Top 20 Đề thi KHTN 6 Giữa kì 1 năm 2024 (có đáp án) | Đề thi Khoa học tự nhiên 6
Bộ Đề thi KHTN 6 Giữa kì 1 năm 2024 của cả ba bộ sách Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều sẽ giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong các bài thi KHTN 6 Giữa học kì 1.
Top 20 Đề thi KHTN 6 Giữa kì 1 năm 2024 (có đáp án)
Xem thử KHTN 6 KNTT Xem thử KHTN 6 CTST Xem thử KHTN 6 CD
Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi KHTN 6 Giữa kì 1 (cả ba sách) bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Đề thi Giữa kì 1 KHTN 6 Kết nối tri thức năm 2024 có đáp án (9 đề)
Đề thi Giữa kì 1 KHTN 6 Chân trời sáng tạo năm 2024 có đáp án (3 đề)
Tổng hợp đề thi KHTN 6 theo từng bộ sách:
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Khoa học tự nhiên lớp 6
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
Câu 1: Hoạt động nào sau đây của con người là hoạt động nghiên cứu khoa học?
A. Thả diều
B. Cho mèo ăn hàng ngày
C. Lấy đất trồng cây
D. Nghiên cứu vaccine phòng chống virus COVID - 19 trong phòng thí nghiệm
Câu 2: Tại sao sau khi làm thí nghiệm xong cần phải rửa sạch tay bằng xà phòng?
A. Loại bỏ những hóa chất gây ăn mòn vẫn bám trên tay.
B. Tránh gây nguy hiểm cho những người sau tiếp xúc làm việc trong phòng thí nghiệm.
C. Tránh vi khuẩn nguy hại tới sức khỏe có thể dính trên tay khi làm thí nghiệm.
D. Cả A và C đều đúng.
Câu 3: Trên vành của mỗi loại kính lúp có ghi: 3x, 5x,… số chỉ đó có ý nghĩa gì?
A. Là số bội giác của kính lúp cho biết kích thước ảnh quan sát được trong kính.
B. Là số bội giác của kính lúp cho biết độ lớn của vật.
C. Là số bội giác của kính lúp cho biết vị trí của vật.
D. Là số bội giác của kính lúp cho biết khả năng phóng to ảnh của một vật.
Câu 4: Kính hiển vi quang học có thể phóng to ảnh của vật được quan sát:
A. Khoảng từ 3 đến 20 lần.
B. Khoảng từ 40 đến 3000 lần.
C. Khoảng từ 10 đến 1000 lần.
D. Khoảng từ 5 đến 2000 lần.
Câu 5: Đơn vị nào là đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước ta?
A. Mét (m)
B. Kilômét (km)
C. Centimét (cm)
D. Đềximét (dm)
Câu 6: Một hộp sữa Ông Thọ có ghi 380 g. 380 g chỉ:
A. Khối lượng của cả hộp sữa.
B. Khối lượng của vỏ hộp sữa.
C. Khối lượng của sữa trong hộp.
D. Khối lượng hộp sữa là 380 g.
Câu 7: Công thức nào sau đây là công thức chuyển đổi đúng đơn vị nhiệt độ từ thang Xen – xi - ớt sang thang Fa – ren – hai?
A. t0C = (t + 273)0K
B. T0F = (T(0C)x 1,8) + 32
C. T(K) = (T - 2730C)
D. t0F =
Câu 8: Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất hóa học?
A. Hòa tan muối vào nước
B. Đun nóng bát đựng muối đến khi có tiếng nổ lách tách
C. Đun nóng đường ở thể rắn để chuyển sang đường ở thể lỏng
D. Đun nóng đường đến khi xuất hiện chất màu đen
Câu 9: Trong không khí, oxygen chiếm bao nhiêu phần trăm thể tích?
A. 21%
B. 79%
C. 78%
D. 15%
Câu 10: Trong các vật liệu sau, vật liệu nào dẫn điện tốt?
A. Thủy tinh
B. Kim loại
C. Cao su
D. Gốm
Câu 11: Cho các nhận định sau:
(1) Các loại tế bào đều có hình đa giác
(2) Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ đơn vị cơ bản là tế bào
(3) Hầu hết các tế bào có thể quan sát được bằng mắt thường
(4) Lớp biểu bì vảy hành được cấu tạo từ tế bào còn lá hành thì không
Nhận định nào về tế bào là đúng?
A. (3) B. (1) C. (2) D. (4)
Câu 12: Thành phần nào dưới đây không có ở tế bào nhân thực?
A. Màng nhân B. Vùng nhân
C. Chất tế bào D. Hệ thống nội màng
Câu 13: Nhân/vùng nhân của tế bào có chức năng gì?
A. Tham gia trao đối chất với môi trường
B. Là trung tâm điều khiển mọi hoạt động của tế bào
C. Là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào
D. Là nơi tạo ra năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động của tế bào
Câu 14: Quá trình nào sau đây xảy ra nhờ sự sinh trưởng và sinh sản của tế bào?
A. Quả bóng to lên khi được bơm hơi
B. Áo phao phồng lên sau khi lấy ra khỏi túi hút chân không
C. Quả táo trên cây to lên sau nhiều ngày đậu quả
D. Gấu bông phồng lên sau khi được nhồi thêm bông
Câu 15: Điều gì xảy ra với dạ dày nếu quá trình thay thế các tế bào không diễn ra?
A. Dạ dày vẫn hoạt động bình thường
B. Thành dạ dày trở nên mỏng hơn
C. Dạ dày hoạt động tốt hơn
D. Dạ dày bị ăn mòn dến đến viêm loét
Câu 16: Hoạt động nào dưới đây là hoạt động của vật không sống?
A. Quá trình đốt cháy xăng để khiến động cơ chuyển động ở xe máy
B. Quá trình chui lên khỏi mặt đất của cây nấm sau mưa
C. Quá trình hấp thu khí oxygen và thải ra khí carbon dioxide khi thỏ hô hấp
D. Quá trình dài ra ở móng tay người
Câu 17: Cho các sinh vật sau:
(1) Tảo lục (4) Tảo vòng
(2) Vi khuẩn lam (5) Cây thông
(3) Con bướm
Các sinh vật đơn bào là?
A. (1), (2) B. (5), (3) C. (1), (4) D. (2), (4)
Câu 18: Hệ cơ quan ở thực vật bao gồm?
A. Hệ rễ và hệ thân B. Hệ thân và hệ lá
C. Hệ chồi và hệ rễ D. Hệ cơ và hệ thân
Câu 19: Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Tất cả các sinh vật đều là cơ thể đa bào
B. Mô là cấp độ nhỏ hơn để xây dựng lên cấp độ lớn hơn là hệ cơ quan
C. Cơ thể người chỉ có một hệ cơ quan duy nhất suy trì toàn bộ hoạt động sống của cơ thể.
D. Thực vật có hai hệ cơ quan là hệ chồi và hệ rễ
Câu 20: Dạ dày được cấu tạo từ các cấp tộ tổ chức nhỏ hơn nào?
A. Mô và hệ cơ quan B. Tế bào và cơ quan
C. Tế bào và mô D. Cơ quan và hệ cơ quan
Câu 21. Một học sinh thả một quả bóng từ trên cao xuống và nhận thấy quả bóng càng rơi, càng chuyển động nhanh lên. Hỏi phát biểu nào sau đây của học sinh này là đúng?
A. Quả bóng không còn chịu tác dụng cùa lực nào vì tay ta đã thả quả bóng ra.
B. Quả bóng rơi nhanh dần nên phải chịu tác dụng của một lực, lực này chỉ có thể là lực của tay ta.
C. Quả bóng là một vật nặng nên giống như mọi vật nặng khác, khi được thả từ trên cao, đều rơi xuống nhanh dần, dù không chịu tác dụng của lực nào.
D. Quả bóng đã được thả ra nên không còn chịu tác dụng lực của tay. Tuy nhiên quả bóng rơi nhanh dần nên phải chịu tác dụng của một lực, lực này không thể là lực của tay ta mà là một lực khác.
Câu 22. Treo một quả cân 150g vào một lực kế thì kim lực kế chi vạch thứ 3. Vậy nếu khi treo quả cân 100g vảo lực kế thì kim lực kế chi đến vạch thứ mấy?
A. Vạch thứ 2.
B. Vạch thứ 3.
C. Vạch thứ 4.
D. Vạch thứ 5.
Câu 23. Một quyển sách 100 g và một quả cân bằng sắt 100 g đặt gần nhau trên mặt bàn. Nhận xét nào sau đây là không đúng?
A. Hai vật có cùng trọng lượng.
B. Hai vật có cùng thể tích.
C. Hai vật có cùng khối lượng.
D. Có lực hấp dẫn giữa hai vật.
Câu 24. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào lực có phương nằm ngang chiều từ trái sang phải?
A. Hạt mưa rơi
B. Hai đội thi kéo co, đội bên phải tác dụng lực vào dây rất mạnh.
C. Mẹ em mở cánh cửa sổ.
D. Quả bóng bay đang bay lên bầu trời.
Câu 25. Hiện tượng nào sau đây là kết quả tác dụng của lực hút của Trái Đất?
A. Quả bưởi rụng trên cây xuống.
B. Hai nam châm hút nhau.
C. Đẩy chiếc tủ gỗ chuyển động trên sàn nhà.
D. Căng buồm để thuyền có thể chạy trên mặt nước.
Câu 26. Quan sát hình ảnh lực kế lò xo bên dưới, cho biết độ chia nhỏ nhất và giới hạn đo (theo đơn vị niutơn) của lực kế này?
A. Độ chia nhó nhất 0,2 N và giới hạn đo 10 N.
B. Độ chia nhò nhất 10 N và giới hạn đo 0,2 N.
C. Độ chia nhỏ nhất 100 N và giới hạn đo 1000 N.
D. Độ chia nhỏ nhất 1000 N và giới hạn đo 100 N.
Câu 27. Ba bạn Bình, Lan và Chi rủ nhau đi chơi Bowling. Nhìn quả bóng Bowling được đặt đứng yên trên mặt bàn, ba bạn phát biểu:
Bình: Không có lực nào tác dụng lên quả bóng nên quả bóng mới đứng yên
Lan: Đã có 2 lực cân bằng nào đó tác dụng lên quả bóng, quả bóng mới đứng yên được.
Chi: Quả bóng quá nặng, nên nó đứng yên.
A. Chỉ có Bình đúng
B. Chỉ có Lan đúng
C. Chỉ có Chi đúng
D. Cả ba bạn phát biểu sai
Câu 28. Người thợ xây đứng trên cao dùng dây kéo bao xi măng lên. Khi đó lực kéo của người thợ có phương, chiều như thế nào?
A. Lực kéo cùng phương, cùng chiều với trọng lực.
B. Lực kéo khác phương, khác chiều với trọng lực.
C. Lực kéo cùng chiều nhưng khác phương với trọng lực.
D. Lực kéo cùng phương nhưng ngược chiều với trọng lực.
Câu 29. Một vận động viên nhảy cao đã dùng chân đạp xuống đất trước khi nhảy qua xà. Kết luận nào sau đây là sai?
A. Trước khi nhảy qua xà, chân vận động viên đó đã tác dụng một lực xuống mặt đất.
B. Mặt đất cũng tác dụng vào chân vận động viên một lực.
C. Lực của mặt đất tác dụng vào chân người và lực của chân người tác dụng vào mặt đất là cặp lực cân bằng nhau.
D. Nhờ lực tác dụng của mặt đất mà người đó bị đẩy lên cao.
Câu 30. Lực nào sau đây chỉ làm cho vật bị biến dạng?
A. Búng một đồng xu cho nó trượt trên mặt bàn.
B. Ấn mạnh một bàn chân xuống sàn.
C. Quả bóng cao su rơi từ trên cao xuống.
D. Nam châm hút những mạt sắt ở gần nó.
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Cánh diều
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Khoa học tự nhiên lớp 6
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
Câu 1: Vật nào sau đây là vật không sống?
A. Vi khuẩn
B. Quạt điện
C. Cây hoa hồng đang nở hoa
D. Con cá đang bơi
Câu 2: Người ta sử dụng dụng cụ nào để đo chiều dài?
A. Thước dây
B. Dây rọi
C. Cốc đong
D. Đồng hồ điện tử
Câu 3: Kí hiệu nào sau đây là kí hiệu cảnh báo nguy hiểm chất gây nổ?
A.
B.
C.
D.
Câu 4: Sắp xếp thứ tự các bước dưới đây một cách phù hợp nhất để đo được khối lượng của một vật bằng cân đồng hồ?
(1) Ước lượng khối lượng của vật để chọn cân đo phù hợp.
(2) Đọc và ghi kết quả số chỉ của kim theo vạch chia gần nhất.
(3) Đặt vật lên đĩa cân, mắt nhìn theo hướng vuông góc với mặt số.
(4) Điều chỉnh để kim cân chỉ đúng vạch số 0.
A. (1), (2), (3), (4)
B. (2), (1), (3), (4)
C. (2), (1), (4), (3)
D. (1), (4), (3), (2),
Câu 5: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?
A. Giới hạn đo của một dụng cụ là số chỉ lớn nhất ghi trên dụng cụ đo.
B. Đơn vị đo chiều dài là kilômét (km), mét (m), centimét (cm),… .
C. Để đo khối lượng của vật ta có thể sử dụng cân đồng hồ, cân điện tử,… .
D. Cả 3 phương án trên
Câu 6: Phát biểu nào sau đây là phát biểu sai?
A. Nhiệt kế hoạt động dựa trên sự dãn nở của các chất.
B. Để đo nhiệt độ của cơ thể bằng nhiệt kế y tế thủy ngân cần đặt nhiệt kế vào nách.
C. Trong thang nhiệt độ Fa – ren – hai, nhiệt độ của nước đá đang tan là 00C.
D. Mỗi một khoảng chia trong thang nhiệt độ Ken – vin bằng một khoảng chia trong thang nhiệt độ Xen – xi - ớt.
Câu 7: Trường hợp nào sau đây thể hiện tính chất hóa học?
A. Thanh sắt bị dát mỏng.
B. Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi.
C. Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu.
D. Đốt cháy mẩu giấy.
Câu 8: Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của chất gọi là
A. Sự nóng chảy.
B. Sự đông đặc.
C. Sự bay hơi.
D. Sự ngưng tụ.
Câu 9: Có các vật thể sau: xe máy, xe đạp, con người, con suối, con trâu, bóng đèn, thước kẻ. Số vật thể nhân tạo là
A. 4. B. 2. C. 5. D. 3.
Câu 10: Dãy nào sau đây đều gồm các vật sống (vật hữu sinh)?
A. Cây mía, con ếch, xe đạp.
B. Xe đạp, ấm đun nước, cái bút.
C. Cây tre, con cá, con mèo.
D. Máy vi tính, cái cặp, tivi.
Câu 11: Cho các nhận xét sau:
(1) Tế bào thực vật và tế bào động vật đều có các bào quan
(2) Lục lạp là bào quan có ở tế bào động vật
(3) Tế bào động vật và tế bào thực vật đều có màng tế bào, tế bào chất và nhân
(4) Thành tế bào chỉ có ở tế bào động vật
(5) Lục lạp mang sắc tố quang hợp, có khả năng hấp thụ ánh sáng để tổng hợp nên chất hữu cơ.
Các nhận xét đúng là:
A. (1), (3), (5) C. (2), (4), (5)
B. (1), (2), (3) D. (3), (4), (5)
Câu 12: Nhận định nào dưới đây đúng khi nói về sinh vật đa bào?
A. Cơ thể đa bào chỉ bao gồm một tế bào
B. Cơ thể đa bào là trùng giày, trùng roi xanh
C. Thực vật, động vật là các sinh vật đa bào
D. Các tế bào trong cơ thể đa bào đều có chức năng giống nhau
Câu 13: Cho các nhận xét sau:
(1) Cơ thể sinh vật lớn lên là nhờ sự lớn lên và phân chia các tế bào
(2) Cơ thể sinh vật lớn lên không cần sự phân chia của các tế bào
(3) Khi một tế bào lớn lên sẽ thực hiện quá trình phân chia tạo ra các tế bào mới
(4) Khi một tế bào lớn lên và đạt kích thước nhất định tế bào sẽ thực hiện quá trình phân chia tạo ra các tế bào mới
(5) Từ một tế bào sau mỗi lần phân chia tạo ra hai tế bào mới gọi là sự phân bào
(6) Từ một tế bào sau mỗi lần phân chia tạo ra sáu tế bào mới gọi là sự phân bào
(7) Sự phân chia làm giảm số lượng tế bào và tăng tế bào chết trong cơ thể
(8) Sự phân chia làm tăng số lượng tế bào và thay thế tế bào chết trong cơ thể
Các nhận xét đúng là:
A. (1), (4), (5), (8) C. (3), (5), (8)
B. (1), (2), (3), (6) D. (4), (6), (7)
Câu 14: Chiếc lá cây là cấp độ tổ chức nào dưới đây?
A. Cơ quan B. Hệ cơ quan C. Tế bào D. Mô
Câu 15: Máu trong hệ mạch của hệ tuần hoàn là cấp độ tổ chức nào dưới đây?
A. Tế bào B. Mô C. Cơ quan D. Hệ cơ quan
Câu 16: Ghép nội dung cột A với nội dung cột B sao cho phù hợp:
Cột A |
Cột B |
1. Cơ thể được tạo nên bởi một tế bào. |
a, Cơ thể đa bào |
2. Cơ thể được tạo nên bởi nhiều loại tế bào |
b, Cơ quan |
3. Một nhóm những tế bào giống nhau có cùng chức năng. |
c, Mô |
4. Tập hợp của nhiều mô cùng thực hiện chức năng nhất định, ở vị trí nhất định trong cơ thể |
d, Cơ thể đơn bào |
A. 1 – d, 2 – a, 3 – c, 4 – b C. 1 – c, 2 – a, 3 – d, 4 – b
B. 1 – b, 2 – a, 3 – d, 4 – c D. 1 – a, 2 – d, 3 – a, 4 – c
Câu 17: Trong các sinh vật dưới đây, đâu là sinh vật đơn bào?
A. San hô B. Sứa C. Mực D. Trùng biến hình
Câu 18: Cơ quan nào sau đây thuộc hệ thần kinh ở người?
A. Tim B. Phổi C. Não D. Dạ dày
Câu 19: Thành phần nào dưới đây không có ở tế bào nhân thực?
A. Màng nhân C. Chất tế bào
B. Vùng nhân D. Hệ thống nội màng
Câu 20: Tế bào động vật không có bào quan nào dưới đây?
A. Ti thể B. Thể Golgi C. Ribosome D. Lục lạp
Câu 21. Khi một người ngồi lên xe máy làm lốp xe biến dạng, nguyên nhân của sự biến dạng là do đâu?
A. Lốp xe không chịu lực nào tác dụng.
B. Lực của khung xe tác dụng vào lốp.
C. Lực của người tác dụng vào lốp xe.
D. Lực của mặt đất tác dụng vào lốp xe.
Câu 22. Công việc nào dưới đây không cần dùng đến lực?
A. Xách 1 xô nước.
B. Nâng một tấm gỗ.
C. Đẩy một chiếc xe.
D. Đọc một trang sách.
Câu 23. Cho các phát biểu sau, số phát biểu đúng là
(1) Lực mà chân cầu thủ đá vào quả bóng là lực tiếp xúc.
(2) Dùng nam châm hút viên bi sắt là lực không tiếp xúc.
(3) Giáo viên cầm phấn viết lên bảng, lực mà phấn tác dụng lên bảng là lực không tiếp xúc.
(4) Lực tiếp xúc có thể xảy ra khi 2 vật không cần tiếp xúc với nhau.
(5) Khi dùng tay bật công tắc điện, tay ta tác dụng một lực lên công tắc làm công tắc bật lên.
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.
Câu 24. Từ “lực” trong câu nào dưới đây thể hiện lực tác dụng lên vật?
A. Lực bất tòng tâm.
B. Lực lượng vũ trang cách mạng là vô địch.
C. Học lực của bạn Xuân rất tốt.
D. Bạn học sinh không đủ lực để nâng một đầu bàn học.
Câu 25. Trong hoạt động Lan cầm lọ hoa, vật nào gây ra lực và vật nào chịu tác dụng của lực?
A. Vật gây ra lực: cánh tay của Lan; vật chịu tác dụng của lực: bình hoa.
B. Vật gây ra lực: bình hoa; vật chịu tác dụng của lực: cánh tay của Lan.
C. Vật gây ra lực: bình hoa; vật chịu tác dụng của lực: hoa trong bình.
D. Vật gây ra lực: hoa trong bình; vật chịu tác dụng của lực: bình hoa
Câu 26. Trong hình dưới, hai nam châm này hút hay đẩy nhau? Lực giữa 2 nam châm là lực tiếp xúc hay không tiếp xúc?
A. Đẩy nhau, lực tiếp xúc.
B. Hút nhau, lực tiếp xúc.
C. Đẩy nhau, lực không tiếp xúc.
D. Hút nhau, lực không tiếp xúc.
Câu 27. Lực có thể gây ra những tác dụng nào dưới đây?
A. Có thể làm cho vật đang đứng yên phải chuyển động.
B. Có thể làm cho vật đang chuyển động phải dừng lại.
C. Có thể làm cho vật biến dạng.
D. Có thể gây ra tất cả các lực nêu trên.
Câu 28: Dùng tay kéo dây chun, khi đó:
A. Chỉ có lực tác dụng vào tay.
B. Chỉ có lực tác dụng vào dây chun.
C. Có lực tác dụng vào tay và có lực tác dụng vào dây chun.
D. Không có lực.
Câu 29. Lực nào sau đây là lực không tiếp xúc?
A. Lực hút của Trái Đất tác dụng lên cái cốc đặt trên bàn.
B. Gió tác dụng lực lên cánh buồn
C. Lực của chân đá vào quả bóng
D. Lực của tay tác dụng để mở cánh cửa
Câu 30. Khi chịu tác dụng của lực, vật vừa bị biến dạng, vừa đổi hướng chuyển động. Trường hợp nào sau đây thể hiện điều đó:
A. Khi có gió thổi cành cây đu đưa qua lại.
B. Khi đập mạnh quả bóng vào tường quả bóng bật trở lại.
C. Khi xoay tay lái ô tô đổi hướng chuyển động.
D. Khi có gió thổi hạt mưa bay theo phương xiên.
Phòng Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Giữa kì 1 - Chân trời sáng tạo
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Khoa học tự nhiên lớp 6
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
Câu 1: Dự báo thời tiết thuộc lĩnh vực nào của khoa học tự nhiên?
A. Hóa học
B. Sinh học
C. Thiên văn học
D. Khoa học Trái Đất.
Câu 2: Việc làm nào sau đây được cho là không an toàn trong phòng thực hành?
A. Sử dụng các dụng cụ bảo hộ khi làm thí nghiệm.
B. Thực hiện đúng nguyên tắc khi sử dụng hóa chất, dụng cụ.
C. Lau tay bằng khăn khi kết thúc buổi thực hành.
D. Thu gom hóa chất, rác thải sau khi thực hành và để đúng nơi qui định.
Câu 3: Dụng cụ nào trong các dụng cụ sau không được sử dụng để đo chiều dài?
A. Thước dây
B. Thước mét
C. Thước kẹp
D. Compa
Câu 4: “1 ngày = … giây”, chọn phương án đổi đúng?
A. 1 ngày = 24 giây
B. 1 ngày = 60 giây
C. 1 ngày = 86 400 giây
D. 1 ngày = 864 000 giây
Câu 5: Để đo nhiệt độ của cơ thể ta nên dùng nhiệt kế loại nào?
A. Nhiệt kế rượu
B. Nhiệt kế nước
C. Nhiệt kế y tế
D. Cả 3 nhiệt kế trên
Câu 6: Một số chất khí có mùi thơm toả ra từ bông hoa hồng làm ta có thể ngửi thấy mùi hoa thơm. Điều này thể hiện tính chất nào của thể khí?
A. Dễ dàng nén được.
B. Không có hình dạng xác định.
C. Có thể lan toả trong không gian theo mọi hướng.
D. Không chảy được.
Câu 7: Khi một can xăng bất cẩn bốc cháy, chọn giải pháp chữa cháy nào dưới đây phù hợp nhất ?
A. Phun nước
B. Dùng cát đổ trùm lên.
C. Dùng bình chữa cháy gia đình để phun vào
D. Dùng chiếc chăn khô đắp lên.
Câu 8: Nguyên nhân nào sau đây không gây ô nhiễm không khí?
A. Cháy rừng
B. Khí thải do sản xuất công nghiệp, do hoạt động của phương tiện giao thông
C. Hoạt động của núi lửa
D. Khí sinh ra từ quá trình quang hợp của cây xanh
Câu 9: Nhiên liệu lỏng gồm các chất?
A. Nến, cồn, xăng
B. Dầu, than đá, củi
C. Biogas, cồn, củi
D. Cồn, xăng, dầu
Câu 10: Hỗn hợp nào sau đây không được xem là dung dịch?
A. Hỗn hợp nước đường.
B. Hỗn hợp nước muối.
C. Hỗn hợp bột mì và nước khuấy đều.
D. Hỗn hợp nước và rượu.
Câu 11: Thành phần nào dưới đây có cả ở tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực?
A. Màng tế bào C. Roi, lông mao
B. Chất tế bào D. Nhân/vùng nhân
Câu 12: Tế bào sẽ ngừng lớn lên khi nào?
A. Khi các tế bào vừa mới được sinh ra
B. Khi các tế bào đạt tới kích thước nhất định
C. Khi các tế bào ở trong trạng thái sinh trưởng
D. Không có đáp án chính xác
Câu 13: Cơ thể nào dưới đây không phải là cơ thể đơn bào?
A. Trùng giày C. Vi khuẩn lam
B. Con dơi D. Trùng roi
Câu 14: Hệ cơ quan nào dưới đây không có ở động vật?
A. Hệ chồi C. Hệ hô hấp
B. Hệ tiêu hóa D. Hệ tuần hoàn
Câu 15: Đơn vị cấu tạo và chức năng cơ bản của mọi cơ thể sống là?
A. Mô B. Tế bào C. Cơ quan D. Hệ cơ quan
Câu 16: Trong cơ thể đa bào, tập hợp các tế bào giống nhau cùng thực hiện một chức năng nhất định được gọi là gì?
A. Cơ thể B. Cơ quan C. Tế bào D. Mô
Câu 17: Quan sát tế bào bên và cho biết mũi tên đang chỉ vào thành phần nào của tế bào.
A. Màng tế bào. B. Chất tế bào.
C. Nhân tế bào. D. Vùng nhân.
Câu 18: Quan sát hình ảnh trùng roi và trả lời câu hỏi sau:
Thành phần cấu trúc x (có màu xanh) trong hình bên là gì?
A. Lục lạp. B. Nhân tế bào.
C. Không bào. D. Thức ăn.
Câu 19: Hệ cơ quan ở thực vật bao gồm?
A. Hệ rễ và hệ thân B. Hệ thân và hệ lá
C. Hệ chồi và hệ rễ D. Hệ cơ và hệ thân
Câu 20: Nối các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào ở cột bên trái với các ví dụ tương ứng ở cột bên phải.
A. 1 – B, 2 – A, 3 – C, 4 – E, 5 – D C. 1 – E, 2 – A, 3 – B, 4 – D, 5 – C
B. 1 – D, 2 – E, 3 – D, 4 – C, 5 – B D. 1 – A, 2 – C, 3 – A, 4 – E, 5 – D
Câu 21. : Lực trong hình vẽ dưới đây có độ lớn bao nhiêu?
A. 15N
B. 30N
C. 45N
D. 27N
Câu 22. Khi người thợ bắt đầu kéo thùng hàng từ dưới lên trên, người thợ đó đã tác dụng vào thùng hàng một:
A. Lực đẩy
B. Lực nén
C. Lực kéo
D. Lực ép
Câu 23. Khi chịu tác dụng của lực, vật vừa bị biến dạng, vừa đổi hướng chuyển động. Trường hợp nào sau đây thể hiện điều đó?
A. Gió thổi cành cây đu đưa.
B. Quả bóng bay đập vào tường và bị bật trở lại.
C. Xe đạp lao nhanh khi xuống dốc.
D. Gió thổi hạt mưa bay theo phương hợp với phương thẳng đứng góc 450.
Câu 24. 1N là trọng lượng của quả cân bao nhiêu gam?
A. 100g
B. 1000g
C. 0,1g
D. 10g
Câu 25. Một cốc nước tinh khiết và một cốc trà sữa có cùng thể tích 150ml để gần nhau. Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Hai vật có cùng trọng lượng
B. Hai vật có cùng khối lượng
C. Có lực hấp dẫn giữa hai vật
D. Cả A và B đúng
Câu 26. Chọn câu trả lời sai. Một vật nếu có lực tác dụng đủ mạnh thì có thể làm cho vật:
A. Bị biến dạng.
B. Không biến dạng và không thay đổi chuyển động.
C. Thay đổi chuyển động.
D. Thay đổi vận tốc.
Câu 27. Lực mà Trái Đất tác dụng lên vật là:
A. Trọng lượng
B. Trọng lực
C. Lực đẩy
D. Lực nén
Câu 28. Trọng lượng của một thùng hàng có khối lượng 50 kg là:
A. 50 N
B. 0,5 N
C. 500 N
D. 5 N
Câu 29. Khi một lực sĩ bắt đầu ném một quả tạ, lực sĩ đã tác dụng vào quả tạ một
A. Lực đẩy.
B. Lực kéo.
C. Lực nén.
D. Lực uốn.
Câu 30. Khi đo lực thì trường hợp nào phải đặt lực kế theo phương thẳng đứng?
A. Đo trọng lượng.
B. Đo khối lượng.
C. Đo chiều dải.
D. Đo thể tích.
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi KHTN 6 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng truy cập Tài liệu Giáo án, đề thi mới, chuẩn
Xem thử KHTN 6 KNTT Xem thử KHTN 6 CTST Xem thử KHTN 6 CD
Xem thêm đề thi KHTN 6 cả ba sách hay khác:
Đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên lớp 6 có đáp án (5 đề)
Top 40 Đề thi Cuối Học kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 6 có đáp án
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)