Bài tập về năng lượng ánh sáng, tia sáng, vùng tối lớp 7 (cách giải + bài tập)
Chuyên đề phương pháp giải bài tập về năng lượng ánh sáng, tia sáng, vùng tối lớp 7 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập về năng lượng ánh sáng, tia sáng, vùng tối.
Bài tập về năng lượng ánh sáng, tia sáng, vùng tối lớp 7 (cách giải + bài tập)
1. Phương pháp giải
Áp dụng kiến thức lí thuyết sau:
- Ánh sáng là một dạng năng lượng. Năng lượng ánh sáng có thể thu được bằng nhiều cách khác nhau.
- Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng. Hầu hết các nguồn sáng phát ra ánh sáng cùng với sự tỏa nhiệt.
- Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.
- Người ta quy ước biểu diễn tia sáng bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng.
- Một chùm sáng hẹp song song có thể xem là một tia sáng.
- Có ba loại chùm sáng thường gặp: Chùm sáng song song, chùm sáng hội tụ, chùm sáng phân kì. Khi vẽ các chùm sáng, người ta quy ước: vẽ chùm gồm các tia sáng hoặc chỉ vẽ hai tia ngoài cùng của chùm tia.
- Nguồn sáng hẹp tạo ra vùng tối (bóng tối); nguồn sáng rộng tạo ra vùng tối (bóng tối) và vùng nửa tối (bóng nửa tối).
+ Vùng tối (bóng tối) là vùng nằm ở phía sau vật cản sáng, hoàn thoàn không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
+ Vùng nửa tối (bóng nửa tối) là vùng nằm ở phía sau vật cản sáng, nhận được một phần ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
- Nhật thực toàn phần (hay một phần) quan sát được ở chỗ có bóng tối (hay bóng nửa tối) của Mặt Trăng trên Trái Đất.
- Nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất không được Mặt Trời chiếu sáng.
2. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Hình dưới đây biểu diễn một tia sáng truyền trong không khí, mũi tên cho ta biết
A. màu sắc của ánh sáng.
B. hướng truyền của ánh sáng.
C. tốc độ truyền ánh sáng.
D. độ mạnh yếu của ánh sáng.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Hình biểu diễn một tia sáng truyền trong không khí, mũi tên cho ta biết hướng truyền của ánh sáng.
Ví dụ 2: Chùm ánh sáng phát ra từ đèn pha xe máy khi chiếu xa là chùm ánh sáng
A. hội tụ.
B. phân kì.
C. song song.
D. Cả A, B, C đều sai.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Chùm ánh sáng phát ra từ đèn pha xe máy khi chiếu xa là chùm ánh sáng song song.
Ví dụ 3: Chọn phát biểu đúng?
A. Vật sáng gồm nguồn sáng và vật hắt lại ánh sáng.
B. Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng.
C. Vật hắt lại ánh sáng là vật không tự phát ra ánh sáng.
D. Cả A, B, C đúng.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
A, B, C đều phát biểu đúng.
3. Bài tập trắc nghiệm
Bài 1: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai?
A. Trong thực tế, không thể nhìn thấy một tia sáng.
B. Mặt Trăng là một vật sáng.
C. Chùm sáng gồm nhiều tia sáng hợp thành.
D. Trong thực tế, ta có thể nhìn thấy một tia sáng.
Bài 2: Vùng tối khác vùng nửa tối ở điểm:
A. Vùng tối nhận được hoàn toàn ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới.
B. Vùng tối không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới.
C. Vùng tối nhận được một phần ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới.
D. Cả A, B, C.
Bài 3: Trên đường truyền của ánh sáng gặp vật cản là gỗ thì ánh sáng sẽ
A. truyền xuyên qua.
B. truyền theo đường cong.
C. không truyền qua được.
D. truyền ngược lại.
Bài 4: Người ta quy ước biểu diễn tia sáng bằng
A. một đường thẳng có dấu mũi tên chỉ hướng truyền của ánh sáng.
B. một đường gấp khúc có dấu mũi tên chỉ hướng truyền của ánh sáng.
C. một đường cong có dấu mũi tên chỉ hướng truyền của ánh sáng.
D. một đường tròn có dấu mũi tên chỉ hướng truyền của ánh sáng.
Bài 5: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai?
A. Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng gặp nhau tại một điểm trên đường truyền.
B. Chùm sáng song song gồm các tia sáng song song với nhau.
C. Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng xuất phát từ cùng một điểm.
D. Trong chùm sáng phân kì, khoảng cách càng xa nguồn thì chùm sáng càng loe rộng.
Bài 6: Đứng trên mặt đất, trường hợp nào dưới đây ta thấy có nguyệt thực?
A. Ban đêm, khi nơi ta đứng không nhận được ánh sáng Mặt Trời.
B. Ban đêm, khi Mặt Trăng không nhận được ánh sáng Mặt Trời vì bị Trái Đất che khuất.
C. Khi Mặt Trời che khuất Mặt Trăng, không cho ánh sáng từ Mặt Trăng tới Trái Đất.
D. Khi Mặt Trăng che khuất Mặt Trời, ta chỉ nhìn thấy phía sau Mặt Trăng tối đen.
Bài 7: Điền từ thích hợp vào chỗ trống “…” để thành câu hoàn chỉnh:
… là vật tự nó phát ra ánh sáng.
A. Nguồn sáng.
B. Vật sáng.
C. Vật hắt sáng.
D. Mọi vật bất kì.
Bài 8: Chùm sáng nào dưới đây được coi là mô hình tia sáng?
A. Chùm sáng phát ra từ một bút laze.
B. Chùm sáng phát ra từ một đèn pin.
C. Chùm sáng phát ra từ Mặt Trời.
D. Chùm sáng phát ra từ một ngọn nến.
Bài 9: Ánh sáng
A. là một dạng của năng lượng.
B. giúp ta có thể nhìn thấy được các vật.
C. chiếu xuống Trái Đất theo từng chùm sáng.
D. Cả A, B, C.
Bài 10: Vùng nửa tối là vùng
A. không nhận được ánh sáng từ nguồn truyền tới.
B. nhận được một phần ánh sáng từ nguồn truyền tới.
C. nhận được toàn bộ ánh sáng từ nguồn truyền tới.
D. cản trở ánh sáng truyền tới vật.
Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí 7 hay, chi tiết khác:
- Dạng bài tập về sự phản xạ ánh sáng
- Dạng bài tập tính chất của ảnh qua gương phẳng
- Dạng bài tập về nam châm
- Dạng bài tập về từ trường
- Dạng bài tập về nam châm điện
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 7 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình Vật Lý lớp 7.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Lớp 7 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT
- Lớp 7 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 7 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 7 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 7 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 7 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 7 - CTST
- Giải sgk Tin học 7 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 7 - CTST
- Lớp 7 - Cánh diều
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều