Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Bài 9: Trước cổng trời - Kết nối tri thức
Với giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Bài 9: Trước cổng trời sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 5 dễ dàng làm bài tập trong vở bài tập Tiếng Việt lớp 5.
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Bài 9: Trước cổng trời - Kết nối tri thức
Luyện từ và câu: Từ đồng nghĩa
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 33 Bài 1: Đọc hai đoạn văn trong bài tập 1 (SHS Tiếng Việt 5, tập một, trang 47 – 48) và trả lời câu hỏi.
a. Những từ in đậm trong đoạn văn nào có nghĩa giống nhau?
b. Những từ in đậm trong đoạn văn nào có nghĩa gần giống nhau? Nêu nét nghĩa khác nhau giữa chúng.
Trả lời:
a. Những từ in đậm trong đoạn văn thứ hai có nghĩa giống nhau: ban mai và sáng sớm.
b. Những từ in đậm trong đoạn văn thứ nhất có nghĩa gần giống nhau.
- Nét nghĩa khác nhau giữa chúng là: khuân, tha, vác, nhấc đều là hành động của con người tác động lên một đồ vật, nhưng mỗi hành động lại có cách tác động khác nhau:
+ khuân là mang lên tay;
+ tha là cắn, mang mồi;
+ vác lên trên vai;
+ nhấc là nhấc rời khỏi mặt đất.
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 33 Bài 2: Gạch dưới những từ có nghĩa giống nhau trong mỗi nhóm từ sau:
a. chăm chỉ, cần cù, sắt đá, siêng năng, chịu khó
b. non sông, đất nước, núi non, giang sơn, quốc gia
c. yên bình, tĩnh lặng, thanh bình, bình tĩnh, yên tĩnh
Trả lời:
a. Những từ được gạch chân là: chăm chỉ, cần cù, siêng năng, chịu khó
b. Những từ được gạch chân là: non sông, đất nước, giang sơn, quốc gia
c. Những từ được gạch chân là: yên bình, tĩnh lặng, thanh bình, yên tĩnh
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 33, 34 Bài 3: Những thành ngữ nào trong bài tập 3 (SHS Tiếng Việt 5, tập một, trang 48) chứa các từ đồng nghĩa? Đó là những từ nào?
- Những thành ngữ chứa các từ đồng nghĩa: ………………
- Các từ đồng nghĩa: ………………
Trả lời:
- Những thành ngữ chứa các từ đồng nghĩa: Chân yếu tay mềm; Thức khuya dậy sớm; Ngăn sông cấm chợ; Thay hình đổi dạng
- Các từ đồng nghĩa: yếu – mềm; thức – dậy; ngăn – cấm; thay đổi; hình – dạng.
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 34 Bài 4: Chọn từ ngữ thích hợp trong mỗi nhóm từ đồng nghĩa để hoàn thiện đoạn văn.
Tháng Ba, tháng Tư, Tây Trường Sơn (1)(khai mạc/ bắt đầu) ……………… mùa mưa. Mưa tới đâu, cỏ lá (2)(tốt tươi/ tươi tắn) ………………… tới đó. Phía trước bầy voi luôn luôn là những vùng đất (3)(no nê/ no đủ) …………………, nơi chúng có thể sống những ngày sung sướng bù lại thời gian (4)(đói khát/ đói rách) ………………… của mùa thu. Vì thế, bầy voi cứ theo sau những cơn mưa mà đi. Đó là luật lệ của rừng.
(Theo Vũ Hùng)
Trả lời:
Tháng Ba, tháng Tư, Tây Trường Sơn bắt đầu mùa mưa. Mưa tới đâu, cỏ lá tốt tươi tới đó. Phía trước bầy voi luôn luôn là những vùng đất no đủ, nơi chúng có thể sống những ngày sung sướng bù lại thời gian đói khát của mùa thu. Vì thế, bầy voi cứ theo sau những cơn mưa mà đi. Đó là luật lệ của rừng.
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 34 Bài 5: Tìm các từ đồng nghĩa với mỗi từ dưới đây. Đặt câu với 2 trong số các từ trong mỗi nhóm.
a. to lớn: ……………..
Đặt câu: ……………..
b. bé nhỏ: ……………..
Đặt câu: ……………..
c. nhân ái ……………..
Đặt câu: ……………..
Trả lời:
a. to lớn: to tướng, to kềnh, to đùng, khổng lồ, vĩ đại, lớn, to,…
- Đặt câu: Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại.
b. bé nhỏ: nhỏ bé, bé tí, nhỏ xíu, bé xíu, bé, nhỏ,...
- Những chú gà con mới nở bé xíu đã biết theo mẹ đi kiếm mồi.
c. nhân ái: bác ái, nhân hậu, nhân từ, nhân đức,...
- Bà em là người có tấm lòng nhân hậu.
Viết: Tìm hiểu cách viết bài văn tả phong cảnh
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 trang 35 Bài 1: Đọc bài văn Đà Lạt ở bài tập 1 (SHS Tiếng Việt 5, tập một, trang 49) và trả lời câu hỏi.
a. Bài văn tả gì?
b. Tìm phần mở bài, thân bài và kết bài của bài văn. Nêu nội dung chính của mỗi phần.
c. Trong phần thân bài, phong cảnh được tả theo trình tự nào? Tìm từ ngữ được sử dụng để làm nổi bật vẻ đẹp của phong cảnh.
d. Chép lại các câu văn có hình ảnh so sánh, nhân hóa. Theo em, trong bài văn này, biện pháp so sánh, nhân hóa có tác dụng gì?
e. Tình cảm của người viết đối với phong cảnh được thể hiện qua những chi tiết nào?
Trả lời:
a. Bài văn trên tả các cảnh đẹp của thành phố Đà Lạt.
b.
Mở bài |
- Từ đầu đến “mơ màng”. - Nội dung chính: Giới thiệu Đà Lạt là thành phố của hoa, hồ nước trong xanh và thông. |
Thân bài |
- Tiếp theo đến “dễ chịu vô cùng”. - Nội dung chính: Tả từng vẻ đẹp của Đà Lạt. |
Kết bài |
- Phần còn lại. - Nội dung chính: Cảm nghĩ của tác giả về Đà Lạt. |
c. Trong phần thân bài, phong cảnh được tả theo trình tự từ chung đến riêng, từ khái quát đến cụ thể nhằm tả từng vẻ đẹp của các cảnh vật.
- Từ ngữ được sử dụng để làm nổi bật vẻ đẹp của phong cảnh:
Vẻ đẹp do thiên nhiên ưu đãi |
Vị trí địa lí |
Cao 1 500 mét so với mặt nước biển |
|
Khí hậu |
Mát mẻ quanh năm |
||
Cảnh vật |
- Dòng suối (suối Vàng): có cột nước quanh năm suốt tháng đổ xuống ào ào; chia nước cho các con suối nhỏ rì rào. - Rừng thông: cây mọc thẳng tắp, ngút ngàn. - Bầu trời: không chút gợn mây, luôn thắm xanh một màu ngọc bích. - Những hồ nước: trong suốt như pha lê. |
||
Vẻ đẹp do con người tạo nên |
Vườn hoa |
muôn hồng nghìn tía
|
M: như khoác cho thành phố Đà Lạt xinh đẹp một chiếc áo lụa rực rỡ. |
Vườn rau |
xanh tươi
|
d. – Các câu văn có hình ảnh so sánh, nhân hóa:
+ Thác Cam Ly như một dải lụa, trắng sáng như gương, tô điểm cho thành phố vẻ hùng vĩ và nên thơ.
+ Suối Vàng chia nước cho các con suối nhỏ rì rào, chảy mãi vào những nẻo nào trong lòng các rừng thông cây mọc thẳng tắp, ngút ngàn.
+ Những vườn rau xanh tươi và những vườn hoa muôn hồng nghìn tía như khoác cho thành phố xinh đẹp này một chiếc áo lụa rực rỡ.
- Tác dụng của biện pháp so sánh, nhân hóa trong bài: làm cho bài văn sinh động, hay hơn.
e. Tình cảm cùa người viết đối với phong cảnh được thể hiện qua những chi tiết bộc lộ cảm xúc, biểu cảm như: “cảnh đẹp đến nao lòng”, “cảnh sắc thiên nhiên của Đà Lạt vốn dĩ đã đẹp, lại được con người ra công tô điểm”, “làm cho không khí Đà Lạt dễ chịu vô cùng”, “Thật không ngoa khi ca ngợi Đà Lạt là chốn “bồng lai tiên cảnh””.
Trả lời:
- Những điểm cần lưu ý khi viết bài văn tả phong cảnh là:
+ Phong cảnh được miêu tả phải đúng đề bài, chủ đề của bài văn. Phong cảnh phải được tả chi tiết, rõ ràng, sử dụng các từ miêu tả.
+ Bố cục bài văn rõ ràng, chia từng đoạn với các nội dung kể tả.
+ Trình tự miêu tả nhất quán, tả lần lượt từng phần hoặc từng vẻ đẹp của phong cảnh.
+ Cách lựa chọn cảnh vật để miêu tả phải cụ thể, tiêu biểu và dễ gây cảm xúc với người đọc.
+ Làm nổi bật đặc điểm của phong cảnh với cách dùng từ gợi cảm, so sánh dễ hình dung.
Vận dụng
- Tên bài:
- Tác giả:
- Những câu văn hoặc đoạn văn tả cảnh em thấy hay, thú vị:
Trả lời:
- Tên bài: Phong cảnh quê Bác
- Tác giả: Hoài Thanh, Thanh Tịnh
- Những câu văn hoặc đoạn văn tả cảnh em thấy hay, thú vị:
+ Giữa khung cảnh “non xanh nước biếc', chúng tôi mải mê nhìn những cánh đồng chiêm mơn mởn, những chiếc cầu sắt mới tinh, duyên dáng, những mái trường, mái nhà tươi rói bên cạnh những rặng tre non.
+ Mặt sông hắt ánh nắng chiếu thành một đường quanh co trắng xoá.
+ Nhìn xuống cánh đồng, có đủ các màu xanh: xanh pha vàng của ruộng mía, xanh rất mượt mà của lúa chiêm đang thì con gái, xanh đậm của những rặng tre, đây đó một vài cây phi lao xanh biếc và rất nhiều màu xanh khác nữa.
Trả lời:
- Một số sách báo khoa học về động vật hoang dã mà em đã đọc: Mười vạn câu hỏi Vì sao?; Động vật hoang dã; Thú rừng Tây Nguyên.
Tham khảo giải SGK Tiếng Việt lớp 5:
Xem thêm các bài giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Bài 11: Hang Sơn Đoòng – những điều kì thú
Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Bài 12: Những hòn đảo trên vịnh Hạ Long
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức
- Giải lớp 5 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 5 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 5 Cánh diều (các môn học)
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung VBT Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Tập 1 và Tập 2 (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 - KNTT
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Toán lớp 5 - KNTT
- Giải Vở bài tập Toán lớp 5 - KNTT
- Giải Tiếng Anh lớp 5 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Family and Friends
- Giải sgk Đạo đức lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Khoa học lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Tin học lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc lớp 5 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật lớp 5 - KNTT