Lý thuyết Địa Lí 10 Cánh diều Bài 2: Sử dụng bản đồ

Với tóm tắt lý thuyết Địa lí lớp 10 Bài 2: Sử dụng bản đồ sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa Lí 10.

Lý thuyết Địa Lí 10 Cánh diều Bài 2: Sử dụng bản đồ

Quảng cáo

Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

PHương pháp kí hiệu

- Đặc điểm

+ Phương pháp kí hiệu thường được sử dụng để biểu hiện vị trí của những đối tượng địa lí phân bố theo điểm.

+ Ví dụ: trung tâm hành chính, sân bay, nhà ga, điểm dân cư, trung tâm công nghiệp,...

- Khả năng thể hiện

+ Kí hiệu bản đồ biểu hiện số lượng, quy mô và chất lượng của đối tượng địa lí.

+ Các kí hiệu được đặt vào đúng vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ.

- Các dạng kí hiệu: Có ba dạng kí hiệu bản đồ chủ yếu.

Quảng cáo


Lý thuyết Địa Lí 10 Cánh diều Bài 2: Sử dụng bản đồ (ảnh 1)

Phương pháp đường chuyển động

- Đặc điểm

+ Phương pháp đường chuyển động được sử dụng để biểu hiện sự di chuyển của các quá trình, đối tượng địa lí tự nhiên và kinh tế - xã hội.

+ Ví dụ: hướng gió, hướng dòng biển, hướng động vật di cư, hướng vận tải hàng hoá, di dân,...

- Khả năng thể hiện: Màu sắc và kích thước (độ đậm, chiều rộng, chiều dài) các đường chuyển động biểu hiện kiểu loại, khối lượng hay tốc độ di chuyển của đối tượng.

Quảng cáo

Lý thuyết Địa Lí 10 Cánh diều Bài 2: Sử dụng bản đồ (ảnh 2)

Hình 2.2. Bản đồ minh hoạ các dòng biển chính trên đại dương thế giới bằng phương pháp đường chuyển động

Phương pháp chấm điểm

- Đặc điểm

+ Phương pháp chấm điểm được sử dụng để biểu hiện các đối tượng địa lí có sự phân bố phân tán trong không gian.

+ Ví dụ: phân bố dân cư, phân bố các cơ sở chăn nuôi,...

- Khả năng thể hiện: Mỗi chấm tương ứng với một giá trị nhất định.

Lý thuyết Địa Lí 10 Cánh diều Bài 2: Sử dụng bản đồ (ảnh 3)

Hình 2.3. Bản đồ phân bố dân cư châu Phi năm 2019

Phương pháp khoanh vùng

- Đặc điểm

Quảng cáo

+ Phương pháp khoanh vùng thường sử dụng để biểu hiện những đối tượng địa lí phân bố tập trung (hoặc phổ biến) trên một không gian lãnh thổ nhất định.

+ Ví dụ: sự phân bố các kiểu rừng, các nhóm đất, các vùng chuyên canh cây trồng,...

- Khả năng thể hiện: Mỗi vùng phân bố được xác định bằng nền màu, nét chải hoặc kí hiệu đặc trưng cho đối tượng biểu hiện.

Lý thuyết Địa Lí 10 Cánh diều Bài 2: Sử dụng bản đồ (ảnh 4)

Hình 2.4. Bản đồ các kiểu thảm thực vật chính trên Trái Đất

Phương pháp bản đồ - biểu đồ

- Bản đồ - biểu đồ là phương pháp biểu hiện sự phân bố của đối tượng địa lí bằng cách đặt các biểu đồ vào không gian phân bố của đối tượng địa lí đó trên bản đồ.

- Ví dụ: cơ cấu sử dụng đất theo lãnh thổ, cơ cấu dân số các quốc gia, diện tích và sản lượng cây trồng,...

Lý thuyết Địa Lí 10 Cánh diều Bài 2: Sử dụng bản đồ (ảnh 5)

Hình 2.5. Bản đồ quy mô và cơ cấu sử dụng đất của các châu lục năm 2019

Ngoài các phương pháp trên, còn có các phương pháp biểu hiện bản đồ khác như: phương pháp nền chất lượng, phương pháp đường đẳng trị,...

Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống

- Khái niệm: Bản đồ (Atlat) là phương tiện không thể thiếu trong học tập Địa lí.

- Các bước sử dụng bản đồ trong học tập bao gồm:

+ Bước 1: Lựa chọn nội dung bản đồ.

+ Bước 2: Đọc chú giải, tỉ lệ bản đồ và xác định phương hướng trên bản đồ.

+ Bước 3: Đọc nội dung bản đồ.

- Vai trò:

+ Bản đồ được sử dụng ngày càng phổ biến trong đời sống.

+ Việc sử dụng bản đồ trong đời sống được thuận tiện hơn nhờ có bản đồ số và GPS.

Một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống

- Khái niệm: GPS là một hệ thống các vệ tinh bay xung quanh Trái Đất theo một quỹ đạo chính xác và phát tín hiệu có thông tin xuống Trái Đất.

- Đặc điểm

+ Các máy thu GPS nhận thông tin này để xác định vị trí của đối tượng trên mặt đất, được hiển thị thông qua hệ toạ độ địa lí và độ cao tuyệt đối.

+ Hệ thống GPS thường được kết nối với bản đồ số và phát triển trên môi trường internet, tạo thành hệ thống bản đồ trực tuyến, được tích hợp sẵn trên máy tính hoặc các thiết bị điện tử thông minh.

Lý thuyết Địa Lí 10 Cánh diều Bài 2: Sử dụng bản đồ (ảnh 6)

- Vai trò: GPS và bản đồ số được ứng dụng rất phổ biến trong đời sống. Ví dụ: xác định vị trí người dùng hoặc các đối tượng địa lí trên bề mặt Trái Đất, tìm kiếm đường đi, giảm sát lộ trình, tốc độ di chuyển,…

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 10 Cánh diều hay khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên