Lý thuyết Vật Lí 8 Bài 3: Chuyển động đều - Chuyển động không đều (hay, chi tiết)



Bài viết Lý thuyết Vật Lí 8 Bài 3: Chuyển động đều - Chuyển động không đều hay, chi tiết giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm Lý thuyết Vật Lí 8 Bài 3: Chuyển động đều - Chuyển động không đều.

Lý thuyết Vật Lí 8 Bài 3: Chuyển động đều - Chuyển động không đều (hay, chi tiết)

Bài giảng: Bài 3: Chuyển động đều - Chuyển động không đều - Cô Phạm Thị Hằng (Giáo viên VietJack)

I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT

1. Chuyển động đều

Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.

Quảng cáo

Ví dụ:

Chuyển động của đầu cánh quạt khi quạt quay ổn định

Chuyển động của vệ tinh nhân tạo bay xung quanh Trái Đất

Vật Lí lớp 8 | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 8 có đáp án

2. Chuyển động không đều

Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.

Ví dụ: Chuyển động của xe ô tô trên đường, lúc nhanh lúc chậm khác nhau, vận tốc của ô tô thay đổi theo thời gian ⇨ chuyển động đó là chuyển động không đều.

3. Vận tốc trung bình của chuyển động không đều

Vận tốc trung bình của một chuyển động không đều trên một quãng đường đựơc tính bằng công thức:

Vật Lí lớp 8 | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 8 có đáp án

Trong đó:

s là quãng đường đi được

t là thời gian đi hết quãng đường đó.

Quảng cáo

Chú ý: Khi nói đến vận tốc trung bình phải nói rõ vận tốc trung bình đó tính trên đoạn đường nào vì trên các đoạn đường khác nhau, vận tốc trung bình có thể khác nhau.

II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

1. Tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều

Công thức:

Vật Lí lớp 8 | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 8 có đáp án

Trong đó: s1, s2…sn và t1, t2…tn là những quãng đường đi được và thời gian để đi hết quãng đường đó.

Chú ý: Vận tốc trung bình hoàn toàn khác với trung bình cộng vận tốc:

Vật Lí lớp 8 | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 8 có đáp án

2. Phương pháp giải bài toán bằng đồ thị

Quảng cáo
Vật Lí lớp 8 | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 8 có đáp án

- Thường chọn gốc tọa độ trùng với điểm xuất phát của một trong hai chuyển động. Chọn trục tung là Ox (biểu diễn quãng đường đi được), trục hoành là Ot (biểu diễn thời gian).

Vật Lí lớp 8 | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 8 có đáp án

Đồ thị là một đường thẳng có thể đi qua gốc tọa độ O hoặc không, tùy thuộc vào ta chọn mốc tọa độ và mốc thời gian.

Quảng cáo

- Viết phương trình đường đi của mỗi chuyển động có dạng:

x = x0 + s = x0 + v(t – t0)

Trong đó: x0 là tọa độ ban đầu của vật.

t0 là thời điểm xuất phát.

Vật Lí lớp 8 | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 8 có đáp án

- Vẽ đồ thị của mỗi chuyển động. Dựa vào giao điểm của các đồ thị để tìm thời điểm và vị trí gặp nhau của các chuyển động.

Xem thêm các bài Lý thuyết và Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 8 có đáp án và lời giải chi tiết khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí 8 hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 8 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình Vật Lý lớp 8.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên