75 câu trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 25 có đáp án (sách mới)



Với 75 câu hỏi trắc nghiệm Địa 12 Bài 25 có đáp án sách mới Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 25.

75 câu trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 25 có đáp án (sách mới)

Quảng cáo



Lưu trữ: Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 25: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp (sách cũ)

Câu 14. Nước ta không có vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm nào?

A. Bắc Trung Bộ.

B. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

C. Tây Nguyên.

D. Đông Nam Bộ.

Đáp án: A

Giải thích: Nước ta có 3 vùng chuyên canh, đó là Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh quan trọng và lớn nhất cả nước, đứng thứ hai là vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm Tây Nguyên, đứng thức 3 là vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Một số lọa cây công nghiệp tiêu biểu của các vùng chuyên canh là cà phê, cao su, tiêu, điều, chè,…

Câu 15. Phát biểu nào sau đây không đúng với điều kiện kinh tế - xã hội của vùng nông nghiệp Đồng bằng sông Hồng?

A. Dân số đông nhất cả nước.

B. Dân có kinh nghiệm thâm canh lúa nước.

C. Mạng lưới đô thị dày đặc; các thành phố lớn tập trung công nghiệp chế biến.

D. Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đang được đẩy mạnh.

Quảng cáo

Đáp án: A

Giải thích: Vùng nông nghiệp Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước ⇒ Nhận xét: ĐBSH có dân số đông nhất cả nước là Sai.

Câu 16. Chuyên môn hóa cây chè ở Tây Nguyên chủ yếu dựa vào thế mạnh về

A. đất đỏ badan

B. khí hậu cận nhiệt đới ở nơi cao trên 1000m.

C. sự phân hóa hai mùa mưa, khô rõ rệt.

D. địa hình có các cao nguyên badan rộng lớn.

Đáp án: B

Giải thích: Cây chè thích hợp với khí hậu cận nhiệt mát mẻ. Các cao nguyên trên 1000 m ở Tây Nguyên có khí hậu cận nhiệt đới nên có thể phát triển chuyên môn hóa cây chè. Đặc biệt là Lâm Đồng là tỉnh có diện tích chè lớn nhất cả nước.

Câu 17. Phát biểu nào sau đây không đúng với kinh tế trang trại của nước ta?

A. Phát biểu từ kinh tế hộ gia đình.

B. Từng bước đưa nông nghiệp lên sản xuất hàng hóa.

C. Số lượng trang trại nhiều nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long.

D. Trong cơ cấu theo loại hình sản xuất, tỉ trọng trang trại chăn nuôi lớn nhất.

Đáp án: D

Giải thích: Trong cơ cấu theo loại hình sản xuất, tỉ trọng trang trại nuôi trồng thủy sản lớn nhất (30,1%), phân bố chủ yếu ở ĐBSCL ⇒ Nhận xét: tỉ trọng trang trại chăn nuôi lớn nhất là Sai.

Câu 18. Sự biến động của sản xuất hàng hóa là do sự biến động của

A. chính sách phát triển.

B. nguồn vốn đầu tư.

C. các yếu tố tự nhiên.

D. thị trường.

Đáp án: D

Giải thích: Các sản phẩm của sản xuất hàng hóa là nhằm mục đích hướng ra xuất khẩu (nghĩa là mang ra trao đổi, buôn bán trên thị trường), chính vì vậy sự biến động của thị trường (mất giá, được giá,…) sẽ dẫn đến sự biến động của sản xuất hàng hóa (đẩy mạnh sản xuất hay hạn chế sản xuất,…).

Quảng cáo

Câu 19. Căn cứ vào Atalat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết các vật nuôi chuyên môn hóa của vùng nông nghiệp Bắc Trung Bộ là

A. Trâu, bò và gia cầm.

B. Trâu, lợn và gia cầm.

C. Lợn, gia cầm và bò.

D. Trâu, lợn và bò.

Đáp án: D

Giải thích: Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 18:

B1. Xác định vị trí vùng nông nghiệp Bắc Trung Bộ và nhận biết kí hiệu các vật nuôi chuyên môn hóa.

B2. Đọc tên các vật nuôi chuyên môn hóa của vùng nông nghiệp Bắc Trung Bộ là bò, trâu và lợn.

Câu 20. Căn cứ vào Atalat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết các vật nuôi chuyên môn hóa của vùng nông nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ là

A. Trâu, bò.

B. Bò, lợn.

C. Lợn, gia cầm.

D. Trâu, lợn.

Đáp án: B

Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 18:

B1. Xác định vị trí vùng nông nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ và nhận biết kí hiệu các vật nuôi chuyên môn hóa.

B2. Đọc tên các vật nuôi chuyên môn hóa của vùng nông nghiệp DHNTB là bò, lợn.

Câu 21. Yếu tố chính tạo ra sự khác biệt trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên là

A. Trình độ thâm canh.

B. Điều kiện về địa hình.

C. Đặc điểm về đất đai và khí hậu.

D. Truyền thống sản xuất của dân cư.

Đáp án: C

Giải thích:

- Trung du và miền núi Bắc Bộ có đất feralit đỏ vàng, khí hậu phân hóa đa dạng (cận nhiệt, ôn đới núi cao) thích hợp với cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới, cây ăn quả và dược liêu, chăn nuôi trâu bò.

- Tây Nguyên có đất đỏ badan màu mỡ trên các cao nguyên xếp tầng, khí hậu nhiệt đới có sự phân mùa mưa – khô sâu sắc thích hợp với các cây công nghiệp nhiệt đới như cà phê, chè, hồ tiêu, điều; chăn nuôi bò.

Như vậy, sự khác nhau về đất đai và khí hậu đã tạo nên sự khác biệt trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp giữa 2 vùng.

Quảng cáo

Câu 22. Sự khác biệt trong chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên là do

A. Khí hậu.

B. Địa hình.

C. Đất trồng.

D. Nguồn nước.

Đáp án: A

Giải thích:

- Trung du và miền núi Bắc Bộ có khí hậu phân hóa đa dạng (cận nhiệt, ôn đới núi cao) nên thích hợp với cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới, cây ăn quả và dược liêu, chăn nuôi trâu bò.

- Tây Nguyên có khí hậu nhiệt đới có sự phân mùa mưa – khô sâu sắc nên thích hợp với các cây công nghiệp nhiệt đới như cà phê, chè, hồ tiêu, điều, chăn nuôi bò.

Như vậy, sự khác nhau về khí hậu đã tạo nên sự khác biệt trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp giữa 2 vùng.

Câu 23. Việc tăng cường chuyên môn hoá và đẩy mạnh đa dạng hoá nông nghiệp diễn ra mạnh ở

A. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ.

B. Trung du miền núi Bắc Bộ, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng.

C. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Trung du miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Hồng.

Đáp án: C

Giải thích: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long là những vùng có tiềm năng về sản xuất hàng hóa, những vùng chuyên canh lớn về cây công nghiệp, cây lương thực của nước ta.

Câu 24. Thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô là khó khăn lớn nhất của về tự nhiên đối với việc phát triển cây công nghiệp ở vùng nào của nước ta?

A. Tây Nguyên.

B. Tây Bắc.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Đông Bắc.

Đáp án: A

Giải thích: Tây Nguyên có sự phân hóa mưa – khô rất sâu sắc. Vào mùa khô xảy ra hiện tương thiếu nước nghiêm trọng nên ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất cây công nghiệp cũng như đời sống sinh hoạt,…

Câu 25. Việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến có tác động nào dưới đây?

A. Tạo thêm nhiều nguồn hàng xuất khẩu có giá trị.

B. Dễ thực hiện cơ giới hoá, hoá học hoá, thuỷ lợi hoá.

C. Nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.

D. Khai thác tốt tiềm năng về đất đai, khí hậu của mỗi vùng.

Đáp án: C

Công nghiệp chế biến phát triển sẽ sử dụng nguyên liệu tại chỗ (nông sản) từ các sản phẩm cây công nghiệp. Với công nghệ xay xát, phơi sấy, bảo quản hay chế biến thành phẩm (bia rượu, nước ngọt…) góp phần nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.

Câu 26. Khó khăn nào dưới đây là khó khăn lớn nhất về tự nhiên đối với việc phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên?

A. mùa mưa kéo dài làm tăng nguy cơ ngập úng.

B. thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô.

C. quỹ đất dành cho trồng cây công nghiệp ngày càng bị thu hẹp.

D. độ dốc địa hình lớn, đất dễ bị thoái hóa.

Đáp án: B

Giải thích: Tây Nguyên có sự phân hóa mưa – khô rất sâu sắc. Vào mùa khô xảy ra hiện tương thiếu nước nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất cây công nghiệp cũng như đời sống.

Câu 27. Việc tăng cường chuyên môn hoá và đẩy mạnh đa dạng hoá nông nghiệp đều có chung một tác động là

A. Cho phép khai thác tốt hơn các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

B. Giảm thiểu rủi ro nếu thị trường nông sản có biến động bất lợi.

C. Sử dụng tốt hơn nguồn lao động, tạo thêm nhiều việc làm.

D. Đưa nông nghiệp từng bước trở thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá.

Đáp án: A

Giải thích:

- Tăng cường chuyên môn hóa là đẩy mạnh phát triên một sản phẩm nông nghiệp phù hợp nhất với các đk tự nhiên của vùng nhằm khai thác có hiệu quả nhất thế mạnh tự nhiên của vùng và mang lại hiệu quả sản xuất cao.

- Đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp là phát triển nhiều sản phẩm nông nghiệp, cho phép tận dụng và khai thác hợp lí hơn sự đa dạng, phong phú về điều kiện tự nhiên của vùng.

Như vậy, cả hai hướng sản xuất này đều có chung một tác động là cho phép khai thác tốt hơn các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

Câu 28. Để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm thì cần

A. đẩy mạnh tăng cường chuyên môn hoá cây trồng vật nuôi.

B. hình thành các vùng chuyên canh gắn với công nghiệp chế biến.

C. tăng cường độc canh cây trồng, chú trọng sản phẩm ưu thế.

D. đẩy mạnh xây xựng nhà máy chế biến, giao thông vận tải.

Đáp án: B

Giải thích: Công nghiệp chế biến phát triển sẽ sử dụng nguyên liệu tại chỗ (nông sản) từ các sản phẩm cây công nghiệp. Với công nghệ xay xát, phơi sấy, bảo quản hay chế biến thành phẩm (bia rượu, nước ngọt…) sẽ góp phần nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.

Câu 29. Việc hình thành các vùng chuyên canh đã thể hiện điều nào dưới đây?

A. Sự phân bố cây trồng cho phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp.

B. Sự thay đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp với điều kiện sinh thái nông nghiệp.

C. Sự khai thác có hiệu quả hơn nền nông nghiệp nhiệt đới của nước ta.

D. Cơ cấu cây trồng đang được đa dạng hoá cho phù hợp với nhu cầu thị trường.

Đáp án: A

Giải thích: Vùng chuyên canh là hình thức chuyên môn hóa trong sản xuất nông nghiệp. Đẩy mạnh phát triên một số sản phẩm nông nghiệp chủ yếu phù hợp nhất với các điều kiện tự nhiên của vùng nhằm khai thác có hiệu quả nhất thế mạnh tự nhiên của vùng, mang lại hiệu quả sản xuất cao. Như vậy việc hình thành các vùng chuyên canh đã thể hiện sự phân bố cây trồng cho phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp.

Câu 30. Sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp ngày càng sâu sắc là do

A. Sự khác biệt về trình độ thâm canh và kinh nghiệm sản xuất.

B. Sự phân hóa địa hình, khí hậu, đất đai, sông ngòi giữa các vùng.

C. Đa dạng hoá nông nghiệp và đa dạng hóa kinh tế nông thôn.

D. Đẩy mạnh xây xựng nhà máy chế biến, giao thông vận tải.

Đáp án: C

Giải thích: Đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp và đa dạng hóa kinh tế nông thôn tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp, cho phép tận dụng và khai thác hợp lí hơn sự đa dạng, phong phú về điều kiện tự nhiên của vùng góp phần giảm thiểu rủi ro nếu thị trường nông sản biến động bất lợi và tăng cường thêm sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 12 có đáp án ôn thi THPT Quốc gia hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official




Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên