Đề kiểm tra Sinh 6 Chương 3 (có đáp án - Đề số 2)



Đề kiểm tra Sinh 6 Chương 3 (có đáp án - Đề số 2)

Câu 1. Trong các cây dưới đây, có bao nhiêu cây không có thân cột ?

1. Xoài

2. Tuế

3. Bạch đàn

4. Khoai tây

Quảng cáo

5. Cau

6. Si

A. 5      B. 4

C. 3      D. 2

Đáp án: B

Giải thích: Cây thân cột – thân cứng, cao, không cành: tuế, cau

Câu 2. Dựa vào vị trí của thân trên mặt đất, em hãy cho biết cây nào dưới đây không cùng nhóm với những cây còn lại ?

A. Hành hoa      B. Dừa

C. Phượng vĩ      D. Rau má

Đáp án: D

Giải thích: Thân cây ở trên mặt đất: hành hoa, dừa, phượng vĩ. Thân cây bò lan sát mặt đất: rau má.

Câu 3. Cây thân bò có đặc điểm nào sau đây ?

A. Mềm yếu, bò lan sát mặt đất

B. Có tua cuốn phát triển mạnh

C. Cứng, cao, có cành

D. Có giác mút đâm sâu vào lòng đất

Đáp án: A

Giải thích: Cây thân bò - Thân cây bò lan sát mặt đất

Câu 4. Nhóm nào dưới đây gồm những cây thân gỗ ?

A. Nhài, dâu tây, đậu đen, vừng.

B. Tre, mía, mao lương, xương rồng.

C. Chò, giáng hương, phi lao, xà cừ.

D. Ngô, chuối, dưa chuột, bằng lăng.

Quảng cáo

Đáp án: C

Giải thích: Cây thân gỗ - thân cây cứng, cao, có cành: chò, giáng hương, phi lao, xà cừ.

Câu 5. Cây nào dưới đây không leo bằng thân quấn, cũng không leo bằng tua cuốn ?

A. Đậu ván

B. Trầu không

C. Đậu Hà Lan

D. Mướp hương

Đáp án: B

Giải thích: Cây trầu không - không leo bằng thân quấn, cũng không leo bằng tua cuốn mà bằng rễ móc

Câu 6. Cây nào dưới đây có tốc độ tăng trưởng chiều dài thân lớn hơn những cây còn lại ?

A. Bưởi      B. Mướp

C. Lim      D. Thông

Đáp án: B

Giải thích: Cây thân cỏ, nhất là thân leo (như mồng tơi, mướp, bí…) dài ra rất nhanh

Câu 7. Thân cây gỗ dài ra là do sự phân chia tế bào của loại mô nào ?

A. Mô rễ

B. Mô dẫn

C. Mô che chở

D. Mô phân sinh ngọn

Đáp án: D

Giải thích: Thân cây gỗ dài ra do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn – SGK trang 47

Câu 8. Việc ngắt ngọn khi trồng đậu, cà phê là nhằm mục đích gì ?

A. Giúp cây tạo ra nhiều lá phục vụ nhu cầu của con người

B. Giảm sự thất thoát nước của cây

C. Tập trung chất dinh dưỡng cho sự ra hoa, tạo quả của cây

D. Tất cả các phương án đưa ra

Đáp án: C

Giải thích: Khi trồng cây đậu, bông, cà phê, trước khi cây ra hoa, tạo quả, người ta thường ngắt ngọn để phát triển nhiều chồi, hoa, quả để tăng năng suất.

Câu 9. Dựa vào tốc độ tăng trưởng chiều dài thân, em hãy cho biết cây nào dưới đây không cùng nhóm với những cây còn lại ?

A. Mồng tơi

B. Xoan

C. Mun

D. Vàng tâm

Đáp án: A

Giải thích: Cây thân cỏ: mồng tơi, mướp, bí… dài ra rất nhanh; Cây thân gỗ: lớn chậm hơn, nhưng sống lâu năm: Xoan, mun, vàng tâm, lim, chò…

Câu 10. Khi trồng cây lấy sợi,để tập trung chất dinh dưỡng nuôi thân chính, người ta thường

A. bón thúc liên tục cho cây.

B. cắt bỏ hết hoa và lá.

C. bấm ngọn cho cây.

D. tỉa cành xấu, cành bị sâu.

Đáp án: D

Giải thích: Trong trồng trọt, người ta thường cắt tỉa bỏ các cành xấu, bị sâu mà không bấm ngọn để tập trung chất dinh dưỡng vào thân chính, để cây mọc cao và cho gỗ tốt, sợi tốt.

Câu 11. Thân non của cây được phân chia làm 2 thành phần chính, đó là

A. bó mạch và ruột.

B. vỏ và trụ giữa.

C. vỏ và ruột.

D. biểu bì và thịt vỏ.

Quảng cáo

Đáp án: B

Giải thích: Thân non gồm phần vỏ (biểu bì và thịt vỏ) và trụ giữa (mạch rây, mạch gỗ, ruột.

Câu 12. Thành phần nào của trụ giữa thân non chỉ bao gồm những tế bào chết, không có chất tế bào ?

A. Tất cả các phương án đưa ra

B. Ruột

C. Mạch rây

D. Mạch gỗ

Đáp án: D

Giải thích: Mạch gỗ của trụ giữa gồm những tế bào có vách hóa gỗ dày, không có chất tế bào

Câu 13. Cây nào dưới đây có bó mạch xếp lộn xộn ?

A. Cam      B. Đậu

C. Lúa      D. Đa

Đáp án: C

Giải thích: Các bó mạch trong thân một số cây như ngô, mía, tre… không xếp thành vòng mà xếp lộn xộn.

Câu 14. Trong các bộ phận dưới đây của thân non, bộ phận nào nằm trong cùng ?

A. Bó mạch      B. Ruột

C. Thịt vỏ      D. Biểu bì

Đáp án: B

Giải thích: Ruột gồm những tế bào có vách mỏng – nằm trong cùng của thân non

Câu 15. Cấu tạo thân non và miền hút của rễ giống nhau ở đặc điểm nào sau đây ?

A. Mạch rây gồm những tế bào sống có vách mỏng và mạch gỗ gồm những tế bào có vách dày hóa gỗ, không có chất tế bào.

B. Ruột gồm những tế bào có vách mỏng

C. Biểu bì gồm có một lớp tế bào xếp sát nhau

D. Tất cả các phương án đưa ra

Đáp án: D

Giải thích: Cấu tạo thân non và miền hút của rễ giống nhau ở đặc điểm:

+ Mạch rây gồm những tế bào sống có vách mỏng.

+ Mạch gỗ gồm những tế bào có vách dày hóa gỗ, không có chất tế bào.

+ Ruột gồm những tế bào có vách mỏng.

+ Biểu bì gồm có một lớp tế bào xếp sát nhau.

Câu 16. Ở thân cây gỗ trưởng thành, tầng sinh trụ nằm ở đâu ?

A. Nằm chìm trong lớp thịt vỏ

B. Nằm xen giữa mạch rây và mạch gỗ

C. Nằm phía ngoài mạch rây

D. Nằm bên trong mạch gỗ

Đáp án: B

Giải thích: Tầng sinh trụ nằm giữa mạch gỗ và mạch rây – hình 16.1 SGK trang 51

Câu 17. Tầng phát sinh của thân cây gỗ trưởng thành gồm có mấy loại ?

A. 5 loại      B. 2 loại

C. 3 loại      D. 4 loại

Đáp án: B

Giải thích: Tầng phát sinh của thân cây trưởng thành gồm tầng sinh trụ và tầng sinh vỏ

Câu 18. Thành phần nào dưới đây không có trong cấu tạo của thân cây gỗ trưởng thành ?

A. Mô phân sinh gióng

B. Tầng sinh trụ

C. Tầng sinh vỏ

D. Ruột

Đáp án: A

Giải thích: Thân cây trưởng thành gồm: Thịt vỏ, tầng sinh vỏ, mạch rây, tầng sinh trụ, mạch gỗ, ruột – hình 16.1 SGK trang 51

Câu 19. Trong cấu tạo của thân cây gỗ trưởng thành, bộ phận nào dưới đây nằm giữa tầng sinh trụ và tầng sinh vỏ ?

A. Mạch gỗ      B. Ruột

C. Lớp biểu bì      D. Mạch rây

Đáp án: D

Giải thích: Trong cấu tạo của thân cây gỗ trưởng thành, mạch rây nằm giữa tầng sinh trụ và tầng sinh vỏ – hình 16.1 SGK trang 51

Câu 20. Cây nào dưới đây không có tầng sinh trụ ?

A. Bạch đàn      B. Sưa

C. Dừa      D. Đào

Đáp án: C

Giải thích: Cây dừa là cây phát triển chiều dài, vì vậy mà chúng có mô phân sinh ngọn, mô phân sinh lóng mà không có tầng sinh trụ.

Câu 21. Mạch rây có chức năng chủ yếu là gì ?

A. Vận chuyển nước

B.Vận chuyển chất hữu cơ đi nuôi cây

C. Tổng hợp chất hữu cơ

D. Vận chuyển muối khoáng

Đáp án: B

Giải thích: Mạch rây có chức năng vận chuyển chất hữu cơ khắp cơ thể thực vật

Câu 22. Hiện tượng nào dưới đây cho thấy sự vận chuyển chất dinh dưỡng từ rễ lên thân ở thực vật ?

A. Tất cả các phương án đưa ra

B. Phần mép vỏ phía trên bị phình to sau khi ta cắt bỏ một khoanh vỏ ở thân

C. Hiện tượng lá cây bị héo quắt do Mặt Trời đốt nóng

D. Nhựa rỉ ra từ gốc cây bị chặt bỏ thân

Đáp án: D

Giải thích: Khi chặt cây, chúng ta thấy hiện tượng gốc cây rỉ nhựa. Điều này cho thấy, cây vận chuyển chất dinh dưỡng từ rễ lên cây.

Câu 23. Một cành hoa bị héo, sau khi ngâm trong nước, hoa bỗng tươi trở lại. Hiện tượng trên phản ánh vai trò của bộ phận nào đối với đời sống thực vật ?

A. Mạch rây      B. Mạch gỗ

C. Ruột      D. Nội bì

Đáp án: B

Giải thích: Khi hoa bị héo mà ngâm vào nước thấy hiện tượng hoa tươi trở lại cho thấy vai trò vận chuyển nước và muối khoáng từ cành hoa lên bông hoa nhờ mạch gỗ.

Câu 24. Trong cơ thể thực vật, thành phần nào dưới đây được vận chuyển chủ yếu nhờ mạch rây ?

A. Muối khoáng

B. Nước

C. Chất hữu cơ

D. Tất cả các phương án đưa ra

Đáp án: C

Giải thích: Mạch gỗ có vai trò vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá. Mạch rây có vai trò vận chuyển chất hữu cơ trong cây.

Câu 25. Ở thực vật, sự vận chuyển chất nào dưới đây thường diễn ra ngược chiều trọng lực ?

A. Chất hữu cơ và muối khoáng

B. Nước và muối khoáng

C. Chất hữu cơ và nước

D. Nước, chất hữu cơ và muối khoáng

Đáp án: B

Giải thích: Trong cây, mạch gỗ có vai trò vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên thân và ngược chiều trong lực.

Câu 26. Cây nào dưới đây có thân rễ ?

A. Tre      B. Khoai tây

C. Cà chua      D. Bưởi

Đáp án: A

Giải thích: Thân rễ có chức năng chứa chất dự trữ: cây gừng, cây tre…

Câu 27. Cây nào dưới đây không có thân củ ?

A. Cây chuối

B. Cây củ đậu

C. Cây su hào

D. Cây khoai tây

Đáp án: B

Giải thích: Biến dạng của thân (thân củ): chuối, su hào, khoai tây. Cây củ đậu là biến dạng của rễ (rễ củ).

Câu 28. Thân biến dạng của cây nào dưới đây khác với thân biến dạng của những cây còn lại ?

A. Cỏ tranh      B. Khoai tây

C. Sen       D. Nghệ

Đáp án: B

Giải thích: Khoai tây là biến dạng của thân: thân củ; Còn sen, gừng, cỏ tranh là biến dạng của thân: thân rễ.

Câu 29. Dạng thân mọng nước được tìm thấy ở loài thực vật nào dưới đây ?

A. Lá lốt      B. Cau

C. Lê gai      D. Vạn niên thanh

Đáp án: C

Giải thích: Thân mọng nước: dự trữ nước, thường thấy các cây sống ở nơi khô hạn như: xương rồng, lê gai, cành giao…

Câu 30. Dựa vào vị trí của củ so với mặt đất, em hãy cho biết cây nào dưới đây nào dưới đây không cùng nhóm với những cây còn lại ?

A. Su hào      B. Khoai tây

C. Chuối      D. Súng

Đáp án: A

Giải thích: Cả 4 loại đều là thân củ nhưng củ su hào có thân củ nằm trên mặt đất, còn khoai tây, chuối, súng có thân củ nằm dưới mặt đất, hay trong bùn.

Tham khảo các Bài tập trắc nghiệm Sinh lớp 6 khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Sinh học 6:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Bài tập trắc nghiệm Sinh học 6 | Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 6 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát chương trình SGk Sinh học 6 giúp bạn củng cố và ôn luyện kiến thức để giành được điểm cao trong các bài thi và bài kiểm tra Sinh lớp 6.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên