Bài tập trắc nghiệm Sinh 6 Bài 9: Các loại rễ, các miền của rễ



Bài tập trắc nghiệm Sinh 6 Bài 9: Các loại rễ, các miền của rễ

Câu 1. Rễ cọc có đặc điểm nào sau đây ?

A. Bao gồm nhiều rễ cái lớn, từ rễ cái mọc ra nhiều rễ con đâm ngược lên trên mặt đất.

B. Bao gồm một rễ cái lớn, từ rễ cái mọc ra nhiều rễ con đâm xiên xuống mặt đất.

C. Bao gồm nhiều rễ con dài gần bằng nhau, mọc tỏa ra từ gốc thân tạo thành chùm.

D. Bao gồm nhiều rễ con mọc nối tiếp nhau tạo thành chuỗi.

Quảng cáo

Đáp án: B

Giải thích: Hình 9.1A – 1. Các loại rễ SGK – trang 29

Câu 2. Rễ thực vật được phân chia làm mấy loại chính ?

A. 2 loại      B. 3 loại

C. 4 loại      D. 5 loại

Đáp án: A

Giải thích: Rễ thực vật bao gồm: rễ cọc và rễ chùm

Câu 3. Cây nào dưới đây có rễ cọc ?

A. Rau dền      B. Hành hoa

C. Lúa      D. Chuối

Đáp án: A

Giải thích: Rễ cọc là rau dền, rễ chùm là: hành hoa, lúa, chuối

Câu 4. Trong số các cây dưới đây, có bao nhiêu cây có rễ chùm ?

1. Bưởi

2. Diếp cá

3. Dừa

4. Ngô

5. Bằng lăng

A. 3      B. 1

C. 2      D. 4

Quảng cáo

Đáp án: C

Giải thích: Rễ cọc: Bười, diếp cá, bằng lăng; Rễ chùm: dừa, ngô

Câu 5. Nhóm nào dưới đây gồm hai loài thực vật có cùng dạng rễ ?

A. Tỏi và rau ngót

B. Bèo tấm và tre

C. Mít và riềng

D. Mía và chanh

Đáp án: B

Giải thích: Rễ cọc: rau ngót, mít, chanh; rễ chùm: tỏi, bèo tấm, tre, riềng, mía

Câu 6. Cây nào dưới đây có cấu tạo cấu tạo rễ có nhiều sai khác với những cây còn lại ?

A. Bèo cái

B. Bèo Nhật Bản

C. Bèo tấm

D. Đậu xanh

Đáp án: D

Giải thích: Rễ chùm: Bèo cái, Bèo Nhật Bản, Bèo tấm; Rễ cọc: Đậu xanh

Câu 7. Người ta phân chia phần rễ cây mọc trong đất thành mấy miền chính ?

A. 3 miền      B. 4 miền

C. 2 miền      D. 5 miền

Đáp án: B

Giải thích: Rễ được chia làm 4 miền: Miền trưởng thành, miền hút, miền sinh trưởng, miền chóp rễ

Câu 8. Cây nào dưới đây có rễ phụ ?

A. Tất cả các phương án đưa ra

B. Si

C. Trầu không

D. Ngô

Quảng cáo

Đáp án: A

Giải thích: Những rễ mọc ra từ phần trên mặt đất của thân cây, cành cây gọi là rễ phụ: VD: Si, trầu không, ngô…

Câu 9. Theo chiều từ rễ lên thân, các miền của rễ được sắp xếp theo trình tự như thế nào ?

A. Miền chóp rễ, miền sinh trưởng, miền hút, miền trưởng thành.

B. Miền sinh trưởng, miền chóp rễ, miền hút, miền trưởng thành.

C. Miền chóp rễ, miền hút, miền sinh trưởng, miền trưởng thành.

D. Miền hút, miền chóp rễ, miền trưởng thành, miền sinh trưởng.

Đáp án: A

Giải thích: Theo chiều từ rễ lên thân, các miền của rễ được sắp xếp: Miền chóp rễ, miền sinh trưởng, miền hút, miền trưởng thành – hình 9.3 SGK trang 30

Câu 10. Trong cấu tạo của rễ, miền trưởng thành đảm nhiệm chức năng gì ?

A. Hấp thụ nước và muối khoáng

B. Che chở cho đầu rễ

C. Dẫn truyền

D. Làm cho rễ dài ra

Đáp án: C

Giải thích: Miền trưởng thành có các mạch dẫn có chức năng dẫn truyền – Bảng SGK trang 30

Tham khảo các Bài tập trắc nghiệm Sinh lớp 6 khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Sinh học 6:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Bài tập trắc nghiệm Sinh học 6 | Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 6 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát chương trình SGk Sinh học 6 giúp bạn củng cố và ôn luyện kiến thức để giành được điểm cao trong các bài thi và bài kiểm tra Sinh lớp 6.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên