Bài tập ánh sáng trắng và ánh sáng màu hay nhất
Với Bài tập ánh sáng trắng và ánh sáng màu hay nhất môn Vật Lí lớp 9 sẽ giúp học sinh nắm vững lý thuyết, biết cách và phương pháp giải các dạng bài tập từ đó có kế hoạch ôn tập hiệu quả để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Vật Lí 9.
Bài tập ánh sáng trắng và ánh sáng màu hay nhất
1. Lý thuyết
1.1. Nguồn phát ra ánh sáng trắng
- Mặt trời là nguồn phát ánh sáng trắng rất mạnh. Ánh sáng mặt trời đến mắt ta lúc ban ngày (trừ bình minh và hoành hôn) là ánh sáng trắng.
- Các đèn có dây tóc nóng sáng như bóng đèn pha ô tô, xe máy, bóng đèn tròn,… cũng là nguồn phát ra ánh sáng trắng.
1.2. Nguồn phát ra ánh sáng màu
- Các đèn led phát ra ánh sáng màu (đỏ, vàng, lục,…)
- Bút laze thường phát ra ánh sáng màu đỏ.
- Đèn ống phát ra ánh sáng màu dùng trong quảng cáo.
Một số loài sinh vật cũng có khả năng phát ra ánh sáng màu:
1.3. Tạo ánh sáng màu bằng các tấm lọc màu
- Chiếu ánh sáng trắng qua một tấm lọc màu ta sẽ được ánh sáng có màu của tấm lọc.
- Chiếu ánh sáng màu qua tấm lọc cùng màu ta sẽ được ánh sáng vẫn có màu đó.
- Chiếu ánh sáng màu qua tấm lọc khác nhau sẽ không được ánh sáng màu đó nữa.
- Tấm lọc màu nào thì sẽ cho ánh sáng màu đó đi qua, và hấp thu các ánh sáng màu khác.
1.4. Cấu tạo của chùm ánh sáng trắng
Chùm ánh sáng trắng là chùm ánh sáng có nhiều thành phần, chứa nhiều chùm sáng có nhiều màu khác nhau, trong đó có 7 màu chính: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.
1.5. Phân tích một chùm ánh sáng trắng bằng lăng kính hoặc đĩa CD
- Chiếu một chùm ánh sáng trắng qua một lăng kính ta quan sát được chùm tia ló qua lăng kính là một dải màu sắc biến thiên liên tục từ đỏ đến tím (màu cầu vồng).
- Chiếu một chùm ánh sáng tới mặt ghi của một đĩa CD ta quan sát được chùm tia phản xạ trên mặt ghi của đĩa là một dải màu sắc biến thiên liên tục từ đỏ đến tím (màu cầu vồng).
1.6. Sự trộn ánh sáng màu
- Có thể trộn hai hay nhiều ánh sáng màu với nhau để được màu khác với các màu ban đầu.
- Ba màu đỏ, lục, lam là ba màu cơ bản:
+ Nếu trộn hai trong ba màu cơ bản với cùng một cường độ thì ta thu được các màu vàng, tím, xanh da trời.
+ Nếu trộn ba màu cơ bản với cùng cường độ ta thu được màu trắng.
+ Nếu trộn 3 màu cơ bản với nhau theo tỉ lệ cường độ thích hợp tì ta có thể thu đủ các màu trong tự nhiên.
+ Trộn các ánh sáng có màu từ đỏ đến tím với nhau cũng thu được ánh sáng trắng.
- Ứng với một màu ánh sáng cũng có thể có nhiều loại.
Ví dụ: ánh sáng đỏ: đỏ đậm, đỏ tươi, đỏ lạt, ...
II. Phương pháp giải
Ở phần này, bài tập chủ yếu xoay quanh lý thuyết nên để xử lí tốt các bài tập thì ta cần nắm chắc lý thuyết và vận dụng nó để xử lý các yêu cầu mà đề bài giao.
III. Ví dụ
Ví dụ 1: Có 2 tấm lọc màu. Tấm A lọc màu xanh lục; tấm B lọc màu đỏ. Nếu nhìn một tờ giấy trắng qua cả 2 tấm lọc trên thì ta sẽ thấy màu gì trên tờ giấy?
Lời giải:
Tấm lọc màu đỏ chỉ cho anh sáng màu đỏ đi qua => Qua tấm lọc màu đỏ thì ta nhìn thấy tờ giấy có màu đỏ.
Tấm lọc màu xanh lục chỉ cho ánh sáng màu xanh lục đi qua. Tuy nhiên tờ giấy trắng khi qua tấm lọc màu đỏ thì chỉ còn màu đỏ => Không có ánh sáng màu nào đi qua tấm lọc màu xanh => Ta nhìn thấy tờ giấy có màu đen khi nhìn qua cả hai tấm lọc màu.
Ví dụ 2: Làm một vòng tròn nhỏ bằng bìa cứng, trên dán giấy trắng. Chia vòng tròn thành ba phần bằng nhau: một phần tô màu đỏ, một phần tô màu lục và một phần tô màu lam. Cho vòng tròn quay nhanh dưới ánh sáng ban ngày. Nhận xét về màu của mặt giấy lúc đó. Có thể coi đây là 1 thí nghiệm trộn ánh sáng màu với nhau được không?
Lời giải:
Thí nghiệm này gọi là thí nghiệm đĩa tròn Niu-tơn. Do hiện tượng lưu ảnh trên màng lưới, nên nếu đĩa quay nhanh, mỗi điểm trên màn lưới nhận được gần như đồng thời ba thứ ánh sáng phản xạ từ ba vùng các màu đỏ, lục, lam trên đĩa chiếu đến và cho ta cảm giác màu trắng. Không thể coi đây là một thí nghiệm trộn ánh sáng màu với nhau được vì đây chỉ là kết quả của sự chồng chập các ảnh màu trong mắt do sự lưu ảnh của mắt, trên thực tế thì các màu trên tấm bìa vẫn nằm riêng biệt.
IV. Bài tập
Bài 1: Trong số các nguồn sáng sau, nguồn sáng nào không phát ra ánh sáng trắng?
A. Mặt trời
B. Bóng đèn dây tóc
C. Tia laze
D. Bóng đèn ống thông dụng
Đáp án: C
Bài 2: Sự phân tách ánh sáng trắng được quan sát trong thí nghiệm nào sau đây?
A. Chiếu một chùm sáng trắng vào một gương phẳng.
B. Chiếu một chùm sáng trắng qua một tấm thủy tinh mỏng.
C. Chiếu một chùm sáng trắng vào một lăng kính.
D. Chiếu một chùm sáng trắng qua một thấu kính phân kì.
Đáp án: C
Bài 3: Cách làm nào dưới đây tạo ra sự trộn các ánh sáng màu ?
A. Chiếu một chùm sáng đỏ vào một tấm bìa màu vàng.
B. Chiếu một chùm sáng đỏ qua một kính lọc màu vàng.
C. Chiếu một chùm sáng trắng qua một kính lọc màu đỏ sau đó qua kính lọc màu vàng.
D. Chiếu một chùm sáng đỏ và một chùm sáng vàng vào một tờ giấy trắng.
Đáp án: D
Bài 4: Trộn ánh sáng vàng với ánh sáng lam sẽ được ánh sáng màu nào nêu dưới đây?
A. Da cam
B. Xanh lục
C. Xám
D. Tím
Đáp án: B
Bài 5: Chiếu một chùm sáng đỏ và một chùm sáng lục vào cùng một chỗ trên một màn ảnh trắng. Ta sẽ thu được một vệt sáng màu gì?
A. Màu đỏ
B. Màu vàng.
C. Màu lục.
D. Màu lam.
Đáp án: B
Bài 6: Tại mỗi điểm trên màn hình của một tivi màu có ba hạt, phát ra ba thứ ánh sáng khác nhau: đỏ, lục và lam. Nếu ba hạt này được kích thích phát sáng mạnh, yếu khác nhau thì sẽ tạo ra được những màu khác nhau tại điểm đó. Hỏi nếu cả ba hạt đều được kích thích phát sáng mạnh thì tại điểm đó sẽ có ánh sáng màu gì?
A. Màu vàng
B. Màu xanh da trời.
C. Màu hồng.
D. Màu trắng.
Đáp án: D
Bài 6: Khi chiếu ánh sáng từ nguồn ánh sáng mặt trời qua lăng kính, ta thu được gì?
Đáp án: Ta thu được một dải màu xếp liền nhau: đỏ – da cam – vàng – xanh lục – xanh lam – chàm – tím.
Bài 7: Khi chiếu ánh sáng qua lăng kính, nếu sau lăng kính chỉ có một màu duy nhất thì chùm sáng chiếu vào lăng kính là:
A. chùm sáng trắng
B. chùm sáng màu đỏ
C. chùm sáng đơn sắc
D. chùm sáng màu lục
Đáp án: C
Bài 8: Trong trường hợp nào dưới đây ánh sáng trắng sẽ không bị phân tách?
A. Chiếu tia sáng trắng qua một lăng kính.
B. Chiếu tia sáng trắng nghiêng góc vào một gương phẳng.
C. Chiếu tia sáng trắng nghiêng góc vào mặt ghi của một đĩa CD.
D. Chiếu một chùm sáng trắng vào một bong bóng xà phòng.
Đáp án: B
Bài 9: Hiện tượng nào trong các hiện tượng sau không phải là hiện tượng phân tách ánh sáng?
A. Hiện tượng cầu vồng.
B. Ánh sáng màu trên váng dầu.
C. Bong bóng xà phòng.
D. Ánh sáng đi qua lăng kính bị lệch về phía đáy.
Đáp án: D
Bài 10: Ánh sáng mặt trời là ánh sáng trắng. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Ánh sáng mặt trời là do các tia sáng màu trắng hợp thành.
B. Ánh sáng mặt trời là do các tia sáng màu đỏ, lục, lam tạo thành.
C. Ánh sáng mặt trời là do các tia sáng màu đỏ cánh sen, vàng, lam hợp thành.
D. Ánh sáng mặt trời là do các tia sáng đơn sắc trải đều từ đỏ đến tím hợp thành.
Đáp án: D
Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 9 có đáp án và lời giải chi tiết khác:
- Bài tập khúc xạ ánh sáng
- Bài tập ảnh của một vật qua thấu kính hội tụ (TKHT)
- Bài tập ảnh của một vật qua thấu kính phân kì (TKPK)
- Bài tập về mắt cận
- Bài tập về mắt lão
- Bài tập về sự tạo ảnh trong máy ảnh
- Bài tập về kính lúp
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Vật Lí lớp 9 hay khác:
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 9 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình Vật Lý lớp 9.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Lớp 9 Kết nối tri thức
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT
- Lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST
- Lớp 9 Cánh diều
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều