Vở thực hành Ngữ văn 9 Bài ca chúc tết thanh niên - Kết nối tri thức
Với giải vở thực hành Ngữ Văn 9 Bài ca chúc tết thanh niên sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 9 dễ dàng làm bài tập trong VTH Văn 9.
Giải VTH Ngữ Văn 9 Bài ca chúc tết thanh niên - Kết nối tri thức
Bài tập 1 trang 39 VTH Ngữ Văn 9 Tập 2:
Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ: ....................................
Căn cứ để xác định: ................................................
Trả lời:
Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ:
- Bài thơ được sáng tác năm 1927, khi nước nhà đang bị thực dân Pháp đô hộ, nhiều phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc lần lượt thất bại, tương lai nền độc lập của nước nhà còn mờ mịt. Những năm này, tác giả đang bị thực dân Pháp bắt và giam lỏng ở Huế, bị kết án tử hình rồi giảm án bởi áp lực của các cuộc đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu diễn ra khắp nơi. Bị giam lỏng, không còn được tự do hoạt động cách mạng, nhưng ông vẫn luôn canh cánh một nỗi lo âu cho vận mệnh của dân tộc.
Căn cứ để xác định:
- Phần giới thiệu về tác giả và tác phẩm đã phần nào chứa đựng những thông tin liên quan đến câu hỏi.
- Một số câu trong bài thơ như “Thẹn cùng sông, buồn cùng núi, tủi cùng trăng/ Hai mươi năm lẻ đã từng chua với xót/ Trời đất may còn thân sống sót” gợi tình cảnh riêng của tác giả; “Xúm vai vào xốc vác cựu giang sơn”; “Dựng gan óc lên đánh tan sắt lửa/ Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ” là những câu gợi bối cảnh của đất nước khi tác giả viết bài thơ này.
Bài tập 2 trang 39 VTH Ngữ Văn 9 Tập 2:
Bố cục của bài thơ: ................................................................
Mạch cảm xúc của bài thơ thể hiện qua bố cục: ......................................
Trả lời:
Bố cục của bài thơ: 2 phần:
+ Đoạn một (từ đầu đến Tháng ngày khuây khoả lũ đâu xanh): nỗi niềm của nhà cách mạng về “hai mươi năm lẻ đã qua cũng như tình cảnh trong hiện tại.
+ Đoạn hai (từ Thưa các cô, các chị, lại các anh đến hết): lời nhắn nhủ thiết tha và sự kì vọng lớn lao của nhà cách mạng đối với lớp người trẻ tuổi.
Mạch cảm xúc của bài thơ thể hiện qua bố cục: Đoạn đầu thể hiện cảm xúc trầm lắng, nhưng sang đoạn thứ hai, cảm xúc trở nên nồng nàn, sôi nổi, tha thiết. Cảm xúc ở hai đoạn thơ thoạt nhìn có vẻ không thống nhất, nhưng thực chất đó là một mạch vận động, kín đáo và lô-gíc.
Bài tập 3 trang 40 VTH Ngữ Văn 9 Tập 2:
Tâm trạng của tác giả thể hiện trong bài thơ: ...............................................
Đặc điểm lời thơ thể hiện tâm trạng đó: .....................................................
Trả lời:
Tâm trạng của tác giả thể hiện trong bài thơ:
- Ở đoạn đầu, thẹn, buồn, tủi là những từ thể hiện trực tiếp nỗi lòng tác giả. Đó là những gì được khơi dậy từ sự chiêm nghiệm về quãng đời bao “chua” với “xót” của bản thân.
- Đoạn sau của bài thơ thể hiện sự thay đổi đột ngột của tâm trạng: từ buồn sang vui, từ xót xa sang phấn chấn, từ cô độc, đơn lẻ sang ấm áp, rộn ràng với các cô, các chị, các anh, chư quân; từ âm điệu nhẹ nhàng sang sôi nổi, mạnh mẽ, giục giã với những cụm động từ có ngữ khí mạnh: mở mắt, xốc vác, đi cho êm, đứng cho vững, trụ cho gan, liên hiệp lại, xếp bút nghiên, tu dưỡng tinh thần, dựng gan óc, đánh tan sắt lửa, xối máu nóng, rửa vết nhơ,...
Đặc điểm lời thơ thể hiện tâm trạng đó:
- Phần đầu thể hiện qua những lời thơ có âm điệu trầm lắng, sử dụng nhiều từ ngữ trực tiếp miêu tả thân phận và nỗi niềm; câu hỏi tu từ như lời độc thoại nội tâm; câu thơ ngắt nhịp điệu chậm, đều (Thẹn cùng sông, buồn cùng núi, tủi cùng trăng); cảm giác cô độc, chỉ biết tâm sự cùng thiên nhiên (xuân, sông, núi, trăng, trời đất).
- Phần sau, lời thơ mang sắc thái của lời hịch, có sức lay động mạnh mẽ nhận thức, tình cảm của người đọc, người nghe.
Trả lời:
Kì vọng của tác giả đối với thế hệ trẻ lúc bấy giờ được thể hiện qua bài thơ: Bài thơ thể hiện niềm tin và kì vọng rằng, thế hệ trẻ - những người vốn có sức mạnh và nhiệt huyết – sẽ xếp bỏ những ham muốn riêng tư nhỏ bé, sẵn sàng ghé vai gánh vác nhiệm vụ lớn lao là đưa non sông thoát khỏi vòng nô lệ.
...............................................................................................
Trả lời:
Ý nghĩa của lời kêu gọi tuổi trẻ thể hiện ở bài thơ trong bối cảnh cuộc sống hôm nay:
Hiện nay đất nước đã hoà bình, độc lập, thống nhất, không giống bối cảnh xã hội khi Phan Bội Châu viết bài thơ. Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là xây dựng đất nước hùng cường và bảo vệ chủ quyền quốc gia. Tuổi trẻ chính là lực lượng nòng cốt, quyết định sự thành bại của sự nghiệp thiêng liêng ấy. Xét như vậy, lời kêu gọi của nhà cách mạng Phan Bội Châu ở bài thơ này vẫn có ý nghĩa thúc giục, động viên những người trẻ tuổi tham gia vào sự nghiệp chung của đất nước.
Xem thêm các bài giải vở thực hành Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải VTH Văn 9 Kết nối tri thức của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung Vở thực hành Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2 (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT