Trắc nghiệm Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo Bài 34 (có đáp án): Sử dụng hợp lí tự nhiên để phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long

Với 30 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 34: Sử dụng hợp lí tự nhiên để phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long sách Chân trời sáng tạo có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh lớp 12 ôn luyện trắc nghiệm Địa 12.

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Chân trời sáng tạo Bài 34 (có đáp án): Sử dụng hợp lí tự nhiên để phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long

Câu 1. Đất phèn của Đồng bằng sông Cửu Long phân bố chủ yếu ở

Quảng cáo

A. Đồng Tháp Mười, ven sông Tiền sông Hậu, dọc ven biển.

B. Đồng Tháp Mười, ven biển Phú Quốc và ở trong nội địa.

C. Đồng Tháp Mười, cửa sông Hậu và dọc biển giới phía tây.

D. Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, bán đảo Cà Mau.

Câu 2. Đồng bằng sông Cửu Long không tiếp giáp với

A. Đông Nam Bộ.

B. Vịnh Thái Lan.

C. Tây Nguyên.

D. Cam-pu-chia.

Quảng cáo

Câu 3. Nhóm đất phù sa ngọt ở Đồng bằng sông Cửu Long phân bố tập trung chủ yếu ở

A. dọc sông Tiền và sông Hậu.

B. hạ lưu sông Tiền và sông Hậu.

C. dọc ven biển, vịnh Thái Lan.

D. Đồng Tháp Mười và Hà Tiên.

Câu 4. Tỉnh nào sau đây ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long vừa có đường biên giới trên đất liền vừa có đường bờ biển?

A. Đồng Tháp.

B. An Giang.

C. Kiên Giang.

D. Sóc Trăng.

Câu 5. Rừng ngập mặn của Đồng bằng sông Cửu Long tập trung nhiều ở

Quảng cáo

A. Cà Mau, Kiên Giang.

B. Bạc Liêu, Cà Mau.

C. Kiên Giang, Bạc Liêu.

D. Cà Mau, Đồng Tháp.

Câu 6. Khoáng sản chủ yếu của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là

A. đá vôi và than bùn.

B. apatit và than đá.

C. bô-xit và cao lanh.

D. đồng và đá a-xít.

Câu 7. Trung tâm kinh tế - chính trị và du lịch của Đồng bằng sông Cửu Long là

A. Cà Mau.

B. Cần Thơ.

C. Mỹ Tho.

D. Hậu Giang.

Quảng cáo

Câu 8. Tỉnh nào sau đây của vùng Đồng bằng sông Cửu Long có biên giới với Cam-pu-chia?

A. An Giang.

B. Hậu Giang.

C. Vĩnh Long.

D. Tiền Giang.

Câu 9. Khí hậu của vùng Đồng bằng sông Cửu Long thể hiện rõ nét tính chất

A. ôn đới hải dương.

B. cận xích đạo.

C. cận nhiệt đới.

D. nhiệt đới ẩm.

Câu 10. Loại đất nào sau đây chiếm diện tích nhỏ nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Đất xám.

B. Đất phù sa.

C. Đất mặn.

D. Đất phèn.

Câu 11. Biểu hiện nào sau đây không đúng với đặc điểm vùng trọng điểm lương thực của vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Bình quân lương thực luôn trên 1000kg.

B. Chiếm trên 50% diện tích lúa cả nước.

C. Có nhiều khả năng để mở rộng diện tích.

D. Chiếm trên 50% sản lượng lúa cả nước.

Câu 12. Tỉnh/thành phố nào sau đây không thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Hậu Giang.

B. Trà Vinh.

C. Bình Dương.

D. Bạc Liêu.

Câu 13. Thảm thực vật tự nhiên chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long là

A. rừng ngập mặn và rừng tràm.

B. rừng thường xanh, rừng thưa.

C. rừng tre nứa và rừng hỗn giao.

D. tràng cỏ - cây bụi và xa-van.

Câu 14. Vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là

A. nước ngọt.

B. nguồn vốn.

C. phân bón.

D. giống cây.

Câu 15. Đất phù sa của Đồng bằng sông Cửu Long phân bố chủ yếu ở

A. ven sông.

B. Hà Tiên.

C. ven biển.

D. các đảo.

Câu 16. Biểu hiện nào sau đây không đúng với khí hậu của Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Biên độ nhiệt trong năm nhỏ.

B. Số giờ nắng trong năm thấp.

C. Nhiệt độ trung bình trên 250C.

D. Mang tính chất cận xích đạo.

Câu 17. Tỉnh nào sau đây ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?

A. An Giang.

B. Trà Vinh.

C. Long An.

D. Bến Tre.

Câu 18. Vườn quốc gia Tràm Chim thuộc tỉnh nào sau đây?

A. Đồng Tháp.

B. Cần Thơ.

C. An Giang.

D. Cà Mau.

Câu 19. Các tỉnh/thành phố của vùng Đồng bằng sông Cửu Long nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là

A. Cần Thơ, Hậu Giang.

B. Vĩnh Long, Trà Vinh.

C. An Giang, Kiên Giang.

D. Long An, Tiền Giang.

Câu 20. Phát biểu nào sau đây đúng với sông ngòi ở Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Sông ngòi có giá trị về thủy điện, thủy lợi.

B. Hệ thống sông chỉ có sông Tiền, sông Hậu.

C. Mạng lưới sông ngòi và kênh rạch dày đặc.

D. Lượng nước hạn chế, ven biển ít cửa sông.

Câu 21. Chủ động sống chung với lũ là phương hướng đối phó với lũ ở vùng nào sau đây?

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Đông Nam Bộ.

C. Dải đồng bằng Bắc Trung Bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 22. Về tự nhiên thì đồng bằng nào ở nước ta được khai thác muộn nhất?

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh.

C. Đồng bằng duyên hải.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 23. Biện pháp nào sau đây không hợp lí khi sử dụng thiên nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Xây dựng mới, hiện đại hóa hệ thống thủy lợi.

B. Cày sâu, bừa kĩ để nâng cao độ phì cho đất.

C. Tăng chủ động lấy nước, trữ nước, tiêu thoát.

D. Chủ động kiểm soát lũ, phòng, chống sạt lở.

Câu 24. Để đảm bảo cân bằng sinh thái, Đồng bằng sông Cửu Long cần

A. phát triển mạnh nuôi cá.

B. bảo vệ, phát triển rừng.

C. đẩy mạnh phát triển lúa.

D. giảm độ phèn trong đất.

Câu 25. Để cải tạo đất mặn, đất phèn ở Đồng bằng sông Cửu Long cần phải

A. nước ngọt thau chua, rửa mặn.

B. duy trì và bảo vệ rừng hiện có.

C. chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

D. tạo ra các giống lúa chịu phèn.

Câu 26. Khó khăn nào sau đây về đất không phải của vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Việc sử dụng và cải tạo đất khó khăn do thiếu nước trong mùa khô.

B. Một vài loại đất thiếu dinh dưỡng; đất quá chặt hoặc khó thoát nước.

C. Diện tích đất mặn, đất phèn chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ vùng.

D. Đất bị xâm thực, xói mòn và bạc màu chiếm một diện tích rộng lớn.

Câu 27. Khó khăn về tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long không phải là

A. mùa khô kéo dài thiếu nước ngọt.

B. tài nguyên khoáng sản hạn chế.

C. một vài loại đất thiếu dinh dưỡng.

D. gió mùa Đông Bắc, sương muối.

Câu 28. Khó khăn lớn nhất đối với việc phát triển nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long vào mùa khô là

A. thiếu nước ngọt.

B. xâm nhập mặn.

C. cháy rừng nhiều.

D. sạt lở bờ biển.

Câu 29. Để sống chung với lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long, giải pháp nào sau đây có tác dụng tích cực hơn cả?

A. Làm nhà sàn, nhà nổi ở vùng lũ.

B. Kiện toàn hệ thống kênh thoát lũ.

C. Xây dựng các khu dân cư tránh lũ.

D. Lựa chọn mô hình kinh tế phù hợp.

Câu 30. Biện pháp kĩ thuật quan trọng nhất để cải tạo đất chua, mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long là

A. chọn giống cây mới.

B. tích cực làm thủy lợi.

C. cơ giới hóa làm đất.

D. bón phân thích hợp.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 12 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 Chân trời sáng tạo khác
Tài liệu giáo viên