Vở thực hành Ngữ văn 9 Biến đổi khí hậu - Mối đe dọa sự tồn vong của hành tinh chúng ta - Kết nối tri thức

Với giải vở thực hành Ngữ Văn 9 Biến đổi khí hậu - Mối đe dọa sự tồn vong của hành tinh chúng ta sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 9 dễ dàng làm bài tập trong VTH Văn 9.

Giải VTH Ngữ Văn 9 Biến đổi khí hậu - Mối đe dọa sự tồn vong của hành tinh chúng ta - Kết nối tri thức

Quảng cáo

Bài tập 1 trang 35 VTH Ngữ Văn 9 Tập 2:

Luận đề của văn bản: ......................................................

Những luận điểm được triển khai nhằm làm nổi bật luận đề: ..........................

Mối quan hệ giữa các luận điểm: ..................................................

Trả lời:

Luận đề của văn bản: Sự nghiêm trọng của tình trạng biến đổi khí hậu đang trở thành mối đe dọa sự tồn vong của hành tinh chúng ta.

Những luận điểm được triển khai nhằm làm nổi bật luận đề:

+ Luận điểm 1 (từ đầu đến các nguồn tài nguyên đang dần teo tóp lại): Một số biểu hiện cụ thể của hiện tượng biến đổi khí hậu trên thế giới và hậu quả của nó.

+ Luận điểm 2 (từ Ngọn núi phía trước chúng ta đến những tổn hại mà các khí phát thải đó gây ra): Cần có các giải pháp để đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu.

+ Luận điểm 3 (từ Đã đến lúc các nhà lãnh đạo đến không có thời gian để lãng phí nữa): Trách nhiệm lớn lao của lãnh đạo các quốc gia về vấn đề biến đổi khí hậu.

Quảng cáo

+ Luận điểm 4 (từ Như những vụ cháy rừng đến hết): Tất cả phải hành động, không thể chậm trễ.

Mối quan hệ giữa các luận điểm: Các luận điểm nêu trên có quan hệ chặt chẽ với nhau. Luận điểm trước là lí do, là cơ sở để nêu luận điểm tiếp đó, tạo thành một hệ thống lô-gíc.

Bài tập 2 trang 35 VTH Ngữ Văn 9 Tập 2: Một số ví dụ cho thấy cách tác giả sử dụng lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ luận điểm: ........................

Trả lời:

Một số ví dụ cho thấy cách tác giả sử dụng lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ luận điểm:

Với luận điểm 1: Một số biểu hiện cụ thể của hiện tượng biến đổi khí hậu trên thế giới và hậu quả của nó.

- Lí lẽ: Các nhà khoa học đã cảnh báo từ nhiều thập kỉ trước, nhưng những tiếng nói đó chưa được lắng nghe đầy đủ, và giờ đây chúng ta đã nhìn thấy hậu quả: sự biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng, con người nhận ra việc nuôi sống mình càng khó khăn hơn.

- Bằng chứng: Băng ở Bắc Cực đang tan nhanh hơn; nạn cháy rừng kéo dài; các đại dương bị nhiễm a-xít nặng nề; san hô chết trên diện rộng; an ninh lương thực bị đe doạ do mức các-bon đi-ô-xít cao trong khí quyển; ngày càng nhiều người di cư khỏi vùng đất mà họ sinh sống;...

Quảng cáo

Bài tập 3 trang 36 VTH Ngữ Văn 9 Tập 2: Tác giả cho rằng: “Chúng ta phải đối mặt với một mối đe dọa trực tiếp đến tồn vong”. Vấn đề được nêu như vậy là đúng hay sai?

Chọn:            Đúng □                Sai □

Lí do: ......................................................................

Trả lời:

Tác giả cho rằng: “Chúng ta phải đối mặt với một mối đe dọa trực tiếp đến tồn vong”. Vấn đề được nêu như vậy là đúng hay sai?

Chọn:            Đúng ☑               Sai □

Lí do: Tác giả đã có điều kiện tiếp xúc, lắng nghe ý kiến của các nhà khoa học, có đủ cứ liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn trên khắp thế giới. Những cứ liệu cho thấy, biến đổi khí hậu không phải là vấn đề riêng của quốc gia nào, mà là vấn đề toàn cầu.

Bài tập 4 trang 36 VTH Ngữ Văn 9 Tập 2:

Vị thế xã hội của tác giả khi trình bày ý kiến về vấn đề: ...............................

Khi đối thoại, vị thế đó cho phép tác giả thể hiện thái độ: .............................

Trả lời:

Quảng cáo

Vị thế xã hội của tác giả khi trình bày ý kiến về vấn đề:

- Thời điểm đó, tác giả An-tô-ni-ô Gu-tê-rét là Tổng Thư kí Liên hợp quốc. Ở cương vị này, tác giả có trách nhiệm rất lớn về những vấn đề toàn cầu, đồng thời điều đó cũng giúp ông thuận lợi hơn trong việc trình bày ý kiến về vấn đề được xem là nguy cơ đe doạ sự tồn vong của nhân loại.

- Khi đối thoại, vị thế đó cho phép tác giả thể hiện thái độ: thẳng thắn và trách nhiệm khi đối thoại với nguyên thủ các quốc gia, những nhà lãnh đạo các tổ chức quốc tế, toàn thể nhân dân các nước trên thế giới.

Bài tập 5 trang 36 VTH Ngữ Văn 9 Tập 2:

Những thông tin khách quan được tác giả nêu trong văn bản: .........................

Cơ sở để xác định đó là những thông tin khác quan: ..................................

Trả lời:

Những thông tin khách quan được tác giả nêu trong văn bản: Nhiều người có trách nhiệm thuộc nhiều quốc gia trên thế giới đã đến cơ quan Liên hợp quốc để dự hội nghị về biến đổi khí hậu; nhân loại đang đối mặt với một mối đe doạ trực tiếp đến sự tồn vong; các nhà khoa học đã cảnh báo về nguy cơ biến đổi khí hậu; nhiều nhà lãnh đạo đã từ chối lắng nghe; băng ở Bắc Cực đang tan nhanh; nạn cháy rừng lan nhanh và kéo dài; các đại dương bị nhiễm a-xít nặng nề; sự biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng; các quốc gia nghèo nhất và các cộng đồng bình thường nhất phải chịu những tác động tồi tệ nhất từ biến đổi khí hậu,...

Cơ sở để xác định đó là những thông tin khác quan: Các thông tin nêu trên là những điều đã xảy ra trong thực tế, có thể kiểm chứng, tác giả chỉ là người nêu lên chứ không phải tự nghĩ ra.

Bài tập 6 trang 36 VTH Ngữ Văn 9 Tập 2:

Giải pháp được tác giả đưa ra để ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu hiện nay: .............................................................

Những người có trách nhiệm thực thi các giải pháp đó: ..........................

Trả lời:

Giải pháp được tác giả đưa ra để ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu hiện nay:

- Thay đổi nhiên liệu hoá thạch bằng năng lượng sạch từ nước, gió và mặt trời.

- Ngăn chặn nạn phá rừng và phục hồi rừng bị tàn phá.

- Gắn kết kinh tế tuần hoàn với việc sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên.

- Các quốc gia giàu có phải chịu trách nhiệm nhiều hơn về khủng hoảng khí hậu.

Những người có trách nhiệm thực thi các giải pháp đó: thuộc về lãnh đạo các quốc gia, các doanh nghiệp và các nhà khoa học trên thế giới.

Bài tập 7 trang 37 VTH Ngữ Văn 9 Tập 2:

Điểm giống nhau về đối tượng tác động của văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình và Biến đổi khí hậu – mối đe dọa sự tồn vong của hành tinh chúng ta: ..............

Sự giống nhau này có ý nghĩa: .....................................................................................

Trả lời:

Điểm giống nhau về đối tượng tác động của văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình và Biến đổi khí hậu – mối đe dọa sự tồn vong của hành tinh chúng ta: Đó là các nhà lãnh đạo các quốc gia, giới khoa học và công chúng rộng rãi trên thế giới – những người phải đối mặt với nguy cơ chiến tranh hạt nhân và tinh trạng biến đổi khí hậu.

Sự giống nhau này có ý nghĩa: cho thấy đây là vấn đề cấp thiết mang tính toàn cầu, cần có sự chung tay đồng lòng của toàn thế giới, đặc biệt là các ban ngành lãnh đạo đứng đầu mỗi quốc gia.

Bài tập 8 trang 37 VTH Ngữ Văn 9 Tập 2: Thông điệp được rút ra sau khi đọc văn bản Biến đổi khí hậu – mối đe dọa sự tồn vong của hành tinh chúng ta: .........................

Trả lời:

Thông điệp được rút ra sau khi đọc văn bản Biến đổi khí hậu – mối đe dọa sự tồn vong của hành tinh chúng ta: Mọi người trên Trái Đất này, tùy vào vị thế và khả năng của mình, cần khẩn trương hành động để làm chậm quá trình biến đổi khí hậu cũng như hạn chế những thiệt hại do tình trạng đó gây ra cho con người.

Bài tập 9 trang 37 VTH Ngữ Văn 9 Tập 2: Đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trả lời câu hỏi: Phải chăng nhân loại không còn cách gì để đối phó với tình trạng Trái Đất ngày càng nóng lên?

Trả lời:

Đoạn văn tham khảo

Không phải nhân loại không còn cách gì để đối phó với tình trạng Trái Đất ngày càng nóng lên. Hiện nay, có nhiều biện pháp và chiến lược đang được triển khai để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Việc giảm phát thải khí nhà kính thông qua việc chuyển đổi sang năng lượng tái tạo như gió, mặt trời và năng lượng hạt nhân là một trong những giải pháp quan trọng. Các quốc gia cũng đang nỗ lực thúc đẩy các chính sách về bảo vệ môi trường, nâng cao nhận thức của người dân về sự cần thiết của việc tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu rác thải. Ngoài ra, việc phát triển công nghệ xanh, như xe điện và các phương pháp sản xuất thân thiện với môi trường, cũng đóng góp tích cực vào việc làm giảm tình trạng nóng lên của Trái Đất. Hợp tác quốc tế trong các hiệp ước và cam kết về khí hậu, như Hiệp định Paris, cũng là một bước tiến quan trọng trong việc đối phó với khủng hoảng khí hậu. Tóm lại, mặc dù thách thức rất lớn, nhưng với sự nỗ lực chung của toàn cầu, nhân loại hoàn toàn có thể đối phó và làm chậm lại quá trình nóng lên của Trái Đất.

Xem thêm các bài giải vở thực hành Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Săn SALE shopee tháng này:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải VTH Văn 9 Kết nối tri thức của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung Vở thực hành Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2 (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 9 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên