Bài tập từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua (cực hay, chi tiết)
Bài viết Bài tập từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Bài tập từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua.
Bài tập từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua (cực hay, chi tiết)
Bài 1 : Vì sao có thể coi ống dây có dòng điện một chiều chạy qua như một thanh nam châm thẳng?
A. Vì ống dây cũng tác dụng lực từ lên kim nam châm
B. Vì ống dây cũng tác dụng lực từ lên kim sắt
C. Vì ống dây có hai cực từ như thanh nam châm
D. Vì một kim nam châm đặt trong lòng ống dây cũng chịu tác dụng của một lực từ giống như khi đặt trong lòng thanh nam châm
Lời giải:
Có thể coi ống dây có dòng điện một chiều chạy qua như một thanh nam châm thẳng vì ống dây có hai cực từ như thanh nam châm
Đáp án: C
Bài 2 : Các đướng sức từ ở trong lòng ống dây có dòng điện một chiều chạy qua có những đặc điểm:
A. Là những đường thẳng song song, cách đều nhau và vuông góc với trục của ống dây
B. Là những vòng tròn cách đều nhau, có tâm nằm trên trục của ống dây
C. Là những đường thẳng song song, cách đều nhau và hướng từ cực Bắc đến cực Nam của ống dây
D. Là những đường thẳng song song, cách đều nhau và hướng từ cực Nam đến cực Bắc của ống dây
Lời giải:
Các đường sức từ ở trong lòng một ống dây có dòng điện một chiều chạy qua là những đường thẳng song song, cách đều nhau và hướng từ cực Nam đến cực Bắc của ống dây
Đáp án: D
Bài 3 : Quy tắc nào sau đây xác định được chiều của đường sức từ ở trong lòng một ống dây có dòng điện một chiều chạy qua?
A. Quy tắc bàn tay phải
B. Quy tắc bàn tay trái
C. Quy tắc nắm tay phải
D. Quy tắc nắm tay trái
Lời giải:
Quy tắc nắm tay phải xác định được chiều của đường sức từ ở trong lòng một ống dây có dòng điện một chiều chạy qua
Đáp án: C
Bài 4 : Quy tắc nắm tay phải được phát biểu:
A. Nắm tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều của đường sức từ trong lòng ống dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều dòng điện chạy qua các vòng dây.
B. Nắm tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.
C. Nắm tay phải, rồi đặt sao cho ngón tay cái hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay còn lại chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.
D. Nắm tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái khom lại theo bốn ngón tay chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.
Lời giải:
Quy tắc nắm tay phải:
Nắm tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.
Đáp án: B
Bài 5 : Nếu dùng quy tắc nắm tay phải để xác định chiều của từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua thì ngón cái choãi ra chỉ điều gì?
A. Chiều của dòng điện trong ống dây
B. Chiều của lực điện từ lên nam châm thử
C. Chiều của lực điện từ tác dụng lên cực Bắc của nam châm thử đặt ở ngoài ống dây
D. Chiều của lực điện từ tác dụng lên cực Bắc của nam châm thử trong lòng ống dây
Lời giải:
Nắm tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.
Hay chiều của lực điện từ tác dụng lên cực Bắc của nam châm thử trong lòng ống dây.
Đáp án: D
Bài 6 : Cho ống dây AB có dòng điện chạy qua. Một nam châm thử đặt ở đầu B của ống dây, khi đứng yên nằm định hướng như hình sau:
Tên các từ cực của ống dây được xác định là:
A. A là cực Bắc, B là cực Nam
B. A là cực Nam, B là cực Bắc
C. Cả A và B là cực Bắc
D. Cả A và B là cực Nam
Lời giải:
Ta có:
- Giống như thanh nam châm, tại hai đầu ống dây, các đường sức từ có chiều cùng đi vào một đầu và cùng đi ra ở đầu kia.
- Hai đầu của ống dây có dòng điện chạy qua cũng là hai từ cực. Đầu có các đường sức từ đi ra gọi là cực Bắc, đầu có các đường sức từ đi vào gọi là cực Nam.
Từ hình, ta nhận thấy: Đầu của kim nam châm gần ống dây là cực Nam của nam châm.
=> Đầu B của ống dây là cực Bắc và đầu A của ống dây là cực Nam
Đáp án: B
Bài 7 : Trong hình sau, kim nam châm nào bị vẽ sai chiều?
A. Kim nam châm số 1
B. Kim nam châm số 3
C. Kim nam châm số 4
D. Kim nam châm số 5
Lời giải:
Kim nam châm số 5 phải có chiều như sau:
Đáp án: D
Bài 8 : Ống dây có chiều dòng điện chạy qua như hình vẽ:
Chọn phương án đúng về từ cực của ống dây.
A. A là từ cực Nam của ống dây
B. B là từ cực Bắc của ống dây
C. A là từ cực Bắc của ống dây
D. Không xác định được
Lời giải:
Quy tắc nắm tay phải:Nắm tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.
Từ quy tắc nắm bàn tay phải, ta suy ra:
+ A là từ cực Bắc của ống dây
+ B là từ cực Nam của ống dây
Đáp án: C
Bài 9 : Một ống dây dẫn được đặt sao cho trục chính của nó nằm dọc theo thanh nam châm như hình dưới. Đóng công tắc K, đầu tiên thấy thanh nam châm bị đẩy ra xa
Đầu B của nam châm là cực gì?
A. Cực Bắc
B. Cực Nam
C. Cực Bắc Nam
D. Không đủ dữ kiện đề bài
Lời giải:
Ta có:
+ Đóng công tắc K: dòng điện chạy trong dây dẫn theo chiều từ cực dương sang cực âm
+ Áp dụng quy tắc nắm tay phải, ta thấy đường sức từ trong ống dây hướng theo chiều từ P sang Q.
=> Đầu Q là từ cực Bắc của ống dây
Mặt khác theo đề bài thanh nam châm khi đó bị đẩy ra xa =>đầu A là cực Bắc và đầu B là cực Nam
Đáp án: B
Bài 10 : Một dụng cụ để phát hiện dòng điện (một loại điện kế) có cấu tạo được mô tả như hình sau:
Dụng cụ này gồm một ống dây B, trong lòng B có một thanh nam châm A nằm thăng bằng, vuông góc với trục ống dây và có thể quay quanh một trục OO’ đặt giữa thanh, vuông góc với mặt phẳng trang giấy. Nếu dòng điện qua ống dây B có chiều được đánh dâu như hình vẽ thì kim chỉ thị sẽ:
A. Quay sang bên phải
B. Quay sang bên trái
C. Đứng yên
D. Dao động xung quanh vị trí cân bằng
Lời giải:
Nếu dòng điện qua ống dây B có chiều được đánh dấu như hình thì đường sức từ trong ống dây hướng thẳng đứng lên trên.
Cực Bắc của nam châm luôn quay theo chiều đường sức từ của từ trường ngoài nên bị đẩy lên
=> Kim chỉ thị quay sang bên phải
Đáp án: A
Bài tập bổ sung
Câu 1: Một dây dẫn có dòng điện chạy qua từ A đến B, đặt trong từ trường (hình vẽ). Chiều của lực tương tác lên dây sẽ hướng như thế nào?
A. Hướng lên trên.
B. Hướng xuống dưới.
C. Hướng ra ngoài.
D. Hướng vào trong tờ giấy.
Câu 2: Chiều của lực từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường có đặc điểm
A. Phụ thuộc vào chiều đường sức từ và không phụ thuộc vào chiều dòng điện
B. Phụ thuộc vào chiều dòng điện và không phụ thuộc vào chiều đường sức từ
C. Phụ thuộc cả vào chiều đường sức từ và chiều dòng điện
D. Không phụ thuộc cả vào chiều đường sức từ và chiều dòng điện
Câu 3: Quan sát hình vẽ sau. Dòng điện chạy qua ống dây nào? Chọn phương án đúng.
A. Hình a.
B. Cả a, b không có dòng điện chạy qua.
C. Cả a, b có dòng điện chạy qua.
D. Hình b.
Câu 4: Hãy chọn câu phát biểu không đúng.
A. Ống dây có dòng điện chạy qua cũng có hai cực như một thanh nam châm.
B. Ta có thể xác định chiều đường sức từ của dòng điện chạy qua ống dây bằng nam châm thử.
C. Đầu của ống dây mà các đường sức từ đi ra gọi là cực Bắc còn đầu kia gọi là cực Nam.
D. Khi đưa thanh nhôm lại gần hai đầu ống dây có dòng điện chạy qua, thanh nhôm bị hút.
Câu 5: I: là cường độ dòng điện, chiều dòng điện biểu diễn bằng mũi tên; B là đường cảm ứng từ, chiều của đường cảm ứng từ biểu diễn bằng mũi tên; cực Bắc có nét gạch, cực Nam để trống.
A. Hình 1 vẽ đúng, hình 2 vẽ sai.
B. Cả hai hình vẽ đều đúng.
C. Cả hai hình vẽ đều sai.
D. Hình 1 vẽ sai, hình 2 vẽ đúng.
Câu 6: Hãy chọn phát biểu không đúng.
A. Cũng như thanh nam châm, từ trường của ống dây là từ trường vĩnh cửu.
B. Ống dây có dòng điện chạy qua bị nhiễm từ, một dầu của ống dây là cực Nam và đầu kia là cực Bắc.
C. Khi dòng điện chạy qua ống dây, ống dây bị nhiễm từ và cũng được sắt, thép hút.
D. Khi đổi chiều dòng điện thì chiều đường sức từ của ống dây cũng thay đổi.
Câu 7: Quan sát thí nghiệm như hình 24.5. Khi đóng khóa K thì hiện tượng gì xảy ra?
A. Lò xo bị nén.
B. Thanh nam châm bị lệch sang phải.
C. Thanh nam châm bị lệch sang trái.
D. Lò xo bị dãn.
Câu 8: Trong lòng ống dây có dòng điện chạy qua, đường sức từ có dạng là những đường
A. thẳng, cắt nhau.
B. thẳng, gần như song song với nhau.
C. cong khép kín.
D. có hình dạng bất kì.
Câu 9: Ống dây có dòng điện chạy qua như hình vẽ. Xác định các cực của ống dây
A. cả hai đầu ống dây đều là cực Bắc.
B. cả hai đầu ống dây đều là cực Nam.
C. Bên phải là cực Bắc, bên trái là cực Nam.
D. Bên phải là cực Nam, bên trái là cực Bắc.
Câu 10: Treo một kim nam châm thử gần ống dây có dòng điện chạy qua như hình. Quan sát hiện tượng và chọn câu trả lời đúng.
A. chốt A là cực dương, chốt B là cực âm.
B. Bên phải là cực Nam, bên trái là cực Bắc.
C. Đường sức từ trong lòng ống dây có chiều đi từ phải sang trái.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Xem thêm các bài Lý thuyết và Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 9 có đáp án và lời giải chi tiết khác:
- Bài tập sự nhiễm điện của sắt, thép - nam châm điện (cực hay, chi tiết)
- Bài tập ứng dụng của nam châm điện (cực hay, chi tiết)
- Bài tập lực điện từ (cực hay, chi tiết)
- Bài tập động cơ điện một chiều (cực hay, chi tiết)
- Bài tập hiện tượng cảm ứng điện từ (cực hay, chi tiết)
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Vật Lí lớp 9 hay khác:
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 9 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình Vật Lý lớp 9.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Lớp 9 Kết nối tri thức
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT
- Lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST
- Lớp 9 Cánh diều
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều