Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 6: Một số vấn đề về an ninh toàn cầu sách Chân trời sáng tạo có đáp án chi tiết đầy đủ
các mức độ sẽ giúp học sinh lớp 11 ôn luyện trắc nghiệm Địa 11.
Trắc nghiệm Địa Lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 6 (có đáp án): Một số vấn đề về an ninh toàn cầu
Câu 1. Vấn đề nào sau đây không mang tính chất toàn cầu?
Quảng cáo
A. Lương thực.
B. Năng lượng.
C. Nguồn nước.
D. Không khí.
Chọn D
Trên thế giới có nhiều vấn đề an ninh toàn cầu, được xếp vào nhóm các vấn đề an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống. An ninh truyền thống là các vấn đề liên quan đến quân sự. An ninh phi truyền thống bao gồm một số vấn đề mang tính toàn cầu như: an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh mạng, biến đổi khí hậu, dịch bệnh, xung đột sắc tộc,...
Câu 2. Lĩnh vực nào sau đây thuộc an ninh truyền thống?
A. Chiến tranh cục bộ.
B. An ninh lương thực.
C. An ninh kinh tế.
D. Biến đổi khí hậu.
Chọn A
- An ninh truyền thống là khái niệm đã có từ lâu, liên quan chủ yếu đến an ninh chính trị và quân sự như khủng bố, xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ,...
- An ninh phi truyền thống là khái niệm mới xuất hiện trong vài thập niên gần đây, liên quan đến các vấn đề như an ninh kinh tế, lương thực, năng lượng, nguồn nước,biến đổi khí hậu, dịch bệnh,... Cùng với quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa, an ninh phi truyền thống trở thành vấn đề toàn cầu đòi hỏi các nước cần chung tay giải quyết.
Quảng cáo
Câu 3. Lĩnh vực nào sau đây thuộc an ninh phi truyền thống?
A. Chiến tranh cục bộ.
B. Xung đột sắc tộc.
C. Dịch bệnh toàn cầu.
D. Khủng bố vũ trang.
Chọn C
- An ninh truyền thống là khái niệm đã có từ lâu, liên quan chủ yếu đến an ninh chính trị và quân sự như khủng bố, xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ,...
- An ninh phi truyền thống là khái niệm mới xuất hiện trong vài thập niên gần đây, liên quan đến các vấn đề như an ninh kinh tế, lương thực, năng lượng, nguồn nước,biến đổi khí hậu, dịch bệnh,... Cùng với quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa, an ninh phi truyền thống trở thành vấn đề toàn cầu đòi hỏi các nước cần chung tay giải quyết.
Câu 4. Lĩnh vực nào sau đây không thuộc an ninh phi truyền thống?
A. Xung đột vũ trang.
B. Anh ninh lương thực.
C. Biến đổi khí hậu.
D. Dịch bệnh toàn cầu.
Chọn A
- An ninh truyền thống là khái niệm đã có từ lâu, liên quan chủ yếu đến an ninh chính trị và quân sự như khủng bố, xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ,...
- An ninh phi truyền thống là khái niệm mới xuất hiện trong vài thập niên gần đây, liên quan đến các vấn đề như an ninh kinh tế, lương thực, năng lượng, nguồn nước,biến đổi khí hậu, dịch bệnh,... Cùng với quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa, an ninh phi truyền thống trở thành vấn đề toàn cầu đòi hỏi các nước cần chung tay giải quyết.
Câu 5. Lĩnh vực nào sau đây thuộc không thuộc an ninh truyền thống?
Quảng cáo
A. Khủng bố vũ trang.
B. An ninh nguồn nước.
C. Xung đột sắc tộc.
D. Chiến tranh cục bộ.
Chọn B
- An ninh truyền thống là khái niệm đã có từ lâu, liên quan chủ yếu đến an ninh chính trị và quân sự như khủng bố, xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ,...
- An ninh phi truyền thống là khái niệm mới xuất hiện trong vài thập niên gần đây, liên quan đến các vấn đề như an ninh kinh tế, lương thực, năng lượng, nguồn nước,biến đổi khí hậu, dịch bệnh,... Cùng với quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa, an ninh phi truyền thống trở thành vấn đề toàn cầu đòi hỏi các nước cần chung tay giải quyết.
Câu 6. Khủng hoảng an ninh lương thực trên thế giới do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?
A. Xung đột vũ trang, thiên tai và biến đổi khí hậu.
B. Dịch bệnh diện rộng, bùng nổ dân số và hạn hán.
C. Ô nhiễm môi trường, các loại dịch bệnh và lũ lụt.
D. Bùng nổ dân số, xung đột sắc tộc và cháy rừng.
Chọn A
Một số nguyên nhân gây mất an ninh lương thực như các cuộc xung đột vũ trang, thiên tai, biến đổi khí hậu, dịch bệnh,... làm gián đoạn nguồn cung và khả năng tiếp cận nguồn lương thực, thực phẩm. Khủng hoảng an ninh lương thực có thể làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người dân, làm phức tạp hơn vấn đề xung đột, khủng bố của nhiều quốc gia và thế giới.
Câu 7. Tình trạng khủng hoảng an ninh lương thực là
A. vấn đề của châu Phi và có xu hướng gia giảm.
B. vấn đề toàn cầu nhưng có xu hướng gia giảm.
C. vấn đề toàn cầu và đang có xu hướng gia tăng.
D. vấn đề của châu Á và xu hướng gia tăng lên.
Chọn C
Tình trạng khủng hoảng an ninh lương thực là vấn đề toàn cầu và đang có xu hướng gia tăng. Năm 2020, trên toàn thế giới có 345 triệu người ở 82 quốc gia trong tình trạng thiếu lương thực.
Quảng cáo
Câu 8. Hiện nay, châu lục nào sau đây đang khủng hoảng an ninh lương thực cao nhất thế giới?
A. Châu Á.
B. Châu Phi.
C. Châu Âu.
D. Châu Mĩ.
Chọn B
Tình trạng khủng hoảng an ninh lương thực là vấn đề toàn cầu và đang có xu hướng gia tăng. Năm 2020, trên toàn thế giới có 345 triệu người ở 82 quốc gia trong tình trạng thiếu lương thực. Trong đó, châu Phi là khu vực có tình trạng khủng hoảng an ninh lương thực cao nhất trên thế giới và xu hướng tăng nhanh nhất.
Câu 9. Ở châu Á, khu vực nào sau đây chịu tác động mạnh nhất của nạn đói?
A. Đông Á.
B. Đông Nam Á.
C. Nam Á.
D. Tây Nam Á.
Chọn C
Tình trạng mất an ninh lương thực là vấn đề toàn cầu, năm 2021 thế giới có khoảng 2,3 tỉ người (29,3% số dân thế giới) bị đói, thiếu dinh dưỡng, trong đó Đông Phi, Trung Phi và Nam Á là những khu vực chịu tác động mạnh nhất của nạn đói.
Câu 10. Các cuộc xung đột ở thế kỉ XX liên quan đến vấn đề nào sau đây?
A. An ninh năng lượng.
B. Thiếu nguồn nước.
C. Tranh giành đất đai.
D. Xung đột tộc người.
Chọn A
Các cuộc xung đột ở thế kỉ XX đều liên quan đến vấn đề năng lượng và an ninh năng lượng. Tình trạng này ngày càng rõ nét và căng thẳng hơn trong quan hệ quốc tế ở thập niên đầu thế kỉ XXI.
Câu 11. Khu vực nào sau đây chịu tác động rất nhỏ của nạn đói trên thế giới?
A. Đông Phi.
B. Tây Âu.
C. Trung Phi.
D. Nam Á.
Chọn B
Tình trạng mất an ninh lương thực là vấn đề toàn cầu, năm 2021 thế giới có khoảng 2,3 tỉ người (29,3% số dân thế giới) bị đói, thiếu dinh dưỡng, trong đó Đông Phi, Trung Phi và Nam Á là những khu vực chịu tác động mạnh nhất của nạn đói.
Câu 12. Một số tổ chức có vai trò quan trọng đối với an ninh lương thực trên thế giới hiện nay là
A. IMF, WTO.
B. WFP, APEC.
C. FAO, WFP.
D. EU, ASEAN.
Chọn C
Tăng cường phát huy vai trò của các tổ chức quốc tế như Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Nhóm Ngân hàng Thế giới (WBG), Chương trình Lương thực thế giới (WFP) trong sản xuất và phân phối lương thực toàn cầu.
Câu 13. Biện pháp nào sau đây không được sử dụng để mỗi quốc gia chủ động đảm bảo an ninh lương thực quốc gia?
A. Đẩy mạnh việc sản xuất lượng thực.
B. Bình ổn giá lương thực trong nước.
C. Ưu tiên thương mại hàng thực phẩm.
D. Tích cực giữ nước, tạo thương hiệu.
Chọn D
Các nước chủ động đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, bằng nhiều biện pháp: phát triển sản xuất lương thực, bình ổn giá lương thực, chính sách thương mại ưu tiên nhóm hàng lương thực - thực phẩm,...
Câu 14. Cơ quan Năng lượng Quốc tế viết tắt là
A. IEA.
B. WTO.
C. WB.
D. IMF.
Chọn A
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), tổng tiêu thụ năng lượng trên thế giới năm 2020 là hơn 400 triệu Tê-ra-jun (TJ), trong đó năng lượng hóa thạch chiếm 64,8%. Dự báo nhu cầu tiêu thụ năng lượng toàn cầu sẽ tăng 24% vào năm 2050 so với năm 2020.
Câu 15. Nhân tố có tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở hầu hết các quốc gia trên thế giới là
A. nguồn nước.
B. nguồn vốn.
C. năng lượng.
D. thị trường.
Chọn C
Năng lượng là nhân tố tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, ảnh hưởng đến quan hệ quốc tế. An ninh năng lượng được hiểu là việc duy trì các nguồn cung cấp năng lượng, giá cả hợp lí, đồng thời phải tiến hành công tác bảo vệ môi trường và cung cấp khả năng ứng phó với các tình huống khẩn cấp.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 11 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác: