an toàn giao thông

- Áp dụng quy tắc “ 3 giây” để ước tính khoảng cách an toàn khi xe chạy với tốc độ đã biết thông qua công thức: s = 3.v

- So sánh tốc độ xe đang đi với tốc độ giới hạn để biết xe có vượt quá giới hạn tốc độ cho phép hay không.

Công thức tính tốc độ: v=st

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1:Để đảm bảo an toàn giao thông thì người tham gia giao thông phải

A. có ý thức tôn trọng các quy định về an toàn giao thông.

B. có hiểu biết về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông.

C. chỉ cần đi chậm, không cần quan sát tín hiệu, biển báo.

D. Cả A và B đều đúng.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Để đảm bảo an toàn giao thông thì người tham gia giao thông phải:

- Có ý thức tôn trọng các quy định về an toàn giao thông

- Có hiểu biết về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông

Ví dụ 2: Tìm số thích hợp để điền vào chỗ trống: …?... km/h = 15 m/s.

A. 45.

B. 54.

C. 15.

D. 51.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Ta áp dụng cách qui đổi 1 m/s = 3,6 km/h, 1km/h = 136m/s .

54 km/h = 15 m/s.

................................

................................

................................

Bài tập đồ thị quãng đường – thời gian (cách giải + bài tập)

1. Phương pháp giải

Bài toán 1: Bài tập định tính

Vận dụng các kiến thức lý thuyết trọng tâm sau:

Đồ thị quãng đường – thời gian cho biết tốc độ chuyển động, quãng đường đi được và thời gian đi.

+ Nếu đồ thị là đường thẳng song song với trục thời gian thì vật không chuyển động.

+ Nếu đồ thị là đường thẳng nghiêng một góc so với trục thời gian thì vật đang chuyển động.

+ Hai đường biểu diễn cho hai vật trên đồ thị cắt nhau thể hiện vị trí hai vật gặp nhau.

Bài toán 2: Vẽ đồ thị và xác định các đại lượng trên đồ thị

Bước 1. Vẽ đồ thị:

- Lập bảng ghi quãng đường đi được theo thời gian

- Vẽ hệ trục tọa độ tOs:

+ Trục Os thẳng đứng (trục tung) dùng để biểu diễn các độ lớn của quãng đường đi được theo một tỉ lệ xích thích hợp.

+ Trục Ot nằm ngang (trục hoành) dùng để biểu diễn thời gian theo các tỉ lệ xích thích hợp.

- Xác định các điểm biểu diễn quãng đường đi được và thời gian tương ứng.

- Nối các điểm biểu diễn đã xác định ở bước 3 với nhau và nhận xét về các đường nối này (thẳng hay cong, nghiêng hay song song với trục hoành).

Bước 2: Xác định các đại lượng trên đồ thị

- Từ đường biểu diễn chuyển động của vật ta xác định các đại lượng s, t tương ứng trên trục tung và trục hoành.

- Tính tốc độ vật chuyển động theo công thức: v=st với giá trị của s và t tương ứng trên đồ thị.

- Hai xe gặp nhau tại điểm giao nhau của hai đường biểu diễn chính là vị trí hai xe gặp nhau. Từ đó, xác định tọa độ s, t tương ứng.

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Khi đồ thị quãng đường – thời gian là đường thẳng song song với trục thời gian thì

A. vật chuyển động nhanh dần.

B. vật chuyển động chậm dần.

C. vật chuyển động đều.

D. vật không chuyển động.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Khi đồ thị quãng đường – thời gian là đường thẳng song song với trục thời gian thì vật không chuyển động, tức là ứng với thời gian thay đổi nhưng quãng đường không đổi.

Ví dụ 2: Hình dưới là đồ thị quãng đường - thời gian của một ô tô chuyển động. Xác định tốc độ chuyển động của ô tô trên đoạn OA?

Bài tập đồ thị quãng đường – thời gian (cách giải + bài tập)

A. 40 km/h.

B. 90 km/h.

C. 120 km/h.

D. 180 km/h.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Đoạn OA trên đồ thị có dạng là đoạn thẳng nằm nghiêng nên tốc độ chuyển động của ô tô là không đổi.

Từ đồ thị ta thấy, sau 2 h ô tô đi được quãng đường là 180 km. Do đó, tốc độ chuyển động của ô tô là: v=st=1802=90 km/h .

................................

................................

................................

Xem thêm soạn, giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức các môn học hay khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 7 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình Vật Lý lớp 7.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên