Cho các ví dụ về kiểm soát sinh học sau: Thả ong mắt đỏ để kiểm soát số lượng sâu đục thân lúa

Giải Chuyên đề Sinh 12 Bài 5: Khái quát về kiểm soát sinh học - Chân trời sáng tạo

Hình thành kiến thức mới 3 trang 37 Chuyên đề Sinh học 12: Cho các ví dụ về kiểm soát sinh học sau:

• Thả ong mắt đỏ để kiểm soát số lượng sâu đục thân lúa.

• Nuôi mèo để bắt chuột.

• Dùng nấm đối kháng (nấm xanh (Metarhizium anisopliae), nấm trắng (Beauveria bassiana)) kí sinh rầy hại cây lúa.

• Thả bọ xít hoa gai vai nhọn (Cantheconidae furcellata), bọ rùa mười chấm (Harmonia octomaculata), chuồn chuồn cỏ (Chrysopa sp.) ăn rệp hại cây trồng.

• Sử dụng kiến vàng (Oecophylla smaragdina) tấn công bọ xít xanh (Rhynchocoris humeralis) giảm tỉ lệ cam, quýt bị rụng quả.

• Ong (Cotesia flavipes) kí sinh sâu đục thân mía (Chilo tumidicostalis).

• Dùng vi khuẩn (Bacillus popilliaeBacillus lentimorbus) gây ra bệnh trên bọ dừa nhật bản và nhiều loại bọ cánh cứng khác.

a) Hãy xác định đối tượng được dùng để kiểm soát sinh vật gây hại trong từng ví dụ.

b) Trong các ví dụ trên, hãy cho biết sinh vật gây hại có bị tiêu diệt hoàn toàn hay không.

Quảng cáo

Lời giải:

a) Đối tượng được dùng để kiểm soát sinh vật gây hại trong từng ví dụ được mô tả trong bảng sau:

Ví dụ về kiểm soát sinh học

Đối tượng được dùng

để kiểm soát sinh vật gây hại

Thả ong mắt đỏ để kiểm soát số lượng sâu đục thân lúa.

Ong mắt đỏ

Nuôi mèo để bắt chuột.

Mèo

Dùng nấm đối kháng (nấm xanh (Metarhizium anisopliae), nấm trắng (Beauveria bassiana)) kí sinh rầy hại cây lúa.

Nấm đối kháng (nấm xanh (Metarhizium anisopliae), nấm trắng (Beauveria bassiana))

Thả bọ xít hoa gai vai nhọn (Cantheconidae furcellata), bọ rùa mười chấm (Harmonia octomaculata), chuồn chuồn cỏ (Chrysopa sp.) ăn rệp hại cây trồng.

Bọ xít hoa gai vai nhọn (Cantheconidae furcellata), bọ rùa mười chấm (Harmonia octomaculata), chuồn chuồn cỏ (Chrysopa sp.)

Sử dụng kiến vàng (Oecophylla smaragdina) tấn công bọ xít xanh (Rhynchocoris humeralis) giảm tỉ lệ cam, quýt bị rụng quả.

Kiến vàng (Oecophylla smaragdina)

Ong (Cotesia flavipes) kí sinh sâu đục thân mía (Chilo tumidicostalis).

Ong (Cotesia flavipes)

Dùng vi khuẩn (Bacillus popilliaeBacillus lentimorbus) gây ra bệnh trên bọ dừa nhật bản và nhiều loại bọ cánh cứng khác.

Vi khuẩn (Bacillus popilliaeBacillus lentimorbus)

b) Trong các ví dụ trên, sinh vật gây hại không bị tiêu diệt hoàn toàn mà chỉ bị giảm số lượng ở mức không gây hại đối với nông nghiệp.

Quảng cáo

Lời giải bài tập Chuyên đề Sinh 12 Bài 5: Khái quát về kiểm soát sinh học hay khác:

Quảng cáo
Quảng cáo

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề học tập Sinh học 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên