100 Đề thi KHTN 6 Chân trời sáng tạo (có đáp án) | Đề thi Khoa học tự nhiên 6 Học kì 1, Học kì 2
Bộ 100 Đề thi Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất đầy đủ Học kì 1 và Học kì 2 gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì có đáp án chi tiết, cực sát đề thi chính thức giúp học sinh ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi KHTN 6.
Đề thi Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất
Xem thử Đề GK1 KHTN 6 CTST Xem thử Đề CK1 KHTN 6 CTST Xem thử Đề GK2 KHTN 6 CTST Xem thử Đề CK2 KHTN 6 CTST
Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo các kì bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
- Đề thi KHTN 6 Giữa kì 1 Chân trời sáng tạo
- Đề thi KHTN 6 Cuối Học kì 1 Chân trời sáng tạo
Đề thi Học kì 1 KHTN 6 Chân trời sáng tạo năm 2024 có đáp án (3 đề)
Đề thi KHTN 6 Học kì 1 Chân trời sáng tạo năm 2024 tải nhiều nhất (4 đề)
Đề thi Học kì 1 KHTN 6 Chân trời sáng tạo năm 2024 có ma trận (4 đề)
- Đề thi KHTN 6 Giữa kì 2 Chân trời sáng tạo
- Đề thi KHTN 6 Cuối Học kì 2 Chân trời sáng tạo
Xem thêm Đề thi KHTN 6 cả ba sách:
Đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên lớp 6 có đáp án (5 đề)
Top 20 Đề thi Cuối Học kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 6 có đáp án
Xem thử Đề GK1 KHTN 6 CTST Xem thử Đề CK1 KHTN 6 CTST Xem thử Đề GK2 KHTN 6 CTST Xem thử Đề CK2 KHTN 6 CTST
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Khoa học tự nhiên lớp 6
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
Câu 1: Khoa học tự nhiên có vai trò quan trọng trong:
A. Nâng cao nhận thức của con người về thế giới tự nhiên.
B. Ứng dụng công nghệ vào cuộc sống, sản xuất, kinh doanh.
C. Chăm sóc sức khỏe con người.
D. Tất cả phương án trên.
Câu 2: Vật nào sau đây được gọi là vật không sống?
A. Con cá
B. Cây cau
C. Chú chuột
D. Cái thang
Câu 3: Khi không may bị hoá chất ăn da bám lên tay thì bước đẩu tiên và cẩn thiết nhất là phải làm gì?
A. Đưa ra trung tâm y tế cấp cứu.
B. Hô hấp nhân tạo.
C. Lấy lá cây thuốc bỏng ép vào.
D. Cởi bỏ phẩn quẩn áo dính hoá chất, xả tay dưới vòi nước sạch ngay lập tức.
Câu 4: Muốn cân một vật cho kết quả đo chính xác ta cần làm gì?
A. Đặt cân ở vị trí không bằng phẳng.
B. Để vật lệch một bên trên đĩa cân.
C. Đọc kết quả đo khi kim chỉ của đồng hồ đã ổn định.
D. Đặt cân ở mọi vị trí đều cho kết quả chính xác.
Câu 5: Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng nào?
A. Sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng
B. Sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn
C. Sự dãn nở vì nhiệt của chất khí
D. Sự dãn nở vì nhiệt của các chất.
Câu 6: Trường hợp nào sau đây thể hiện tính chất hóa học?
A. Cho 1 viên vitamin C sủi vào cốc nước
B. Cho 1 thìa đường vào cốc nước và khuấy đều
C. Mặt trời mọc lên, dưới ánh nắng mặt trời làm cho các hạt sương tan dần
D. Mở nút chai rượu vang thì thấy hiện tượng sủi bọt
Câu 7: Chọn phát biểu đúng:
A. Oxygen là chất khí, tan ít trong nước và nặng hơn không khí.
B. Oxygen là chất khí, tan vô hạn trong nước và nặng hơn không khí.
C. Oxygen là chất khí, tan ít trong nước và nhẹ hơn không khí.
D. Oxygen là chất khí, tan vô hạn trong nước và nhẹ hơn không khí.
Câu 8: Bạn Minh tiến hành 1 thí nghiệm bắt 2 con châu chấu có kích cỡ bằng nhau cho vào 2 bình đựng thủy tinh. Đậy kín bình 1 bằng nút cao su, còn bình 2 bọc lại bằng miếng vải màn. Các em hãy dự đoán kết quả xảy ra của 2 con châu chấu ở 2 bình?
A. Con châu chấu bình 1 chết, bình 2 sống.
B. Cả hai con châu chấu đều chết.
C. Cả hai con châu chấu đều sống.
D. Con châu chấu bình 1 sống, bình 2 chết.
Câu 9: Thực phẩm để lâu ngoài không khí sẽ bị gì?
A. Không biến đổi màu sắc.
B. Mùi vị không thay đổi.
C. Giá trị dinh dưỡng vẫn đảm bảo.
D. Biến đổi màu sắc, mùi vị, giá trị dinh dưỡng.
Câu 10: Để tách xăng và nước bị lẫn vào nhau ta làm như sau:
A. Làm bay hơi nước.
B. Để lắng, sử dụng giấy lọc.
C. Sử dụng phễu chiết.
D. Chưng cất.
Câu 11: Cho các bộ phận sau:
(1) Tế bào cơ
(2) Tim
(3) Mô cơ
(4) Con thỏ
(5) Hệ tuần hoàn
Sắp xếp các cấp độ tổ chức cơ thể của con thỏ theo thứ tự tăng dần là:
A. (1) → (2) → (3) → (4) → (5) C. (4) → (3) → (1) → (2) → (5)
B. (5) → (4) → (3) → (2) → (1) D. (1) → (3) → (2) → (5) → (4)
Câu 12: Hệ cơ quan nào dưới đây không cần phối hợp hoạt động khi cơ thể đang chơi thể thao?
A. Hệ tuần hoàn C. Hệ thần kinh
B. Hệ hô hấp D. Hệ tiêu hóa
Câu 13: Loại mô nào dưới đây không cấu tạo nên dạ dày người?
A. Mô biểu bì C. Mô liên kết
B. Mô giậu D. Mô cơ
Câu 14: Cơ quan nào dưới đây không thuộc hệ tiêu hóa?
A. Thận B. Dạ dày C. Ruột non D. Miệng
Câu 15: Lá cây thuộc cấp độ tổ chức nào?
A. Tế bào B. Mô C. Cơ quan D. Cơ thể
Câu 16: Loại tế bào nào dưới đây không phải là tế bào thực vật?
A. Tế bào biểu bì C. Tế bào lông hút
B. Tế bào mạch dẫn D. Tế bào thần kinh
Câu 17: Đặc điểm nào dưới đây không có ở tế bào nhân sơ?
A. Có nhân chưa hoàn chỉnh
B. Có roi hoặc lông giúp hỗ trợ di chuyển
C. Có các bào quan có màng
D. Có ribosome
Câu 18: Tế bào động vật khác tế bào thực vật ở điểm nào?
A. Đa số không có thành tế bào
B. Đa số không có ti thể
C. Nhân tế bào chưa hoàn chỉnh
D. Có chứa lục lạp
Câu 19: Một tế bào tiến hành sinh sản 3 lần liên tiếp sẽ tạo ra bao nhiêu tế bào?
A. 3 tế bào B. 6 tế bào C. 8 tế bào D. 12 tế bào
Câu 20: Sự lớn lên và sinh sản của tế bào không mang ý nghĩa nào sau đây?
A. Là cơ sở cho sự lớn lên của sinh vật
B. Là dấu hiệu cho thấy cơ thể đã đến tuổi sinh sản
C. Giúp thay thế các tế bào già, các tế bào chết hoặc bị tổn thương ở sinh vật
D. Tất cả các ý trên đều sai
Câu 21. Khi viên bi đứng yên trên mặt sàn nằm ngang, các lực tác dụng lên viên bi là:
A. Trọng lực của bi, lực do mặt sàn tác dụng lên bi và lực đẩy của tay.
B. Trọng lực của bi và lực đẩy của tay.
C. Trọng lực của bi và lực nâng của mặt sàn.
D. Lực đẩy của tay.
Câu 22. Một quả nặng có trọng lượng 0,1N. Khối lượng của quả nặng là
A. 1000g
B. 100g
C. 10g
D. 1g
Câu 23. Trên một hộp mứt có ghi 500g có nghĩa là:
A. Sức nặng của hộp mứt
B. Thể tích của hộp mứt
C. Khối lượng của mứt chứa trong hộp mứt
D. Sức nặng và khối lượng của hộp mứt
Câu 24. Một vật được treo bằng 1 sợi dây, đầu trên cố đinh, vật đứng yên. Vật chịu tác dụng của lực nào?
A. Không chịu tác dụng của lực nào.
B. Chỉ chịu tác dụng của trọng lực.
C. Chỉ chịu tác dụng của lực căng dây.
D. Chịu tác dụng của trọng lực và lực căng dây.
Câu 25. Lực tác dụng vào vật gây ra cho vật:
A. Có thể thay đổi tốc độ
B. Có thể bị biến dạng
C. Có thể vừa thay đổi tốc độ vừa bị biến dạng
D. Cả ba tác dụng trên
Câu 26. Quả bóng ten – nít khi chạm vào mặt vợt sẽ như thế nào?
A. Quả bóng bị méo
B. Quả bóng bị bay ngược trở lại
C. Quả bóng vừa bị méo vừa bị bay ngược trở lại
D. Không xảy ra vấn đề gì
Câu 27. Điền vào chỗ trống “…” để được câu hoàn chỉnh:
Sự biến dạng là …
A. Bề mặt của vật bị méo đi.
B. Bề mặt của vật bị lõm xuống.
C. Sự thay đổi hình dạng của vật.
D. Bề mặt của vật bị phồng lên.
Câu 28. Điền vào chỗ trống “…” để được câu hoàn chỉnh:
…. là số đo lượng chất của một vật. Khi không tính bao bì thì khối lượng đó được gọi là khối lượng tịnh.
A. Trọng lượng
B. Số đo lực
C. Khối lượng
D. Độ nặng
Câu 29. Trong các chuyển động sau, chuyển động nào đã bị biến đổi?
A. Một chiếc xe đạp đang đi bỗng hãm phanh, xe dừng lại.
B. Một máy bay đang bay thẳng với tốc độ không đổi 500 km/h.
C. Một chiếc xe máy đang chạy với vận tốc không đổi.
D. Quả bóng đang nằm yên trên mặt đất.
Câu 30. Điền vào chỗ trống “…” để được câu hoàn chỉnh:
Gió tác dụng lực lên cánh buồm cùng chiều chuyển động của thuyền làm thuyền chuyển động …
A. Nhanh lên
B. Chậm lại
C. Dừng lại
D. Đứng yên
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 1 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Khoa học tự nhiên lớp 6
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
Câu 1: Kí hiệu nào cảnh báo dễ cháy?
Câu 2: Minh nói rằng, khi sử dụng nhiệt kế thuỷ ngân phải chú ý bốn điểm sau:
A. Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của nhiệt kế.
B. Không cắm vào bầu nhiệt kế khi đo nhiệt độ,
C. Hiệu chỉnh về vạch số 0.
D. Cho bầu nhiệt kế tiếp xúc với vật cần đo nhiệt độ.
Minh đã nói sai ở điểm nào?
Câu 3: Tất cả các trường hợp nào sau đây đều là chất?
A. Đường mía, muối ăn, con dao.
B. Con dao, đôi đũa, cái thìa nhôm.
C. Nhôm, muối ăn, đường mía.
D. Con dao, đôi đũa, muối ăn,
Câu 4: Khi một can xăng do bất cần bị bốc cháy thì chọn giải pháp chữa cháy nào được cho dưới đây phù hợp nhất?
A. Phun nước.
B. Dùng cát đổ trùm lên.
C. Dùng bình chữa chảy gia đình để phun vào.
D. Dùng chiếc chăn khô trùm vào.
Câu 5: Có nhiều nguồn gây ô nhiễm không khí, các nguồn này do tự nhiên hoặc con người gây ra:
1. Chặt phá rừng.
2. Núi lửa.
3. Đốt rơm rạ sau vụ gặt.
4. Vận chuyển vật liệu xây dựng không che bạt.
5. Phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu xăng dầu.
6. Khí thải công nghiệp.
7. Cháy rừng do sét đánh
Trong những nguyên nhân trên có mấy nguyên nhân là do con người gây ra?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 6: Trong các thực phẩm dưới đây, loại nào chứa nhiều protein (chất đạm) nhất?
A. Gạo.
B. Rau xanh.
C. Thịt.
D. Gạo và rau xanh.
Câu 7: Thế nào là nhiên liệu?
A. Nhiên liệu là một số chất hoặc hỗn hợp chất được dùng làm nguyên liệu đầu vào cho các quá trình sản xuất hoặc chế tạo.
B. Nhiên liệu là những chất được oxi hoá để cung cấp năng lượng cho hoạt động của cơ thể sống.
C Nhiên liệu là những vật liệu dùng trong quá trình xây dựng.
D. Nhiên liệu là những chất cháy được dùng để cung cấp năng lượng dạng nhiệt hoặc ánh sáng nhằm phục vụ mục đích sử dụng của con người
Câu 8: Cho các loại vật liệu sau: Kim loại, nhựa, gỗ, thủy tinh. Vật liệu dẫn nhiệt tốt nhất là:
A. Gỗ
B. Kim loại.
C. Sứ.
D. Nhựa.
Câu 9: Trong nước muối sinh lí, chất tan là
A. muối ăn
B. nước
C. nước muối
D. nước cất
Câu 10: Nếu không may làm đổ dầu ăn vào nước, ta dùng phương pháp nào để tách riêng dầu ăn ra khỏi nước?
A. Lọc.
B. Dùng máy li tâm.
C. Chiết.
D. Cô cạn.
Câu 11: Một tế bào tiến hành sinh sản 3 lần liên tiếp sẽ tạo ra bao nhiêu tế bào?
A. 3 tế bào B. 6 tế bào C. 8 tế bào D. 12 tế bào
Câu 12: Tế bào động vật khác tế bào thực vật ở điểm nào?
A. Đa số không có thành tế bào
B. Đa số không có ti thể
C. Nhân tế bào chưa hoàn chỉnh
D. Có chứa lục lạp
Câu 13: Vì sao nhân tế bào là nơi lưu giữ các thông tin di truyền?
A. Vì nhân tế bào chứa vật chất di truyền
B. Vì nhân tế bào là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào
C. Vì nhân tế bào là nơi diễn ra mọi hoạt động sống của tế bào
D. Vì nhân tế bào kiểm soát các chất đi vào và đi ra khỏi tế bào
Câu 14: Cho các sinh vật sau:
(1) Trùng roi
(2) Vi khuẩn lam
(3) Cây lúa
(4) Con muỗi
(5) Vi khuẩn lao
(6) Chim cánh cụt
Sinh vật nào vừa là sinh vật nhân thực, vừa có cơ thể đa bào?
A. (1), (2), (5) C. (1), (4), (6)
B. (2), (4), (5) D. (3), (4), (6)
Câu 15: Nấm hương có tên khoa học là Lentinula edodes. Hãy chỉ ra tên loài và tên chi của nấm hương.
A. Tên loài: lentinula, tên chi: Edodes
B. Tên loài: Edodes, tên chi: Lentinula
C. Tên loài: Lentinula edodes, tên chi: không có
D. Tên loài: không có, tên chi: Lentinula edodes
Câu 16: Tiêu chí nào dưới đây được sử dụng để phân loại sinh vật?
(1) Mức độ tổ chức cơ thể
(2) Mật độ cá thể của quần thể
(3) Tỉ lệ đực : cái
(4) Đặc điểm tế bào
(5) Môi trường sống
(6) Số lượng các cá thể trong độ tuổi sinh sản
(7) Kiểu dinh dưỡng
(8) Vai trò trong tự nhiên và thực tiễn
A. (1), (2), (5), (7) C. (1), (4), (5), (7)
B. (3), (4), (6), (8) D. (2), (3), (6), (8)
Câu 17: Loại tế bào nào dưới đây không phải là tế bào thực vật?
A. Tế bào biểu bì C. Tế bào lông hút
B. Tế bào mạch dẫn D. Tế bào thần kinh
Câu 18: Bào quan nào dưới đây không có ở trùng roi?
A. Ribosome B. Lục lạp C. Nhân D. Lông mao
Câu 19: Cho sơ đồ sau:
Loài không thuộc bộ ăn thịt là?
A. Gấu trắng C. Báo gấm
B. Rắn hổ mang D. Hổ Đông Dương
Câu 20: Loại mô nào dưới đây không cấu tạo nên dạ dày người?
A. Mô biểu bì C. Mô liên kết
B. Mô giậu D. Mô cơ
Câu 21: Một bạn chơi trò nhảy dây. Bạn đó nhảy lên được là do
A. lực của chân đẩy bạn đó nhảy lên.
B. lực của đất tác dụng lên chân bạn đó.
C. chân bạn đó tiếp xúc với đất.
D. lực của đất tác dụng lên dây.
Câu 22: Lực được biểu diễn bằng kí hiệu nào?
A. mũi tên
B. đường thẳng
C. đoạn thẳng
D. tia 0x
Câu 23: Trường hợp nào dưới đây, cho thấy vật bị biến dạng?
A. Mũi tên bay xa 5m sau khi được bắn ra khỏi cung tên
B. Hòn bi bắt đầu lăn trên máng nghiêng
C. Một người thợ đẩy thùng hàng
D. Quả bóng ten - nit bay đập vào mặt vợt
Câu 24: 1N là trọng lượng của quả cân bao nhiêu gam?
A. 100g
B. 1000g
C. 0,1g
D. 10g
Câu 25: Điền vào chỗ trống “…” để hoàn chỉnh câu:
Lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực ….. với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực.
A. không có sự tiếp xúc
B. không có sự va chạm
C. không có sự đẩy, sự kéo
D. không có sự tác dụng
Câu 26: Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực tiếp xúc?
A. Cô gái nâng cử tạ
B. Cầu thủ chuyền bóng
C. Nam châm hút quả bi sắt
D. Cả A và B
Câu 27: Để đo lực người ta sử dụng dụng cụ nào?
A. Lực kế
B. Nhiệt kế
C. Tốc kế
D. Đồng hồ
Câu 28: Khi treo vật nặng có trọng lượng 2 N, lò xo dãn ra 1 cm. Hỏi khi treo vật nặng có trọng lượng 3 N thì lò xo ấy dãn ra bao nhiêu?
A. 0,5 cm
B. 1,5 cm
C. 1 cm
D. 2 cm
Câu 29: Chọn phát biểu đúng. Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi nào?
A. Chiếc ô tô đang đứng yên ở mặt đường dốc nghiêng
B. Quả bóng lăn trên sân bóng
C. Vận động viên đang trượt trên tuyết
D. Xe đạp đang đi trên đường
Câu 30: Bạn An đã tác dụng vào thước nhựa một ... làm thước nhựa bị uốn cong.
A. Lực nén
B. Lực đẩy
C. Lực kéo
D. Lực nâng
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 2 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Khoa học tự nhiên lớp 6
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
Câu 1: Đại diện nào dưới đây không thuộc ngành Thực vật?
A. Rêu tường.
B. Dương xỉ.
C. Tảo lục.
D. Rong đuôi chó.
Câu 2: Cho các loài động vật sau:
(1) Sứa(5) Cá ngựa
(2) Giun đất(6) Mực
(3) Ếch giun(7) Tôm
(4) Rắn(8) Rùa
Loài động vật nào thuộc ngành động vật không xương sống?
A. (1), (3), (5), (7).
B. (2), (4), (6), (8).
C. (3), (4), (5), (8).
D. (1), (2), (6), (7).
Câu 3: Trong các sinh cảnh sau, sinh cảnh nào có độ đa dạng thấp nhất?
A. Hoang mạc.
B. Rừng ôn đới.
C. Thảo nguyên.
D. Thái Bình Dương.
Câu 4: Loài chim nào dưới đây thuộc nhóm chim bơi?
A. Đà điểu.
B. Chào mào.
C. Chim cánh cụt.
D. Đại bàng.
Câu 5: Cho các vai trò sau:
(1) Cung cấp thực phẩm
(2) Sản xuất thuốc trừ sâu sinh học
(3) Gây hư hỏng thực phẩm
(4) Phân hủy xác sinh vật và chất thải hữu cơ
(5) Sản xuất các loại rượu, bia, đồ uống có cồn
(6) Gây bệnh cho người và các loài sinh vật khác
Những vai trò nào không phải là lợi ích của nấm trong thực tiễn?
A. (1), (3), (5).
B. (2), (4), (6).
C. (1), (2), (5).
D. (3), (4), (6).
Câu 6: Đặc điểm nào dưới đây không phải của các thực vật thuộc ngành Hạt kín?
A. Sinh sản bằng bào tử.
B. Hạt nằm trong quả.
C. Có hoa và quả.
D. Thân có hệ mạch dẫn hoàn thiện.
Câu 7: Ý nào dưới đây không phải là hậu quả của việc suy giảm đa dạng sinh học?
A. Bệnh ung thư ở người.
B. Hiệu ứng nhà kính.
C. Biến đổi khí hậu.
D. Tuyệt chủng động, thực vật.
Câu 8: Cây rêu thường mọc ở nơi có điều kiện như thế nào?
A. Nơi khô ráo.
B. Nơi ẩm ướt.
C. Nới thoáng đãng.
D. Nơi nhiều ánh sáng.
Câu 9: Hành động nào dưới đây góp phần bảo vệ thực vật?
A. Du canh du cư.
B. Phá rừng làm nương rẫy.
C. Trồng cây gây rừng.
D. Xây dựng các nhà máy thủy điện.
Câu 10: Ngành động vật nào dưới đây có số lượng lớn nhất trong giới động vật?
A. Ruột khoang.
B. Chân khớp.
C. Lưỡng cư.
D. Bò sát.
Câu 11: Đặc điểm nào dưới đây không phải của giới Nấm?
A. Nhân thực.
B. Dị dưỡng.
C. Đơn bào hoặc đa bào.
D. Có sắc tố quang hợp.
Câu 12: Nhóm thực vật nào dưới đây có đặc điểm có mạch, không noãn, không hoa?
A. Rêu.
B. Dương xỉ.
C. Hạt kín.
D. Hạt trần.
Câu 13: Đặc điểm cơ thể chia 3 phần, cơ thể phân đốt, đối xứng hai bên, bộ xương ngoài bằng chitin là của nhóm ngành nào?
A. Chân khớp.
B. Giun đốt.
C. Lưỡng cư.
D. Cá.
Câu 14: Biện pháp nào sau đây không phải là bảo vệ đa dạng sinh học?
A. Nghiêm cấm phá rừng để bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật.
B. Cấm săn bắt, buôn bán, sử dụng trái phép các loài động vật hoang dã.
C. Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để mọi người tham gia bảo vệ rừng.
D. Dừng hết mọi hoạt động khai thác động vật, thực vật của con người.
Câu 15: Con đường nào dưới đây không phải là con đường lây truyền các bệnh do nấm?
A. Vệ sinh cá nhân chưa đúng cách.
B. Tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh.
C. Truyền dọc từ mẹ sang con.
D. Ô nhiễm môi trường.
Câu 16:Dạng năng lượng nào không phải năng lượng tái tạo?
A. Năng lượng dầu mỏ.
B. Năng lượng gió.
C. Năng lượng thủy triều.
D. Năng lượng sóng biển.
Câu 17: Năng lượng Mặt Trời, năng lượng gió, năng lượng nước, năng lượng sinh khối được gọi là năng lượng tái tạo. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Chúng an toàn nhưng khó khai thác.
B. Chúng hầu như không giải phóng các chất gây ô nhiễm không khí.
C. Chúng có thể được thiên nhiên tái tạo trong khoảng thời gian ngắn hoặc được bổ sung liên tục qua các quá trình thiên nhiên.
D. Chúng có thể biến đổi thành điện năng hoặc nhiệt năng.
Câu 18:Theo nguồn gốc vật chất của năng lượng, năng lượng được phân loại theo các dạng:
A. cơ năng, nhiệt năng, quang năng, hóa năng,…
B. năng lượng chuyển hóa toàn phần và năng lượng có ích.
C. năng lượng chuyển hóa toàn phần và năng lượng tái tạo.
D. năng lượng sạch và năng lượng gây ô nhiễm.
Câu 19:Đơn vị của năng lượng là:
A. N. B. kg. C. J. D. N/m.
Câu 20:Chúng ta nhận biết điện năng từ ổ cắm điện cung cấp cho quạt điện thông qua biểu hiện:
A. cánh quạt quay.
B. âm thanh.
C. động cơ quạt nóng lên.
D. cả 3 đáp án trên.
Câu 21: Chọn phát biểu đúng về năng lượng từ Mặt Trời:
A. năng lượng không có sẵn.
B. giá thành và chi phí lắp đặt cao.
C. vẫn còn rác thải là các pin Mặt Trời.
D. cả B và C.
Câu 22:Nguồn năng lượng trong tự nhiên gồm:
A. nguồn năng lượng hữu ích.
B. nguồn năng lượng hao phí và nguồn năng lượng hữu ích.
C. nguồn năng lượng không tái tạo.
D. nguồn năng lượng tái tạo và nguồn năng lượng không tái tạo.
Câu 23: Dạng năng lượng nào cần thiết để nước đá tan thành nước?
A. Năng lượng ánh sáng.
B. Năng lượng âm thanh.
C. Động năng.
D. Năng lượng nhiệt.
Câu 24:Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:
“Khi năng lượng … thì lực tác dụng có thể …”
A. càng nhiều, càng yếu.
B. càng ít, càng mạnh.
C. càng nhiều, càng mạnh.
D. tăng, giảm.
Câu 25: Thế năng hấp dẫn, thế năng đàn hồi, năng lượng hóa học, năng lượng hạt nhân thuộc nhóm năng lượng nào?
A. Nhóm năng lượng lưu trữ.
B. Nhóm năng lượng gắn với chuyển động.
C. Nhóm năng lượng nhiệt.
D. Nhóm năng lượng âm.
Câu 26: Dạng năng lượng được dự trữ trong que diêm, pháo hoa là
A. nhiệt năng.
B. quang năng.
C. hóa năng.
D. cơ năng.
Câu 27: Khi một chiếc tủ lạnh đang hoạt động thì trường hợp nào dưới đây không phải là năng lượng hao phí?
A. Năng lượng nhiệt làm nóng động cơ của tủ lạnh.
B. Năng lượng âm thanh phát ra từ tủ lạnh.
C. Năng lượng nhiệt làm lạnh thức ăn đưa vào tủ khi còn quá nóng.
D. Năng lượng nhiệt duy trì nhiệt độ ổn định trong tủ lạnh để bảo quản thức ăn.
Câu 28: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:
Khi quả bóng được giữ yên ở trên cao, nó đang có ….
Khi quả bóng được thả rơi …. của nó được chuyển hóa thành …. .
A. thế năng, động năng, thế năng.
B. thế năng, thế năng, động năng.
C. động năng, thế năng, nhiệt năng.
D. động năng, động năng, thế năng.
Câu 29: Trong các dụng cụ và thiết bị điện sau đây, thiết bị nào chủ yếu biến đổi điện năng thành nhiệt năng?
A. Quạt điện.
B. Bàn là điện.
C. Máy khoan.
D. Máy bơm nước.
Câu 30: Vật liệu nào không phải nhiên liệu?
A. Than đá. B. Cát.
C. Gas. D. Khí đốt.
PHÒNG GD - ĐT …
TRƯỜNG THCS …
ĐỀ THI HỌC KÌ 2
MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 6
Năm học: ..........
Bộ sách: Chân trời sáng tạo
Thời gian làm bài: ..... phút
Câu 1: Thực vật có vai trò gì đối với động vật?
A. Cung cấp thức ăn.
B. Ngăn biến đổi khí hậu.
C. Cung cấp thức ăn, nơi ở.
D. Giữ đất, giữ nước.
Câu 2: Biện pháp nào dưới đây không có tác dụng bảo vệ cây xanh?
A. Trồng rừng ngập mặn.
B. Khắc tên lên các thân cây ở các khu du lịch.
C. Dựng giá đỡ cho các cây xanh mới trồng.
D. Không ngắt hoa, bẻ cành các loài cây trong công viên.
Câu 3: Đặc điểm nào không phải là đặc điểm chung của ngành Chân khớp?
A. Có bộ xương ngoài bằng kitin nâng đỡ, che chở.
B. Qua lột xác để tăng trưởng cơ thể.
C. Các chân phân đốt khớp động.
D. Có mắt kép.
Câu 4: San hô là đại diện của ngành động vật không xương sống nào?
A. Chân khớp.
B. Thân mềm.
C. Ruột khoang.
D. Các ngành Giun.
Câu 5: Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm của các ngành Giun?
A. Bộ xương ngoài bằng kitin, các chân phân đốt, khớp động với nhau.
B. Cơ thể dài, đối xứng hai bên, phân biệt đầu, thân.
C. Cơ thể mềm, không phân đốt, có vỏ cứng bao bên ngoài.
D. Cơ thể đối xứng tỏa tròn, ruột hình túi.
Câu 6: Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm của lớp Chim?
A. Có lông vũ bao phủ cơ thể, đi bằng hai chân, chi trước biến đổi thành cánh.
B. Da trần, luôn ẩm ướt, dễ thấm nước, hô hấp bằng da và phổi.
C. Có lông mao bao phủ khắp cơ thể, có răng, đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ.
D. Da khô, phủ vảy sừng, hô hấp bằng phổi, đẻ trứng.
Câu 7: Lớp động vật nào dưới đây có khả năng hô hấp bằng hai cơ quan?
A. Bò sát.
B. Cá.
C. Lưỡng cư.
D. Chim.
Câu 8: Lớp động vật nào dưới đây không đẻ trứng?
A. Chim.
B. Thú.
C. Bò sát.
D. Lưỡng cư.
Câu 9: Loài chim nào dưới đây có khả năng bơi và lặn tốt nhất?
A. Chim thiên nga.
B. Chim cánh cụt.
C. Chim sâm cầm.
D. Chim mòng biển.
Câu 10: Cho các vai trò sau:
(1) Đảm bảo sự phát triển bền vững của con người.
(2) Là nguồn cung cấp tài nguyên vô cùng, vô tận.
(3) Phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí của con người.
(4) Giúp con người thích nghi với biến đổi khí hậu.
(5) Liên tục hình thành thêm nhiều loài mới phục vụ cho nhu cầu của con người.
Những vai trò nào là vai trò của đa dạng sinh học đối với con người?
A. (1), (2), (3).
B. (1), (3), (4).
C. (2), (3), (5).
D. (2), (4), (5).
Câu 11: Hệ thống sao gồm nhiều loại sao và tinh vân được gọi là gì?
A. Hệ Mặt Trời
B. Thiên Hà
C. Ngân Hà
D. Thái Dương hệ
Câu 12:Người ở tại vị trí C (hình 43.2b) khi ánh sáng mặt trời vừa khuất sẽ quan sát thấy hiện tượng gì?
A. hiện tượng mặt trời mọc.
B. hiện tượng mặt trời lặn.
C. hiện tượng ngày không trăng.
D. hiện tượng trăng tròn.
Câu 13: Biện pháp nào sau đây là không tiết kiệm năng lượng?
A. Chỉ dùng máy giặt khi có đủ lượng quần áo để giặt
B. Để điều hòa ở mức 260C
C. Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng
D. Sử dụng bóng đèn dây tóc chiếu sáng cho gia đình.
Câu 14: Người ở vị trí sẽ thấy Mặt Trời mọc trước?
A. Vị trí M
B. Vị trí N
C. Vị trí P
D. Vị trí Q
Câu 15: Hằng ngày, chúng ta vẫn nhìn thấy
A. Mặt Trời mọc ở đằng Đông lặn ở đằng Tây
B. Trái Đất quay quanh trục của nó
C. Trái Đất quay quanh Mặt Trời
D. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất
Câu 16: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ "..." trong các câu sau:
Chu kì chuyển động của các hành tinh quanh Mặt Trời là (1) ... . Hành tinh càng xa Mặt Trời thì chu kì chuyển động quanh Mặt Trời của nó (2) ... .
A. (1) khác nhau, (2) càng lớn.
B. (1) khác nhau, (2) càng nhỏ.
C. (1) bằng nhau, (2) vẫn không đổi.
D. (1) bằng nhau, (2) càng lớn.
Câu 17: Trong số các vị trí M, N, P, Q thì ở những vị trí nào đang là ban ngày?
A. Ở vị trí M và P đang là ban ngày
B. Ở vị trí Q và N đang là ban ngày
C. Ở vị trí M và N đang là ban ngày
D. Ở vị trí Q và P đang là ban ngày
Câu 18: Với các hành tinh sau của hệ Mặt Trời: Hoả tinh, Kim tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thuỷ tinh. Thứ tự các hành tinh từ xa tới gần Mặt Trời là
A. Thuỷ tinh, Kim tinh, Hoả tinh, Mộc tinh, Thổ tinh.
B. Kim tinh, Mộc tinh, Thuỷ tinh, Hoả tinh, Thổ tinh.
C. Hoả tinh, Mộc tinh, Kim tinh, Thuỷ tinh, Thổ tinh.
D. Thổ tinh, Mộc tinh, Hỏa tinh, Kim tinh, Thủy tinh.
Câu 19:Em hãy cho biết các thiên thể số 4, 6, 8 trong hình bên là những hành tinh nào trong hệ Mặt Trời.
A. (4) Trái Đất, (6) Mộc tinh, (8) Thiên Vương tinh.
B. (4) Mộc tinh, (6) Trái Đất, (8) Hải Vương tinh.
C. (4) Thủy tinh, (6) Mộc tinh, (8) Thiên Vương tinh.
D. (4) Kim tinh, (6) Trái Đất, (8) Thiên Vương tinh.
Câu 20: Phát biểu nào sau đây giải thích được hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất?
A. Do hình khối cầu của Trái Đất luôn được Mặt Trời chiếu sáng một nửa.
B. Do Trái Đất luôn quay quanh trục của nó.
C. Do Trái Đất quay quanh Mặt Trời.
D. Do Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.
Câu 21: Bóng đèn sợi đốt treo trên trần nhà đang sáng thì năng lượng có ích là năng lượng nào?
A. nhiệt năng
B. quang năng
C. động năng
D. thế năng
Câu 22: Khi bỏ qua sự mất mát thì cơ năng của một vật được chuyển hóa luân phiên từ dạng năng lượng nào sang dạng năng lượng nào?
A. động năng sang thế năng và ngược lại
B. động năng sang nhiệt năng và ngược lại
C. động năng sang năng lượng âm và ngược lại
D. thế năng sang nhiệt năng và ngược lại
Câu 23: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống “…”
Ta nhìn thấy một vật khi có … từ vật đó chiếu tới mắt chúng ta.
A. ánh sáng
B. hình ảnh
C. bóng
D. hình chiếu
Câu 24: Mặt Trời là một
A. vệ tinh.
B. ngôi sao.
C. hành tinh.
D. sao băng.
Câu 25: Một thiên thạch bay vào bầu khí quyển của Trái Đất, bị ma sát mạnh đến nóng sáng và bốc cháy, để lại một vệt sáng dài, vết sáng này được gọi là
A. sao đôi.
B. sao chổi.
C. sao băng.
D. sao siêu mới.
Câu 26: Thả một quả bóng bàn rơi từ một độ cao nhất định, sau khi chạm đất quả bóng không nảy lên đến độ cao ban đầu vì
A. quả bóng bị Trái Đất hút.
B. quả bóng đã bị biến dạng.
C. thế năng của quả bóng đã chuyển thành động năng.
D. một phần cơ năng chuyển đã hoá thành nhiệt năng.
Câu 27: Khi nói về hệ Mặt Trời, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời theo cùng một chiều.
B. Sao chổi là thành viên của hệ Mặt Trời.
C. Hành tinh xa Mặt Trời nhất là Hải Vương tinh.
D. Cả 3 phát biểu trên
Câu 28:Phát biểu nào sau đây đúng? Khi quạt điện hoạt động,
A. phần lớn điện năng tiêu thụ chuyển hoá thành nhiệt năng.
B. phần lớn điện năng tiêu thụ chuyển hoá thành thế năng.
C. phần năng lượng hữu ích thu được cuối cùng bao giờ cũng lớn hơn phần năng lượng ban đầu cung cấp cho quạt.
D. phần năng lượng hao hụt biến đổi thành dạng năng lượng khác.
Câu 29: Phát biểu nào sau đây đúng? Khi máy sấy tóc hoạt động,
A. phần lớn điện năng tiêu thụ chuyển hóa thành nhiệt năng.
B. phần lớn điện năng tiêu thụ chuyển hóa thành cơ năng.
C. phần lớn điện năng tiêu thụ chuyển hóa thành năng lượng âm.
D. phần lớn điện năng tiêu thụ chuyển hóa thành quang năng.
Câu 30: Vì sao Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa Mặt Trăng?
A. Vì Mặt Trăng hình vuông.
B. Vì Mặt Trăng hình tròn.
C. Vì Mặt Trăng hình khối cầu.
D. Vì Mặt Trăng quay quanh trục của nó.
------------- HẾT ------------
Xem thử Đề GK1 KHTN 6 CTST Xem thử Đề CK1 KHTN 6 CTST Xem thử Đề GK2 KHTN 6 CTST Xem thử Đề CK2 KHTN 6 CTST
Xem thêm đề thi các môn học lớp 6 chọn lọc, có đáp án hay khác:
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)