Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là gì (chi tiết nhất)

Bài viết Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là gì lớp 7 chi tiết nhất là kiến thức có trong chương trình Khoa học tự nhiên 7 giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm về Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là gì (chi tiết nhất)

Quảng cáo

1. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là gì?

Bảng tuần hoàn (tên đầy đủ là Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, còn được biết với tên Bảng tuần hoàn Mendeleev, là một phương pháp liệt kê các nguyên tố hóa học thành dạng bảng, dựa trên số hiệu nguyên tử (số proton trong hạt nhân), cấu hình electron và các tính chất hóa học tuần hoàn của chúng.

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là gì (chi tiết nhất)

2. Kiến thức mở rộng

* Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn:

- Các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.

- Các nguyên tố trong cùng một hàng có cùng số lớp electron trong nguyên tử.

- Các nguyên tố trong cùng cột có tính chất gần giống nhau.

Quảng cáo

* Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học:

- Ô nguyên tố: Số thứ tự của ô nguyên tố đúng bằng số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó (= số e = số p = số đơn vị điện tích hạt nhân). 

- Chu kì: Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

    Số thứ tự của chu kì trùng với số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố trong chu kì đó.

       + Chu kì nhỏ: gồm chu kì 1, 2, 3.

       + Chu kì lớn: gồm chu kì 4, 5, 6, 7.

          Ví dụ: 12Mg: 1s2/2s22p6/3s2.

→ Mg thuộc chu kì 3 vì có 3 lớp electron.

- Nhóm nguyên tố: Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tính chất hóa học gần giống nhau và được xếp thành một cột.

Quảng cáo

  Có 2 loại nhóm nguyên tố là nhóm A và nhóm B:

+ Nhóm A: bao gồm các nguyên tố s và p.

       Số thứ tự nhóm A = tổng số e lớp ngoài cùng.

+ Nhóm B: bao gồm các nguyên tố d và f có cấu hình e nguyên tử tận cùng dạng (n – 1)dxnsy:

    Nếu (x + y) = 3 → 7 thì nguyên tố thuộc nhóm (x + y)B.

   Nếu (x + y) = 8 → 10 thì nguyên tố thuộc nhóm VIIIB.

   Nếu (x + y) > 10 thì nguyên tố thuộc nhóm (x + y – 10)B.

* Khối các nguyên tố s, p, d, f

- Khối các nguyên tố s: gồm các nguyên tố nhóm IA và IIA

  Là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp s.

  Ví dụ: 11Na: 1s22s22p63s1

Khối các nguyên tố p: gồm các nguyên tố thuộc các nhóm từ IIIA đến VIIIA (trừ He).

  Là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp p.

 Ví dụ: 13Al: 1s22s22p63s23p1

Quảng cáo

Khối các nguyên tố d: gồm các nguyên tố thuộc nhóm B.

  Là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp d.

  Ví dụ: 26Fe: 1s22s22p63s23p63d64s2

Khối các nguyên tố f: gồm các nguyên tố thuộc họ Lantan và họ Actini.

  Là những nguyên tố mà nguyên tử có electron cuối cùng được điền vào phân lớp f.

    Ví dụ: 58Ce: 1s22s22p63s23p63d104s24p64f25s25p66s2

* Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn:

Trong một chu kỳ, khi đi từ đầu đến cuối chu kỳ theo chiều tăng của điện tích hạt nhân: 

+ Số e lớp ngoài cùng của nguyên tử tăng dần từ 1 đến 8 electron.

+ Tính kim loại của các nguyên tố giảm dần, tính phi kim của các nguyên tố tăng dần.

Trong một nhóm, khi đi từ trên xuống dưới theo chiều tăng của điện tích hạt nhân. 

+ Số lớp electron của nguyên tử tăng dần.

+ Tính kim loại của các nguyên tố tăng dần, tính phi kim của các nguyên tố giảm dần.

3. Bài tập minh họa

Câu 1: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo chiều tăng dần của ..................... .

A. khối lượng hạt nhân nguyên tử

B. điện tích hạt nhân nguyên tử

C. khối lượng phân tử

D. điện tích lớp vỏ nguyên tử

Hướng dẫn giải

Đáp án B

Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.

Câu 2: Số thứ tự chu kì trong bảng hệ thống tuần hoàn cho biết:

A. Số thứ tự của nguyên tố.

B. Số hiệu nguyên tử.

C. Số electron lớp ngoài cùng.

D. Số lớp electron.

Hướng dẫn giải

Đáp án D

Số thứ tự chu kỳ bằng số lớp electron.

Câu 3: Số thứ tự nhóm A trong bảng hệ thống tuần hoàn cho biết?

A. Số electron lớp ngoài cùng.

B. Số lớp electron.

C. Số hiệu nguyên tử.

D. Số thứ tự của nguyên tố.

Hướng dẫn giải

Đáp án A

Với các nguyên tố thuộc nhóm A trong bảng tuần hoàn, số thứ tự nhóm A bằng số electron lớp ngoài cùng.

Câu 4: Nguyên tử của nguyên tố X có 3 lớp electron, lớp electron ngoài cùng có 7 electron. Vị trí và tính chất cơ bản của nguyên tố X là

A. thuộc chu kỳ 3, nhóm VII là kim loại mạnh.        

B. thuộc chu kỳ 7, nhóm III là kim loại yếu.

C. thuộc chu kỳ 3, nhóm VII là phi kim mạnh.         

D. thuộc chu kỳ 3, nhóm VII là phi kim yếu.

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Nguyên tử của nguyên tố X có 3 lớp electron → X thuộc chu kỳ 3.

Lớp electron ngoài cùng có 7 electron → X thuộc nhóm VII.

X thuộc nhóm VII nên là phi kim mạnh.

Câu 5: Dãy nguyên tố nào sau đây được sắp xếp theo thứ tự tính phi kim tăng dần?

A. Si < P < S < Cl. 

B. Si < Cl < S < P. 

C. Cl < P < Si < S. 

D. Si < S < P < Cl.

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Các nguyên tố Si, P, S, Cl thuộc cùng chu kì 3 trong bảng tuần hoàn.

Mà trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân tính phi kim của các nguyên tố tăng dần nên thứ tự đúng là: Si < P < S < Cl.     

Câu 6: Biết X có cấu tạo nguyên tử như sau: điện tích hạt nhân là 13+, có 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 3 electron. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là

A. chu kỳ 3, nhóm II.

B. chu kỳ 3, nhóm III.     

C. chu kỳ 2, nhóm II.

D. chu kỳ 2, nhóm III.

Hướng dẫn giải

Đáp án B

X có 3 lớp electron → X thuộc chu kỳ 3.

Lớp ngoài cùng có 3 electron → X thuộc nhóm III.

Câu 7: Nguyên tố X có hiệu số nguyên tử là 10. Điều khẳng định nào sau đây không đúng ?

A. Điện tích hạt nhân của nguyên tử là 10+, nguyên tử có 10 electron.

B. Nguyên tử X cuối chu kỳ 2.

C. X là một khí hiếm.

D. X là 1 kim loại hoạt động yếu.

Hướng dẫn giải

Đáp án D

Câu 8: Một nguyên tử Y có tổng các hạt (proton, neutron và electron) là 54, trong đó số hạt mang điện gấp 1,7 lần số hạt không mang điện. Số thứ tự của Y trong bảng tuần hoàn là

A. 10.

B. 17.

C. 16.

D. 19.

Hướng dẫn giải

Đáp án B

Gọi các hạt proton, neutron và electron lần lượt là p, n và e (trong đó p = e)

Số hạt trong Y là 54 nên p + n + e = 54 hay 2p + n = 54 (1)

Trong Y số hạt mang điện bằng 1,7 lần số hạt không mang điện, nên:

(p + e) = 1,7n hay 2p – 1,7n = 0 (2)

Từ (1) và (2) có p = 17 và n = 20.

Vậy số thứ tự của Y trong bảng tuần hoàn là 17.

Xem thêm các bài viết về định nghĩa & khái niệm môn Hóa học hay, chi tiết khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học