Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 8 năm 2024 (có đáp án)
Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 8 năm 2024 (có đáp án)
Để giúp học sinh có thêm tài liệu tự luyện môn Địa Lí lớp 10 năm 2021 đạt kết quả cao, chúng tôi biên soạn Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 8 có đáp án mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao.
BÀI 8: TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
Câu 1: Lực được sinh ra từ bên trong Trái Đất được gọi là:
A. Lực hấp dẫn
B. Lực quán tính
C. Lực li tâm
D. Nội lực
Lời giải:
Khái niệm: Nội lực là lực phát sinh từ bên trong Trái Đất.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất được thể hiện qua:
A. Các vận động kiến tạo, các hoạt động động đất, núi lửa
B. Hiện tượng El Nino
C. Hiện tượng bão lũ
D. Hiện tượng xói mòn, sạt lở đất
Lời giải:
Tác động của nội lực thể hiện thông qua các vận động kiến tạo, làm cho các lục địa nâng lên hay hạ xuống,uốn nếp hay đứt gãy, gây ra động đất hay núi lửa...
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3: Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là
A. nguồn năng lượng trong lòng Trái Đất
B. nguồn năng lượng từ các vụ thử hạt nhân.
C. nguồn năng lượng của bức xạ mặt trời.
D. nguồn năng lượng từ sóng, thủy triều, dòng biển.
Lời giải:
Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là nguồn năng lượng ở trong lòng Trái Đất như: năng lượng của sự phân hủy các chất phóng xạ, sự dịch chuyển các dòng vật chất theo trọng lực, phản ứng hóa học…
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4: Vận động làm cho các lục địa được nâng lên hạ xuống, các lớp đất đá bị uốn nếp hay đứt gãy gọi chung là
A. vận động tạo núi
B. vận động theo phương thẳng đứng
C. vận động theo phương nằm ngang
D. vận động kiến tạo
Lời giải:
Vận động làm cho các lục địa được nâng lên hạ xuống, các lớp đất đá bị uốn nếp hay đứt gãy gọi chung là vận động kiến tạo
Đáp án cần chọn là: D
Câu 5: Hệ quả của hiện tượng đứt gãy là
A. sinh ra hiện tượng biển tiến, biển thoái.
B. hình thành núi lửa, động đất.
C. tạo ra các hẻm vực, thung lũng.
D. làm xuất hiện các dãy núi.
Lời giải:
Hiện tượng đứt gãy diễn ra ở những nơi đã cứng sẽ bị đứt gãy dịch chuyển ngược với nhau theo phương gần thẳng đứng hay phương nằm ngang.
⇒ Kết quả:
+ Cường độ tách dãn yếu đá chỉ bị nứt không dịch chuyển, tạo thành khe nứt.
+ Cường độ mạnh tạo thành địa lũy, địa hào, hẻm vực, thung lũng.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 6: Biểu hiện rõ rệt nhất của sự vận động theo phương thẳng đứng ở lớp vỏ Trái Đất là:
A. Độ cao của các đỉnh núi tăng lên
B. Thay đổi mực nước đại dương ở nhiều nơi
C. Diện tích của đồng bằng tăng lên
D. Các hiện tượng động đất, núi lửa hoạt động mạnh
Lời giải:
Vận động theo phương thẳng đứng (nâng lên, hạ xuống) của vỏ trái đất diễn ra trên diện tích rộng lớn, xảy ra rất chậm và lâu dài ⇒- Kết quả gây ra hiện tượng biển tiến và biển thoái
- Ở nơi địa hình được nâng lên cao → mực nước biển hạ thấp → biển thoái
- Ở nơi địa hình hạ thấp → mực nước biển dâng cao → biển tiến.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7: Hiện tượng nào sau đây không phải do tác động của nội lực?
A. Nâng lên hạ xuống
B. Đứt gãy
C. Uốn nếp
D. Bồi tụ
Lời giải:
Tác động của nội lực biểu hiện thông qua các vận động kiến tạo, làm cho các lục địa nâng lên hay hạ xuống,uốn nếp hay đứt gãy, gây ra động đất hay núi lửa...
⇒ Bồi tụ không phải là tác động của nội lực
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8: Địa hào được hình thành do:
A. Một bộ phận địa hình giữa hai đường đứt gãy trồi lên
B. Vận động theo phương thẳng đứng với cường độ mạnh
C. Hiện tượng uốn nếp diễn ra với cường độ mạnh
D. Các lớp đá dịch chuyển ngược hướng nhau theo phương nằm ngang với cường độ lớn
Lời giải:
Các lớp đá bị đứt gãy dịch chuyển ngược với nhau theo phương gần thẳng đứng hay phương nằm ngang, khi cường độ dịch chuyển mạnh sẽ tạo thành địa lũy, địa hào, hẻm vực, thung lũng.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9: Nhận định nào dưới đây chưa chính xác:
A. Địa luỹ là bộ phận trồi lên giữa hai đường đứt gãy
B. Địa luỹ là bộ phận sụt xuống giữa hai đường đứt gãy
C. Dãy núi Con Voi là 1 địa luỹ điển hình ở Việt Nam
D. Các dãy địa luỹ thường xuất hiện ở những nơi hiện tượng đứt gãy diễn ra với cường độ lớn
Lời giải:
- Ở những nơi hiện tượng đứt gãy diễn ra với cường độ lớn sẽ làm cho các lớp đá bị trồi lên tạo thành địa lũy.
⇒ Nhận xét A, C đúng
Nhận xét B. Địa luỹ là bộ phận sụt xuống giữa hai đường đứt gãy chưa chính xác.
- Ở nước ta dãy Con Voi ở tả ngạn sông Hồng là địa lũy điểm hình nằm kẹp giữa 2 đứt gãy sông Hồng và sông Chảy.
⇒ Nhận xét D đúng
Đáp án cần chọn là: B
Câu 10: Thung lũng sông Hồng của nước ta được hình thành do kết quả của hiện tượng
A. đứt gãy
B. biển tiến
C. uốn nếp
D. di chuyển của các địa mảng
Lời giải:
Đứt gãy Sông Hồng là một hệ thống đứt gãy trượt kéo dài từ Duy Tây,Vân Nam (Trung Quốc) chạy dọc thung lũng sông Hồng đến vịnh Bắc Bộ.
⇒ Thung lũng sông Hồng là một bộ phận thuộc đứt gãy sông Hồng.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 11: Phần lớn lãnh thổ Hà Lan nằm dưới mực nước biển, đó là hậu quả của
A. hiện tượng uốn nếp.
B. hiện tượng đứt gãy.
C. động đất, núi lửa.
D. vận động nâng lên, hạ xuống.
Lời giải:
Lãnh thổ Hà Lan trước đây là bộ phận đất liền với 3 mặt được bao bọc bởi biển Đại Tây Dương
⇒ Vận động kiến tạo đã làm hạ thấp địa hình của đất nước này ⇒ làm cho nước biển dâng cao và nhấn chìm phần lớn lãnh thổ Hà Lan (hiện tượng biển tiến)
⇒ Như vậy, phần lớn lãnh thổ Hà Lan nằm dưới mực nước biển, đó là hậu quả của vận động nâng lên, hạ xuống.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 12: Các mỏ khoáng sản nội sinh được hình thành do kết quả của hiện tượng nào sau đây:
A. Phun trào măc ma.
B. Biển tiến, biển thoái.
C. Lắng đọng trầm tích.
D. Khoáng sản tự sinh ra ở trong lòng Trái Đất.
Lời giải:
Tại các vùng có đứt gãy sâu hoặc các vùng bị xiết ép mạnh trong các vận động tạo núi ⇒ dòng vật chất (măcma) nóng chảy trong lòng Trái Đất được đẩy ra ngoài bề mặt đất (hoặc do hiện tượng phun trào núi lửa) → hình thành nên các mỏ khoáng sản nội sinh.
Ví dụ: các mỏ quặng kim loại (vàng, thiếc, sắt, đồng..)
⇒ Như vậy, các mỏ khoáng sản nội sinh được hình thành là nhờ kết quả của hiện tượng phun trào măcma.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13: Ở nước ta, hiện tượng động đất xảy ra mạnh nhất tại khu vực nào?
A. Vùng núi Tây Bắc.
B. Vùng đồng bằng sông Hồng.
C. Vùng núi Đông Bắc.
D. Tây Nguyên.
Lời giải:
Trong Tân kiến tạo, vùng núi Tây Bắc nước ta là khu vực chịu cường độ mạnh nhất của vận động tạo núi An-pơ – Himalaya, cho đến nay các hoạt động kiến tạo vẫn tiếp diễn nhưng với cường độ nhẹ hơn (chủ yếu là dư chấn).
⇒ Vùng núi Tây Bắc là nơi xảy ra động đất mạnh nhất ở nước ta.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 14: Phần lớn nguồn năng lượng cung cấp cho hoạt động của các vận động kiến tạo là:
A. Lớp vỏ Trái Đất
B. Lớp Manti
C. Lớp nhân trong
D. Lớp nhân ngoài
Lời giải:
Các hoạt động kiến tạo sinh ra do sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo trên lớp vật chất quánh dẻo của lớp Manti. Cơ chế làm dịch chuyển các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên lớp Manti là do hoạt động của các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo và có nhiệt độ cao trong tầng Manti trên.
⇒ Các mảng kiến tạo xô vào hoặc tách rời nhau, tại vị trí tiếp xúc này dòng vật chất bị nén ép và đẩy lên ⇒ sinh ra hoạt động động đất, phun trào núi lửa.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 15: Tác động của nội lực đến địa hình nước ta là
A. Địa hình hướng tây bắc – đông nam và vòng cung.
B. Hình thành 2 vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long.
C. Địa hình có tính phân bậc rõ rệt, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
D. Hiện tượng xói mòn, sạt lở đất diễn ra mạnh mẽ ở vùng đồi núi.
Lời giải:
Do chịu tác động của vận động tạo núi Anpơ – Himalaya, địa hình nước ta được nâng cao trẻ hóa, cường độ nâng lên mạnh nhất ở khu vực Tây Bắc
⇒ địa hình có tính phân bậc và thấp dần từ tây bắc xuống đông nam (khu vực Tây Bắc có địa hình cao và đồ sộ nhất cả nước).
Đáp án cần chọn là: C
Xem thêm bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 chọn lọc, có đáp án khác:
- Trắc nghiệm Bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất (Phần 1)
- Trắc nghiệm Bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất (Phần 2)
- Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 9 năm 2024 (có đáp án)
- Trắc nghiệm Bài 10: Thực hành: Nhận xét về sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên bản đồ
- Trắc nghiệm Bài 11: Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất (Phần 1)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Lớp 10 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT
- Lớp 10 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 10 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - CTST
- Giải Toán 10 - CTST
- Giải sgk Vật lí 10 - CTST
- Giải sgk Hóa học 10 - CTST
- Giải sgk Sinh học 10 - CTST
- Giải sgk Địa lí 10 - CTST
- Giải sgk Lịch sử 10 - CTST
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - CTST
- Lớp 10 - Cánh diều
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều