Lý thuyết Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 11: Hình chiếu trục đo

Với tóm tắt lý thuyết Công nghệ lớp 10 Bài 11: Hình chiếu trục đo sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Công nghệ 10.

Lý thuyết Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 11: Hình chiếu trục đo

I. Nội dung của phương pháp hình chiếu trục đo

Quảng cáo

- Xây dựng hình chiếu trục đo:

+ Gắn hệ trục tọa độ Oxyz vào vật thể với ba trục tọa độ ứng với chiều dài, rộng, cao của vật thể.

+ Chiếu vật thể cùng hệ trục tọa độ Oxyz lên mặt phẳng hình chiếu P theo phương chiếu l.

+ Thu được hình chiếu vật thể và hình chiếu hệ trục tọa độ là O’x’y’z’. Hình chiếu vật thể gọi là hình chiếu trục đo.

- O’x’, O’y’, O’z’ là các trục tọa độ.

- Các góc x’O’y’, y’O’z’, z’O’x’ là các góc trục đo.

- Hệ số biến dạng là tỉ số độ dài hình chiếu của một đoạn thẳng song song hoặc nằm trên trục tọa độ với độ dài thực tế của đoạn thẳng đó:

+ Hệ số biến dạng trên trục O’x’ : p

+ Hệ số biến dạng trên trục O’y’: q

++ Hệ số biến dạng trên trục O’z’: r

II. Hình chiếu trục đo vuông góc đều

Quảng cáo


- Góc trục đo: x’O’y’ = y’O’z’ = z’O’x’ = 1200

- Hệ số biến dạng: p = q = r = 1

- Hình chiếu trục đo của hình tròn là elip.

Lý thuyết Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 11: Hình chiếu trục đo | Thiết kế và công nghệ 10

III. Hình chiếu trục đo xiên góc cân

- Góc trục đo: x’O’z’ = 900, x’O’y’ = y’O’z’ = 1350

- Hệ số biến dạng: p = r = 1, q = 0,5

- Hình chiếu trục đo của hình tròn:

+ Nằm trên mặt phẳng song song với mặt phẳng xOz là hình tròn

+ Nằm trên mặt phẳng song song với mặt phẳng xOy hoặc yOz là elip

Lý thuyết Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 11: Hình chiếu trục đo | Thiết kế và công nghệ 10

Quảng cáo

IV. Vẽ hình chiếu trục đo

1. Vẽ hình chiếu trục đo của một điểm

Hình chiếu trục đo của điểm A là A’ có:

x’A = p.xA; y’A = p.yA; z’A = p.zA

Lý thuyết Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 11: Hình chiếu trục đo | Thiết kế và công nghệ 10

2. Vẽ hình chiếu trục đo của vật thể

- Bước 1: Gắn hệ trục tọa độ Oxyz vào vật thể, vẽ phác hình dáng không gian của vật thể.

- Bước 2: Vẽ hình chiếu trục đo của hình hộp bao ngoài vật thể.

- Bước 3: Vẽ các thành phần của vật thể

- Bước 4: Tẩy các đường nét phụ, đường khuất, tô đậm cạnh thấy.

Quảng cáo

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Công nghệ lớp 10 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên