Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 5 (có đáp án): Sự cân bằng lực, Quán tính



Với Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 5 : Sự cân bằng lực, Quán tính có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 5 : Sự cân bằng lực, Quán tính

Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 5 (có đáp án): Sự cân bằng lực, Quán tính

Bài 1: Hai lực cân bằng là:

A. Hai lực cùng đặt vào một vật, cùng cường độ, có chiều ngược nhau.

B. Hai lực cùng đặt vào một vật, cùng cường độ, có chiều ngược nhau, có phương nằm trên hai đường thẳng khác nhau.

C. Hai lực cùng đặt vào hai vật khác nhau, cùng cường độ, có phương cùng trên một đường thẳng, có chiều ngược nhau.

D. Hai lực cùng đặt vào một vật, cùng cường độ, có phương cùng trên một đường thẳng, có chiều ngược nhau.

Quảng cáo

Hai lực cùng đặt vào một vật, cùng cường độ, có phương cùng trên một đường thẳng, có chiều ngược nhau

⇒ Đáp án D

Bài 2: Dấu hiệu nào sau đây là của chuyển động theo quán tính?

A. Vận tốc của vật luôn thay đổi.

B. Độ lớn vận tốc của vật không đổi.

C. Vật chuyển động theo đường cong.

D. Vật tiếp tục đứng yên hoặc tiếp tục chuyển động thẳng đều.

Dấu hiệu của chuyển động theo quán tính là vật tiếp tục đứng yên hoặc tiếp tục chuyển động thẳng đều

⇒ Đáp án D

Bài 3: Khi xe ô tô đang chuyển động trên đường đột ngột phanh (thắng gấp). Hành khách trên xe bị xô về phía trước là do

A. ma sát        B. quán tính

C. trọng lực        D. lực đẩy

Khi xe ô tô đang chuyển động trên đường đột ngột phanh (thắng gấp). Hành khách trên xe bị xô về phía trước là do quán tính

⇒ Đáp án B

Bài 4: Trong các chuyển động sau chuyển động nào là chuyển động do quán tính?

A. Hòn đá lăn từ trên núi xuống.

B. Xe máy chạy trên đường.

C. Lá rơi từ trên cao xuống.

D. Xe đạp chạy sau khi thôi không đạp xe nữa.

Chuyển động của xe đạp chạy sau khi thôi không đạp xe nữa là chuyển động do quán tính

⇒ Đáp án D

Quảng cáo

Bài 5: Một vật đang đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang. Các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau là:

A. Trọng lực P của Trái Đất với lực ma sát F của mặt bàn.

B. Trọng lực P của Trái Đất với lực đàn hồi.

C. Trọng lực P của Trái Đất với phản lực N của mặt bàn.

D. Lực ma sát F với phản lực N của mặt bàn.

Một vật đang đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang. Các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau là trọng lực P của Trái Đất với phản lực N của mặt bàn

⇒ Đáp án C

Bài 6: Vì sao hành khách ngồi trên ô tô đang chuyển động thẳng bỗng thấy mình bị nghiêng sang bên trái?

A. Vì ô tô đột ngột giảm vận tốc.

B. Vì ô tô đột ngột tăng vận tốc.

C. Vì ô tô đột ngột rẽ sang trái.

D. Vì ô tô đột ngột rẽ sang phải.

Vì sao hành khách ngồi trên ô tô đang chuyển động thẳng bỗng thấy mình bị nghiêng sang bên trái vì ô tô đột ngột rẽ sang phải

⇒ Đáp án D

Bài 7: Khi có lực tác dụng, mọi vật đều không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì mọi vật đều có:

A. ma sát        B. trọng lực

C. quán tính       B. đàn hồi

Khi có lực tác dụng, mọi vật đều không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì mọi vật đều có quán tính

⇒ Đáp án C

Quảng cáo

Bài 8: Một xe ô tô đang chuyển động thẳng thì đột ngột dừng lại. Hành khách trên xe sẽ như thế nào?

A. Hành khách nghiêng sang phải

B. Hành khách nghiêng sang trái

C. Hành khách ngả về phía trước

D. Hành khách ngả về phía sau

Một xe ô tô đang chuyển động thẳng thì đột ngột dừng lại. Hành khách trên xe ngả về phía trước

⇒ Đáp án C

Bài 9: Khi xe đạp, xe máy đang xuống dốc, muốn dừng lại một cách an toàn nên hãm phanh (thắng) bánh nào?

A. Bánh trước

B. Bánh sau

C. Đồng thời cả hai bánh

D. Bánh trước hoặc bánh sau đều được

Khi xe đạp, xe máy đang xuống dốc, muốn dừng lại một cách an toàn nên hãm phanh (thắng) bánh sau

⇒ Đáp án B

Bài 10: Một vật đang chuyển động thẳng đều với vận tốc v dưới tác dụng của hai lực cân bằng F1F2 theo chiều của lực F2. Nếu tăng cường độ của lực F1 thì vật sẽ chuyển động với vận tốc:

A. luôn tăng dần

B. luôn giảm dần

C. tăng dần đến giá trị cực đại rồi giảm dần

D. giảm dần đến giá trị bằng không rồi đổi chiều và tăng dần.

Nếu tăng cường độ của lực F1 thì vật sẽ chuyển động với vận tốc giảm dần đến giá trị bằng không rồi đổi chiều và tăng dần

⇒ Đáp án D

Bài tập bổ sung

Bài 1:  Cặp lực nào sau đây tác dụng lên một vật làm vật đang đứng yên, tiếp tục đứng yên?

A. Hai lực cùng cường độ, cùng phương.

B. Hai lực cùng phương, ngược chiều.

C. Hai lực cùng phương, cùng cường độ, cùng chiều.

D. Hai lực cùng cường độ, có phương nằm trên cùng một đường thẳng, ngược chiều.

Bài 2:  Cặp lực nào sau đây tác dụng lên một vật làm vật đang đứng yên sẽ chuyển động?

A. Hai lực cùng cường độ, cùng phương.

B. Hai lực cùng phương, ngược chiều.

C. Hai lực cùng phương, cùng cường độ, cùng chiều.

D. D. Hai lực khác cường độ, có phương nằm trên cùng một đường thẳng, ngược chiều.

Bài 3: Cặp lực nào sau đây tác dụng lên một vật làm vật đang chuyển động, tiếp tục chuyển động?

A. Hai lực cùng cường độ, cùng phương.

B. Hai lực cùng phương, ngược chiều.

C. Hai lực cùng phương, cùng cường độ, cùng chiều.

D. Hai lực cùng cường độ, có phương nằm trên cùng một đường thẳng, ngược chiều.

Bài 4:  Cặp lực nào sau đây tác dụng lên một vật làm vật đang chuyển động có thể sẽ đứng yên?

A. Hai lực cùng cường độ, cùng phương.

B. Hai lực cùng phương, ngược chiều.

C. Hai lực cùng phương, cùng cường độ, cùng chiều.

D. Hai lực khác cường độ, có phương nằm trên cùng một đường thẳng, ngược chiều.

Bài 5: Khi có 2 lực cân bằng tác dụng vào 1 vật thì:

A. Vật đang đứng yên sẽ chuyển động nhanh dần đều.

B. Vật đang chuyển động sẽ dừng lại.

C. Vật đang chuyển động đều sẽ không chuyển động đều nữa.

D. Vật đang đứng yên sẽ đứng yên, hoặc vật đang chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều mãi.

Bài 6: Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị ngả người về trước, chứng tỏ xe:

A. Đột ngột giảm vận tốc

B. Đột ngột tăng vận tốc

C. Đột ngột rẽ sang trái.

D. Đột ngột rẽ sang phải.

Bài 7: Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị ngả người về sau, chứng tỏ xe:

A. Đột ngột giảm vận tốc

B. Đột ngột tăng vận tốc

C. Đột ngột rẽ sang trái.

D. Đột ngột rẽ sang phải

Bài 8: Hai đội đang thi kéo co, đội A khoẻ hơn đội B và đang kéo dây về phía đội A chứng tỏ điều gì?

A. Đội A nhiều người hơn đội B

B. Đội A ít người hơn đội B

C. Lực do đội A sinh ra lơn hơn đội B

D. Lực do đội A sinh ra nhỏ hơn đội B

Bài 9: Hai đội A, B đang kéo co và dây ở vị trí cân bằng thì chứng tỏ điều gì?

A. Lực do đội A sinh bằng đội B

B. Đội A ít người hơn đội B

C. Lực do đội A sinh ra lớn hơn đội B

D. Lực do đội A sinh ra nhỏ hơn đội B

Bài 10: Hiện tượng nào sau đây không phải hiện tượng quán tính?

A. Khi ngừng đạp xe đạp nhưng xe không dừng lại ngay mà tiếp tục chạy

B. Lái xe quẹo phải, người trên xe sẽ nghiêng bên trái

C. Chặn giữ bánh xe đang quay

D. Thắng xe, người trên xe lao về phía trước

Xem thêm các bài Lý thuyết và Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 8 có đáp án và lời giải chi tiết khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí 8 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 8 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình Vật Lý lớp 8.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên